Vận dụng đọc hiểu Câu cá mùa thu để phân tích, bình giá tác phẩm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 77 - 80)

Để đọc hiểu bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến một cách hiệu quả, chúng ta cần vận dụng linh hoạt một số kĩ năng đọc hiểu cơ bản: chúng tôi đƣa ra một số kĩ năng đọc hiểu cơ bản nhƣ sau:

Kĩ năng đọc chính xác: Câu cá mùa thu là một trong ba thi phẩm trác tuyệt của Nguyễn Khuyến. Thông qua việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên mùa thu của miền Bắc nƣớc ta để kí thác tâm sự của mình. Để tiến hành đọc hiểu bài thơ này, trƣớc hết GV phải yêu cầu HS đọc kĩ bài thơ, đọc chính xác từng âm, từng chữ, từng câu. Cùng với việc đọc chính xác là việc HS làm nổi bật các đặc tính miêu tả các hình ảnh đó lên ví dụ nhƣ: ao thu lạnh lẽo, thuyền câu bé tẻo teo, lá vàng trước gió khẽ đưa vèo…Đọc kĩ, đọc chính xác còn giúp HS phát hiện ra nét đặc sắc về thi pháp nghệ thuật, những biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng. Đọc chính xác là bƣớc đầu tiên và là bƣớc không thể thiếu trong dạy đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng, nó đặt nền móng cho việc hiểu đúng, hiểu hay và thấu đáo về văn bản.

Kĩ năng đọc phân tích: Phân tích là chia nhỏ đối tƣợng để cắt nghĩa và lí giải nó. Sau khi đã đọc kí và đọc chính xác văn bản tác phẩm, giáo viên và HS sẽ thực hiện kĩ năng đọc phân tích. Đọc phân tích giúp ta xác định chính xác đâu là trọng tâm của bài thơ, hiểu đƣợc bản chất và đúng vấn đề nhà thơ muốn nói. Đối với Câu cá mùa thu GV cần yêu cầu HS phân tích những khía cạnh của thi pháp học nhƣ yếu tố không gian, thời gian nghệ thuật, yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh và nhân vật trữ tình trong thơ. Trong quá trình phân tích, HS có thể tự đặt câu hỏi mà HS băn khoăn, thắc mắc

71

về những vấn đề thuộc thi pháp học trung đại nói chung, những vấn đề về thi pháp học trong tác phẩm nói riêng. Đồng thời HS cũng bày tỏ cảm nhận của mình về vẻ đẹp của bầu trời thu, về tâm trạng của Nguyễn Khuyến trƣớc cảnh thu của đất nƣớc, ví dụ nhƣ: Qua câu cá mùa thu, anh (chị) cảm nhận nhƣ thế nào về tấm lòng của Nguyễn Khuyến đối với quê hƣơng đất nƣớc?…và khi lí giải đƣợc những câu hỏi nhƣ thế, HS đã dần dần hiểu đƣợc nội dung tác phẩm, hiểu đƣợc những băn khoăn, trăn trở trong lòng Nguyễn Khuyến. Bên cạnh đó, việc yêu cầu HS tìm và phân tích những âm, những vần hay từ có kết cấu đặc biệt cũng là một hoạt động rất cần thiết trong quá trình đọc phân tích. Đó là cách gieo vần “eo” trong bài thơ, hay những từ láy nhƣ “lạnh lẽo”, “tẻo teo”…từ đó, HS thấy đƣợc nét đặc sắc trong nghệ thuật gieo vần của Nguyễn Khuyến, chính điều này đã làm cho bài thơ dù đƣợc làm ở thể Đƣờng luật nhƣng vẫn gần gũi thân quen. Hay khi viết về tâm trạng của ngƣời ngồi câu cá, tác giả không viết là ôm cần mà lại viết là “buông cần”, cách dùng từ nhƣ vậy cũng góp phần nói lên tâm trạng của Nguyễn Khuyến. Tóm lại, kĩ năng đọc phân tích là kĩ năng vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu Câu cá mùa thu nói riêng, tác phẩm văn học nói chung.

Kĩ năng đọc sáng tạo: đây là kĩ năng đòi hỏi HS phải có một lƣợng kiến thức về văn học và năng lực thẩm mĩ nhất định. Bởi lẽ, văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ mang tính đa nghĩa và khái quát hóa cao độ, bởi vậy không chỉ đọc chính xác và phân tích đơn thuần mà ngƣời đọc có thể cảm nhận và phát hiện ra nội dung của tác phẩm, mà thêm vào đó còn phát hiện ra những nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội và ý vị nhân sinh trong tác phẩm. Sau khi đọc chính xác Câu cá mùa thu, GV hƣớng dẫn HS đọc sáng tạo tác tác phẩm. Vì đây là thể loại thơ trữ tình nên cách đọc đặc thù nhất là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm không chỉ rèn luyện kĩ năng đọc mà còn tăng cƣờng khả năng cảm thụ văn chƣơng của HS. Thơ là âm vang của cảm xúc, đọc diễn cảm chính là cách ngƣời đọc thể hiện sự xúc động của trái tim. Đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, là làm sao để ngƣời khác cũng có những ấn tƣợng tƣơng tự nhƣ mình. Diễn cảm không phải là khoe giọng, uốn éo đầu lƣỡi mà đọc là sự thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn. Lấy cơ sở là cảm xúc, tâm trạng nhân vật trữ tình, HS sẽ điều chỉnh giọng đọc sao cho phù

72

hợp và thể hiện đƣợc một cách tốt nhất tâm trạng ấy. Nhìn chung giọng điệu của Câu cá mùa thu là giọng buồn, nặng nề trong tâm trạng của một ngƣời đang ôm mối sầu nhân thế, nhƣng ở mỗi câu lại có những điểm nhấn khác nhau. HS cần chú ý ngắt đúng nhịp, giọng chậm rãi. Ví nhƣ hai câu đề tác giả giới thiệu về cảnh nhƣng cảnh lại mang nét buồn, tiêu sơ, do đó giọng đọc cần chậm rãi, buồn: Ao thu / lạnh lẽo / nước trong veo; câu hai giọng thấp hơn: Một chiếc thuyền câu / bé tẻo teo…cứ nhƣ vậy HS điều chỉnh giọng đọc sao cho phù hợp. Sau khi hƣớng dẫn HS đọc sáng tạo, GV sẽ nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS tìm hiểu văn bản. Tóm lại, đọc sáng tạo có ý nghĩa thiết thực, nó thu hút sự chú ý của ngƣời học, thể hiện năng lực cảm thụ văn chƣơng của mỗi HS, đây là một bƣớc không thể thiếu khi dạy về thơ trữ tình nói chung, Câu cá mùa thu nói riêng.

Kĩ năng đọc tích lũy: Trong các kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học, đọc tích lũy là kĩ năng đƣợc tiến hành sau cùng. Đây là kĩ năng đọc hiểu quan trọng và phức tạp đối với HS, vì xét cho cùng mục đích cao nhất của việc dạy văn trong nhà trƣờng là cung cấp cho các em những tri thức công cụ về các môn học, đồng thời bồi dƣỡng tâm hồn, tình cảm vốn sống để HS phát triển hoàn thiện về nhân cách. Do vậy, thực tế đặt ra là: sau mỗi một tác phẩm cái đọng lại ở HS là gì. Ngoài những tri thức về bài học mà SGK và SGV cung cấp, các em còn hiểu thêm đƣợc gì về cuộc sống? Đó là vấn đề mà các nhà giáo dục và giáo viên dạy văn luôn trăn trở. Kết thúc bài học Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, học sinh sẽ có một cái nhìn tổng thể về những vấn đề thuộc thi pháp học trung đại đƣợc lồng vào trong khi đọc hiểu Câu cá mùa thu. Bên cạnh đó, HS còn có cái nhìn so sánh giữa Câu cá mùa thu với Uống rượu mùa thuVịnh mùa thu. Đồng thời với các em học sinh miền núi, vùng cao chƣa một lần đặt chân đến với Bắc bộ, trải nghiệm mùa thu ở Bắc bộ thì bài thơ sẽ phần nào rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng. Đọc tích lũy Câu cá mùa thu, HS sẽ thấy vẻ đẹp thiên nhiên làng cảnh ở đồng bằng Bắc Bộ và hiểu thêm về tƣ tƣởng phức tạp của một lớp nhà Nho cuối mùa mà Nguyễn Khuyến là đại diện tiêu biểu nhất.

Vận dụng các kĩ năng đọc hiểu trên để tiến hành đọc hiểu Câu cá mùa thu, GV cần vận dụng tổng hợp và đồng bộ các kĩ năng đọc hiểu trên để tạo ra hiệu quả tiếp nhận cho HS. Mặc dù mỗi kĩ năng có đặc điểm và yêu cầu riêng song giữa chúng lại

73

có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sau khi tiến hành đọc chính xác văn bản tác phẩm, cần đọc phân tích, đọc sáng tạo và đọc tích lũy để học sinh nắm trọn vẹn nội dung và ý nghĩa nghệ thuật của tác phẩm. Nếu xem nhẹ hoặc bỏ qua bất cứ một khâu nào cũng đều làm hạn chế việc lĩnh hội trọn vẹn tri thức của tác phẩm. Thời lƣợng và phân phối chƣơng trình chỉ cho phép chúng ta dạy Câu cá mùa thu trong một tiết nên áp lực đặt lên vai ngƣời GV là phải làm sao vừa giới thiệu đƣợc những nét khái quát nhất về thi pháp văn học thơ Nôm Nguyễn Khuyến lại vừa lồng ghép đƣợc thi pháp của cả Chùm thơ thu để so sánh các đặc trƣng thi pháp của các thi phẩm với nhau. Do vậy, sau khi đã đọc kĩ văn bản, nắm đƣợc tinh thần chung của nó, GV cần lựa chọn những câu, từ đặc sắc để phân tích, làm bừng sáng lên tác phẩm. Nếu vận dụng một cách hợp lí, khéo léo kết hợp các kĩ năng đọc hiểu văn bản thì sẽ nâng cao hiệu quả giờ đọc hiểu Câu cá mùa thu.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)