Thiên nhiên trong văn học trung đại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 28 - 30)

Thiên nhiên đƣợc coi là thành phần không thể thiếu trong một tác phẩm văn học của bất kì một thời đại nào. Riêng với văn học trung đại, thiên nhiên lại càng đƣợc coi trọng bởi quan niệm của tôn giáo xƣa là chủ trƣơng sống hoà nhập với thiên nhiên, bên cạnh văn hoá lúa nƣớc cũng giúp con ngƣời gắn bó với thiên nhiên hơn. Thiên nhiên đƣợc coi là linh hồn để làm nên diện mạo của thơ ca. Thiên nhiên biểu hiện cảm quan vũ trụ, mĩ cảm và tƣ tƣởng triết học phƣơng Đông của các nghệ sĩ Nho học. Con ngƣời cảm nhận thiên nhiên nhƣ một chủ thể gắn cho thiên nhiên những thuộc tính, đồng thời ngƣời ta coi thiên nhiên nhƣ một tƣ liệu để ngụ ý, giáo huấn:

22

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.

(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm) Từ chỗ coi trọng thiên nhiên ngƣời ta đã miêu tả thiên nhiên bằng một thủ pháp đặc biệt là gợi chứ không tả. Thiên nhiên trở thành ý niệm tƣợng trƣng chứa đựng tƣ tƣởng, tình cảm, tính chất triết lí của con ngƣời:

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua xuân trước một nhành mai.

(Cáo tật thị chúng, Mãn Giác Thiền sƣ) Một nhành mai ở đây không phải là hoa mai thực mà là cành mai tƣợng trƣng cho thiền tâm bất hoại của một mùa xuân vĩnh viễn .

Thiên nhiên có linh hồn nên cũng sang hèn, quân tử tiểu nhân nhƣ con ngƣời. Các nhà thơ xƣa không chấp nhận cái thấp hèn, những sự vật tầm thƣờng nên thiên nhiên trong thơ họ luôn là những tạo vật cao sang. Các nhà thơ bầu bạn hay tri âm tri kỷ với thiên nhiên tao nhã, sang trọng nhƣ: “Sơn thuỷ yên hoa tuyết nguyệt phong” (Hồ Chí Minh). Họ tự ví mình nhƣ cốt cách phong độ của “Mai, lan, cúc, trúc” hay “Tùng, cúc, trúc, mai”.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần …….

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

(Truyện Kiều, Nguyễn Du) Hay:

Đến trường đào mận ngạt chăn thông, Quê cũ ưa làm chủ trúc thông.

23

Có thể nói thiên nhiên trong thơ trung đại luôn đƣợc tái hiện bằng cảm xúc dạt dào, tình cảm sâu lắng của nhà thơ. Đọc những câu thơ của các thi sĩ trung đại, ta nhƣ đƣợc nghe thấy hơi thở, nhịp điệu tâm hồn của các thi sĩ. Thiên nhiên đã góp một phần quan trọng vào việc miêu tả tâm hồn trong sáng, cốt cách cao đẹp, phong thái tự tại của chính con ngƣời trong chốn gió bụi này.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)