Quan niệm mới về con ngƣời trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 33 - 37)

Trong thơ Nguyễn Khuyến ta thấy ít dần hình tƣợng con ngƣời vũ trụ lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, ta lại càng gần nhƣ không thấy xuất hiện những bậc tài tử giai nhân nhƣ văn chƣơng thế kỉ trƣớc mà ngƣợc lại ta bắt gặp trong thơ Nôm của ông những con ngƣời bình dị, gần gũi và rất thực. Con ngƣời trong thơ Nguyễn Khuyến có thể chia làm ba tuyến sau:

Thứ nhất đó là thơ tự trào Nguyễn Khuyến làm để tự giễu mình. Trƣớc Nguyễn Khuyến thơ tự trào cũng đã xuất hiện nhƣng chƣa trở thành ý thức nhƣ bây giờ (Giễu mình chưa đỗ, Tự trào, Tự thuật, Ông phỗng đá, Anh giả điếc…).

Thứ hai đó là những con ngƣời tích cực trong những vần thơ thù tạc bạn hữu nhƣ những ngƣời anh em hàng xóm (Mừng ông lão hàng thịt, Tặng người làng ra làm quan, Lên lão…), tặng bạn thân (Gửi bác Châu Cầu, Khóc Dương Khuê,…), thơ viết cho vợ con (Khuyên vợ cả, Nhất vợ nhì giời, Ngày xuân dặn các con…).

Thứ ba đó là những con ngƣời phi đạo đức, ông làm để phê phán bọn quan lại mua danh bán tƣớc, me Tây, gái đĩ, học trò lƣời, những con ngƣời ít thấy xuất hiện trong văn chƣơng giai đoạn trƣớc (Gửi ông Đốc học Hà Nam, Tiến sĩ giấy, Đĩ cầu Nôm,…)

27

1.3.1.1. Con người tự trào

Nguyễn Khuyến là ngƣời rất thành thực với lòng mình. Bao năm kinh sử dùi, thi cử thành đạt, cũng nhƣ những bậc sĩ phu chân chính ông đau đáu một nỗi lòng ra làm quan để giúp nƣớc. Song do hoàn cảnh thời thế không gặp ông vua hiền minh nên mặc dù đã ra làm quan nhƣng lúc nào Nguyễn Khuyến cũng ở trong tƣ thế phải lựa chọn về hay ở:

Như lơ phơ tóc trắng lại làm chi, Muốn về sao chẳng về đi!

(Trở về vƣờn cũ) Nhìn chung trong thời đại ấy không phải một mình Nguyễn Khuyến buồn mà cả dân tộc đều chìm trong nỗi buồn mất nƣớc. Nhƣng ngoài nỗi buồn chung ấy, ngƣời trí thức phong kiến phải chịu nỗi mất đi hoàn toàn cái vốn liếng tri thức, lí tƣởng truyền thống, những cái mà họ vẫn coi là quý giá hơn hết thảy. Đó là nỗi đau có ý nghĩa thời đại của những ngƣời tri thức mất nƣớc có lƣơng tri và ông cảm thấy mình là con ngƣời vô tích sự:

Cờ đang dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

……

Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng

(Tự trào) Tác giả cƣời con ngƣời thừa của mình, con ngƣời đã hết sứ mệnh lịch sử. Nguyễn Khuyến tự cƣời tức là tự nhận thức về mình và đó là ngƣời sống có trách nhiệm với dân tộc. Tiếng cƣời của Nguyễn Khuyến tuy không ác hiểm nhƣng vô cùng sâu cay, trong tiếng cƣời có nƣớc mắt. Tuy nhiên, dù là tiếng cƣời hay nƣớc mắt

28

thì cũng không có gì đối lập, tất cả đều xuất phát từ tấm lòng nhiệt thành với dân với nƣớc của Nguyễn Khuyến.

1.3.1.2. Con người bình dị trong những vần thơ thù tặng

Trong thơ Nguyễn Khuyến ta nhận thấy tình ngƣời thật đáng quý. Một ông tam nguyên ba lần đỗ đầu đất nƣớc là ngƣời rất cao quý và đƣợc trọng vọng. Ấy thế mà trong thơ ông ta thấy không có một khoảng cách nào giữa ông và những ngƣời hàng xóm. Ngƣời ta gọi ông là cụ Tam giản dị, còn ông gọi họ là chú Láo, ông Từ, Bác Châu Cầu, bác Đặng, anh hàng thịt:

Chú Láo bên người lên với tớ, Ông Từ ngõ chợ lễ cùng ta.

(Lên lão) Mỗi khi quê hƣơng có thiên tai, tác giả lại lo lắng cho ngƣời bạn của mình:

Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay bác ở đâu.

(Lụt hỏi thăm bạn) Cách gọi ấy thật bình dân và thân mật biết bao. Tình nghĩa xóm làng ấy đằm thắm trong thơ ông, ru ông hòa nhập với cảnh sống nghĩa tình của làng xóm. Thơ Nguyễn Khuyến còn là nỗi lòng đồng cảm với cuộc sống khó khăn nghèo khổ của những ngƣời dân quê thuở ấy. Trong thơ có cái vị mặn của mồ hôi, vị đắng cay của cơ cực và cả sự bề bộn bức bối của công việc đầu tắt mặt tối quanh năm:

Hàng quán người về nghe xáo xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

(Chợ Đồng) Trƣớc Nguyễn Khuyến ít thấy tác giả nào làm thơ khóc vợ, nhƣng trong cả thơ và câu đối Nguyễn Khuyến đều dành những vần thơ hay hóm hỉnh về vợ:

29

Khéo như con tạo cũng thời hai

(Nhất vợ, nhì giời) Nếu nhƣ các tác giả trƣớc đây còn vô tình với cuộc sống, còn kinh viện, sách vở thì Nguyễn Khuyến lại hòa nhập với cảnh đời và có những rung cảm sâu xa. Phải chăng thơ Nguyễn Khuyến đã dần trở về với cái nhân bản của văn chƣơng đó là lòng yêu thƣơng cuộc sống, yêu thƣơng con ngƣời. Tiếng nói nhân bản trong thơ Nguyễn Khuyến là tiếng nói kêu thƣơng, đòi hỏi bức thiết về một cuộc sống ấm no, đầy đủ, tinh thần nhân bản ấy đƣợc toát lên từ những con ngƣời bình dị mộc mạc.

1.3.1.3. Con người phi đạo đức

Đã có một thời ngƣời ta mệnh danh Nguyễn Khuyến là nhà thơ trào phúng. Ông có nhiều bài thơ trào phúng với rất nhiều cung bậc từ khôi hài, châm biếm trào lộng đến đả kích phê phán. Đối tƣợng là những sƣ mô, đĩ bợm, nho sĩ… Nếu nhƣ đằng sau tiếng cƣời chế giễu của nữ sĩ họ Hồ là niềm khao khát đòi quyền sống của con ngƣời thì đằng sau tiếng cƣời trong thơ Nguyễn Khuyến là tiếng nói thay đổi xã hội – một xã hội toàn sự giả dối:

Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồn chơi.

(Tiến sĩ giấy) Sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức đã làm bật lên tiếng cƣời. Đạo học của nƣớc ta một thời đƣợc tôn vinh là thế đến nay đã bị thực dân Pháp lôi ra diễn lại, thêm nữa là sự rỗng tuếch, háo danh của các sĩ tử đã làm cho cái giá khoa danh nhẹ và hời. Tiếng cƣời trong thơ Nguyễn Khuyến vừa mang tính khá quát vừa mang tính cụ thể:

Nghĩ rằng ông dại với ông điên, Điên dại sao ông biết lấy tiền, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

Từ một cá thể đáng cƣời Nguyễn Khuyến đã nâng tiếng cƣời lên, bóc trần cả một xã hội phong kiến thối nát đƣơng thời. Chừng nào còn những vị quan tham thì chừng ấy nhân dân nghèo khổ không ngóc đầu lên đƣợc. Con ngƣời phi đạo đức trong thơ Nguyễn Khuyến còn là những me Tây, gái đĩ, những ngƣời sẵn sàng bán trôn nuôi miệng, mặt khác tác giả còn gián tiếp phê phán bọn phƣơng Tây sang cƣớp nƣớc làm ô uế thuần phong mĩ tục đất nƣớc:

Trời đất khéo thương chàng Bạch quỷ, Giang sơn riêng sướng ả hồng nhan.

(Lấy Tây) Không còn con ngƣời vũ trụ, chẳng còn con ngƣời lí tƣởng nho học mà chỉ còn con ngƣời đời thƣờng. Với cái nhìn sâu sắc nhìn thấu tận ngọn nguồn bản chất con ngƣời thời đại, Nguyễn Khuyến đã trƣng ra trên bề mặt trang thơ của mình hình tƣợng những con ngƣời đời thƣờng chân thực với tình cảm thiết tha, đằm thắm dành cho nhau và con ngƣời xã hội đang có sự băng hoại mọi giá trị đạo đức và rỗng toang, rỗng tuếch về cả lí trí và tâm hồn.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến dưới góc độ thi pháp (Trang 33 - 37)