Sự in đậm dấu ấn cá nhân cùng với sự thể hiện sâu sắc đời sống riêng tư của mình, Nguyễn Khuyến đã tạo ra một bước phát triển mới cho văn học Việt Nam trung đại trong việc thể hiện con n
Trang 1HOÀNG THỊ HẰNG
CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN – NĂM 2013
Trang 2HOÀNG THỊ HẰNG
CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Thu Hằng
THÁI NGUYÊN – NĂM 2013
HOÀNG THỊ HẰNG
CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Thu Hằng
THÁI NGUYÊN – NĂM 2013
Trang 3Đề tài luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Dương Thu Hằng
Tôi cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
- Kết quả này không trùng với bất cứ tác giả nào đã được công bố Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hằng
Trang 4Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7 Kết cấu luận văn 5
8 Đóng góp của luận văn 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Khái niệm chủ đề đời tư 7
1.1.1 Phân biệt chủ đề và đề tài 7
1.1.2 Phân biệt con người cá nhân và chủ đề đời tư 8
1.1.3 Khái niệm chủ đề đời tư 9
1.2 Chủ đề đời tư trong văn học trung đại 12
1.2.1 Khái quát chung 12
1.2.2 Chủ đề đời tư trong sáng tác của một số tác giả trước Nguyễn Khuyến 13
1.3 Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến 24
1.3.1 Con người và cuộc đời 24
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác 27
1.3.3 Mảng thơ viết về chủ đề đời tư trong trước tác của Nguyễn Khuyến 28
Chương 2 CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ QUA BỨC CHÂN DUNG TỰ HỌA 30
2.1 Về hình thức 30
Trang 52.2.2 Con người chua chát, sâu cay và cũng rất hài hước dân dã 34
2.2.3 Con người luôn dằn vặt day dứt khôn nguôi 41
Chương 3 CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ QUA CÁC MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN 56
3.1 Mối quan hệ vợ chồng 56
3.2 Mối quan hệ cha con 67
3.3 Quan hệ thầy trò 78
3.4 Quan hệ bạn bè 82
3.5 Quan hệ làng xóm 86
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của lịch sử văn học dân tộc nói chung và văn học trung đại nói riêng Thơ văn Nguyễn Khuyến là điểm sáng của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - những năm đầu thế kỷ XX Thơ ông đề cập tới nhiều mảng chủ đề, trong đó “chủ đề đời tư” chiếm một số lượng khá lớn Những dòng thơ ấy ông viết cho riêng mình, viết về đời sống cá nhân và những mối quan hệ tình cảm riêng tư
Chủ đề đời tư không phải là chủ đề lớn và xuất hiện phổ biến trong văn học Việt Nam thời trung đại Thời trung đại là thời kỳ mang đậm dấu ấn của tam giáo Chịu ảnh hưởng của tư tưởng tam giáo, về cơ bản con người trong văn học trung đại Việt Nam thường hướng về những chức năng, phận sự, sự hành đạo mà ít chú ý đến vấn đề đời tư của con người suốt một thời gian dài Khoảng năm thế kỉ đầu vấn đề đời tư gần như không được nhắc đến Sự in đậm dấu ấn cá nhân cùng với sự thể hiện sâu sắc đời sống riêng tư của mình, Nguyễn Khuyến đã tạo ra một bước phát triển mới cho văn học Việt Nam trung đại trong việc thể hiện con người Đó là quá
trình đi từ cái “chung” đến cái “riêng”, từ “vô ngã ” đến “hữu ngã ” và chính cái
“riêng” cái “hữu ngã” này, trong chừng mực nhất định làm cho văn học có sự thay đổi về chất
Nguyễn Khuyến là một tác giả được giảng dạy trong nhà trường các cấp Vì
vậy, thực hiện đề tài “Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến ” sẽ góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học về tác giả Nguyễn Khuyến nói riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung
Xuất phát từ ba lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài : “Chủ đề đời tư trong thơ
Nguyễn Khuyến” với hy vọng sẽ góp thêm một góc nhìn mới về tác giả quen thuộc này
2 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khuyến là một thi tài, là một trong những cây đại thụ của văn học dân
tộc Bóng mát của cây đại thụ ấy đã rợp xuống thời gian suốt mấy trăm năm Gốc rễ
Trang 7của nó đã ăn sâu vào lòng đất Việt, góp phần tạo nên tâm hồn Việt Vì thế từ lâu, Nguyễn Khuyến và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Khuyến đã trở thành mảnh đất trù phú nuôi trồng biết bao cây bút nghiên cứu, phê bình văn học
Thơ văn Nguyễn Khuyến được công bố muộn, đăng tải lần đầu tiên trên Nam
phong tạp chí (1917) Nhưng phải đợi đến gần hai mươi năm sau thì công tác văn
học sử trên đường hình thành mới tìm đến Nguyễn Khuyến
Việc sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu thơ văn chữ Hán của Nguyễn Khuyến được
chính thức bắt đầu từ năm 1957, nhưng phải đến năm 1971, khi cuốn Thơ văn
Nguyễn Khuyến được công bố, công việc này mới đạt được những thành tựu đáng
kể Kể từ đây, việc nhìn nhận “Nguyễn Khuyến – một nhà thơ yêu nước ” bắt đầu được đề cập đến Cũng trong khoảng thời gian này, bộ Hợp tuyển thơ văn yêu nước
Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra mắt và Nguyễn Khuyến cũng có một “chỗ ngồi”
không đến nỗi quá khiêm tốn trong bộ sách trên
Từ đó đến nay đã có nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu về thơ Nguyễn
Khuyến: Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm [30]; Nguyễn Khuyến thơ, lời bình
và giai thoại [31]; Nguyễn Khuyến tác phẩm và lời bình [39]; Nguyễn Khuyến tác phẩm [10]
Có thể nói, Nguyễn Khuyến là nhà thơ để lại dấu ấn đậm nét trong văn học với rất nhiều tác phẩm được lưu truyền hậu thế Vì vậy, thơ văn ông đã được rất nhiều
nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm tìm hiểu Tuy nhiên, đề tài “chủ đề đời tư trong
thơ Nguyễn Khuyến” thì vẫn chưa thấy có công trình nào được công bố Nó chỉ
được đề cập đến ở một số bài viết, cụ thể như sau:
Trong bài “Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động của một
phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy thơ dân tộc”, Nguyễn Huệ Chi
viết: Nguyễn Khuyến đã tự trào mình khá chua cay, đã vạch đúng chân tướng con
người bế tắc, thoái chí của mình: “Cờ đang dở cuộc không còn nước; Bạc chửa thâu
canh đã chạy làng”, (Tự trào) [30, tr 62] Bài viết mới chỉ ra một khía cạnh tự trào
trong tính bi kịch con người Nguyễn Khuyến, tuy nhiên tác giả lại chỉ nêu vấn đề chứ cũng chưa đi sâu vào từng bài cụ thể để tìm hiểu và nghiên cứu
Trang 8Trong bài “Nhân vật trữ tình trong thơ trữ Hán”, Trần Thị Băng Thanh có
viết: “Hình ảnh một ông già xuề xòa giữa cộng đồng dân dã ở đây đã lùi lại phía sau, nhường chỗ cho một hình ảnh khác: một trí thức ý thức rõ rệt về bản lĩnh và nhân cách, về trách nhiệm kẻ sĩ trước những xáo động dữ dội của thời cuộc Đây chính là một dạng nhân vật đặc sắc và không kém quan trọng trong thơ Nguyễn Khuyến, có quan hệ mật thiết với con người tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả Vẻ đẹp hướng nội làm cho nhân vật ấy sống động lên, như là một người anh em sinh đôi với Nguyễn Khuyến; và cũng chính con người nghệ thuật này đã thống nhất anh đồ nho, ông quan Tam Nguyên và ông già Yên Đổ ẩn cư trong Nguyễn Khuyến lại làm một” [30, tr 240]
Ở bài viết này, Trần Thị Băng Thanh cũng nhắc đến hình ảnh con người Nguyễn Khuyến, tuy nhiên tác giả lại chỉ nêu vấn đề chứ cũng chưa đi sâu khảo sát tác phẩm cụ thể
Trong bài “Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào” Vũ Thanh có nêu: “Ở
cả hai mảng chân dung, cũng chỉ là một Nguyễn Khuyến Nhưng nếu ở chân dung
tự trào bằng chữ Hán tâm hồn tác giả cao quý quá, sâu xa quá thì ở chân dung tự trào bằng chữ Nôm tác giả như cố tình bôi xấu đi, đánh lạc hướng đi, che dấu đi
“một tấm lòng son vẫn có thừa” Hai bức chân dung tự họa ấy vừa là sự bổ sung mật thiết vừa đối lập nhau một cách gay gắt” [30, tr 275]
Nhà nghiên cứu Vũ Thanh đã đề cập đến chân dung tự trào Tuy nhiên, tác giả chỉ tìm hiểu về tâm hồn cao quý chứ chưa đi sâu tập trung phân tích làm rõ hình ảnh chân dung, con người Nguyễn Khuyến
Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn đã đề cập
đến vai trò, ý nghĩa của chủ đề đời tư trong tiến trình phát triển của thể loại: “ Cùng
với việc phản ánh xã hội, đất nước, con người, ở giai đoạn cuối của Đường luật Nôm đã xuất hiện khuynh hướng đi vào đời tư Đây là một biểu hiện mới trong chức năng thể loại, mặc dù nó chưa thực sự đậm nét Những bước đi đầu tiên này chắc
Trang 9hẳn có một ý nghĩa nào đó đối với sự phát triển và mở rộng chủ đề đời tư trong thơ
ca Việt Nam giai đoạn sau ”[40, tr 6]
Rõ ràng, chủ đề đời tư trong văn học trung đại là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý ở nhiều mức độ, khía cạnh khác nhau Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào coi chủ đề đời tư là đối tượng chính để nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện Đây là một việc làm có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và góp phần nâng cao nghiệp vụ sư phạm Vì vậy, chúng tôi tiếp thu những ý kiến, những gợi dẫn quý báu của các nhà nghiên cứu đi trước để thực hiện
đề tài “Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến ”
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những bài thơ mang chủ đề đời tư
trong cuốn “Nguyễn Khuyến tác phẩm” của tác giả Nguyễn Văn Huyền Sưu tầm –
Biên dịch – Giới thiệu, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1984
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm những bình diện sau :
4.2.1 Các sáng tác của Nguyễn Khuyến, đặc biệt là những bài thơ về chủ đề đời tư 4.2.2 Các tư liệu, công trình nghiên cứu, bài báo có liên quan
Ngoài ra, trong chừng mực có thể luận văn còn so sánh chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến với các tác giả thơ trung đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương
Trang 105 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Làm rõ một số khái niệm có liên quan đến đề tài
5.2.Khảo sát và hệ thống hóa các tác phẩm mang chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến
5.3 Phân tích và đánh giá về tác dụng, ý nghĩa của các phương diện thể hiện chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến Qua đó, khẳng định vai trò vị trí của chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến đối với tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam trong việc thể hiện con người nói chung, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến nói riêng
6 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê phân loại, phương pháp này giúp chúng tôi phân loại và lựa chọn chính xác đối tượng nghiên cứu Trong quá trình triển khai và giải quyết vấn đề, phương pháp này có tác dụng chỉ ra và cụ thể hóa các khía cạnh của vấn đề
- Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp này phục vụ đắc lực cho quá trình tìm hiểu, khám phá và đánh giá ý nghĩa của vấn đề được nghiên cứu Đây là phương pháp không thể thiếu để có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp so sánh (lịch đại, đồng đại) để tạo ra tương quan so sánh nhằm chỉ ra
sự tiếp nối cũng như những sáng tạo mới mẻ riêng biệt của đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp liên ngành, vận dụng hiệu quả các môn khoa học liên ngành (lịch
sử học, văn hóa học, toán học, xác suất thống kê…) nhằm giúp cho vấn đề được nhìn nhận bao quát hơn và chính xác hơn
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2: Chủ đề đời tư qua bức chân dung tự họa
Chương 3: Chủ đề đời tư qua các mối quan hệ cá nhân
Trang 118 Đóng góp của luận văn
Là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê những bài thơ về chủ đề đời tư mà
Nguyễn Khuyến thể hiện trong sáng tác của mình Từ đó, phân tích, lập luận chỉ ra nội dung tư tưởng mới mẻ và phong phú của mảng thơ này đối với sự nghiệp văn học của Nguyễn Khuyến Thông qua đó, giá trị thơ văn và tài năng của Nguyễn
Khuyến được khẳng định sâu sắc hơn
Luận văn là một trong những nguồn tư liệu hữu ích phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về Nguyễn Khuyến
Trang 12
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm chủ đề đời tư
1.1.1 Phân biệt chủ đề và đề tài
Đề tài là “khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực
tiếp trong tác phẩm văn học ” [7, tr 110] Có thể hiểu đề tài là yếu tố cơ bản của tác
phẩm văn học dùng để chỉ phạm vi đời sống hoặc tâm trạng được phản ánh trong công trình nghệ thuật của nhà văn
Chủ đề là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra và qua
nội dung cụ thể của tác phẩm văn học ” [7, tr 61]
Đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng đời sống được miêu tả Có bao nhiêu hiện tượng đời sống có bấy nhiêu đề tài Khi nói đến đề tài tác phẩm, ta không phải chỉ nói tới một đề tài, mà thực chất là một hệ thống đề tài liên quan nhau, bổ sung cho nhau tạo thành đề tài của tác phẩm Tương tự như vậy, về bản chất, chủ đề văn học không bao giờ là vấn đề đơn nhất Nếu trong thực tại, bản chất con người đã là một tổng hòa các mối quan hệ xã hội, thì điều đó có nghĩa là bất cứ một vấn đề nào của con người cũng liên quan đến hàng loạt vấn đề phức tạp khác của quan hệ xã hội Vì thế, trong một tác phẩm cũng có chủ đề chính và chủ đề phụ Như vậy, thực chất khái niệm đề tài, chủ đề mang tính hệ thống
Đề tài và chủ đề có mối quan hệ mật thiết với nhau và có mối quan hệ đặc biệt quan trọng với nội dung tác phẩm Đề tài và chủ đề là những khái niệm chủ yếu thể hiện phương diện khách quan của nội dung tác phẩm văn học Nếu khái niệm đề tài
giúp ta xác định “Tác phẩm viết cái gì ?”, thì khái niệm chủ đề lại giải đáp câu hỏi
“Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì? ” Chủ đề bao giờ cũng được hình thành và
được thể hiện trên cơ sở đề tài Đề tài và chủ đề là hai khái niệm khác biệt nhau nhưng trong một số trường hợp đề tài và chủ đề hòa quyện với nhau không tách
Trang 13được như một số tác phẩm ngụ ngôn, truyện đồng thoại, một số thơ trữ tình Người tiếp nhận có thể đi thẳng từ đề tài bên ngoài vào chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Như vậy đề tài và chủ đề là một con đường quan trọng giúp người đọc có thể đi vào
và tiếp nhận nội dung tác phẩm
Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài và chủ đề trong tác phẩm văn học, các nhà văn luôn quan tâm đến vấn đề này trong quá trình sáng tác Mặc dù là những phương diện khách quan của nội dung tác phẩm nhưng đề tài và chủ đề đều
có tính chất chủ quan Không chỉ gắn với hiện thực khách quan, đề tài và chủ đề còn
do lập trường tư tưởng và vốn sống của nhà văn quy định Các nhà văn chân chính luôn có ý thức trong việc làm mới đề tài, chủ đề trong sáng tác của mình Nguyễn Khuyến với chủ đề đời tư trong thơ chính là một trường hợp như vậy
1.1.2 Phân biệt con người cá nhân và chủ đề đời tư
Văn học là một hoạt động sáng tạo, sự sáng tạo mang tính cá nhân trực tiếp và độc đáo Vì thế, sáng tác văn học bộc lộ mạnh mẽ và phong phú vai trò của nhân tố chủ quan (dấu ấn của chủ thể sáng tạo)
Ở thời nào cũng vậy, sức sáng tạo của dân tộc kết tinh ở những cây bút lớn đều
có những cách khẳng định tư tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của riêng mình Điều đó cũng có nghĩa là: ở mức độ đậm nhạt khác nhau, tác phẩm văn học viết bao giờ cũng ít nhiều in dấu ấn cá nhân Dấu ấn cá nhân này không thể có ở dòng văn học dân gian do sáng tác được tiến hành tập thể và lưu truyền bằng miệng, là kết quả nhận thức - thẩm mĩ của một tập thể trong cộng đồng
Dấu ấn cá nhân là cơ sở để nhận diện con người cá nhân trong văn học Dấu
ấn cá nhân là biểu hiện của chủ thể con người riêng biệt Khi nào con người riêng biệt ấy có ý thức tự khẳng định sự tồn tại, khẳng định giá trị riêng của mình gắn với
ý nghĩa nhân sinh quan của con người thì xuất hiện con người cá nhân Như vậy con người cá nhân trong sáng tác văn chương là quá trình tự ý thức về mình của con người, là cái “tôi” tác giả thể hiện trong tác phẩm - sự diễn tả giãi bày thế giới tư tưởng, tình cảm, ước mơ khát vọng thầm kín của nhà văn, sự khẳng định vai trò bản ngã của nhà văn
Trang 14Văn học viết Việt Nam thời kì trung đại với tư cách là những sản phẩm sáng tạo tinh thần của những chủ thể - cá thể, đã xuất hiện con người cá nhân Trong lời kết
cuốn “Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam”, Trần Đình Sử khẳng định:
“Con người cá nhân trong văn học trung đại có một quá trình tự ý thức chậm chạp,
lâu dài nhưng mạnh mẽ Tuy qua từng thời kì lịch sử có chịu ảnh hưởng của các ý thức hệ thống trị đương thời nhưng không bao giờ đóng khung trong ý thức hệ đó mà phản ánh quá trình vận động, giải phóng cá tính của con người trong thực tế đời sống” [26, tr 194] Đặc biệt “Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII con người cá nhân khẳng định mình bằng cách gắn mình với đạo, với tự nhiên, với nghĩa vụ trong sự nghiệp chung của cộng đồng, yếu tố quyền lợi cá nhân chưa được chú ý ” [26, tr 194]
Như vậy có con người cá nhân chưa hẳn đã có chủ đề đời tư Trong những bài thơ tự thuật, cảm hoài, ngôn chí, ngôn hoài , các tác giả đã gửi gắm, bộc lộ tâm sự của mình Nhưng thời trung đại, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và giai đoạn phát triển của nhà nước phong kiến, con người sống bằng các giá trị chủ yếu như đạo lí cương thường, cho nên bộc lộ tâm sự mà không thấy tâm trạng, không thấy cái “tôi” trữ tình riêng, không nhằm nói tiếng nói của cái “tôi” cá biệt mà nói tiếng nói của cái “ta” (phần đạo lí trong cái “tôi” đó) Đây là tiếng nói của sự tự ý thức về nghĩa vụ, về trách nhiệm của con người cá nhân trước vận mệnh đất nước chứ không phải mang màu sắc của con người cá nhân ở một mức độ nhất định
“Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” (Các Mác) Văn học lại
là một bộ môn nghệ thuật lấy con người làm đối tượng phản ánh chủ yếu cho nên văn học phản ánh các mối quan hệ xung quanh con người Chỉ khi nào con người với những mối quan hệ riêng tư chiếm một vị trí lớn trong đời sống của họ, những giá trị cá nhân như quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc cá nhân như một quyền tự nhiên được đề cao, được chú ý thì khi đó có sự xuất hiện của chủ đề đời tư trong văn học
1.1.3 Khái niệm chủ đề đời tư
Từ khái niệm chung về chủ đề có thể xác định: ở chủ đề đời tư, vấn đề chủ
yếu, vấn đề trung tâm mà nhà văn nêu lên, đặt ra trong tác phẩm là các vấn đề đời tư
của chính bản thân tác giả, thể hiện trên các phương diện cơ bản sau:
Trang 15- Con người và cuộc sống riêng của chính tác giả
- Các mối quan hệ riêng tư
Như vậy, trong tác phẩm văn học có sự xuất hiện của chủ đề đời tư, tác giả
đã đưa chính mình vào thơ văn mình như một nhân vật khách thể Nhân vật ấy với tác giả vừa là một, vừa không là một vì nó đã là một nhân vật của văn học được xây dựng theo quy luật sáng tạo của nghệ thuật vốn dĩ là thiên hình vạn trạng, vừa thực vừa hư nhưng tất cả đều trên một cái nền tâm trạng thực, một nhân cách thực
Dễ thấy, có hai nguyên nhân chủ yếu của sự hình thành và xuất hiện chủ đề đời
tư trong văn học Nguyên nhân thứ nhất có thể kể đến là do quy luật phát triển tất yếu của văn học Nguyên nhân thứ hai chính là do có sự phát triển của cá tính và ý thức cá nhân trong văn học Trên thực tế, chủ đề đời tư chỉ xuất hiện khi con người
có ý thức về cá nhân, cá tính của mình Bởi thế, một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu không hề có chủ đề đời tư Chẳng hạn, “Thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người” Thần thoại được coi là những sáng tác sớm nhất trong quá trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc Thần thoại là sản phẩm của người nguyên thủy, khi con người bắt đầu có ý thức nhưng chưa tách mình ra khỏi tự nhiên Điều kiện sinh sống của người nguyên thủy một mặt khiến cho họ không thể đấu tranh với lực lượng tự nhiên, mặt khác gắn chặt họ với tự nhiên Sáng tạo thần thoại, người nguyên thủy đã
“dùng tưởng tượng, mượn tưởng tượng để chinh phục sức tự nhiên, chi phối tự
nhiên, hình tượng hóa tự nhiên” [21, tr 69] Hàng loạt truyện thần thoại của người
Việt như “Thần trụ trời”, “Sơn tinh thủy tinh”, “Thần mưa”, “Thần mặt trời” “Nữ thần mặt trăng” “Mười hai bà mụ” đã ra đời như một nhu cầu để nhận thức, lý giải các hiện tượng tự nhiên và thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt
cổ Như vậy, thần thoại phản ánh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là chủ yếu Do đó, ở thần thoại chưa xuất hiện chủ đề đời tư Tương tự, sử thi ra đời khi xã hội nguyên thủy đã tan rã, xã hội phong kiến chưa hình thành; là bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ
Trang 16đại diện cho bộ tộc Đó là những bài ca ca ngợi những kì tích của toàn thể cộng đồng mà tiêu biểu là ca ngợi những nhân vật anh hùng trong sự nghiệp xây dựng đời sống chung như chinh phục tự nhiên, chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ bộ tộc Con người sử thi là những dũng sĩ có sức mạnh, tài năng và vẻ đẹp phi thường Họ
có thể giết tê giác, bắt voi rừng, quật ngã trâu như Khinh Dú, Xinh Nhã Có thể đánh bại các tù trưởng để trở thành “tù trưởng của các tù trưởng”, chặt cây thần, đi bắt nữ thần mặt trời để chinh phục tự nhiên như Đam San Con người sử thi có ý thức và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ đối với cộng đồng, nhưng con người sử thi chưa phải là những con người phát triển ý thức cá nhân, con người bên trong, con người cho riêng mình, vì mình Đại diện toàn năng cho bộ tộc, tiêu biểu cho những
gì tốt đẹp nhất của cộng đồng, rõ ràng sử thi chủ yếu phản ánh mối quan hệ giữa con người và lịch sử, con người với cộng đồng Không thể tìm thấy chủ đề đời tư trong những tác phẩm này
Đến thời trung đại, bản chất con người bắt nguồn từ quan hệ cộng đồng; giá trị cá nhân nằm trong giá trị tập thể Con người ý thức cá tính trong cái chuẩn mực
vô ngã Theo giáo sư Trần Đình Sử, sự ý thức về cá tính trong xã hội Việt Nam trung đại không nằm ngoài quy luật phổ biến trên nhưng có tính đặc thù Con người một mặt lấy luân thường đạo lí làm phương châm răn mình, làm khuôn đúc nhân cách, mặt khác cá tính con người được ý thức bằng các phạm trù “siêu chuẩn”, “phi chuẩn” Các phạm trù đó có thể là “tài tình”, “nghịch tử” Nó được ý thức qua phạm trù “tâm sự” mang tính chất trữ tình Khi Nguyễn Trãi viết:
Đống lương tài có mấy bằng mày, Nhà cả nhiều phen chống khỏe thay (Tùng)
thì “tài” ở đây không phải để khoe mà nó là một phạm trù để ý thức cá tính, để nhận
ra giá trị tự thân của con người Sang giai đoạn văn học cuối thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX, lại xuất hiện hàng loạt các tác giả như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát lấy “ngông” làm tài để khẳng định cá tính
Trang 17Tất cả đều là kết quả của việc con người tách mình ra khỏi môi trường xung quanh, con người tự cho phép mình như một chủ thể tự nhận thức Và chính sự vượt lên khuôn khổ, sự tự nhận thức ấy, con người cá nhân đã được khẳng định
1.2 Chủ đề đời tư trong văn học trung đại
1.2.1 Khái quát chung
Con người trong văn học chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng triết học, thần học mỗi thời Giống như con người trong văn học trung đại Trung Quốc mang đậm dấu ấn của tam giáo Nho, Đạo, Phật, văn học trung đại Việt Nam ra đời và phát triển dưới các triều đại phong kiến, ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến Đặc điểm chung của ý thức trung đại phản ánh vào các luồng tư tưởng này là quan niệm về con người “vô ngã” Cả Nho, Phật, Đạo đều chủ trương lý tưởng vô ngã, phá ngã, vô kỷ Điều này đã chi phối đến cách ứng nhân xử thế, xác định mối quan
hệ qua lại giữa cá nhân và cộng đồng của con người trong văn học
Có thể nói, thời trung đại cái riêng chưa phát triển, mối quan hệ của con người
là mối quan hệ với cái chung, với cộng đồng, với dân tộc Nhân cách con người được tăng cường ở vị trí công dân – một phần tử của đất nước, ít có chỗ cho cá nhân
tự ý thức, có khi hy sinh cũng là sự xả thân để thành nhân
Tuy vậy, đặc trưng này không phải là sự nhất thành bất biến trong suốt quá trình phát triển của văn học trung đại Lý tưởng chung của tam giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn học là vậy, nhưng văn học lại là một lĩnh vực ý thức về đời sống con người, không thể lược quy con người trong văn học vào các ô có sẵn của triết học Văn học trung đại Việt Nam chịu sự chi phối của tư tưởng triết học Trung Quốc nhưng không đồng nhất với chúng Con người ta sinh ra, ai cũng có cá tính, có nhu cầu tự khẳng định mình trong xã hội, trong sự tồn tại của chính mình Con người cá nhân riêng tư với những nhu cầu, lợi ích của “đời sống hiện hữu” luôn tồn tại bên “một đời sống tâm linh” Người ta không chỉ coi trọng mặt tinh thần của cuộc sống để trau dồi cho mình những đức tính cần thiết, khi phải đối diện với những cái thường ngày, những vấn đề của riêng mình, sự tự ý thức về cá nhân sẽ
Trang 18lớn dần lên đòi quyền được sống, quyền được tự bộc lộ Con người “vô ngã” sẽ chuyển dần sang con người “hữu ngã”, con người “chung” sẽ tiến dần đến con người
“riêng” như là một quy luật tất yếu Tác giả Nguyễn Hữu Sơn trong cuốn “Về con
người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam” đã phát hiện: “Điều đặc biệt là với những tác giả lớn (chẳng hạn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ ) thì các nguyên tắc lớn trên kia thường dễ được bỏ qua tự thân các tác gia
cổ điển có khả năng vượt qua mọi vách ngăn của thời đại” [26, tr 19]
Nếu như “vách ngăn” của thời trung đại là những tư tưởng chuẩn mực và vô
ngã thì con người đã “vượt qua” bằng sự tự khẳng định mình, ý thức về mình “Văn
học Việt Nam trước thế kỷ XVIII khẳng định cá nhân trong các tư tưởng lớn Từ thế
kỷ XVIII, nó ý thức về cái thân con người như một giá trị trần thế” [32 tr, 55] Như
vậy, con người có thể khẳng định mình trong các chuẩn mực của luân lí xã hội, trong bậc thanh danh vị; con người cũng có thể khẳng định mình bằng những biểu hiện “phi chuẩn”, “ngoài chuẩn” Văn học trung đại Việt Nam đã ghi dựng được những mẫu hình anh hùng, tài nhân, quân tử, văn học trung đại cũng tái hiện được những cái “tôi” rất ngông nghênh, kiêu bạc Đây là những phạm trù biểu hiện cá tính đặc trưng của thời trung đại Với ý thức cá nhân sâu sắc, văn học Việt Nam trung đại đã xuất hiện chủ đề đời tư Có thể thấy rõ điều này qua những tác phẩm của một số những nhà thơ tiêu biểu
1.2.2 Chủ đề đời tư trong sáng tác của một số tác giả trước Nguyễn Khuyến
1.2.2.1 Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Trãi
Nói về con người Nguyễn Trãi là nói về một nhà yêu nước một nhà nhân đạo, một nhà văn hóa lớn Đó là con người có cái tài kinh bang tế thế, làm rạng rỡ cho đất nước, từ xưa tới nay chưa từng có Nguyễn Trãi xuất hiện ở cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ
XV, là tác giả đầu tiên của giai đoạn văn học trung đại Việt Nam đã chú ý đến chủ đề đời tư
Với những sáng tác văn học có tính chất quan phương, Nguyễn Trãi từng được biết đến như là một nghệ sĩ tài ba, một nhà tư tưởng vĩ đại, một anh hùng kiệt xuất của
Trang 19dân tộc Tìm hiểu đời tư trong thơ ông, chúng ta còn hiểu hơn về một cá nhân giữa đời thường, một nhà thơ luôn yêu thương trìu mến với cảnh vật với con người, với đời sống nghèo mà trong sạch của quê hương: với mồ mả ông bà, với cha mẹ, họ hàng thân thích; cả những khát khao âm thầm, những ưu sầu nặng lẽ đang diễn ra trong chính bản thân nhà thơ Ở giai đoạn lịch sử mà văn học còn chịu sự ngự trị của những tư tưởng chuẩn mực, những mẫu hình lý tưởng, văn chương quan phương cung đình giàu ý nghĩa tụng ca vương triều, tụng ca thánh đế thì sự xuất hiện chủ đề đời tư trong thơ
Nguyễn Trãi có ý nghĩa như là “những sáng tạo đột xuất, vượt qua thông lệ, vượt
qua mọi ràng buộc ” [26, tr 20] Nguyễn Trãi vừa là tư cách một con người xã
hội, vừa “thấy sự bung tỏa, thấy những lực ly tâm của sự sáng tạo thơ ca ra xa quỹ
đạo quan phương chính thống” [26, tr 20] Điều này càng làm tăng thêm vẻ đẹp tài
năng, trí tuệ tâm hồn Nguyễn trãi, tăng thêm nhân cách của một nhà thơ lỗi lạc Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Trãi trước hết được biểu hiện ở mối quan hệ riêng tư Đó là tình cảm của nhà thơ đối với cha mẹ, với vợ con, bạn bè, mối quan hệ trong tình yêu nam nữ và ngay cả với chính bản thân mình
Cuộc đời Nguyễn Trãi trải qua nhiều biến cố thăng trầm, trong một thời gian dài phải sống xa quê hương, nỗi nhớ cha mẹ già, nỗi nhớ người thân, hình ảnh quê hương lối cũ trở đi trở lại day dứt qua những vần thơ:
Non quê ngày nọ chiêm bao thấy, Viên hạc chăng hờn lại những thương
(Tự thán 1)
Trái tim nhạy cảm với cội với nguồn ấy không chỉ đập ngày một ngày hai mà trải dài theo năm tháng:
Can qua thập tải thân bằng thiểu
Vũ trụ thiên niên biến cố đa
( Hoạ Tân trai vận )
Dịch: Mười năm can qua bạn bè bà con đều ít
Nghìn năm trong vũ trụ biến cố xảy nhiều
(Hoạ vần thơ Tân trai )
Trang 20Tiếng lòng 10 năm, nỗi xót xa đến quặn lòng ấy là của một người con nặng tình nặng nghĩa luôn đau đáu niềm riêng, luôn thiết tha trong tâm khảm
Sự xuất hiện của tình yêu nam nữ, của những tình cảm nồng ấm vợ chồng trong thơ Nguyễn Trãi cũng là một khía cạnh mới mẻ và độc đáo
Bài “Tiếc cảnh số 10”, nhiều người cho rằng đó là những câu thơ Nguyễn Trãi
viết cho Nguyễn Thị Lộ - người thiếp yêu của nhà thơ - ở tuổi 40 mà vẫn vô cùng tình tứ và ý nhị:
Loàn đơn ướm hỏi khách lầu hồng, Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng
Ngoài ấy dầu còn áo lẻ?
Cả lòng mượn lấy đắp hơi cùng
(Tiếc cảnh số 10)
Ẩn sau cái vẻ ngoài của lời lẽ trách móc là một tình cảm mãnh liệt của một tâm hồn đang tràn ngập yêu thương Vì yêu mới dằn vặt, vì yêu mới nghi ngờ và khát khao Tình cảm vợ chồng thắm đượm này đã trở thành một thứ đặc sản quý và vô cùng hiếm của thơ ca trung đại Việt Nam
Với bản thân, con người và cuộc sống sinh hoạt cá nhân, những nhu cầu, lợi ích cũng được Nguyễn trãi ý thức rất rõ, nó được biểu hiện sinh động và phong phú trong những sáng tác của ông
Hình ảnh một ông già tuổi cao, đầu bạc, đôi mắt lòa, ăn mặc giản dị là hình ảnh Nguyễn Trãi tự họa mình trong thơ:
Lưỡng nhãn hôn hoa đầu cánh bạch,
Quyên ai hà dĩ đáp quân ân
(Thứ Cúc Pha tặng phi )
Dịch: Hai mắt đã lòa đầu lại bạc,
Ơn vua chưa đáp, dạ đâu đành
(Hoạ thơ của Cúc Pha tặng)
Trang 21Hay : Bít bả hài gai khăn cóc
Xềnh xoàng làm mấy đứa thôn nhân
(Mạn thuật 11)
Rồi cuộc sống cần kiệm, thanh đạm mà đầy vui thú, hòa đồng cùng cỏ cây, hoa
lá chim muông, cùng cuộc sống lao động nghèo nơi thôn dã Đó chính là nơi mà Nguyễn Trãi tìm lại được sự cân bằng cho tâm hồn bên chốn quan trường ồn ào với những ganh đua chật hẹp:
Núi láng giềng, chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam
1.2.2.2 Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Là nhà thơ lớn của thế kỉ XVI, vần thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là tiếng nói tiêu biểu của tầng lớp nho sĩ trước thực tại khi xã hội phong kiến nước ta bước đầu đi vào con đường khủng hoảng suy vong
Hai tập thơ để lại của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Bạch Vân am thi tập” và “Bạch
Vân quốc ngữ thi tập” đã tái hiện rất rõ cuộc đời, con người và tư tưởng của nhà
thơ Đặc biệt bộc lộ trực tiếp đời sống tâm hồn, tâm tư, xúc cảm là những bài thơ ông tự thuật về cá nhân và gia cảnh của mình
Cái nghèo là sự phản ánh trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Chúng
ta đã biết, mãi năm 45 tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm mới đi thi, đậu giải nguyên và năm sau đó là trạng nguyên Nhưng cuộc sống của nhà thơ không vì thế mà hết bần hàn,
Trang 22nghèo khó Vì nghèo mà dù đã cố giữ phong thái của một nhà nho, của người quân
tử vui với đèn sách, với “nửa rèm trăng gió” mà vẫn không quên được thực tế chua
cay Tiếng thơ ông luôn bao hàm sự chua chát:
Đây là chút nỗi niềm xốn xang những lúc thu về:
Đêm qua một trận gió vàng,
Nhớ thu sân vắng bàng hoàng lòng ta
(Thu thanh 1)
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã hoàn toàn sống với cõi riêng tư của mình, để mà mơ màng, nhung nhớ, để vượt lên trên cái hiện thực thối nát của xã hội mà ông đã không hề sợ sệt dám vạch trần, tố cáo Con người tràn đầy nhiệt huyết vì nước vì dân ấy cũng có lúc:
Đêm đợi trăng lồng bóng trúc,
Ngày chờ gió thổi tim hoa
(Bài 19)
Trang 23Và cũng bao lần:
Nương song ngày trước mùi hương lọt
Thỏa chén, đêm âu, bóng quế tan
(Bài 26)
Vui cùng cảnh lại nhớ người, hình ảnh ánh trăng đêm gợi lại những kỉ niệm gắn bó son sắt giữa bạn và ta xưa Tình cảm đậm đà luyến nhớ dâng ngập tâm hồn:
Sơ giao bạn cũ cách xa,
Tấm son biết có đậm đà nữa thôi?
Đau lòng vô cớ lệ rơi,
Nhớ ai luống những bồi hồi xiết đau!
( Cảm cựu 1)
Đó là những vần thơ chữ Hán mà tiếng thơ vẫn dào dạt tự đáy lòng Trong thơ quốc âm lại có những vần thơ trào lộng rất tự nhiên, bình dị, ông tặng cho môn sinh cũng như cho chính người vợ yêu của mình:
Ngày vắng gióng lòng ngồi lẳng lặng,
Đêm thanh ngửa thịt gáy pho pho
Làm văn rỗng quặc như mông ngựa,
Thấy gái đi qua nghếch cổ cò
(Trách học trò lười)
Một bài khác ông xưng hô với vợ là “mụ” và “yêng” (anh) vừa dân dã vừa trìu mến:
Quen thân, yêng nhủ mụ lời này
Lợi lộc mặc duyên, chăng ấy chớ,
Đôi co thế sự chớ chua thay!
Thế gian có hỏi: lời ai nhủ?
Mụ hay rằng: lời thánh dại ngây!
(Bài 21)
Trang 24Lời khuyên nhủ chân thành cũng là lời thương mến tận trái tim Thái độ cởi
mở như vậy ai dám bảo của một ông trạng chuyên nói lời giáo huấn, chỉ biết thuyết
giảng khô khan?
Tùy thời xuất xử là thái độ và hành vi thích ứng với thực tế cuộc đời của hầu
hết các nhà nho Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy, bên cạnh con người Nho giáo ưu ái
và tích cực, trong tư tưởng của ông cũng có cái phiêu diêu của Lão – Trang, cái
thoát tục của Phật giáo Xã hội Nguyễn Bỉnh Khiêm sống là xã hội đầy mâu thuẫn
Muốn nhập thế hành đạo nhưng không gặp thời, nhà thơ đành phải tìm con đường
nhàn tản xuất thế Và thế là chữ “nhàn” đã trở thành một chủ đề nổi bật trong thơ
ông “Nhàn” là biểu hiện của sự “lánh đục về trong”, không ràng buộc bởi vinh hoa
phú quý, không khuất phục bởi thế lực gian tà “Nhàn” cũng là thái độ tôn trọng tự
do, tự tại, là giải phóng con người cá nhân, nhà thơ được sống với những nhu cầu,
khát vọng riêng của mình Sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là tiêu
biểu cho tư tưởng tự do, khát vọng nhàn tản Ông từng nói:
Trong sạch ai là thiên hạ sĩ,
An nhàn ta chính địa trung tiên
(Ngụ hứng 25)
Tiên là hình tượng đẹp nhất, quý nhất đối với người trần nhưng tiên phải huyền
thoại, còn đây ông thành tiên giữa chính cõi trần Đó là khi con người “vô sự”, khi
“danh, lợi lâng lâng gió thổi hoa”:
Thấy đám thanh vân bước ngại chen,
Được nhàn ta xá dưỡng thân nhàn (Bài 08)
Dửng dưng mọi sự đà ngoài hết,
Nhàn một ngày là tiên một ngày (Bài 10)
Rồi ông tìm cho mình một cái thú “một mai, một quốc, một cần câu” để sống
trọn niềm vui giữa cuộc đời thanh bần đạm bạc – cuộc đời của những người lao
động thôn quê nghèo khổ
Trang 25Cũng như Nguyễn Trãi, chủ đề đời tư cũng đã biểu hiện khá sâu sắc trong thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm Đọc thơ ông chúng ta hiểu thêm về đời sống tình cảm, tâm tư
khát vọng riêng của một con người chỉ biết thuyết minh bằng trí tuệ mà cũng lắng
sâu tình cảm, có sức lay động lòng người
1.2.2.3 Chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Công Trứ
Cùng với Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho rất nổi danh vào
đầu thế kỉ XIX Nói tới Nguyễn Công Trứ chúng ta có thể nhắc ngay tới một số chủ
đề lớn xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông: chí nam nhi; triết lí cầu nhàn
hưởng lạc; cảnh nghèo và nhân tình thế thái Nếu như những vần thơ viết về chí
nam nhi của ông đã biểu hiện rất rõ ý thức về nghĩa vụ, về sứ mệnh của kẻ làm trai
trong cuộc đời thì triết lí hưởng lạc, cầu nhàn, cảnh nghèo và nhân tình thế thái lại
góp phần khẳng định một con người cá nhân Nguyễn Công Trứ hết sức mới mẻ
giữa thời đại mình – một cái tôi riêng tư, một cái tôi hơn người, một cái tôi tự cho
mình là đủ
Cầu nhàn là biểu hiện cho lối sống cá nhân Giống các nho sĩ xưa, Nguyễn
Công Trứ cũng tìm đến cảnh nhàn để sống thảnh thơi, để di dưỡng tinh thần và suy
tưởng, hướng đạo Nhưng Nguyễn Công Trứ không chỉ dừng lại như Nguyễn Trãi:
“Nhàn” để thoát vòng danh lợi, để sống cuộc đời bình dị nơi thôn dã vui với sông
núi, gió trăng, làm bạn với cỏ cây hoa lá; cũng chẳng muốn thành tiên ngay giữa cõi
trần như Nguyễn Bỉnh Khiêm “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn”, “Dửng dưng mọi sự
hay ngoài hết” Không nhàn trong ước ao mộng tưởng, Nguyễn Công Trứ có hẳn
một cách sống nhàn ngay cả khi làm khanh, làm tướng hay lúc làm lính thú ở biên
thùy Không phải đợi về già, không cần đến xuất thế, nhà thơ “ngất ngưởng” ngay
lúc đương triều:
Khi Thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
(Bài ca ngất ngưởng)
Để con người hành động một cách tự do, để mọi tình thú của kiếp người đều
được thể hiện đầy đủ
Trang 26Ở thời đại của Nguyễn Công Trứ, nền kinh tế đô thị đã phát triển mạnh, lễ giáo
và đạo đức phong kiến không còn đủ sức mạnh để kiềm tỏa con người như trước nữa, yêu cầu giải phóng cá tính, giải phóng tình cảm ngày càng quyết liệt Nguyễn Công Trứ không chỉ hưởng nhàn mà đi đôi với nó là hành lạc Cái nhàn của ông không êm đềm, tĩnh lặng như của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, nó có tính chất hoạt động Cuộc sống cá nhân này rất sôi nổi nhộn nhịp, bên cạnh thú vui thanh cao là những thú vui trần tục
Đây là giây phút ngao du:
Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,
Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn
(Luận kẻ sĩ)
Rồi thú cầm, kỳ, thi, tửu:
Thơ một túi gieo vần Đỗ, Lý
Rượu lưng bầu rót chén lưu linh
Đàn Bá Nha gảy khúc tính tang tình
Cờ Đế Thích đi về xe, pháo, mã
(Cầm, kỳ, thi, tửu)
Cả bài bạc, xướng ca, thậm chí đắm mình trong sắc dục:
Thú tiêu sầu rượu rót đề thơ,
Có yến yến, hường hường mới thú
Khi đắc ý mắt đi mày lại,
Đủ thiên nhiên thập thập thêm nồng
(Tài tình)
Hưởng lạc không chỉ là phạm vi thể hiện con người tài tình mà còn dạt dào
phong thái tự do, tự tại nơi Nguyễn Công Trứ “Nếu công danh là cái tự khẳng định
Trang 27bằng “hướng ngoại” thì hưởng lạc là sự khẳng định của bản thể cá nhân Nếu công danh là cách tự khẳng định cá nhân trong bất hủ với vô hạn thời gian thì hưởng lạc
là việc tự khẳng định mình trong thời gian hữu hạn của đời người” [26, tr 181]
Kế với triết lý hưởng lạc cầu nhàn, cảnh nghèo với cuộc sống cùng khổ cũng là một phương diện thơ biểu hiện con người riêng tư cá nhân Nguyễn Công Trứ
Hơn nửa cuộc đời, kể từ lúc sinh ra cho đến khi thi đậu, bổ quan, Nguyễn Công Trứ phải sống trong cảnh túng nghèo, bấn bách Ông từng mô tả những nỗi khổ của
cảnh nghèo trong nhiều bài thơ, đặc biệt là một bài phú nhan đề “Hàn nho phong vị
phú” Lúc đầu mới là nỗi khổ về vật chất – chỗ ở thì:
Kìa ai bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ,
Đầu kèo một tạc vẻ sao, trước của nhện giăng màn gió
Phên trúc ngăn nửa bếp, nửa buồng,
Ống nứa đựng đầu kê, đầu đỗ
Thấy tớ sợ men tìm đến cửa ngoảnh mặt cúi đầu
Chị em e vất lấm vào lưng trề môi nhọn mỏ
Trang 28Láng giềng ít kẻ tới nhà,
Thân thích chẳng ai nhìn họ
(Hàn nho phong vị phú)
Phải lép vế khi quá nghèo:
Chẳng phải rằng ngây, chẳng phải đần,
Bởi vì nhà khó hóa bần thần
Mấy đời thầy kiện mà thua mẹo
Nghĩ phận thằng cùng phải biết thân
(Vịnh nghèo)
Khổ hơn nữa, Nguyễn Công Trứ lại là người có dòng máu phong lưu, ngoài sự thiếu thốn của con người tầm thường, lại thêm nỗi khổ của những khoản phong lưu Nhà nghèo rớt mà vẫn be, vẫn ấm, tuy chỉ là “be sành chắp cổ” “ấm đất sứt vòi” Vẫn
tổ tôm, cờ tướng, mặc dù chỉ là “cỗ bài lá ba đời hàng văn hàng sách lờ mờ”, “bàn
cờ săng bảy kiếp nhà ma, chữ nhật chữ điền xiêu xó”
Là một nhà nho tôn thờ chữ “trung”, chữ “hiếu”, Nguyễn Công Trứ đồng thời cũng là nhà thơ tha thiết với chữ “tình” Tình cảm gái trai lần đầu tiên đến với một nhà thơ Nôm mặn nồng, gắn bó Ông tả tâm trạng riêng tư:
Tương tư là cái sự làm sao,
Muốn vẽ mà chơi vẽ được nào
Trăng soi trước mặt ngờ chân bước,
Gió thổi bên tai ngỡ miệng chào
Một nước, một non, người một ngả,
Tương tư không biết cái làm sao!
Trang 29Khéo quấy người hai chữ tình si,
Lửa ly biệt bầng bầng không tắt nguội
Con người tài hoa tài tử gánh nặng trung hiếu, ôm nợ sách đèn ấy không ngờ lại có lúc trái tim cháy lên mãnh liệt bởi mãnh lực của tình yêu Phải ôm mối sầu lấp đầy trời đất, phải ngẩn ngơ, thương nhớ ngậm ngùi:
Giống ở đâu vô ảnh, vô hình,
Cứ tò mò quanh quẩn bên mình
Kiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng
Hỏi trăng gió, gió trăng hờ hững,
Ngắm cỏ hoa, hoa cỏ ngậm ngùi
Với tiếng lòng da diết riêng tư, Nguyễn Công Trứ đã đưa vào thơ ca trung đại tiếng nói khẳng định nhu cầu tự nhiên, khẳng định con người cảm tính để con người được sống tự do với chính những tư tưởng của mình Và điều ngược lại, chính những
tư tưởng ấy đã góp phần làm đổi thay diện mạo văn học
1.3 Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến
1.3.1 Con người và cuộc đời
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), tên lúc đầu là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn Sau khoa thi Hội không đỗ (năm 1865), ông đã đổi tên thành Nguyễn Khuyến để tỏ
rõ quyết tâm học tập của mình Hiệu là Quế Sơn, tự là Miễn Chi Nguyễn Khuyến sinh ở quê mẹ làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống khoa bảng Ông nội là Nguyễn Tông Tích đỗ nho sinh Cha là Nguyễn Tông Khải đỗ liền ba khoa tú tài
Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi là làng Ngói, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Bà là một người phụ nữ đảm đang, chịu thương, chịu khó, tính tình lại “đoan trang, trầm tĩnh, thuận hòa” và xứng đáng là một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ
Trang 30Ngay từ nhỏ, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là thông minh học giỏi nhưng con đường học hành thi cử của ông cũng gặp rất nhiều lận đận Năm 17 tuổi ông đã đi thi hương nhưng không đỗ Ba khoa thi hương tiếp theo (1855, 1858, 1861) ông đều
bị trượt Con đường học hành không hề hanh thông với ông:
Bốn khoa hương thí không đâu cả,
Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi
(Giễu mình chưa đỗ)
Sau đó cha mất, nhà nghèo, ông phải bỏ học đi dạy thuê kiếm ăn nuôi mẹ Về sau ông nghè Vũ Văn Lý (người làng Vĩnh Trụ, huyện thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, trước là học trò của bác ruột Nguyễn Khuyến), thấy ông thông minh, học giỏi nên đem về nuôi cho ăn học tiếp Năm 1864 Nguyến Khuyến đậu giải nguyên trường Nam Định Năm 1871 ông đỗ Hội nguyên rồi Đình nguyên Vì đỗ đầu cả ba kì thi nên người ta gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ Vua Tự Đức khi ban cờ biển cho
Nguyễn Khuyến cũng viết hai chữ “ Tam Nguyên” Ở tuổi 37, nhiều người cùng
thời Nguyễn Khuyến đã thành danh, hưởng bổng lộc của triều đình, yên vị xã hội, thế nhưng Nguyễn Khuyến lúc này mới bước những bước đầu tiên vào con đường danh vọng
Sau khi thi đậu, Ông được bổ làm quan ở Nội Các Huế, năm sau đổi làm Đốc học Thanh Hóa rồi án sát Nghệ An Năm 1883 Nguyễn Khuyến làm phó sứ cùng với Lã Xuân Oai để đi công cán nhà Thanh Nhưng do Thuận An bị thất thủ (tháng
8 năm 1883) nên việc đi sứ bị đình, ông lại trở về chức cũ Bấy giờ, thực dân Pháp đang đánh chiếm dần nước ta, triều đình thì ngày càng bộc rõ sự bảo thủ, bạc nhược Năm 1884, buồn vì không làm được gì được để cứu vãn tình thế và không cam tâm làm tay sai cho kẻ thù, Nguyễn Khuyến đã lấy cớ đau mắt nặng, cáo quan
về quê
Sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo túng ở nông thôn, sau hơn mười năm làm quan thanh liêm, Nguyễn Khuyến lại trở về cuộc đời thanh bạch ở quê nhà Sự sinh nhai của cả gia đình hoàn toàn nhờ cậy vào bàn tay đảm đang của bà vợ “hay lam hay làm”
Trang 31Tưởng chừng được sống một cuộc đời thanh bạch nơi quê nghèo nhưng bọn thống trị đã không để cho ông được sống yên trong cảnh ẩn dật Chúng đã nhiều lần
cử người đến mua chuộc con người có “tâm hồn cao quý” này, ép buộc Nguyễn Khuyến trở lại làm quan Viện cớ già yếu, Nguyễn Khuyến đã nhất quyết từ chối Sau Hoàng Cao Khải (kinh lược sứ Bắc Kì) lại mời ông đến làm gia sư cho con hắn Bất đắc dĩ, Nguyễn Khuyến phải đi nhưng chỉ ít lâu sau, nhà thơ đã cho con là Nguyễn Hoan đến dạy thay Vì giữ một thái độ bất mãn với bọn thực dân nên Nguyễn Khuyến bị chúng nghi ngờ, theo dõi Để có thể sống một cuộc đời yên ổn, ông đành phải cho con trai là Nguyễn Hoan ra làm quan
Năm 1905, Lê Hoan (tổng đốc Hưng Yên) tổ chức cuộc thi vịnh Kiều đã cố mời Nguyễn Khuyến vào làm ban giám khảo Không thể từ chối được, nhà thơ buộc lòng phải tham gia Nhưng vốn căm ghét bọn làm tay sai cho giặc, ông đã kín đáo gửi gắm tâm sự của mình trong những bài thơ vịnh Kiều để đả kích Lê Hoan và đồng bọn:
Thằng bán tơ kia giở mối ra
Làm cho bận đến cụ viên già
(Kiều bán mình)
Nguyễn Khuyến là một nhà nho, cả đời phấn đấu cho khoa cử thế nhưng khi ra làm quan Nguyễn Khuyến lại chỉ làm quan có 11 năm Đó là một dấu hỏi lớn trong cuộc đời của Nho sĩ chân chính Nguyễn Khuyến Để trả lời câu hỏi này ta phải xét ở khía cạnh thời đại
Như ta đã biết, thời đại mà Nguyễn Khuyến sống là một thời đại đầy biến động Không chỉ do tiếng súng xâm lăng của thực dân Pháp gây nên mà còn do những biến loạn trong lòng dân tộc Đây là thời kì những luân lí đạo đức cũ không còn được như xưa, hệ tư tưởng, nhân sinh quan và hệ ứng xử văn hóa cũ xây dựng
từ mấy ngàn năm nay đã bị sụp đổ Nguyễn Khuyến cũng như bao nho sĩ cuối mùa khác luôn bị hối thúc bởi hai ngả đường không biết nên về hay nên ở: một là cáo quan về quê ở ẩn và hai là tiếp tục ở lại làm quan
Trang 32Lui về ở ẩn là sự lựa chọn cuối cùng của Nguyễn Khuyến, khép lại sau lưng chốn quan trường lố lăng Nguyễn Khuyến không chỉ được tiếng là một vị quan thanh liêm chính trực mà trong gia đình ông còn là một người chồng, người cha có trách nhiệm Ông có tới bốn bà vợ và rất đông con Bà cả được ba con là Nguyễn Hoan, Nguyễn Thuần và Nguyễn Thị Duy Bà thứ được ba con là Nguyễn Điềm, Nguyễn Đôn, Nguyễn Thị Búp Bà ba sinh một con là Nguyễn Khắc Bà thứ tư họ Phạm mất sớm, không có con
Cuối đời Nguyễn Khuyến chủ yếu sống ở quê nhà với vợ con Trở về với xóm làng, thôn quê, ông trở thành nhà thơ của làng quê với những vần thơ gần gũi, chân quê mà vô cùng đằm thắm sâu sắc Trong khoảng thời gian đó ông sống gần gũi với dân làng, hiểu biết những lo toan và tâm tình của họ Chính sự hòa mình vào cuộc sống hồn nhiên nơi thôn dã đã giúp cho nhà thơ phần nào giải tỏa được tâm trạng luôn day dứt, đau khổ và mặc cảm của mình Đây chính là khoảng thời gian nhà thơ có những trước tác đặc sắc để lại cho đời
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Khuyến trước hết là một nhà Nho – một nhà Nho chính thống Trong suốt gần ba mươi năm lăn lộn ở “cửa Khổng, sân Trình” Tư tưởng Nho giáo đã thấm sâu vào con người Nguyễn Khuyến nhưng tên tuổi Nguyễn Khuyến đi cùng năm tháng lại là Nguyễn Khuyến với tư cách của một nhà thơ
Ông làm thơ từ khá sớm và làm bằng nhiều thể tài Những năm sống ở quê nhà Nguyễn Khuyến sống chan hòa gắn bó với cảnh sắc thôn quê và chính mảnh đất quê hương ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ sáng tác nên hơn 800 tác phẩm gồm thơ, văn, câu đối, hát nói… viết bằng chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công nhất là ở thể loại thơ Nôm Có bài tác giả viết bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm hoặc viết bằng chữ Nôm rồi dịch ra chữ Hán, cả hai đều rất điêu luyện Thơ Nguyễn Khuyến tiêu biểu cho tâm hồn người Việt và mang phong vị cốt cách Á Đông
Những tuyển tập tác phẩm của Nguyễn Khuyến có quy mô lớn phải kể đến “Thơ
văn Nguyễn Khuyến” (NXB Văn học, Hà Nội 1971), “Nguyễn Khuyến tác phẩm”
Trang 33(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1984), “Nguyễn Khuyến tác phẩm và lời bình”
(NXB Văn học, Hà Nội 2007)
Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến được cắm mốc lớn khi ông cáo quan
về ở ẩn Thời kì từ quan về ở ẩn là thời kì sáng tác chủ yếu của nhà thơ Tác phẩm của Nguyễn Khuyến chủ yếu được xoay quanh ba nội dung lớn: Bộc bạch tâm sự của mình; viết về con người cảnh vật và cuộc sống ở quê hương – vùng đồng bằng chiêm trũng ở Bắc Bộ; chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỉ, cơ hội thời bấy giờ Thơ văn Nguyễn Khuyến để lại giá trị nhiều mặt cho nền văn học Việt Nam Qua những tác phẩm của mình, Nguyễn Khuyến đã cho thấy tâm sự yêu nước thiết tha, tình yêu con người, cảnh vật thiên nhiên và phong tục tập quán vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ Bên cạnh đó những tác phẩm của ông còn thể hiện sự thâm thúy sâu cay của một nhà thơ luôn dùng tiếng cười để đả kích, chế giễu, phản kháng đối với bọn thống trị thực dân Pháp, bọn quan lại và những người xấu xa trong xã hội Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ trữ tình mà ông còn là một nhà thơ trào phúng, tiếng nói trữ tình và trào phúng trong thơ ông hòa quyện với nhau đã tạo nên một phong cách độc đáo trong thơ ca trung đại Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Toàn bộ sáng tác của mình, những vần thơ Nguyễn Khuyến viết về nông thôn
là đặc sắc hơn cả và những vần thơ ấy đã làm nên cái riêng của thơ ông Trong mảng thơ ca viết về nông thôn, Nguyễn Khuyến có những vần thơ viết cuộc sống một cách chân thật mà sâu sắc Đặc biệt là những dòng thơ ông viết cho riêng mình, viết về đời sống cá nhân và những mối quan hệ tình cảm riêng tư của mình Đó là những dòng thơ thể hiện rõ nhất con người sâu sắc của Tam Nguyên Yên Đổ Chủ
đề đời tư xuất hiện là một nhu cầu tất yếu của đời sống, của tình cảm và trở thành một hiện tượng nghệ thuật đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến
1.3.3 Mảng thơ viết về chủ đề đời tư trong trước tác của Nguyễn Khuyến
Như trên đã nói, ở chủ đề đời tư, vấn đề chủ yếu, vấn đề trung tâm mà nhà văn nêu lên, đặt ra trong tác phẩm là các vấn đề đời tư của chính bản thân tác giả, thể
Trang 34hiện trên hai phương diện cơ bản sau là Con người và cuộc sống riêng và Các mối
quan hệ riêng tư của chính tác giả Với cách hiểu ấy, chúng tôi đã khảo sát và thống
kê được một số lượng khá lớn những bài thơ viết về chủ đề đời tư trong cuốn
Nguyễn Khuyến tác phẩm Cụ thể như sau: có 102 trên tổng số 353, chiếm 35,2 %
Trong đó, có 62 bài thơ viết bằng chữ Hán (xem Phụ lục 1) và 40 bài thơ viết bằng chữ Nôm (xem phụ lục 2) Điều quan trọng là, hai mảng thơ viết bằng chữ Hán và chữ Nôm này đã bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo nên một diện mạo phong phú, sinh động và thú vị về cụ Tam Nguyên rất cụ thể, chi tiết: từ hình thức bên ngoài, đời sống nội tâm đến các mối quan hệ cá nhân
* Tiểu kết
Toàn bộ sự phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy: đã có sự xuất hiện và phát triển của chủ đề đời tư trong văn học Việt Nam thời trung đại Sự phát triển này diễn tiến theo quá trình phát triển của lịch sử tâm hồn dân tộc và quá trình phát triển của văn học Sự xuất hiện của ý thức cá nhân con người là điều kiện để xuất hiện chủ đề đời tư Khi ý thức cá nhân phát triển ở một mức độ nào đó con người trở thành những cái “tôi” cá thể riêng biệt tồn tại trong sự đối lập với xã hội, với cộng đồng thì vấn đề đời tư sẽ trở thành vấn đề lớn, vấn đề trung tâm, thành chủ đề trong các sáng tác
Qua thống kê, khảo sát những bài thơ viết về chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến, chúng tôi nhận thấy: mảng thơ viết về chủ đề đời tư trong trước tác của Nguyễn Khuyến có số lượng lớn, phong phú, hứa hẹn nhiều đóng góp Mảng thơ này sẽ góp phần khẳng định Nguyễn Khuyến là người rất gần gũi với đời thường, là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam Quan trọng hơn, chủ đề đời tư trong thơ Nguyễn Khuyến đã đánh một dấu mốc trên tiến trình phát triển của văn học trung đại nói riêng, văn học Việt Nam nói chung
Trang 35Chương 2
CHỦ ĐỀ ĐỜI TƯ QUA BỨC CHÂN DUNG TỰ HỌA
Như ở phần mở đầu đã nêu rõ, thơ Nguyễn Khuyến có sự xuất hiện rõ nét của chủ đề đời tư Nó được ý thức qua phạm trù tâm sự mang tính chất trữ tình Đó
là kết quả của quá trình tác giả tự ý thức, tự đánh giá, tự miêu tả - mà các nhà nghiên cứu gọi chung là “tự họa” Đưa chính mình vào thơ văn, và như vậy đã có sự thống nhất giữa cái tôi trữ tình trong sáng tác và cuộc đời nhà thơ Đi nghiên cứu bức chân dung mà Nguyễn Khuyến tự họa trong văn thơ chúng ta thấy hiện ra một con người cá nhân cá thể sinh động và đầy đủ Nhà thơ đã đem chính cái “ tôi ” của mình để thuật tả trong văn chương, biến mình thành một đề tài để họa, để than, để giễu cợt Con người với dáng vẻ, tâm hồn tính cách, là nét chân dung mà Nguyễn Khuyến tự vẽ cho mình
2.1 Về hình thức
Nguyễn Khuyến tự nhận mình là một ông già khắc khổ: “mặt sạm”, “mặt gầy võ”, gầy võ đến cả dáng hình: “hình gầy võ”, “phờ phạc”, gợi nỗi buồn thương:
“hình ngây ngô mà bóng cũng ngây ngô”
Mặt sạm, râu đốm bạc, mắt lại đỏ hoe
(Tự than)
Da mồi, tóc bạc, ta già nhỉ
(Ta lại người cho hoa trà)
Năm mươi mốt tuổi tôi hay,
Xem chừng tóc bạc, răng long mắt lòa
(Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mươi tuổi)
Trong bài Than già, ông còn miêu tả rất kỹ, cận cảnh về bản thân, từ mái tóc, hàm răng, đến đôi mắt:
Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm,
Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay
Nhập nhèm bốn mắt tranh mờ tỏ,
Trang 36Và đặc biệt là tư thế Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say đầy ấn tượng Trong bài “Tự
trào” Nguyễn Khuyến đã mô tả mình như sau:
Cũng chẳng giầu mà cũng chẳng sang
Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng
Các từ láy "làng nhàng", "nhập nhèm", "khấp khểnh" đã phác họa bức chân
dung ông già Nguyễn Khuyến với những đường nét thật hài hước Dường như, mỗi
khi ngắm lại mình, ông thường dâng trào nhiều cảm xúc Không chỉ là lời than mà
còn là tiếng cười đầy ngụ ý:
Ình ịch đêm qua trống các làng,
Ai ai mà chẳng rước xuân sang
Mỗi năm một tuổi trời cho tớ
Tuổi tớ trời cho tớ lại càng
(Lên lão)
Vẫn cách nói hóm hỉnh pha chút cao ngạo "tuổi trời cho tớ", "tuổi tớ trời cho"
rồi cách xưng hô "tớ" cho thấy thái độ ung dung, vui vẻ của Nguyễn Khuyến
Dường như trên khuôn mặt ông không toát lên chút gì ưu tư mà tràn trề sinh khí
"Tớ lại càng " “càng” ở đây là càng dẻo dai, sức người dẻo dai và sức viết cũng
dẻo dai, xuất phát từ câu tục ngữ “càng già càng dẻo càng dai” Cũng có lúc Nguyễn Khuyến đem cái gàn dở của mình ra để mua vui cho thiên
hạ và cũng là để kín đáo bộc lộ tâm sự của bản thân Hiện lên trong thơ tự trào là
hình ảnh một ông say:
Khi vui chén rượu say không biết
Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa
(Cáo quan về ở nhà)
Một "anh giả điếc": Khéo ngơ ngơ, ngác ngác ngỡ là ngây
Hỏi anh, anh cứ ậm ờ
(Anh giả điếc)
Trang 37Đó là một con người gàn dở, lập dị, khờ khạo:
Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ,
Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây
(Mẹ Mốc)
Tác giả tự cười cái già nua, gàn dở, vô dụng của bản thân Dường như, đằng sau đó là nỗi lòng xót xa, cay đắng của nhà thơ Trên thực tế, Nguyễn Khuyến là người rất thông minh và tỉnh táo Biết ông mắt kém, có kẻ xỏ lá đã tặng ông một
chậu hoa trà – một loài hoa hữu sắc vô hương, ông đã “hậu tạ” bằng bài Tạ lại
người cho hoa trà với lời lẽ sâu cay, thấm thía:
Tết đến người cho một chậu trà,
Đương say ta chẳng biết rằng hoa
Da mồi, tóc bạc, ta già nhỉ?
Áo tía đai vàng, bác đấy a!
Mưa nhỏ, những kinh phường xỏ lá!
Gió to, luống sợ nó rơi già
Lâu nay ta chỉ xem bằng mũi,
Đếch thấy mùi thơm một tiếng khà!
(Tạ lại người cho hoa trà)
Tóm lại, tự hoạ dung nhan của mình từ diện mạo: chẳng gầy, chẳng béo , đến hình dáng lụ khụ, khấp khểnh , hay các chi tiết đặc tả như mặt sạm, tóc bạc, râu đốm bạc, răng long, mắt lòa, da mồi là cách Nguyễn Khuyến hí họa mình trong văn chương Khi thì ông vẽ mình hóm hỉnh hài hước, lúc lại bằng giọng điệu chân thực và nghiêm trang Về cơ bản, bức chân dung cụ Tam Nguyên tự hoạ thường được nội tâm hoá, cố ý vẽ mình bằng những đặc điểm không hề đẹp đẽ, trong mô tả đã mấp mé
muốn bộc lộ nỗi niềm “mắt lại đỏ hoe”
2.2 Tâm hồn tính cách
Những nét vẽ về hình dáng chỉ là một khía cạnh là hình thức bên ngoài, con người thực của Nguyễn Khuyến là chính con người bên trong kín đáo, con người mang một bầu tâm sự không thể giãi bày
Trang 382.2.1 Con người hiếu học
Năm 1952, Nguyễn Khuyến lấy vợ, và đi thi hương lần thứ nhất cùng với
cha, song không đỗ Ngay năm sau, địa phương có dịch thương hàn, cha và em ruột,
bố mẹ vợ đều qua đời Gia đình Nguyễn Khuyến lâm vào cảnh tiêu điều xơ xác, đời
sống càng ngày càng đói rét
Từ năm 1854, Nguyễn Khuyến nối lại nghề cha đi bảo học để lấy lương ăn
Ba khoa thi hương tiếp theo 1855, 1858, 1861, ông đều bị trượt Ông không dấu nổi
ngậm ngùi, cay đắng trước thực tế này:
Nghĩ tôi lại gớm cái mình tôi,
Tuổi đã ba mươi kém một thôi
Bốn khoa hương thí không đâu cả,
Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi
chàng sĩ tử quyết tâm vượt khó, quyết tâm mang bảng vàng về sau khi “lều chõng”
Quyết chí phen này trang trải sạch, Cho đời rõ mặt cái thằng tao
(Than nợ)
Khoa thi năm 1864 ông mới đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội Tiếp theo, ông
giải Thắng thi hội các khoa 1865, 1868 đều bị trượt Ông ở lại Huế, vào học Quốc
Tử Giám, ân khoa năm 1869 lại trượt
Tuổi trẻ không nản chí, lý tưởng, mơ mộng mở ra niềm hy vọng tươi sáng cho
người con Yên Đổ:
Gặp hội rồng mây cao chót vót
Đã lên, lên bổng tít bao chừng
(Cá chép vượt đăng)
Trang 39Cho đến năm 1871, ông mới liên tiếp đỗ đầu thi Hội, thi Đình, khi đã 37 tuổi Nguyễn Khuyến phải lận đận gần ba mươi năm đèn sách, với chín khóa lều chõng Trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến, đó là một cố gắng phi thường
Như vậy, xuyên suốt hành trình cuộc đời mình, từ đi thi đến thi hỏng, nợ nần nghèo đói, tuổi già, muốn vượt lên trên hoàn cảnh, Nguyễn Khuyến nhiều lần động viên mình Dẫu nghèo khó, tư thế một nhà quan, một nhà nho, ông đã có lúc đầy khí thế:
Đâu phải là điều én, sẻ hay
(Vân ngoại bằng đoàn)
Ở bài “Hý thủy thanh danh” viết bằng chữ Hán, ta thấy ở ông một cái tôi
“rạo rực những ước mơ” Dưới đây là hai câu thơ dịch:
Những ước được thời, cơn gió cả
Chút vui thôi cũng vượt muôn trùng
Rõ ràng, ngay ở thơ "tự trào" của Nguyễn Khuyến, người đọc tinh ý nhận ra một cuộc đối thoại và một cuộc tự đối thoại của nhà thơ với chính mình Qua đó, hình ảnh một con người hiếu học đã được khắc hoạ rõ nét
2.2.2 Con người chua chát, sâu cay và cũng rất hài hước dân dã
khao khát trị quốc, bình thiên hạ nhưng sinh bất phùng thời, luôn thấy mình lạc
lõng, bất lực và vô dụng trong mọi phương diện
Trang 40Mất nửa đời vật lộn chốn trường thi, khi đã đạt đến đỉnh cao rồi lại tự ngộ ra một thực tế phũ phàng: dẫu “bia xanh, bảng vàng” chung quy cũng chỉ là vô dụng cho nước nhà Ông đã vô cùng chua chát cho sự nghiệp của mình:
Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng
(Tự trào)
Đèn sách ích chi cho buổi ấy,
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
(Ngày xuân dặn các con)
Không chỉ vô dụng, cộng thêm tuổi già sầm sập đến, ông thấy rõ tuổi già bất
lực nên thường băn khoăn suy nghĩ về nó Trái với thói thường của kẻ giàu sang thoả mãn ở đời, muốn được hưởng lâu tuổi trời, mỗi lần thêm tuổi thì vui mừng chúc tụng, ông thấy cảnh già thật không có gì đáng làm vinh dự lắm:
Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ,
Có rượu thì ông chống gậy ra
(Lên lão)
“Ăn dưng” nghĩa là ăn không, nghĩa là gánh nặng cho con cháu Lời thơ mộc mạc, nhẹ nhàng nhưng chứa chan tâm sự Nguyễn Khuyến đã dùng tiếng cười để giễu cợt, phủ định mình một cách chua chát Tiếng cười mang nặng tâm trạng ưu tư,
đó là nỗi đau đớn bất lực, hổ thẹn cho chút tài lực của bản thân không thể đem ra phò vua giúp nước
Đối với những hiện tượng xấu trong xã hội, nhà thơ dùng tiếng cười đánh vào thói
lố lăng, rởm đời, những biểu hiện suy vi đạo đức trong buổi giao thời Đó là đội ngũ thầy đồ, sư sãi cho đến lũ đĩ điếm, me Tây hay nhưng trò rởm đời khác Đó là hình ảnh thầy đồ ve gái goá:
Người bảo rằng thầy yêu cháu đây
Thầy yêu mẹ cháu có ai hay