LOI CAM ON
Lời nói đầu tiên cho phép em được gửi tới các thầy cô giáo trong Ban
giám hiệu trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn: TS
GVC Phạm Thị Hồ lịng biết ơn chân thành và trân trọng nhất Nhờ có sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của cơ giáo
hướng dẫn em đã hồn thành khố luận tốt nghiệp Đại học này
Do khả năng có hạn, chắc chắn khoá luận này cịn nhiều thiếu sót, em rất
mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Em xin chân thành cẩm ơn!
Hà Nội, tháng 5 — 2007
Sinh viên
Trang 2LOI CAM DOAN
Dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ GVC Phạm Thị Hoà và đọc các tài liệu tham khảo, tơi đã tìm tịi và phát hiện thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ
nghệ thuật thể hiện hình tượng một cách có hệ thống Đặc biệt là các từ ngữ
trong thơ Nguyễn Đình Thi Do vậy tôi xin cam đoan đề tài khoá luận tốt
nghiệp đại học “Tính hệ thống của từ ngữ thể hiện hình tượng trong thơ
Nguyễn Đình Thử” là kết quả của riêng tôi, không trùng với kết quả của các tác giả khác
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Trang 3MUC LUC Trang Lời cảm ơn 1
Lời cam đoan 2
Mục lục 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Lịch sử vấn đề 5
3 Mục đích nghiên cứu 6 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5 Giới hạn nghiên cứu 6 6 Phương pháp nghiên cứu 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1 Hinh tuong nghé thuat 8
2 Hệ thống 9
3 Những kiểu quan hệ trong ngôn ngữ lL 3.1 Quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập 11 3.2 Quan hệ ngang và quan hệ dọc 12
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CỦA TỪ NGỮ THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC 15
ĐAU THƯƠNG MÀ ANH DŨNG
1 Hình tượng đất nước đau thương 15
2 Hình tượng đất nước đau thương mà anh dũng 21
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CÁC TỪ NGỮ THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC 28
THANH BÌNH
1 Hình tượng thiên nhiên đất nước thanh bình 28 2 Hình tượng con người với tình yêu nam nữ 36
PHẦN KẾT LUẬN 46
KET QUA THONG KE 48
TAI LIEU THAM KHAO 50
Trang 4PHAN MO DAU 1 Lí do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật thường được sử dụng có hệ
thống Tính hệ thống có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng, tinh cdm của tác phẩm
Việc nghiên cứu tính hệ thống của từ ngữ khơng chỉ có ý nghĩa với người
tiếp nhận và thưởng thức văn chương nghệ thuật nói chung mà nó cịn là việc làm vô cùng cần thiết với người giáo viên Ngữ văn Trong q trình phân tích
thơ ca, việc phân tích từ ngữ theo các chủ đề tư tưởng là một điều vơ cùng có ý
nghĩa Chúng giúp ta hiểu giá trị và hiệu quả của từng từ ngữ là các yếu tố nghệ thuật mà tác giả đã chọn lọc và sử dụng, đồng thời thấy được giá trị chung của các yếu tố đó khi chúng phối hợp liên kết lại với nhau một cách có
hiệu quả
1.2 Giới thiệu về tác giả
Nguyễn đình Thi (1924 - 2003) là một nghệ sĩ đa tài hiếm hơi trong đội
ngũ văn nghệ sĩ khá đông của Việt Nam Ông soạn nhạc, viết văn, làm thơ, viết kịch, viết phê bình tiểu luận ở mỗi lĩnh vực ông đều có những thành tựu
riêng để lại ấn tượng riêng trong những tìm tịi sáng tạo góp phần vào sự phát
triển của từng thể loại văn học Nhưng đến nay có thể thấy rằng trong địa hạt
văn học, cái lưu lại ấn tượng mạnh nhất sâu rộng nhất trong lịng người đọc
chính là thơ Nguyễn Đình Thi quan niệm: “Thơ là cái thiết tha nhất của tơi, cái tìm tôi khổ nhất của tôi” Vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi đem đến cho thơ một tiếng nói mới khác với những
phong cách của các nhà thơ trước đang chuyển mình Ơng là nhà thơ của Cách Mạng tháng 8 Thơ ông tuy không nhiều nhưng nó mang đậm sức sống của một thời đại mới, mang đậm những nét suy nghĩ hồn nhiên chân thật của tâm
Trang 5giả không quan tâm khai thác những hình ảnh lạ ma ngược lại Nguyễn Đình
Thi muốn người đọc chú ý đến cuộc đời quen thuộc mà mỗi lần lại có thể nhận ra một vẻ đẹp mới của “cánh đồng”, dịng sơng”, “bầu trời”, “đố hoa” Ơng có ý thức chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu để qua đó ta thấy
được diện mạo của đời sống phong phú gần gũi
Chính vì ý nghĩa đó mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Tính hệ thống của từ ngữ thể hiện hình tượng trong thơ Nguyễn Đình Thi
2 Lịch sử vấn đề
Việc xem xét tính hệ thống của từ ngữ đã được rất nhiều nhà ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm trong cơng trình nghiên cứu tiếng Việt tiêu biểu là
các nhà ngôn ngữ học: Đỗ Hữu Châu, Đới Xuân Ninh, Nguyễn Thiện Giáp,
Bùi Minh Tốn, Hồng Phê
Tuy nhiên các nhà Việt ngữ chỉ phân tích một số hệ thống thuộc cấp độ
từ ngữ tiêu biểu để minh hoạ cho lí thuyết Tác giả Đới Xuân Ninh đã phân tích bài “Thu Điếu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến theo hai hệ thống “nh” và
“động” để chúng ta thấy được nét đặc sắc độc đáo của nhà thơ làng cảnh Việt
Nam Nguyễn Khuyến Tác giả Đỗ Hữu Châu trong “Phân tích từ ngữ trong
giảng văn” (giáo trình từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt) đã đi vào phân tích một số đoạn trong một vài tác phẩm: Tống biệt hành (Thâm Tâm), Theo chân
Bác (Tố Hữu), Truyện Kiều (Nguyễn Du) Một tác giả khác Bùi Minh Toán trong Ti trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt đã phân tích những từ ngữ được dùng một cách có hệ thống trong bài Bếp la (Bang Việt) và một số đoạn trong Viéng lang Bac (Vién Phuong) Dat nước (Nguyễn Đình Thi) nhằm làm
sáng tỏ hiệu quả biểu đạt của từ ngữ trong hai mối quan hệ đó là: quan hệ ngang và quan hệ dọc trong hoạt động giao tiếp
Nghiên cứu và xem xét tính hệ thống của từ ngữ trong nhiều tác phẩm
của một tác giả đã có các khoá luận tốt nghiệp của một số sinh viên trường
Trang 6với đề tài: “Tính hệ thống của từ ngữ trong Người lái đị sơng Đà và Chữ người tử tù của nhà văn Nguyên Tuân”; sinh viên Nguyễn Thị Thoa lớp K28G với đề tai: “Tim hiểu một số trường từ ngữ trong các tác phẩm viết về
người nông dân của Nam Cao” vv
Khác với nhêu công trình trước, khố luận của chúng tôi đi vào nghiên cứu tính hệ thống của từ ngữ thể hiện hình tượng trong thơ Nguyễn Đình Thi 3 Mục đích nghiên cứu
Phân tích hệ thống từ ngữ thể hiện hình tượng trong các tác phẩm thơ của
Nguyễn Đình Thi để từ đó làm sáng tỏ hiệu quả và giá trị của việc sử dụng từ
ngữ nghệ thuật trong tác phẩm Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả của việc phân tích tìm hiểu các tác phẩm văn chương theo phương pháp hệ thống trong nhà
trường phổ thông
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Nghiên cứu những cơ sở lí thuyết phục vụ cho đề tài
2 Tìm hiểu và thống kê những từ ngữ được sử dụng theo các tiểu hệ
thống trong một số tập thơ đã được tuyển chọn của nhà thơ Nguyễn đình Thi 3.Phân tích hiệu quả sử dụng của từ ngữ có tính hệ thống trong, Thơ fác
phẩm chọn lọc của Nguyễn Đình Thi
5 Giới hạn nghiên cứu
Khoá luận của chúng tôi tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tính hệ thống
của từ ngữ thể hiện hình tượng trong thơ Nguyễn Đình Thi qua những tập thơ
sau:
1 Người chiến sĩ (1956)
Bài thơ Bắc Hải (1958) Dịng sơng trong xanh (1974)
Tia nắng (1985)
Sóng reo (2001)
we
Trang 7Tính hệ thống của từ ngữ nghệ thuật thể hiện ở cả hai mỗi quan hệ: quan hệ ngang và quan hệ dọc nhưng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu và xem xét
các từ ngữ biểu đạt hình tượng là chủ yếu cho nên đề tài chỉ giới hạn việc xem
xét tính hệ thống theo quan hệ dọc Việc phân tích hệ thống từ ngữ theo chiều ngang cũng được lưu ý nhưng chỉ với nhiệm vụ bổ trợ
6 Phương pháp nghiên cứu -_ Phương pháp khảo sát
- Phuong pháp thống kê
- Phuong phap phân loại
Trang 8PHAN NOI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để nghiên cứu xem xét và thấy được hiệu quả biểu đạt của các từ ngữ được sử dụng một cách có hệ thống trong thơ Nguyễn Đình Thi, chúng tôi phải căn cứ vào một số vẫn đề lý thuyết phục vụ cho nội dung đề tài
1 Hình tượng nghệ thuật
Người nghệ sĩ tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống thể
hiện tư tưởng tình cảm của mình giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi mối quan hệ ý nghĩa muôn mầu của bản thân với thế giới xung
quanh Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng bằng định lí, cơng thức mà bằng hình tượng nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những
sự vật hiện tượngđáng làm ta suy nghĩ về tính cách, về số phận, tình đời, tinh
người qua chất liệu cụ thể
Theo từ điển thuật ngữ văn học của tác giả Lê Bá Hán: Hình tượng nghệ
thuật chính là các khách thể đời sống được người nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng
tượng,sáng tạo, tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bằng chất liệu cụ thể, nó làm người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng Đó là một đồ vật, một
phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận Hình tượng
nghệ thuật có thể tồn tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tỉnh thần
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y
Trang 9Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện từng nét cụ thể, cá biệt
không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ bản chất của mỗi loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của người nghệ sĩ Hình
tượng nghệ thuật không phải phản ánh các khách thể thực tự nó mà thể hiện tồn bộ quan điểm cảm thụ sống động của chủ thể đối với thực tại Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực mà còn thưởng thức cả nét vẽ,
màu sắc, cả nụ cười, sự suy tư ẩn phía sau bức tranh ấy Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật
Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ giữa các mặt độc lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và
khái quát hiện thực lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vơ hình
Hình tượng là một quan hệ xã hội thẩm mĩ Đó là quan hệ giữa các yếu tố
chính của bức tranh đời sống thể hiện qua hình tượng Tiếp theo đó là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thế giới thực tại mà nó phản ánh Hình tượng không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới chưa từng có trong hiện thực đó là quan hệ giữa tác giả với hiện tượng với cuộc sống của tác phẩm.Một mặt hình tượng là hình hình thức, là kí hiệu của một tư tưởng, tình cảm, một nội dung nhất định, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ Mặt khác hình tượng là một khách thể tinh thần có cuộc sống riêng Và cuối cùng hình tượng nghệ thuật chính là hình tượng ngơn từ
(3, Tr147)
2 Hệ thống
a Khái niệm
Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ lẫn nhau
Như vậy mỗi đối tượng trọn vẹn là một hệ thống chẳng hạn như một gia đình,
một tác phẩm văn học, một cái cây b Điều kiện
Trang 10- Tập hợp các yếu tố
- Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó
Như vậy dựa vào những yếu tố trên chúng ta có thể phân biệt được hệ thống
với các tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố khơng có quan hệ tất yếu nào với nhau
chẳng hạn cái cây là một hệ thống nhưng đống củi bao gồm: rễ cây, thân cây,
cành cây, lá cây không tạo thành một hệ thống mà nó vẫn chỉ là một đống cui
c Kết cấu
Kết cấu là tổng thể các mối quan hệ, liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố của
hệ thống Kết cấu phản ánh hình thức sắp xếp của các yếu tố và tính chất của sự tác động lẫn nhau về các mặt và thuộc tính của chúng Nhờ có kết cấu mà chúng ta hiểu vì sao phẩm chất của hệ thống không giống với phẩm chất của
các yếu tố tạo thành
d Hệ thống ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó bao gồm các yếu tố và quan hệ giữa các
yếu tố đó Các yếu tố trong hệ thống ngơn ngữ chính là các đơn vị ngơn ngữ
Tính hệ thống của ngôn ngữ thể hiện qua các cấp độ sau
- Cấp độ âm vị: Âm vị là đơn vị nhỏ nhất người ta có thể phân biệt được trong chuỗi lời nói Ví dụ âm vị |b|, |t|, |v| là nhhững âm vị không thể chia
nhỏ hơn
- Cấp độ hình vị: Hình vị là một hoặc một chuỗi kết hợp vài âm vị biểu
thị một khái niệm Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa
Ví dụ từ “xe đạp” bao gồm hình vị “ve” và hình vị “đạp”
- Cấp độ từ: Từ là chuỗi kết hợp một hoặc một số hình vị mang chức năng gọi tên, chức năng ngữ nghĩa và chức năng cấu tạo câu
Trang 11- Cấp độ câu: Câu là chuỗi kết hợp một hay nhiều từ, chức năng của nó
là chức năng thơng báo
Ví dụ về câu đơn hai thành phần: - Nam đi cắm trại
- Lan đi học toán
3 Những kiểu quan hệ trong ngôn ngữ
Trong một hệ thống bao gồm rất nhiều quan hệ khác nhau nhưng có hai cặp quan hệ cần xem xét kĩ đó là:
- Quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập - Quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tưởng 3.1 Quan hệ đông nhất và quan hệ đối lập
Dựa vào quan hệ đối lập xác định giá trị của từng yếu tố trong hệ thống Giá trị của mỗi yếu tố là do sự đồng thời có mặt của các yếu tố khác trong hệ
thống quy định, nó được hình thành bởi sự khác biệt giữa các yếu tố:
Chẳng hạn dựa vào đặc điểm cũng là từ láy miêu tả tiếng mưa chúng ta
có thể tập hợp được một hệ thống bao gồm các từ sau: rào rào, xối xả, lộp độp,
tí tách, rả rích Tất cả các từ trên đều thuộc hệ thống từ láy tượng thanh miêu
tả tiếng mưa
Nhưng chúng ta nhận thấy các từ “rvo rào”, trung tính về sắc thái biểu
cam, “ti tach” , “rd rich” goi cam giác mưa nhẹ, hạt nhỏ mà dai dang lau
tanh Con mưa xối xả gợi cho chúng ta cảm giác mua nang hat, mua mau từng
đợt nước liên tiếp ào ạt dội xuống làm nhấn chìm mọi vật vào nước
Một ví dụ khác cũng là động từ diễn tả hoạt động chia tách sự vật hiện
tượng có các từ: chặt, bẻ, băm, tách, thái nhưng khơng có từ nào đạt hiệu quả biểu đạt giàu sức gợi hình gợi cảm như từ “xể” trong:
Vang trang ai xể làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
Trang 12Từ “vể” không chỉ diễn tả được hành động chia cắt tách đôi hai nửa vầng
trăng mà nó còn diễn tả tâm trạng của hai nhân vật trong cuộc chia tay lưu,
luyến bịn rịn của Thúc Sinh và Thuý Kiểu Đặc biệt hơn đó là nỗi cay đắng tủi hờn, nỗi cô đơn cùng cực của nàng Kiều, tâm trạng hãng hụt, lẻ loi được
khắc hoạ rõ nét nhất Khi đọc câu thơ ta tưởng chừng như câu thơ cũng bị gập
gay thành hai nửa
Như vậy cơ sở lí thuyết về quan hệ đồng nhất và quan hệ đối lập sẽ giúp
người viết khố luận có căn cứ để tập hợp các từ có cùng một nét nghĩa biểu
đạt một hình tượng nào đó, đồng thời đối lập các từ này để phân tích phát hiện hiệu quả sử dụng của từng từ Hay nói cách khác, đối lập để thấy giá trị của
mỗi yêu tố trong mối quan hệ với các yếu tố khác trong hệ thống
3.2 Quan hệ ngang và quan hệ dọc
Khi ngôn ngữ được hiện thực hố thì những yếu tố của nó hiện ra lần lượt cái này tiếp cái kia làm thành một chuỗi Khi biểu hiện bằng chữ viết người ta thay thế sự kế tiếp thời gian của các yếu tố ngôn ngữ bằng không gian của các
chữ Đặc điểm này của ngôn ngữ được gọi là hình tuyến của các biểu hiện và
mối quan hệ giữa các yếu tố
Vận dụng những hiểu biết về quan hệ ngang khi phân tích từ ngữ biểu đạt
hình tượng trong tác phẩm, chúng tôi cố gắng khôi phục những kết hợp gần gũi có tác động chi phối mạnh biểu đạt nghĩa rõ nhất Ví dụ về “hình tượng
đất nước đau thương”, chúng tôi bắt đầu từ việc tìm các từ ngữ khắc hoạ con
người khổ đau trong chiến tranh chẳng hạn: “đau thương, vất vả, nghèo vv ”
nhưng đồng thời cũng tìm cách kết hợp đi liền với các từ ngữ này để thấy rõ phạm vi vùng miền đối tượng mà tác giả miêu tả
Ví dụ: bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương có cụm từ( đời -thương
đau) Hay một ví dụ khác từ “mặt người” được kết hợp với cụm từ “vất vả in
sáu” cho chúng ta thấy rõ nét vất vả hằn lên trên từng khuôn mặt Một câu
Trang 13hing” doc cau tho lén ta thay tir “dat nghéo” cé nghia 1a quê nghèo tuy nghèo nhưng rất anh dũng bằng việc kết hợp với dong tit “nudi” va tir “anh hùng” ta càng thấy hình tượng quê hương đau thương được khắc hoạ một cách rõ nét
Quan hệ đọc là những yếu tố đồng loại có thể thay thế nhau trong cùng
chuỗi lời nói nằm trong quan hệ liên tưởng đối với nhau Vận dụng những
hiểu biết về quan hệ dọc, chúng tôi sẽ đồng nhất và đối lập các yếu tố như đã nói ở trên để thấy giá trị không thể thay thế của mỗi từ ngữ trong hệ thông
trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ: khi miêu tả về hình tượng đất nước thanh bình tươi đẹp, Nguyễn
Đình Thi đã sử dụng một hệ thống các từ ngữ miêu tả thiên nhiên như: biển lúa, cánh cị, dịng sơng, phù sa, những ngả đường, mây vv để ca ngợi, niễm tự hào về quê hương Việt Nam giàu đẹp, xinh xắn như một bài thơ trữ tình
Bên cạnh hệ thống trên tác giả đã sử dụng phối hợp các hệ thống từ ngữ chỉ
cảm giác, cảm nhận của con người trước khung cảnh quê hương đổi mới như: thơm mát, xao xác, vui nghe, trong biếc (nói cười) cầng tạo nên vẻ đẹp chân
phương giản dị mà sâu sắc của quê hương Việt Nam
Như vậy là việc khảo sát xem tác giả đã sử dụng các hệ thống danh từ, động từ, tính từ cùng với quan hệ ngang và quan hệ dọc để thấy hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ có tính hệ thống là một việc làm vô cùng cần thiết
Mỗi tác phẩm là một hệ thống trong đó các tư tưởng tình cảm, cảm xúc,
hình tượng hình ảnh và ngơn ngữ có quan hệ với nhau Tính hệ thống của từ
ngữ trong tác phẩm văn chương được xem xét trên ba phương diện sau:
1 Tính hệ thống của từ ngữ trong việc biểu đạt tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
2 Tính hệ thống của từ ngữ trong việc biểu đạt tư tưởng, chủ để trong
nhiều tác phẩm của một tác giả
Trang 14Về tính hệ thống của từ ngữ trong phương diện 1 và phương diện 2 ta có
thể thấy: mỗi một tác phẩm bao giờ cũng bao gồm một hệ thống lớn, trong hệ thống lớn lại gồm nhiều hệ thống nhỏ Chủ đề tư tưởng của tác phẩm được bộc
lộ thông qua hình tượng nhân đạo lịng yêu quê hương đất nước Nguyễn Đình Thi khơng chỉ ca ngợi cảnh đất nước thanh bình mà cịn thấy được một đất nước gian khổ đau đớn trong chiến tranh Bài Buổi chiêu vàm cỏ tác giả thốt lên:
Buổi chiều 7a mau
Ngốn ngang những vũng bom
Chỉ bằng hai câu thơ rất ngắn, nhưng các từ ngữ: vững bom, ứa máu, ngốn ngang kết hợp với hình ảnh “buổi chiêu” đã tạo nên rõ nét sự tàn khốc của chiến tranh Những “vững bom” ấy cũng chính là những dịng máu của
nhân dân ta dưới làn bom đạn ác liệt của kẻ thù
Nguyễn Đình Thi là ngòi bút tài năng ông đã thành công ở nhiều lĩnh
vực: thơ, kịch, tiểu thuyết, phê bình văn học nhưng người ta biết đến
ông với tư cách là một nhà thơ Tính hệ thống trong thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện rất rõ qua các sáng tác thơ Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét về Nguyễn Đình Thi như sau: “Tói cho rằng tác phẩm của Nguyễn
Dinh Thị dù là thơ hay tiểu thuyết kịch bản sân khấu thì cũng là những
bài ca ngợi đất nước mình Nhưng với Nguyễn Đình Thị cái đẹp là cái trong sáng của đất nước cứ phải ánh lên từ trong đau thương lam lũ bất
hạnh Câu thơ hay nhất của anh là thế”
Trang 15CHUONG 2
HE THONG CUA TỪ NGỮ THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG
ĐẤT NƯỚC ĐAU THƯƠNG MÀ ANH DŨNG
Đất nước ta trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh đặc biệt là hai cuộc chiến
tranh chống Pháp và chống Mĩ Văn học gắn liền với cuộc sống Nhà thơ
Nguyễn Đình Thi đã viết về cuộc sống của con người Việt nam trong chiến
tranh với rất nhiều cảm hứng: đau xót trước cảnh quê hương bị dày xéo, tự hào
về ý chí quật cường của những con người Việt Nam kiên trung, bất khuất 1 Hình tượng đất nước đau thương
Bai tho Dat nuéc, nha tho Nguyễn Đình Thi viết: Ơi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nái trời chiều
(Đất nước)
Bằng việc sử dụng các hình ảnh về quê hương “những cánh đồng quê”
những cánh đồng ấy “chảy máu”, hình ảnh “dây thép ga” tác giả đã khắc hoạ một cách khái quát về hình tượng quê hương đau thương Hình ảnh “cánh
đông quê” ở đây không phải là cánh đồng bát ngát xanh, mênh mông thẳng
A“
cánh cị bay mà đó là cánh đồng quê “chẩy máu” cánh đồng đớn đau “Chẩy
máu” là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho sự thật nhức nhối: máu người nông
dân đã chảy xuống ngập xóm làng, ngập đồng quê, ngập luống cày dưới làn
mưa bom bão đạn của thực dân Pháp
Hình ảnh “đáy /hép gai” cũng là hình ảnh hốn dụ về những lô cốt, những đồn bốt của thực dân Pháp nhiều vô kể như đang “đám nát” đang cứa
Trang 16Một buổi chiều trong không gian u uất nặng nề của quê hương Vàm Cỏ
nhà thơ viết:
Bỗng dưng lửa cháy mịt mờ
Nước non guằn quại bóng cờ đồn Tây
Gơng đè cổ xích còng tay
Kẻ cờm trong ngục người đây ra khơi Roi quan thit đổ máu rơi
Thuế nhà, thuế đất, thuế người lạ chưa
(Buổi chiều vàm có ) Chỉ trong một đoạn thơ ngắn ngủi tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều hệ thống từ ngữ khác nhau chẳng hạn hệ thống các từ chỉ hành động của con
người: đè, còng, cầm, đày, đổ, rơi kết hợp với hệ thống các danh từ chỉ vũ khí của giặc: gơng xích, roi và một loạt từ ngữ chỉ trạng thái con người: quằn quại,
thịt đổ máu rơi để khắc hoạ hiện thực chiến tranh tàn khốc Bằng việc sử dụng phối hợp hệ thống các từ ngữ trên nhà thơ đã khắc họa nỗi thống khổ quần
quại của nhân dân ta trước sự tàn phá của chiến tranh Cụm từ “roi quằn thịt
đổ máu rơi” thể hiện rõ nhất sự đàn áp bóc lột dã man của giặc Pháp Điệp từ
22%
“thuế” được lặp lại ba lần gợi cảm giác sự vây bủa đến tận cùng đang phong toả người dân Vàm Cỏ
Quê hương ngập đầy bóng giặc, con người bị áp bức bóc lột đến tận
xương tuỷ và nỗi đau ấy đã được Nguyễn Đình Thi khái quát qua những câu
thơ nghẹn ngào đau xót:
Bát cơm chan đầy nước mắt Bay còn giằng khỏi miệng ta Thằng giặc tây thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lội da
Trang 17Ở hai thời điểm sáng tác một trong bài Buổi chiêu Vàm Cổ, một trong
Đất nước nhưng cảm hứng căm phẫn dường như chưa bao giờ ngi ngoai trong lịng tác giả Kẻ thù hiện lên như những hung thần ác độc chúng dã man
tàn bạo “Đè cổ”, “lột đa” được lặp đi lặp lại ở cả hai bài thơ như một bằng
chứng về sự triển miên không dứt cảnh dân ta bị tra tấn, bị cùm kẹp Điệp từ “đứa” được lặp lại hai lần để vạch rõ đối tượng, những kẻ thù đang ngày đêm tra tấn liên tiếp lên đầu, lên cổ người dân Đồng thời ta như nghe tiếng tác giả đang nghiến răng cam han dan từng tiếng nguyên rủa quân thù Bên cạnh đó
tác giả đã sử dụng hệ thống các động từ mạnh: “giằng”, “đè”, “lội” để đặc tả
tội ác tày trời của giặc
Trong cuộc chiến tranh người chịu đau khổ nhiều nhất đó là sự hi sinh
thầm lặng của những người mẹ, những chàng trai cô gái đã dâng hiến cả tuổi
thanh xuân của mình cho hồ bình, cho độc lập tự do của tổ quốc Người chiến sĩ là những điển hình, họ tham gia chiến đấu với tất cả lòng nhiệt huyết
của tuổi trẻ vậy mà khi ngã xuống họ không được ai biết đến
Trong không gian quạnh vắng người chiến sĩ đã nằm lại nơi chiến trường
Xúc động trước tình cảnh này nhà thơ viết:
Để anh trên sườn núi vắng
Không biết bao giờ trở lại Mot ngay vé tim anh ở đâu Giữa rừng nghìn lối cỏ lan
(Người tử sĩ)
Nằm lại những chân rừng đầu núi Hơm nay bao đồng chí đâu rồi?
(Ai biết tên các anh) Tác giả đã miêu tả cái chết của người chiến sĩ thật đau xót với hệ thống
33 «6
Trang 1809 4
cỏ lan”, “chân rừng đầu núi” để khắc họa cái chết thầm lặng không để lại dấu vết, lan toả tan loãng vào cỏ cây đất nước Hình ảnh “nghìn lối có lan” gợi cho
ta thấy không gian hoang vắng tính lặng hoang vu, ít người qua lại và chính điều đó càng gợi lên cho ta những suy nghĩ xót xa Người chiến sĩ khi sống lặng lẽ cống hiến còn khi chết thì lặng lẽ hi sinh
Cái chết của người chiến sĩ là cái chết “khơng rên” đó là sự dâng hiến thầm lặng để “cho nước nhà sống mất” cho hồ bình độc lập của toàn dân tộc
Linh hồn của người chiến sĩ đối lập với thân thể tiểu tụy trong lúc sắp vĩnh biệt cuộc đời ta bỗng thấy liên tưởng tới những anh hùng vô danh đông đảo đã hi sinh thầm lặng làm nên lịch sử:
Các anh chết không tên Cho nước nhà sống mãi
Tiếng hát anh còn mãi
Trong trời thu nắng n„hẩy xôn xao
(Ai biết tên các anh) Nhà thơ sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian vô tận như: sống mãi, còn mãi
kết hợp với các hình ảnh ẩn dụ “tiếng hát”, “trời thu”, “nắng” đồng thời sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian vô tận như: “sống mãi”, “còn mái” kết hợp với
các hình ảnh ẩn du “tiéng hát”, “trời thu”, “nắng” đơng thời sử dụng tính từ
chỉ trạng thái cảm xúc “xôn xzø” để khác hoạ hình tượng cái chết bất tử, “còn mất” của những người chiến sĩ
Một trong những yếu tố gây nên niềm đau thương cho đất nước trong giai
đoạn chiến tranh đó là vũ khí Vũ khí được kẻ thù sử dụng ở các cuộc chiến là
hồn tồn khơng giống nhau
Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc MI, vũ khí chiến trận đã được tác giả đề cập đến rất nhiều trong nhiều bài thơ Nguyễn Đình
Trang 19các vũ khí của giặc Pháp chúng ta thấy sự hy sinh mất mát của đất nước, con người Việt Nam
Trong bài Quê hương Việt Nam tác giả viết:
Tiếng đại bác từng hồi văng vẳng Khắp chân trời đầy nặng khói đen
Khơng khí ngột ngạt của quê hương được thể hiện qua danh từ chỉ vũ khí: đại bác và từ ngữ chỉ tính chất khơng gian chiến trường “nặng khói đen”
các từ ngữ trên đã kết hợp với nhau để tạo nên khơng khí ác liệt của cuộc chiến
câu thơ đầu ta thấy một kết hợp là: tiếng đại bác — từng hồi văng vắng Nói lạ là vì: ta đã quen nghe tiếng chuông chùa từng hồi văng vắng, tiếng hát xa đưa văng vắng từng hồi Các kết hợp trên gợi cảm giác về không gian yên bình
Nhưng giờ đây quan giạc tràn về khấp ngõ phố, đường quê Chúng mang
nhiều vũ khí để tiêu diệt dân lành Đâu đâu cũng nghe tiếng súng Tiếng súng xa, tiếng súng gần, tiếng đạn đại bác v.v khắp nơi từng hồi, từng hồi văng
vắng Bao trùm lên không gian ấy là tiếng súng Điều đó thể hiện rõ hơn khi
tác giả viết: “khắp chân trời đẩy nặng khói đen” Từ “khắp” và từ “đây” là từ
chỉ không gian rộng, không gian bao trùm Cụm từ “đẩy nặng khói den” Goi
lên sự ngột ngạt khó thở vì mùi khói thuốc súng, đạn
Pháo chính là vũ khí tối tân của địch để chúng tiến hành công cuộc tàn
sát, phá trụi, phá nát từng cánh đồng mái nhà từng tấc đất của người dân: Pháo lại gẩm lên đất trời quầng đỏ
Dém mii man ro tiéng bé nam hai
Trang 20năm hai” hiện đại hơn có sức cơng phá lớn hơn Việc tác giả sử dụng hai động
từ mạnh “gẩm ” và từ “man rợ” là để khắc hoạ tính chất thú dữ của quân giặc Bên cạnh đó tác giả còn viết một loạt các bài như: Lá hư xa, Buổi chiêu
Vàm Cỏ để liệt kê những vũ khí mạnh, sức cơng phá cực lớn của địch:
Ở đây vẫn bom đạn ngày đêm cháy khét Vẫn thuốc độc rđi hết vàng cây có
(Lá thư xa) Đau thương zọc khắp ngả nghìn bụi gai
Bên trong đầy lựu đạn
Đau thương đỏ ngập trời
Đau thương chin ndu
(Buổi chiều Vàm Cỏ)
Bê năm hai 7í/ xé tơi bời
Ta đã thấy Hải Phòng dữ dội Đạn bay làn chớp đỏ vòm cây
(Nhớ Hải Phòng)
Một lá thư xa của người chiến sĩ viết cho người thân kể về cuộc chiến
đấu nơi chiến trường, một không gian buổi chiều đẫm máu thương đau và một
Trang 21lặp lại ba lần để nhấn mạnh nỗi dau của con người phải chịu đựng nhiều, chồng chất
Như vậy thông qua việc miêu tả, liệt kê các loại vũ khí của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trong hai thời kì chiến tranh Nguyễn Đình Thi một mặt cho chúng ta biết vũ khí chúng sử dụng ngày càng hiện đại hơn vì vậy sức công
phá cũng lớn gấp trăm, nghìn lần Mặt khác tác giả gửi đến độc giả thơng điệp
đó là hiện thực của cuộc chiến tranh, hậu quả của các cuộc chiến vô cùng
khốc liệt Đó là nỗi đau mất mát khơng gì bù đắp được của người Việt Nam
qua hai cuộc chiến tranh
2 Hình tượng đất nước đau thương mà anh dũng
Trong chiến tranh khốc liệt con người Việt Nam phải chịu đựng hậu quả
vô cùng to lớn “đau thương ngập trời”, “đau thương chín nâu” Tuy nhiên theo qui luật của tự nhiên “tức nước vỡ bờ” càng bị đàn áp, tàn phá, bóc lột bao nhiêu người dân càng vùng lên đấu tranh mạnh mẽ bấy nhiêu Đó chính là ý chí quật cường, ý chí của con người Việt Nam anh dũng kiên cường
Khi viết về đất nước, Nguyễn Đình Thi đã tự hào xen lẫn xúc động: Quê hương biết mấy thương yêu
Bao nhiêu đời đã chj nhiều thương đau Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
(Quê hương Việt Nam) Quê hương Việt Nam là một miền quê nghèo khó, cơ cực Tác giả đã viết
23c
về quê hương với hàng loạt các từ nói về con người như: “quê hương”, “thương
yêu”, “đời”, “chịu nhiều thương đau”, “mặt người”, “vất vả”, “gái trai”, “áo
Trang 22khác Cụm từ: “áo nâu — nhuộm bàn” đã khắc hoạ rõ nét sự lam lũ vất vả, sự
đói nghèo của con người Việt Nam
Điều chủ yếu tác giả muốn gửi đến người tiếp nhận không phải là niềm đau đớn xót xa trước cảnh quê hương bị giặc tàn phá mà đó là: hình tượng đất
nước anh dũng:
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng (Đất nước)
Đất nghèo nudi nhimg anh hùng Chìm trong máu chảy lại vàng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen
Sting guom vit bé lại hiền như xưa
(Quê hương Việt Nam) Ở hai bài thơ khác nhau, tác giả đã sử dụng phối hợp các hệ thống từ ngữ
đó là hệ thống các từ chỉ trường con người: “những người áo vải”, “những
người anh hùng, và các động từ mạnh chỉ hoạt động trạng thái của con người như: “2m”, “vùng dứng lên”, “đạp”, “vứt bở”, “hiển” Qua đó chúng ta thấy rõ sức mạnh, và nghị lực phi thường của con người Việt Nam Họ quyết tâm
đứng lên chiến đấu ngày đêm với kẻ thù để giành lại quyền lợi chính đáng của
họ Sau này nhìn lại chặng đường ấy nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã tự rút ra nhận xét: “Những năm tháng ấy đã làm cho tôi tin mãi là con người, khi có
một lẽ phải để sống thì có thể phát huy những tiềm năng hầu như vô tận bên
trong mình, và làm được những việc tưởng chừng như không làm nổi ( “Trên sóng thời gian ”¬ Báo văn nghệ ngày I9/8/ 1994 )
Nguyễn Đình Thi khơng chủ định viết về những cảnh đau thương của dân
tộc Việt Nam một cách bi lụy mà thông qua những năm đau thương ấy tác giả
Trang 23nói tới hình tượng con người Con người Việt Nam có truyền thống yêu nước từ ngàn đời nay do vậy mỗi khi có giặc sang xâm lược họ sắn sàng “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” Bằng việc kết hợp các biện pháp tu từ và cách chọn
lọc các từ ngữ sắc sảo tinh tế tác giả đã đưa những hình ảnh giản dị mộc mạc
thành hình ảnh đẹp, có ý nghĩa để ca ngợi tỉnh thần chiến đấu của dân tộc ta Trong khơng khí chiến thắng vang dội 1975, nhà thơ Nguyễn Đình Nguyễn Đình Thi xúc động, vui sướng, tự hào viết:
Đã mấy mươi năm trong bão lửa Tình quê hương đ¿ dắt con người Đường đi giữa bom đạn gdm (hét Đêm đêm thầm lặng ánh sao trời
(Giải phóng)
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn nhưng ta có thể thấy tài năng của tác giả đó là
sự tỉnh tế trong việc lựa chọn các từ ngữ gần nghĩa đặt cùng nhau tạo thành
một hệ thống Hệ thống các từ nói về khơng khí cuộc chiến đấu: bão lửa,
bom dan gdm thét Bén cạnh đó nhà thơ khéo léo đặt hình ảnh song song với hệ thống trên là hình ảnh “ánh sao trời” Con người Việt Nam được ví sáng
như sao dựa vào nét nghĩa về tính chất của “so” đó là tồn tại vĩnh cửu, sáng
mãi không bao giờ tắt Để miêu tả khí thế chiến đấu của dân ta, tác giả viết
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bái lên những tiếng căm hờn
Khói nhà máy cuồn cuộn trong sương núi Kén gọi quân văng vắng cánh đồng
Trang 24Sự chuẩn bị cho chiến đấu của người dân được tác giả miêu tả qua các hình ảnh: khói nhà máy, kèn gọi quân, cuồn cuộn, văng vẳng , Đó là những từ
ngữ gợi hình, gợi thanh góp phần miêu tả sống động khơng khí lao động hăng
say thường trực, tinh thần sẵn sàng ra trận cúư nước chống giặc ngoại xâm Đoạn thơ tiếp theo tác giả đã khái quát lòng căm thù giặc sâu sắc của quân dân ta qua hệ thống các từ ngữ được đặt móc xích với nhau: (những năm
đau thương - ngời lên nét mặt quê hương), (gốc lúa bờ tre — bật lên tiếng căm
hờn) Hai động từ “ngời lên”, “bật lén” được đặt vào sau từ “đã” để nhấn
mạnh khắc sâu lòng căm thù giặc và quyết tâm chiến đấu thắng giặc của con
người Việt Nam Dường như tác giả đang dằn từng tiếng kết tội kẻ thù và đồng thời chúng ta cũng thấy nét mặt của người dân ngời sáng, vui sướng khi đánh
thắng giặc
Tiếp đó đoạn thơ cuối bài Đá? nước Nguyễn Đình Thi dồn dập kể: Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa
Rñ bùn đứng dậy sáng loà
Chỉ bằng bốn câu thơ tác giả đã khái quát sắp xếp hệ thống các từ thuộc hoạt động từ chỉ hoạt động trạng thái đó là: “nổ, rung, vỡ bờ, đứng dậy” Kết hợp với hàng loạt từ thuộc loại danh từ chỉ vũ khí chiến tranh: súng và tính từ
chỉ trạng thái tâm lí con người “giận đ#”, tác giả đã khéo léo tạo ra sự cộng
hưởng giữa các từ ngữ để khắc hoạ khơng khí chiến đấu mạnh mẽ hào hùng quật cường của người Việt Nam Súng “zổ” nhưng không chỉ mang lên âm
thanh bình thường mà đó là tiếng nổ đã được nhen nhóm từ lâu, nay có cơ hội
méi bing lén né “rung trời” Âm thanh của tiếng nổ ấy vang xa lan tỏa vào không gian làm cho kẻ thù khiếp vía Hình ảnh nước Việt Nam “sáng lồ ” đó
A 66
Trang 25giả đã khắc họa thành công hình ảnh người dân như “đội lên”, “đứng lên”, “bát lên”, “bật lên” từ “đau thương”, từ kiếp sống nô lệ để trở thành người làm chủ đất nước
Khi suy tư về cuộc đời, về kiếp người Nguyễn Đình Thi viết:
Có lẽ trên mảnh đất trần trụi sỏi đá có nhánh xương rồng gai mang
những đoá hoa nhỏ bé màu lửa
Có lẽ đêm tối là nơi zzọc những vì sao và rừng rậm là nơi người mong thấy người
(Có lê)
Với hai câu thơ dài ta bắt gặp hình ảnh tượng trưng được đặt ở hai vế đối lập Ở cực này là “ẩn trụi sỏi đá”, “xương rông gai”, “đốm hoa nhỏ bé”,
“đêm tối”, “rừng rậm” ở cực kia là “màu lửa”, là “vì sao” là niềm ước vọng
“người mong thấy người” Nhan đề của bài thơ là Có lế nhưng những gì toát lên từ hai trường nghĩa trên lại là sự khẳng định chắc chắn về niềm tin tươi sáng, khát vọng đổi thay Đất nước ta đi từ hoang tàn đổ nát trần trụi sỏi đá đến rực rõ ánh sáng hạnh phúc “Đốm hoa nhỏ bé màu lửa, nơi mọc những vì so” là những hình ảnh tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người
Việt Nam Sức sống ấy luôn tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào
Trong bài Buổi chiêu Vàm Có Nguyễn Đình Thi đã viết: Bao nhiêu năm - mỗi chúng ta
Như hạt thóc trong nắm tay cách mạng Tung lên giữa mùa gió lớn
Những hạt théc roi
Trên đất bùn sỏi đá trên than bụi đẫm máu Trên nước mắt mồ hôi
Trang 26Hat thée vin ndy mdm
Hạt thóc rào rào bay
(Buổi chiêu Vàm Cỏ)
Bằng hàng loạt những từ ngữ chọn lọc nhà thơ Nguyễn Đình Thi ca ngợi
vị thế con người giống như “hạt thóc trong năm tay cách mạng, hạt thóc, âm i, nảy mầm”, vẫn tràn đầy sức sống vươn lên trong hồn cảnh khó khăn gian
khó: “bùn đất, sởi đá, than bụi” Các từ trên gợi lên sự khó khăn điều kiện
sống nghiệt ngã khắc nghiệt Từ ngữ “đâm máu” nước mắt, mồ hơi đó chính là
những mất mát đau thương Hai từ sống và chết được đặt đối lập với nhau
“chết” được đặt lên trên từ “sống”, từ “sống” được kết hợp với từ “âm ỉ, nảy
mâm” để nhằm khẳng định sức sống bất diệt mãnh liệt của con người Việt
Nam Chính trong hồn cảnh khó khăn mới thấy được bản chất của họ đó là
sức sống mãnh liệt, ý chí sắt đá,là niềm tin vào tương lai Trong bài Chia tay trong đêm Hà Nội tác giả viết:
Nhớ năm xưa trong đêm sóng vỗ
Người đi Hà Nội chảy máu sau lung
Nước mắt long lanh nhoà giọt lửa Em bỗng giơ /ay vấy phố phường
(Chia tay trong dém Ha Noi)
Bằng hàng loạt các từ ngữ chỉ sự đau thương của đất nước: “đêm sóng
vỗ”, “chảy máu sau lưng, nhịa giọt lửa” đó là hình tượng đất nước đau thương ngập chìm trong mưa bom bão đạn nhưng qua những từ kết hợp “giơ fay váy”
thấy sự anh dũng anh dũng của quê hương Cánh tay giơ lên ấy là cánh tay tin
tưởng vào tương lai, tin vào một ngày quê hương hoàn tồn giải phóngầCnhs tay vẫygợi sự bình yên tin vào ngày chiến thắng còn được Nguyễn Đình Thi
Trang 27Chao em gai tién phuong
Hen gap nhé giữa Sài Gòn
(Lá đỏ)
Đáng ra khi gặp nhau phải được tay bắt mặt mừng và ít nhất cũng được
nói với nhau về quê hương Nhưng hoàn cảnh không cho phép họ phải đi
nhanh “vội vá” Hai câu thơ trên đặc biệt vừa như hai lời chào, hứa bình
thường vừa là hai câu gợi lên rất nhiều hy vọng Trong cụm từ “em gái tiền phương” có cả không gian, thời gian chiến trường Cụm từ “giữa Sài Gòn ” được dùng làm không gian điểm hẹn Ở đó ta cịn nghe được cả lòng mong ước của hai bên người đi kẻ ở, được cả niềm quý trọng yêu thương lẫn nhau và
cả niềm tin chiến thắng, niềm vui vô hạn của Sài Gòn ngày giải phóng của cả
nước sau bao năm chiến đấu giờ mới được sum họp một nhà Trong bài Đđf nước Nguyễn Dinh Thi đã viết:
Ngày nắng đối theo đêm mưa giội Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Long ta bát ngát ánh bình mình
(Đất nước)
Đoạn thơ trên ta bắt gặp hình ảnh “ngày nắng”, “đêm mưa” đó là hoàn cảnh khấc nghiệt gian khổ Tuy gian khổ nhưng người Việt Nam vẫn chói ngời một niềm tin sắt đã niềm tin vào tương lai với “rời đất mới”, “ánh bình
Trang 28CHUONG 3
HỆ THỐNG CÁC TỪ NGỮ THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG
ĐẤT NƯỚC THANH BÌNH 1 Hình tượng thiên nhiên đất nước thanh bình
Trong thơ Nguyễn Đình Thi, nhà thơ không chỉ viết về hình tượng đất
nước đau thương trong chiến tranh mà ơng cịn làm rất nhiều bài thơ viết về hình tượng đất nước thanh bình Ca ngợi quê hương Việt Nam tươi thắm vô
ngần là quê hương giàu đẹp trù phú tươi vui
Đất nước Việt Nam bước vào thời kì hồ bình thật trù phú Trong bài
Quê hương Việt Nam tác giả viết:
Việt Nam biết mấy thương yêu
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
(Quê hương Việt Nam)
Khi đọc đoạn thơ lên ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh: biển lúa, cánh cò, mây tất cả đều tạo nên một bức tranh đẹp rực rỡ sắc màu, thiên nhiên mênh
mông tươi mát đang dang tay đón chào ngày mới
Khi đứng trước hiện thực đất nước tự do độc lập ở Việt Bắc tác giả viết:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đơi Gió (hổi rừng tre phấp phới
Troi thu /hđy áo mới
Trang 29Cam hứng vui sướng vì độc lập, tác giả bộc lộ rõ nét giọng thơ vui tự hào, câu thơ ngắn như tiếng reo, có sự phấn chấn hồ hởi, gợi lên một không gian rộng mới mẻ nhiều hoạt động của chủ thể “ đứng, vui nghe, nói cười” cái
cảm nhận thật lạ không phải bằng thị giác mà bằng thính giác và bao quanh
chủ thể là “gió, rừng íre” cũng đang vui mừng chào đón cuộc sống mới, khơng khí mới trời “ /hay áo mới” đó là tấm áo xanh biếc của những cánh đồng thẳng cánh cò bay Không gian như được mở rộng dần ra tiếng nói của người thanh khiết, ấm áp xen lẫn ánh mắt long lanh ngời sáng được thể hiện
qua tư “rong biếc”
Vẫn tiếp mạch cảm xúc ấy Nguyễn Đình Thi sau nhiều lần chọn lọc từ
ngữ đã đưa ra đoạn thơ sau:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát Những ngả đường bát ngát Những dịng sơng đỏ nặng phù sa
vào bài ĐÐấƒ nước để tạo thành một bài thơ hoàn chỉnh Để khẳng định vị thế, ý thức làm chủ trước không gian tự do phóng khống, Nguyễn Đình Thi đã sử dụng hàng loạt từ ngữ chỉ không gian mênh mông như: “?rời xanh, múi rừng, những cánh đồng, những ngả đường, dịng sơng ”, để miêu tả không gian vũ
trụ bao la của quê hương được mở rộng dần ra, từ cao xuống thấp, từ xa tới
gần Từ xác định “đáy” được lặp đi lặp lại nhằm nâng cao tính cụ thể, vị thế
làm chủ của con người, ta có cảm tưởng dường như có bàn tay chỉ vào lần lượt
Trang 30Cảnh quê hương yên bình đầm ấm hién lén trong Qué huong Viét Bac như sau:
( ) Những buổi trưa đâm ấm Em bé trồng rau đuổi lũ gà
( ) Những nẻo đường thêu nắng
Chưa bao giờ đẹp như bây giờ
(Quê hương Việt Bắc)
Quê hương yên ả thanh bình với cảnh sinh hoạt bình thường của người
nông dan với “buổi trưa đâm ấm”, “ con đường thêu nắng”, “ em bé trồng rau”, “ lũ gà” tất cả đều hiện lên sinh động qua ngòi bit cau nha tho Một buổi trưa yên ả thanh bình Tác giả khái quát khung cảnh của buổi trưa đó bằng một tính từ chỉ tính chất “đêm ấm” Nghe từ ấy dường như chúng ta
đang nhìn thấy những nét mặt bình thản, vui ấm áp Tiếp theo sau đó tác giả quay cận cảnh những con đường được nhuộm vàng bởi tia nắng Ánh nắng đã
toả xuống các hàng cây và lọt qua kẽ lá để từ đó dát vàng xuống các lối đi
Nguyễn Đình Thi đã chọn tir “théu” mà không chọn từ “ /rđi” hoặc từ “ngập”
bởi từ thêu là từ đã được chuyển nghĩa để đặc tả cảnh buổi trưa mặt trời chiếu
thẳng trên cao xuống mọi vật từ phía dưới để rồi chúng rực sáng lên bởi những chùm hoa nắng, lung linh trong trẻo
Mùa xuân đến, ông lại say mê miêu tả:
Dịng sơng cuộn mãi hiền từ Lá non xanh rờn mặt đất
Mùa xuân đang nói về hạnh phúc
Cánh chỉm bay trên sông núi lạ lùng Giữa ngàn cây
Gội sương giá tình yêu đến
Trang 31Khung cảnh mùa xuân tươi đẹp vui nhộn nhịp trong trẻo được nhà thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện qua “dịng sơng, lá non xanh, mặt đất, mùa xuân, cánh chỉm, sông núi, ngàn cây” Hình ảnh dịng sơng xuất hiện mang tính cách của con người “hiền r”” chân chất, giản đị thân thương Cánh chim ở đây là cánh chim hồ bình, cánh chim tự do bay lượn thoải mái trên quê hương mình mà không phải sợ tiếng gầm, tiếng rú của súng đạn đại bác
Cảnh quê hương đầm ấm trù phú còn hiện lên qua hình ảnh ngơ xanh,
mía, phù sa, gió mát dượi, sóng Hồng Hà trong đoạn thơ sau: Ngô xanh bãi mía phù sa
Gió mát rượi sóng Hồng Hà Mùa xuân đến rồi chỉm én Bay về từ những núi xa
(Chim én)
Bài thơ chim én là một bài thơ ca ngợi mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Đình Thi chủ yếu khác hoạ đáng bay của con chim đó là dáng bay tự do báo
hiệu mùa xuân - mùa của niềm vui, niềm hạnh phúc đang đến
Thơ Nguyễn Đình Thi đầy áp hình ảnh, các hình ảnh được kết nối trong
mạch cảm xúc Đất nước được gợi lên trong thơ ông không trong dạng những
khái niệm khô cứng mà bằng những hình ảnh giản dị “những dòng sông đỏ
nặng phù sa”, “ những vạt ruộng vàng rung rỉnh lúa ngả” những “ bát canh rau muống quả cà giòn tan” được dệt nên bằng những hình ảnh bé nhỏ đơn
Sơ của những bông hoa, những ngôi sao, ngon cỏ, ngọn lửa chiếc lá từng tia nắng, hạt mưa Ơng nói bằng hình ảnh và chiu chat, dung lại hình ảnh nhỏ,
cụ thể để nói tới những cái lớn
Những hình ảnh thực còn tươi nguyên mới mẻ đột ngột lạ làng là những
Trang 32Trong tác phẩm Sáng mát trong như sáng năm xưa ông viết về một
buổi sáng như sau:
Ơi nắng đội chan hồ Nao nao trời biếc
Gió đượm hương đồng ruộng
Hương rừng chiến khu
Tháp rùa /m dim nhìn nắng
Những cánh chim non
Trơng vời nghìn nẻo Mày trắng nổi tơi bời
(Sáng mát trong như sáng năm xưa)
Miêu tả: nắng, gió, hương rừng, máy rrời, Nguyễn Đình Thi đem đến cho người đọc thưởng thức một bức tranh sinh động, dường như mọi vật đang chuyển động, hoạt động say sưa: ánh sáng chan hoà, gió se sẽ thổi, chim đang làm gì đó? có thể nó đang ríu rít hót Hình ảnh tháp rùa không hề biết nghĩ cũng trở nên đáng yêu hơn, nó đang thư thái “ lim dim ” sưởi nắng
Có những câu thơ ca ngợi vẻ đẹp của Hà Nội vào thu thiên nhiên đầy ánh
sáng đó là khổ thơ đầu trong bài Đáf nước
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác heo may
(Đất nước)
Cái se lạnh của xứ Bắc được tác giả khéo léo đặc tả trong câu thơ với sự
phối ứng của các từ ngữ cùng trường nghĩa “Mùa thu’ thường đi liền với
Trang 33lạnh Không lạnh cắt da cắt thịt mà chỉ se se một chút đủ để cho hương cốm đi
xa, đủ để làm nên nỗi nhớ Kết hợp với các từ ngữ trên với những câu thơ
không vần tác giả miêu tả thành công vẻ đẹp thanh tao của phố phường Hà
Nội
Trong thơ văn của Nguyễn Đình Thi, những dịng sơng đã chứng kiến
bao lần hưng vong của đất nước chính là tượng trưng cho nguồn sống tràn đầy
của một dân tộc bất khuất Từ Hồng Hà mênh mông cuộn sóng, cuồn cuộn
phù sa cho đến sông Thao hiền từ cuộn đỏ ta về chiến thắng huy hồng “Sơng kì cùng ào ào sóng đổ, những ngày mải miết hành quân” rôi sông Lô, sông
Chay đại bác gầm lên tiếng tự hào với những “lửa, phố Ràng, pho Lu, con chảy Bến Bình Ca sóng vỗ xôn xao ” Đất nước hiện lên trong thơ với phong
vị cụ thể của những vùng, quê hương khác nhau Từ Việt Bắc với những dãy
núi xanh chàm, nhấp nhơ cuộn sóng đến tận chân trời, những vùng trung du Vĩnh Yên, Phú Thọ với những dải đồi trập trùng nghìn vạn cây cọ xịe sáng bên dịng sơng đỏ cho đến Hà Nội “vanh tươi bát ngát Tây Hở” với năm cửa ơ
tíu tít gánh gồng, rời Hải Phòng với quán Bà Mau, ngõ Ba Chìa, bến Đá, chợ Cột đèn, Chợ Sắt, chợ Đưa Người
“Những tên gọi sao mà vất vả Chẳng khác lênh đênh những cuộc đời.”
Cuộc kháng chiến anh dũng kế tục truyền thống bất khuất trong lịch sử của những Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội đã đem đến cho mỗi nghệ sĩ niềm tin và ý thức tự hào của những chủ nhân ông đất nước Nguyễn Đình Thi đã dành những trang tâm huyết nhất nói về trí tuệ Việt Nam, tâm hồn Việt Nam và tính
cách con người Việt Nam, và đặc biệt những trang rất giàu chất trữ tình và
chất thơ nói về thiên nhiên đất nước Việt Nam Những trang sách thấm đẫm
tình cảm yêu nước của nhà thơ đã làm chúng ta yêu thương hơn vẻ đẹp của
những dịng sơng cuộn chảy qua những xóm làng trù phú, những vườn vải,
rdng nhấn um tim ven con đê chạy dài về phía chân trời xa tít tắp Nơi ấy
Trang 34cảnh bến sâm uất thuyền bè, bốn mùa vẩn lên những làn khói trắng của các lị
hát rồi những cảnh mùa xuân đến bờ sông Lương mặt trời mọc trên vịnh Bái
Tử Long, những bến đò Rừng, sông Kinh Thầy, núi Yên Tử, núi Đọ của
vùng Quảng Ninh; Người đọc cũng không quên được đại lộ nhộn nhịp chan hoà ánh sáng và những ngõ hẻm, ngoại ô của Hà Nội, bến Sáu Kho, sông Tam
Bạc, sông Cửa Cấm, đất Thuỷ Nguyên của Hải Phòng, những đường phố chật
chội, chen chúc, nồng nặc mùi nấm hương, xì dầu, suốt đêm rào rào tiếng bài
mạt chược ở chợ Lớn
Nguyễn Đình Thi đã làm cho chúng ta thêm yêu quê hương đất nước, một đất nước diễm lệ bốn mùa tươi xanh và tràn ngập ánh sáng nhưng trên
mình mang đầy thương tích của chiến tranh của đói khổ, cùm kẹp, tù đầy, sưu cao thuế nặng, yêu thêm dân tộc chúng ta một dân tộc đang đứng dậy rũ hết
xiềng xích, nơ lệ viết nên những trang sử mới chói loà vùng Dong Nam 4
Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm
Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội
Hà Nội mến yêu
(Người Hà Nội)
Với Nguyễn Đình Thi cái đẹp nhất luôn là một ẩn số Ông chủ trương thơ
phải nói bằng hình ảnh, cảm xúc chứ khơng kể lể tình cảm Nhưng không chỉ
là cảm xúc sng, ít hàm chứa tư tưởng Bằng cách tượng trưng hố nào đó
ơng đem lại cho những hình ảnh trực quan sống động hàm nghĩa để từ đó
chúng cứ lung linh như những biểu tượng đậm chất thơ:
Dịng sơng van ri rdo dang trdi di Ngọn cỏ mang sự sống qua cõi chết Trông đêm xa mờ tỏ ngôi sao
Bong hoa no cho huong thom bay tod
Trang 35Những hình ảnh: ngồi sao, ngọn lửa, dịng sơng, bông hoa, hương
thơm là những hình ảnh đẹp được phối hợp với nhau tạo nên khơng gian n
bình ngọt ngào của cuộc sống.Đặc biệt hơn nữa hệ thống các hình ảnh trên cịn được kết hợp với các động từ : rì rào, mang, bay toả để tạo ra bức tranh thơ mộng, trong sáng, bình n của dịng sơng
Thiên nhiên Việt Nam được bao bọc bởi núi và biển và hình ảnh những dãy núi, biển được hiện lên tự nhiên qua bài “Wứi và biển”
Đám mây /rắng ngần Ôm lấy nỗi buồn của núi
Rồi lúc nào không biết đã long lanh
Dòng nước giữa đá bỏng ứrẩm ngâm
Róc rách suối chào một nhành lan tím Băng qua vực thẳm suối reo gầm
Suối chẩy êm đêm nơi xanh non bãi cỏ
Qua những cánh rừng suối đã thành sông
(Núi và biển)
Mot chủ thể “suối” được gắn với ba hoạt động, ba tính chất của cùng một hoạt động rất phù hợp: ôm suối chảy qua khe đá, trâm ngâm, suối “róc
rách” chào một “nhành lan tím” Đây là không gian bạn bè và như vậy ta có
thể nghe thấy tiếng suối chảy thật vui tươi Qua không gian vực thắm suối reo gầm và tự tin Điều đó chứng tỏ sức mình rồi suối tiếp tục êm đềm chảy qua
nơi non xanh bãi cỏ
Nguyễn Đình Thi yêu quê hương đất nước vô cùng Chính vì tình u ấy
mà tác giả ca ngợi khuynh cảnh đất nước bình yên thanh bình đầy hình ảnh và âm thanh Trong bài Chiều vui ông viết:
Trang 36Gió cuộn bốn bề cười với sóng Có những gì như muốn gọi tôi
(Trời chiều)
Miêu tả niềm vui bằng những hình ảnh: “địng sơng, biển, gió cuộn,
cười với sóng” Nó được kết hợp với các động từ: “Chảy, thấy, cuộn, cười ”
tạo nên ban nhạc giao hưởng của thiên nhiên tươi đẹp Dường như cảnh vật
dang dang tay đón chào nhân vật “2ơ?” cùng hồ chung niềm vui ấy, niềm vui
của những tấm lòng bè bạn
Bài Giải phóng tác giả ca ngợi niềm vui của thiên nhiên:
Những đồi những núi những dịng sơng Chiều xuống bảng khuảng giữa cánh đồng Ta đi giữa nắng chiều mé mdi
Khói lam vương vấn ơm chân núi
Biển Hải Vân mờ mây trắng bay
(Giải phóng)
Nếu như ở bài thơ Đấƒ nước tác giả đã kêu to lên: rời xanh đây, núi rừng đây là của chúng ta, và hít thở đến căng đây lồng ngực hương vị thơm ngát của khung cảnh quê hương: cánh đồng, dịng sơng u mến thì ở bài Giđ? phóng mạch cảm xúc về “những đôi núi những dịng sơng” đã đưa tác giả về
cảm ứng say mê bâng khuâng rợn ngập Cảm xúc vui náo nức ấy được thể hiện rõ qua các tính từ chỉ trạng thái cảm xúc “ bảng khuâng, mê mi” 2 Hình tượng con người với tình yêu nam nữ
Nguyễn Đình Thi là nhà thơ dám viết về tình yêu tuy nhiên viết về tình
yêu trong thời bình chỉ là những suy ngẫm, những nhận định còn chủ yếu ông viết về tình yêu trong không gian chiến tranh gian khổ Trong không gian ấy,
Trang 37yêu là một phần của sự sống Tình yêu đã mang đến cho con người niềm tin và
khát vọng Năm bài thơ: Trên con đường nhỏ, Buổi chiêu ấy, Khơng nói, Chia tay, Nhớ mỗi bài đều nói về một tình yêu riêng - tình yêu nam nữ
Anh yêu em mỗi ngày thành dòng suối lớn
Và đêm thành cánh đồng sao cho anh im đầy tay
Những nỗi vất vả thành niềm an ủi Giọt nước mắt thành giọt mặt trời
Anh yêu em nếm chặt tay em cùng đi
Nắng cháy mưa rơi anh đi bên em
(Trên con đường nhỏ) Tìm thấy nhau rồi không lạc nữa
Anh đất tay em chạy giữa mưa
Quên đi chông gai quên tất cả
Để lại sau lưng mọi bến bờ
(Buổi chiêu áy)
Mưa rơi ướt mái đầu Mỗi đứa một khăn gói Ngày nào lần gặp sau
Ngập ngừng khơng dám nói
Chuyến này chắc lại lâu
(Khơng nói)
'Yêu em đời anh bừng sáng chói
Những sớm chiều dầu dãi gió sương
Những đêm băng mình qua đạn khói
Trên những nẻo đường không biết mỏi Anh mang em như ngọn đèn chiếu rọi
Trang 38(Chia tay)
Cách nghìn sơng núi vẫn bên nhau
Em ơi em đừng chiến đấu dài lâu
Trong gian khổ vẫn chan hoà ánh sáng (Chia tay)
Các bài thơ trên khi đọc lên chúng ta gặp một hệ thống từ ngữ thể hiện
không gian chiến tranh gian khổ đó là: nắng cháy mưa rơi, chông gai, những sớm chiêu, gió sương, những đêm gian khổ vv Cùng với nó là rất nhiều từ ngữ chỉ niềm tin vào tình u: dịng suối lớn, mềm an ti, giọt mặt trời, bừng sáng chói, không biết mỏi, ngọn đèn chiếu rọi, chan hoà ánh sáng Kết hợp
hai hệ thống trên với một hệ thống chỉ hoạt động trạng thái của con người như: nắm chặt (tay) dất, tìm, quên, để lại, ngập ngừng mang, đập, băng minh, tác giả đã khắc hoạ thành công tình yêu đẹp nơi chiến trường, nơi mưa bom
bão đạn Hình ảnh sóng đơi anh, em luôn hiện ra như hình với bóng đó là sự
gắn kết gừng cay muối mặn của hai đối tượng nam và nữ Đọc những câu thơ
ta thấy hình tượng tình u chan hồ ánh sáng Thời gian ngày đêm nối tiếp
nhau cùng với nó khơng gian mở rộng dần ra Các hình ảnh sóng đơi: vất vả niềm an ủi, giọt nước mắt giọt mặt trời, nắng cháy mưa rơi anh vẫn luôn ở bên em Nếu như cuộc sống càng vất vả càng, cam go thì tình yêu của anh dành
cho em càng nồng nàn hơn mãnh liệt hơn Khi tìm thấy tình u đích thực
người ta có thể quên đi tất cả những mệt mỏi nhọc nhằn “không lạc nữa” anh
“nắm chặt tay em cùng đi” Khi hai trái tìm đã tìm được nhịp đập chung họ sẽ được hưởng hạnh phúc, hạnh phúc của họ đó là lí tưởng Anh và em yêu nhau
bởi tình u lí tưởng cách mạng và vì tình yếu đấy mà anh sẵn sàng làm mọi việc để bầu trời ấy để con đường ấy, ánh sáng ấy là của phương em Sự xa
cách không làm cho con người mệt mỏi mà ngược lại sự xa cách ấy khiến cho tình yêu của họ đẹp hơn, hạnh phúc hơn
Trang 39Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sí giữa đèo mây Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời
Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực
Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người
(Nhớ)
Tình yêu của người Chiến sĩ luôn chan hồ ánh sáng Tấm lịng trong trong trẻo của anh thổi hồn cho tình yêu làm lung linh cho các cung bậc tình
cảm cho dù cuộc sống có gian khổ thì em đối với anh chính là ánh sáng là
niềm hi vọng Cung bậc của tình u có rất nhiều nhưng trong thơ Nguyễn Đình Thi nỗi nhớ được nói đến nhiều nhất Ngôi sao bị mờ đi trong câu ca dao
xưa vì nỗi nhớ mông lung Ngôi sao bỗng lấp lánh trong nỗi nhớ của người
chiến sĩ khi người ta mới yêu nhau và kiêu hãnh làm người yêu nhau thật
thắm thiết và trong sáng khi lý tưởng rọi sáng trên đầu thì tình u đó là ánh sáng Hình ảnh “em” được ví như “ngôi sao”là dựa vào tính chất tồn tại vĩnh
cửu của ngôi sao trong thế giới tự nhiên Qua ngòi bút của tác giả ngôi sao đã
được nhân cách hoá, được gán cho cung bậc trạng thái tình cảm đó là “nhớ”
để khắc hoạ rõ nét niềm tin vào tình yêu, hạnh phúc của người chiến sĩ
Bên cạnh hai bài thơ trên tác giả còn viết rất nhiều bài thơ khác ca ngợi tình u lí tưởng, tình yêu đẹp như: Lá thư xa, Ngày về, Dod hoa nghé,Dém
SaO VV
Anh bỗng nhìn em rơi nước mắt
Trời lấm tấm điểm sao
Có phải em- ánh biếc
Giữa xa mờ
Trang 40Anh ngdt doa hoa héng tươi nhỏ
Dành cho em ở cuối trời xa
Em a di trong con bao lita
Tình u khơng ngừng vẫn nở hoa
( Đoá hoa nghệ )
Mỗi bước vẫn báng khuảng mỗi bước
Tôi thấy dịu dàng khuôn mặt em ( Trời chiều )
Thông qua ba bài thơ, tác giả đã đưa chúng ta đến những cảm xúc khác nhau Ở mỗi bài thơ tác giả lại chọn một hình ảnh tiêu biểu để nói niềm tin, hy vọng của tình yêu nhưng khi đọc lên ta thấy có rất nhiều điểm chung Thứ nhất đó là hệ thống từ ngữ chỉ con người: anh, em, tôi vv Thứ hai là thế hệ thống các danh từ là các biểu tượng của niêm tin: ánh biếc, đoá hoa hông tươi nhỏ, gương mặt em Thứ ba đó là
các từ biểu hiện trạng thái tình cảm: oi, béng nhìn, diu dang, bang khudng
Hệ thống từ ngữ trên kết hợp với nhau tạo ra sự cộng hưởng để làm nổi bật sức mạnh của tình yêu giúp con người ln có một niềm tin mãnh liệt vào tương
lai
Nguyễn Đình Thi viết về tình yêu trong hoàn cảnh chiến tranh rất trong
sáng đẹp Tình u lứa đơi được đặt trong tình yêu lớn đó là tình u q hương đất nước
Anh yêu em như anh yêu đất nước Vat va dau thuong tươi thắm vơ ngần
(Nhớ)
Tình u q hương đất nước được tác giả viết ra hồn nhiên
“Em- anh ôm chặt em và ôm cả cây súng trường bên vai em”