1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu trúc hai mặt và tính liên thông của từ điển địa danh lịch sử quân sự luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf

84 345 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 767,77 KB

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - So sánh - đối chiếu các kiểu định nghĩa, cách tổ chức nội dung thông tin trong cấu trúc vi mô của từ điển b

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Tình đã

luôn tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Ngôn ngữ học - Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo môi trường thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu

Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả

Hoàng Thị Nga

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu trình bày trong đề tài là chính xác Kết quả nghiên cứu của đề tài ch-a từng đ-ợc công bố trong bất

kỳ một công trình khoa học nào khác

Hoàng Thị Nga

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

1.1.1 Vài nét về sự ra đời và phát triển của từ điển và từ điển học 6

1.1.2 Chức năng và đặc điểm cơ bản của từ điển 8

1.2 Nhận thức chung về từ điển bách khoa 14 1.2.1 Chức năng, đặc điểm của từ điển bách khoa 14 1.2.2 Cách phân loại từ điển bách khoa 16

1.3.1 Cấu trúc của từ điển giải thích 18

1.4.1 Các kiểu định nghĩa trong từ điển giải thích 24 1.4.2 Đặc điểm và phương pháp định nghĩa khái niệm

Chương 2: CẤU TRÚC VĨ MÔ – TÍNH TỔNG THỂ

CỦA TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH LỊCH SỬ QUÂN SỰ 35

Trang 6

Chương 3 CẤU TRÚC VI MÔ – THÔNG TIN CHI TIẾT

CỦA TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH LỊCH SỬ QUÂN SỰ 53

Chương 4 TÍNH LIÊN THÔNG CỦA TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH

4.2 Cấu trúc vĩ mô và tính hệ thống trong cấu trúc vĩ mô

của Từ điển thuật ngữ Địa danh Lịch sử Quân sự 68

4.2.2 Tính hệ thống trong cấu trúc vĩ mô 69 4.3 Vấn đề tính hệ thống trong từ điển 71

4.3.2 Tính tiện dụng của từ điển và ảnh hưởng của nó đến người

Trang 7

3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Từ điển là loại sách có chức năng xã hội rộng lớn Nó cung cấp vốn

từ ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp cho việc học tiếng

mẹ đẻ và học ngoại ngữ, mở rộng vốn hiểu biết của con người về sự vật, khái niệm trong thế giới tự nhiên và xã hội Từ điển là một sản phẩm khoa học có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển văn hoá, giáo dục, nâng cao dân trí và mở rộng giao lưu giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau

Trong thời đại ngày nay, số lượng phát hành, số lượng, chủng loại và chất lượng của từ điển nói chung, từ điển bách khoa chuyên ngành nói riêng

là một tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật của một quốc gia Chính vì vậy, việc nghiên cứu từ điển học, cả lí luận và thực tiễn có tác dụng lớn trong việc nâng cao chất lượng biên soạn từ điển

Việc biên soạn và xuất bản từ điển ở nước ta đã có nhiều dấu hiệu đổi mới Số lượng và chủng loại từ điển tăng trưởng đáng kể trong vài ba năm gần đây Một số quyển từ điển đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có nhiều quyển từ điển chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí có những sai sót lớn về nội dung cũng như in ấn

Trong bối cảnh về sự ra đời và phát triển của từ điển học trên thế giới nói chung, công tác nghiên cứu lí luận từ điển học và biên soạn từ điển ở nước ta cũng được hình thành trong thời gian có muộn Gần đây, tuy đã được quan tâm chú ý và

có một số thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung, từ điển học Việt Nam vẫn chưa phát triển kịp với yêu cầu của thời đại Trong khi đó, cùng với sự phát triển của các

bộ môn ngôn ngữ học khác và sự bùng nổ của công nghệ tin học, từ điển học ở một

số nước phát triển đã có những bước tiến mạnh mẽ và không ngừng

Các nhà từ điển học đã phân chia ra hai loại từ điển công cụ: Từ

điển ngôn ngữ (gồm từ điển tường giải, từ điển chính tả, từ điển đồng

Trang 8

4

nghĩa/trái nghĩa, từ điển song ngữ, đa ngữ ) và Từ điển tri thức (từ điển

bách khoa, bách khoa thư, bách khoa toàn thư ) Tuy nhiên, bất luận loại

từ điển nào cũng đều được biên soạn trên cơ sở của các cấu trúc vĩ mô (cấu trúc tổng thể) và cấu trúc vi mô (cấu trúc chi tiết mục từ) Vì vậy, việc xem xét cấu trúc hai mặt này là vấn đề phải quan tâm tới mọi loại hình từ điển của nước ta hiện nay

Tình hình trên đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lí

luận và kinh nghiệm từ điển học Luận văn với đề tài “Cấu trúc hai mặt và

tính liên thông của Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự ” hi vọng có thể đóng

góp phần nào cho nhiệm vụ quan trọng và cấp bách này

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là cấu trúc vĩ mô và cấu

trúc vi mô của Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự xuất bản năm 2006 Đi

sâu hơn nữa, luận văn tiến hành tìm hiểu các kiểu định nghĩa để từ đó rút ra

các mẫu định nghĩa trong Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự Không chỉ

dừng lại ở đó, luận văn còn đi sâu tìm hiểu những nội dung được thể hiện và cách tổ chức, sắp xếp các nội dung đó trong lời giải thích của một số nhóm loại mục từ tiêu biểu trong Từ điển

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ một số vấn đề về cấu

trúc vi mô của Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự Đó là: một số mẫu định

nghĩa được sử dụng; và, những nội dung được đưa vào lời giải thích của

mục từ trong Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự

Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ đối chiếu, so sánh yêu cầu của từ điển học hiện đại với thực tiễn biên soạn từ điển ở

nước ta qua cuốn từ điển được chọn làm đối tượng nghiên cứu là Từ điển

Địa danh Lịch sử Quân sự Trên cơ sở đó, hệ thống hoá, khái quát hoá, mô

hình hoá một số mẫu định nghĩa cơ bản, những nội dung đưa vào lời giải

thích của mục từ trong Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự

Trang 9

5

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- So sánh - đối chiếu các kiểu định nghĩa, cách tổ chức nội dung

thông tin trong cấu trúc vi mô của từ điển bách khoa nói chung, Từ điển Địa

danh lịch sử Quân sự nói riêng với từ điển giải thích, đồng thời, trong một

số trường hợp, đối chiếu với yêu cầu của lí thuyết từ điển học hiện đại

- Phương pháp hệ thống cấu trúc của từ điển học (một số phân ngành của ngôn ngữ học ứng dụng)

- Phương pháp miêu tả; phương pháp thống kê

- Vận dụng một số khái niệm và phương pháp của logic học, đặc biệt

là phương pháp quy nạp để khái quát một số vấn đề

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Đây là luận văn đầu tiên đề cập đến vấn đề định nghĩa trong Từ điển

Địa danh Lịch sử Quân sự Trong tình hình các công trình nghiên cứu từ

điển học ở Việt Nam nói chung và trong lực lượng vũ trang nói riêng còn quá ít, những kết quả nghiên cứu dù là bước đầu của luận văn có thể góp một phần nhỏ vào việc bổ sung lí luận cho lĩnh vực khoa học này đặc biệt

là những vấn đề liên quan tới từ điển địa danh lịch sử nói chung

Trong một chừng mực nào đó, những kết quả nghiên cứu cụ thể của luận văn về các kiểu định nghĩa, cách xử lí các nội dung trong lời giải thích của mục

từ có thể được vận dụng trong việc biên soạn nhằm nâng cao chất lượng, đảm

bảo sự nhất quán, tăng sự hấp dẫn cho Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí thuyết Từ điển học những vấn đề lí luận cơ bản

- Chương 2: Bàn về vấn đề liên quan đến cấu trúc vĩ mô – tính hệ

thống của Từ điển địa danh Lịch sử Quân sự

- Chương 3: Cấu trúc vi mô – thông tin chi tiết của Từ điển Địa danh

Lịch sử Quân sự

- Chương 4: Tính liên thông của Từ điển Địa danh Lịch sử Quân sự

Trang 10

6

NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1 1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Vài nét về sự ra đời và phát triển của từ điển và từ điển học

Do nhu cầu của xã hội, một trong những loại sách ra đời sớm là từ điển Quyển từ điển đầu tiên trên thế giới là quyển từ vựng do người Hy Lạp biên soạn thế kỉ V trước Công nguyên; thu thập và giải thích các từ khó trong các tác phẩm thời cổ đai, đặc biệt những tác phẩm của Homer Ở Việt Nam, trước đây

mấy thế kỉ, chỉ có những từ điển song ngữ đối chiếu như “An Nam — Lusitan —

La tinh” (“Việt - Bồ - La”) do Alexandre de Rhodes biên soạn, xuất bản ở Roma

năm 1651 ; tiếp theo là một số từ điển Hán - Việt cỡ nhỏ như “Tam thiên tự giải

âm” do Ngô Thì Nhậm biên soạn, xuất bản năm 1831, “Thiên tự văn giải âm”;

và một số quyển từ điển đối chiếu Pháp - Việt như Dictionnaire

F'rancais-Annamite et Aniiamite-Fratuiis (G.Aubaret, Paris, 1867), Petit Dictionnaire Francais-Anmmite (PJ.B Trương Vĩnh Ký, Sài Gòn, 1884) Cuối thế kỉ XIX

mới có quyển từ điển giải thích tiếng Việt đầu tiên, Đại Nam Quấc âm tự vị của

Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) và sau hơn ba mươi năm sau mới có quyển thứ

hai, Việt Nam Tự điển của Hội Khai trí Tiến Đức ( 1931 )

Cuối thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của khoa học, kinh tế, giáo dục trên phạm vi toàn cầu, nhu cầu về từ điển của xã hội tăng nhanh, từ điển được biên soạn và xuất bản với số lượng lớn và nhiều chủng loại đa dạng Đặc biệt, gần đây, sự bùng nổ của công nghệ tin học đã tạo ra một bước phát triển mới trong các khâu biên soạn, in ấn từ điển; sản phẩm từ điển không chỉ là những quyển sách bằng giấy mà còn ở dạng từ điển điện tử

Ngược lại với thời điểm ra đời của từ điển, từ điển học lại ra đời rất muộn Đến những năm bốn mươi của thế kỉ XX, lí thuyết từ điển học mới

được khởi xướng bằng bài viết “Thử bàn về lí thuyết đại cương về từ điển

Trang 11

7

học” của L.V.Serba Đến năm 1971, bộ môn từ điển học đã có bước ngoặt

đáng kể với sự ra đời của hai công trình: Giáo trình từ điển học của Ladislav Zgusta, xuất bản ở Praha và Nghiên cứu từ điển hiện đại bằng

tiếng Pháp về ngôn ngữ học và kí hiệu học của Josette Rey Debove, xuất

bản ở Paris Gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của ngôn ngữ học nói chung, của ngữ nghĩa học, từ vựng học nói riêng, từ điển học cũng phát

triển mạnh mẽ

Ở Việt Nam, nhiều bài viết có giá trị thể hiện sự quan tâm của các tác

giả trong lĩnh vực này, như: Về việc biên soạn một quyển từ điển tiếng Việt

mới (Hoàng Phê, 1969); Một vài nhận xét về từ điển giải thích của ta (Vương

Lộc, 1969); Một số ý kiến về việc giải thích nghĩa của từ trong từ điển tiếng

Việt (Đỗ Hữu Châu, 1969); Về việc giải thích nghĩa của từ nhiều nghĩa trong

từ điển tiếng Việt (Nguyên Văn Tu, 1969); Một số kinh nghiệm biên soạn từ điển ngôn ngữ ở các nước xã hội chủ nghĩa (Bùi Khắc Việt, 1969); Việc chọn

và giải thích từ ngữ miền Nam trong một quyên từ điển tiếng Việt loại phổ thông (Nguyễn Quang, 1970); Vấn đề biên soạn hư từ trong việc biên soạn từ điển giải thích (Hồng Dân, 1971); Các bài viết trên đã đề cập đến nhiều mặt,

nhiều vấn đề cần chú ý trong thực tế biên soạn từ điển tiếng Việt

Đến năm 1997, mới có một công trình chuyên đề về từ điển học, Một

số vấn đề từ điển học, gồm tập hợp 9 bài viết, đúc kết những kinh nghiệm

biên soạn từ điển ở nước ta và một số vấn đề lí luận từ điển học Các bài viết trong công trình này đã đi sâu vào một số vấn đề lí luận từ điển, như: những nét khái quát về cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô, hệ thống các kiểu chú, phương pháp biên soạn từ điển đồng nghĩa Tuy nhiên, các vấn đề mà các tác giả đề cập đến trong công trình này đều là những vấn đề trong từ điển giải thích, không có tác giả nào đề cập đến các vấn đề của từ điển báeh khoa, nhất là vấn đề về các kiểu định nghĩa

Trang 12

8

Ngày nay, từ điển học đã được coi là một bộ môn ngôn ngữ học ứng dụng quan trọng, với đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các loại hình từ điển, cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô Gần đây, giới từ điển học còn chú ý đến hai mặt khác nữa là lịch sử của từ điển và việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác biên soạn từ điển

1.1.2 Chức năng và đặc điểm cơ bản của từ điển

1.1.2.1.Khái niệm từ điển

Từ điển là một công cụ đắc lực giúp cho con người nắm vững công cụ ngôn ngữ và sử dụng có hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời góp phần chuẩn hoá ngôn ngữ

Theo tác giả Nguyễn Văn Tu, từ điển là “sách tra cứu bao gồm các từ, ngữ được sắp xếp theo một trật tự nhất định, giải thích ý nghĩa của các đơn vị được miêu tả, cung cấp những thông tin khác nhau về chúng hoặc dịch chúng ra một ngôn ngữ khác, hoặc ; thông báo những kiến thức về các đối tượng do chúng biểu thị”

Trong cuốn Giáo trình từ điển học (1971), L Zgusta đã dẫn ra một định

nghĩa về từ điển của Bergl mà ông cho là một trong những định nghĩa tốt nhất:

“Một cuốn từ điển là một danh mục được sắp xếp có hệ thống của các hình thức ngôn từ được xã hội hoá, thu thập từ những thói quen nói năng của một cộng đồng ngôn ngữ nhất định và được người biên soạn chú giải sao cho người đọc có một trình độ nhất định hiểu được ý nghĩa của từng hình thức ngôn ngữ riêng rẽ và biết được nhũng điều cần yếu về chức năng của nó trong cộng đồng ngôn ngữ ấy”

Trong công trình Một số vấn đề lý luận và phương pháp luận cơ bản về

từ điển học và bách khoa thư Việt Nam do tác giả Phạm Hùng Việt làm chủ

nhiệm, các tác giả cho rằng: “Từ điển là một công trình tra cứu, luôn chứa các từ ngữ tách rời của vốn từ ngữ chung (hay một bộ phận các từ ngữ chuyên biệt) của ngôn ngữ, kèm theo các thông tin (đầy đủ hoặc chỉ một số thông tin) về chính tả, cách phát âm, ý nghĩa, cách dùng, các từ đồng nghĩa,

sự phái sinh và lịch sử của các từ ngữ đó Để tiện tra cứu, ở phần lớn các từ

Trang 13

Trong mỗi mục từ, được trình bày có hệ thống là các nội dung thông tin (tri thức) - phần còn lại ngoài các đầu mục từ, có vai trò giải thích nội dung của đầu mục từ hoặc cung cấp các thông tin về đối tượng đã được nêu trong đầu mục từ

Chức năng của từ điển

1 Từ điển có chức năng cung cấp thông tin Đây là chức năng cơ bản của từ điển và chi phối các chức năng khác Bằng cách diễn đạt tri thức ngắn gọn, cô đọng nhất, từ điển là một phương tiện hữu hiệu để tàng trữ và cung cấp thông tin các thông tin do từ điển cung cấp có thể là các thông tin

về ngôn ngữ, văn hoá, xã hội, kinh tế, khoa học

2 Từ điển giúp giải thích, cung cấp và hướng dẫn cách sử dụng từ ngữ của một ngôn ngữ, do đó, từ điển còn có chức năng nữa là chức năng phục vụ giao tiếp, giúp cho việc giao tiếp trong nội bộ một dân tộc cùng

sử dụng chung một ngôn ngữ hay giữa các dân tộc sử dụng các ngôn ngữ khác nhau

3 Từ điển có chức năng hướng dẫn, giáo dục ngôn ngữ Từ điển là công cụ đắc lực trong việc dạy và học ngôn ngữ Người sử dụng từ điển thường coi từ điển là người thầy không lời, là trọng tài trong các cuộc tranh luận về từ ngữ

Trang 14

10

4 Từ điển có chức năng chuẩn hoá ngôn ngữ Ngôn ngữ rất đa dạng

và luôn luôn vận động phát triển Hiện tượng một chuẩn mới hình thành bên cạnh một chuẩn cũ luôn luôn tồn tại, nhất là trong lĩnh vực từ vựng Cái mới và cái cũ song song tồn tại trong một thời gian, thường là cuối cùng cái

cũ nhường chỗ cho cái mới, nhưng không phải bao giờ cũng vậy Từ điển phải thường xuyên được cập nhật, giới thiệu chuẩn ngôn ngữ trong sự biến đổi, phát triển nên từ điển đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hoá ngôn ngữ

5 Ngoài các chức năng trên, từ điển còn có thêm chức năng phục vụ nghiên cứu Qua từ điển người ta có thế rút ra được những nguyên tắc, lí luận về từ điển học, đồng thời cũng có thể lấy từ điển làm tư liệu nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác của ngôn ngữ học

Đặc điểm của từ điển:

Để thực hiện các chức năng nêu trên, từ điển có những đặc điểm riêng khác biệt với tất cả các loại sách khác

1 Là một loại sách phục vụ nghiên cứu giáo dục, từ điển có tính khoa học Tính khoa học được thể hiện ở nhiều mặt, từ việc xác định nguyên tắc biên soạn, phạm vi thu thập từ ngữ đến cách thức định nghĩa, cung cấp các thông tin mở rộng Đối với từ điển bách khoa, độ chính xác là thước đo của tính khoa học

2 Từ điển thu thập và giải thích các từ ngữ được dùng trong đời sống của con người, cũng có nghĩa là nó đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống hiện thực, dù muốn hay không muốn, nó phản ánh một sự lí giải và một cách đánh giá về các vấn đề văn hoá, khoa học, chính trị, xã hội Theo Hoàng Phê, từ điển phản ánh thế giới quan, quan điểm, lập trường của người biên soạn, dù rằng người biên soạn có đầy đủ ý thức hay không về việc đó Do đó, từ điển mang trong mình tính tư tưởng

Trang 15

11

3 Đặc điểm thứ ba của từ điển là tính tiện dụng Từ điển là loại sách công cụ mang tính phổ cập (trừ các từ điển chuyên ngành), có đối tượng sử dụng là đông đảo người sử dụng ngôn ngữ ở những trình độ khác nhau Điều này đòi hỏi ở từ điển tính tiện dụng, dễ hiểu, dễ tra cứu Điều này dường như ít nhiều mâu thuẫn với đặc điểm về tính khoa học của từ điển Mâu thuẫn đó làm cho công tác biên soạn từ điển càng trở nên khó khăn Dung hoà được mâu thuẫn này, đảm bảo đồng thời hai yêu cầu khoa học và tiện dụng của từ điển là cả một nghệ thuật

4 Một kết quả của sự dung hoà đó được biểu hiện qua phương thức trình bày của từ điển Từ điển luôn được tổ chức theo hai cấu trúc: cấu trúc

vĩ mô (cấu trúc tổng thể hay cấu trúc bảng từ) và cấu trúc vi mô (cấu trúc mục từ) Kiểu cấu trúc đó làm cho từ điển không lẫn lộn với các sách khác, các thông tin trong từ điển được trình bày một cách vừa khoa học, vừa tiện dùng Với từ điển, tính khoa học và tính tiện dùng là hai đặc điểm cơ bản

1.1.3 Cách phân loại từ điển

Trên thế giới đã từng có nhiều học giả nổi tiếng đề cập đến vấn đề phân loại

từ điển như Shcherba (1940), Makiel (1959, 1967), Cornyn (1967), Gelb §1968), Zgusta (1971) Ở Việt Nam, phải kể đến Nguyễn Ngọc Trâm (2003), Dương Kỳ Đức (2000), Chu Bích Thu, Vũ Quang Hào (2005), Nguyễn Trọng Báu Nhìn chung, cách phân loại của các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi vào từng loại cụ thể Đáng chú ý là cách phân loại của L.V.Sherba phân chia từ điển theo 6 cặp đối lập:

1 Từ điển hàn lâm và từ điển tra cứu: từ điển hàn lâm phản ánh ý thức

ngôn ngữ hiện thực, thống nhất của cả cộng đồng trong một thời gian nhất định, còn từ điển tra cứu không nhất thiết có sự thống nhất của cả cộng đồng, từ ngữ

có thể được thu thập ở những thời đại khác nhau, những địa phương khác nhau

2 Từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ: từ điển bách khoa cung cấp

thông tin về sự vật, hiện tượng, khái niệm; từ điển ngôn ngữ cung cấp thông tin

về kí hiệu ngôn ngữ

Trang 16

12

3 Từ điển thesaurus (từ điển tổng toàn) và từ điển thông thường: từ

điển piesaurus thu thập toàn bộ từ ngữ có trong một ngôn ngữ (dù chỉ xuất hiện một lần) và những lời tích dẫn có chứa các từ ngữ đó; từ điển thông thường thì chỉ thu thập những đơn vị từ có tính ổn định và một số thí dụ minh hoạ Sự đối lập giữa hai từ điển này thực ra là sự đối lập giữa tư liệu ngôn ngữ và hệ thống ngôn ngữ

4 Từ điển thông thường và từ điển ý niệm: từ điển thông thường lấy

vỏ ngữ âm của từ làm cơ sở, các đơn vị được sắp xếp theo trật tự chữ viết;

từ điển ý niệm lấy nội dung của từ làm cơ sở, các đơn vị được sắp xếp theo nhóm chủ đề

5 Từ điển giải thích và từ điển đối dịch: từ điển giải thích nhằm làm

sáng tỏ bản chất kí hiệu của một ngôn ngữ bằng chính ngôn ngữ ấy Từ điển đối dịch nhằm làm hiểu rõ một ngôn ngữ khác

6 Từ điển phi lịch sử và từ điển lịch sử: từ điển phi lịch sử phản ánh từ

ngữ trong một khoảng thời gian hiện thời còn từ điển lịch sử phản ánh cả quá trình lịch sử, sự xuất hiện, sự biến đổi và thậm chí cả sự mất đi của các từ ngữ

L.Zgusta phân loại cụ thể hơn cho từ điển ngôn ngữ và đưa thêm một tiêu chí về cỡ của từ điển Ông cho rằng, sự phân loại đầu tiên, có tính chất bao quát nhất là sự phân biệt giữa từ điển ngôn ngữ và từ điển bách khoa Theo ông, “các từ điển ngôn ngữ chủ yếu đề cập đến ngôn ngữ, tức là đề cập đến các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ và tất cả các đặc tính ngôn ngữ của chúng Ngược lại, các từ điển bách khoa chỉ đề cập chủ yếu đến các denótate của các đơn vị từ vựng, chúng cho những thôrg tin vê thế giới ngoài ngôn ngữ có tính chất vật chất hoặc phi vật chất”

Tiếp tục phân loại từ điển ngôn ngữ, ông chia ra thành các loại cơ bản theo bốn tiêu chí sau:

1 Theo tiêu chí thời gian, có sự đối lập giữa từ điển lịch đại và từ điển đồng đại Theo L.Zgusta, đây là một trong những sự phân loại quan

Trang 17

2 Theo phạm vi thu thập toàn bộ hay một bộ phận từ vựng của một ngôn ngữ, có từ điển phổ thông và từ điển hạn chế (hoặc đặc biệt) Tính chất “hạn chế” hay “đặc biệt” của từ điển hạn chế là do quyết định của người biên soạn chỉ lựa chọn thu thập một bộ phận hẹp từ ngữ nhất định Có thể có nhiều tiêu chuẩn lựa chọn, nên có nhiều loại từ điển hạn chế khác nhau, chằng hạn như từ điển phương ngữ, từ điển học sinh, từ điển thuật ngữ một ngành Đối lập lại,

từ điển phố thông thu thập toàn bộ ngôn ngữ phổ thông, nghĩa là ngôn ngữ chuẩn toàn dân được dùng một cách phổ biến Loại này lại được chia nhỏ hơn nữa, thành từ điển miêu tả - chuẩn và từ điển miêu tả - chung Từ điển miêu tả

- chuẩn khác từ điển miêu tả - chung ở một tính chất cơ bản là nó không chỉ

“tìm ra cái gì là chuẩn trong thời kì từ điển được phát hành” mà còn định ra tiêu chuẩn cho người sử dụng trong tương lai Nghĩa là từ điển miêu tả - chuẩn không chỉ phản ánh những tính chất và quy tắc phổ biến của ngôn ngữ hiện thời mà còn “lường trước tình hình sử dụng của tương lai” dựa vào quy luật phát triển của ngôn ngữ”

3 Theo số lượng ngôn ngữ được miêu tả, có từ điển một thứ tiếng và từ

điển hai thứ tiếng (thường rất ít từ điển có từ ba thứ tiếng trở lên) Mục đích của

từ điển hai thứ tiếng là giúp cho việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác hoặc cho việc giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác không phải là tiếng mẹ đẻ Do

Trang 18

14

tính không đồng hình giữa các ngôn ngữ, từ điển hai thứ tiếng gặp rất nhiều khó khăn trong việc đưa ra các đơn vị từ vựng tương đương

4 Tiêu chí cuối cùng là dựa vào cỡ từ điển, có từ điển cỡ nhỏ và từ điển

cỡ lớn Đây là một trong những mặt không thể nói được thật chính xác mà chỉ có thể là sự đánh giá có tính chất ấn tượng Cỡ của từ điển không chỉ là khối lượng

và như vậy số lượng mục từ của từ điển, có thế nói một cách chính xác, chỉ nêu lên được một cách khái quát về khả năng thông tin của nó Phần lớn phụ thuộc vào bản thân mục từ được thực hiện như thế nào

Trên đây chỉ là “khung” của các sự phân loại Các tiêu chí ở mỗi sự phân loại trên có thể tiếp tục được cụ thể hoá, và theo đó có thể phân loại từ điển thành nhiều loại nhỏ hơn Thêm nữa, do các tiêu chí tương đối độc lập, nên có thể có sự phối hợp một số tiêu chí trong sự phân loại từ điển Điều này dẫn đến tình trạng là trên thực tế các kiểu loại từ điển rất đa dạng, phong phú Sự phân loại từ điển có ý nghĩa đặc biệt

1.2 Nhận thức chung về từ điển bách khoa

1.2.1 Chức năng, đặc điểm của từ điển bách khoa

Từ điển bách khoa được phát triển từ từ điển Từ điển bách khoa xuất hiện

là do sự ảnh hưởng qua lại và xích lại gần nhau giữa bách khoa toàn thư và từ điển ngôn ngữ Chính vì vậy, khi nhận diện khái niệm từ điển bách khoa, một mặt người ta cố gắng phân biệt nó với từ điển ngôn ngữ (chủ yếu là từ điển giải

thích); mặt khác, phân biệt nó với bách khoa thư

Từ điển bách khoa có đặc điểm chung với các loại từ điển và bách khoa thư ở chỗ, chúng đều là các công trình tra cứu, giúp người đọc tìm hiểu các

thông tin; các đầu mục từ được sắp xếp theo một trật tự nhât định; các thông tin trong mục từ được trình bày một cách có hệ thống Tuy nhiên, người ta cũng nhận thấy giữa chúng có những sự khác biệt nhất định

Từ điển giải thích cung cấp mọi thông tin về bản thân kí hiệu ngôn ngữ, còn từ điển bách khoa cung cấp thông tin về sự vật, khái niệm được từ

Trang 19

15

ngữ biểu thị Phạm vi thu thập của từ điển giải thích là các đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ Còn từ điển bách khoa, do lấy sự vật, khái niệm làm đối tượng, nên chỉ thu thập những từ có ý nghĩa biểu vật, biểu niệm cụ thể mà không phụ thuộc vào nhân tố người sử dụng hay hoàn cảnh nói năng Nhiệm vụ của từ điển bách khoa là cung cấp kiến thức về các đối tượng do

từ ngữ biếu thị, còn nhiệm vụ của từ điển ngôn ngữ là cung cấp kiến thức về chính các đơn vị từ ngữ Do nhiệm vụ khác nhau như vậy mà thông tin trong từng mục từ của từ điển giải thích có thể là toàn bộ các thông tin về kí hiệu ngôn ngữ, bao gồm rất nhiều mặt như thông tin về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ dụng, ngữ pháp ; ngược lại, thông tin trong từ điển bách khoa là các thông tin về sự vật, khái niệm mà từ đầu mục biểu thị, ngoài phần định nghĩa còn có thể có thông tin mở rộng về lịch sử ra đời, quá trình phát triển Vì vậy, lời giải thích trong từ điển bách khoa sâu hơn rộng hơn, nhưng cấu trúc vi mô thì thường đơn giản hơn từ điển giải thích

Định nghĩa trong từ điển bách khoa là định nghĩa khái niệm, là sự giải thích chính xác, đầy đủ những đặc trưng cơ bản của khái niệm, sự vật mà từ ngữ biểu thị Định nghĩa từ ngữ trong từ điển giải thích chỉ nhằm nêu lên những đặc trưng khu biệt của từ đủ để người sử dụng nhận biết và phân biệt

nó với những từ ngữ khác Tuy nhiên, trên thực tế, “những đặc trưng cơ bản của khái niệm, sự vật mà từ ngữ biểu thị” trong từ điển bách khoa và

“những đặc trưng cơ bản của từ ngữ trong từ điển giải thích không phải lúc nào cũng có ranh giới rõ ràng Nếu hình dung một từ mà từ đó quy chiếu một sự vật thì không một tiêu chí khách quan nào có thể giúp chúng ta phân biệt một định nghĩa về từ theo nghĩa phân tích từ đó về ngữ nghĩa, với một định nghĩa về sự vật, vid trong định nghĩa người ta đi tới sự vật bằng từ và

từ bắt buộc phải trả trở về sự vật Theo quan điểm chung của số đông các nhà nghiên cứu, trong nội dung nghĩa từ bao giờ cũng có một hàm lượng

Trang 20

16

thông tin bách khoa Xu hướng chung hiện nay của từ điển học hiện đại là lời giải thích trong từ điển giải thích ngày càng có xu hướng gần với lời giải thích trong từ điển bách khoa, nói một cách chính xác hơn, thông tin bách khoa ngày càng được chú ý nhiều hơn trong từ điển giải thích

Mặc dù đều là "công trình bách khoa", nhưng giữa từ điển bách khoa và bách khoa thư cũng có những khác biệt nhất định Bách khoa thư có chức nàng

hệ thống hoá toàn bộ tri thức cơ bản và chuyên sâu, nhiều mặt về một hay nhiều ngành khoa học hoặc hoạt động thực tiễn Từ điển bách khoa lại có chức năng cung cấp những thông tin vắn tắt phổ cập về các khái niệm của một hay nhiều ngành khoa học hoặc hoạt động thực tiễn Nếu như bách khoa thư được dùng chủ yếu để giáo dục, tự học, tự nghiên cứu về nhiều mặt qua các chủ đề tri thức độc lập, thì từ điển bách khoa lại chủ yếu được dùng để tra cứu, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, số lương mục từ trong bách khoa thư thường ít nhưng chủ đề lại rất rộng và có biên độ dài Ngược lại, số lựợng mục từ trong từ điển bách khoa nhiều, nhưng chủ đề hẹp và có biên độ ngắn

Như vậy, “từ điển bách khoa là một dạng công trình tra cứu có tính chuyển tiếp giữa từ điển ngôn ngữ và bách khoa thư (vừa có tiêu chí chung với

từ điển ngôn ngữ vừa có tiêu chí chung với bách khoa thư); có chức năng cung cấp những thông tin vắn tắt chung quanh các khái niệm khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật hay tri thức thực tiễn khác Đây là loại sách chủ yếu để người ta tra cứu, tìm hiểu”

1.2.2 Cách phân loại từ điển bách khoa

Trong công trình Một số vấn đề lí luận và phương pháp luận cơ bản về

từ điển học và bách khoa thư Việt Nam do tác giả Phạm Hùng Việt làm chủ

nhiệm, các tác giả cho rằng, từ điển bách khoa và bách khoa thư có nhiều điểm

khác nhau nhưng có đặc điểm chung về tính sự kiện của thông tin được chuyền

tải trong các mục từ Theo cách mà Nguyễn Kim Thản đề xuất, các tác giả đã sử

dụng công trình bách khoa làm tên gọi chung cho từ điển bách khoa và bách

Trang 21

17

khoa thư Công trình bách khoa là loại công trình tra cứu phản ánh tri thức của một xã hội Theo các tác giả, có nhiều cách phân loại từ điển bách khoa, có thể

kể đến một số cách phân loại thường gặp sau:

a, Dựa vào nội dung có thể phân các công trình bách khoa thành 2 loại

lớn: công trình bách khoa tổng hợp và công trình bách khoa chuyên ngành Công trình bách khoa tổng hợp là những công trình tra cứu điển hình của một quốc gia, thường bao gồm nhiều tập, trong đó trình bày tri thức về tất cả các ngành khoa học, kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật Thuộc về loại này có thể kể đến

Từ điển bách khoa Xô Viết của Liên Xô, Americana của Mĩ (30 tập), đại bách khoa toàn thư Trung Qưôc (74 tập), Từ điển bách khoa Việt Nam (4 tập)

Công trình bách khoa chuyên ngành trình bày tri thức về một ngành khoa học,

kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật nhất định (hoặc một bộ môn của một ngành khoa

học, một chuyên dề nào đó) Thuộc về loại này có thể kể đến Bách khoa toàn

thư Triết học của Liên Xô (5 tập 1960 -1970), bách khoa toàn thư về nhiếp ảnh

của Anh (1949), từ điển bách khoa sinh học của một tập thể tác giải Việt Nam (năm 2003)

b, Dựa vào quy mô có thể chia các công trình bách khoa thành hai loại chủ yếu: Công trình bách khoa cỡ lớn và công trình bách khoa cỡ nhỏ Công trình bách khoa cỡ lớn thường có dung lượng hàng chục tập trở lên, có khi tới hàng trăm tập Thí dụ: bách khoa thư thuần học của linh mục Mingne 168 tập, bách khoa toàn thư Tây Ban Nha – Mỹ (1805 – 1933) gồm 80 tập bách khoa toàn thư Xô Viết cỡ lớn in lần thứ nhất 66 tập công trình bách khoa cỡ nhỏ thường từ vài ba tập đến chục tập

c, dựa vào đối tượng phục vụ có thể phân chia thành công trình bách khoa cho thiếu niên nhi đồng (bách khoa toàn thư trẻ em của Liên Xô)

d, dựa vào phương tiện truyền đạt có thể phân chia các công trình bách khoa thành: sách in đĩa CD mạng internet, âm thanh mùi vị

Trang 22

18

e, theo phạm vi đề cập có thể phân chia các công trình bách khoa thành các công trình bách khoa chung và công trình bách khoa riêng (địa phương dân tộc ) Công trình bách khoa chung là loại công trình cung cấp thông tin về toàn thế giới và toàn quốc Bách khoa thư của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc thuộc loại này Công trình bách khoa riêng (địa phương dân tộc )là loại

công trình cung cấp thông tin về một bộ phận trong nước, chẳng hặn Bách

khoa thư về Moskva, Bách khoa thư về Leningrat ở Liên Xô, Bách khoa thư Hà Nội, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng ở Việt Nam

1.3 Cấu trúc của từ điển

1.3.1 Cấu trúc của từ điển giải thích

13.1.1 Cấu trúc vĩ mô của từ điển giải thích

Các mục từ trong từ điển giải thích được thu thập theo những tiêu chí nhất định, tạo thành một bảng từ có tính hệ thống, đảm bảo sự nhất quán,

có cấu trúc chặt chẽ Đây là cấu trúc có quan hệ dọc, suốt từ đầu đến cuối

quyển từ điển, nên được gọi là cấu trúc vĩ mô “Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc

bao gồm toàn thể các mục từ được sắp xếp theo một trật tự xác định; còn

từ Công việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cỡ, loại từ điển, số lượng, chủng loại của các nguồn tư liệu, ngữ cảm của người biên soạn

Là sách công cụ dùng để tra cứu, từ điển bao giờ cũng được sap xếp theo một trật tự nhất định Tuỳ theo loại hình ngôn ngữ, có thế có nhiều cách sấp xếp khác nhau, chẳng hạn, có thể sắp xếp theo trật tự chữ cái, theo

Trang 23

19

chủ đê, theo tần số, hoặc theo bộ chữ (đối với từ điển tiếng Hán), Tuy nhiên, cách sắp xếp phố biến nhất là xếp theo trật tự bảng chữ cái

1.3.1.2 Cấu trúc vi mô của từ điển giải thích

Giống như các loại từ điển khác, cấu trúc vi mô của từ điển giải thích cũng bao gồm hai phần chính: mục từ và các thông tin trong mục từ

đó Như vậy, mục từ trong từ điển là đơn vị đặc biệt, đa chức năng, hay còn gọi là đơn vị kép, nó vừa là đon vị cơ bản của cấu trúc vĩ mô (trong mối quan hệ dọc, với hệ thông bảng từ), vừa là đơn vị của cấu trúc vi mô (trong mối quan hệ ngang, với các thông tin về chính bản thân nó)

L.Zgusta gọi hai thành phần chính của cấu trúc vi mô là “phần đề” (mục từ) và “phần chính” (các thông tin) J.Rey Debove coi mục từ trong

từ điển có cấu trúc như một câu, trong đó đơn vị mục từ là chủ ngữ, các thông tin là vị ngữ Hai quan niệm này cùng nêu lên một đặc tính cơ bản của cấu trúc mục từ là tính “đề - thuyết”( phần được nêu ra và phần được thuyết minh làm rõ) Trên cấu trúc bề mặt, “phần đề” chỉ gồm một yếu tố,

đó là mục từ, còn “phần thuyết” thường là nhiều yếu tố, đó là các thông tin nhiều mặt về mục từ Nhưng xét về cấu trúc sâu, mỗi cấu trúc vi mô bao gồm nhiều cấu trúc đề - thuyết bình đẳng với nhau Bởi vì mỗi thông tin đều có quan hệ trực tiếp với mục tù' làm thành cấu trúc đề - thuyết, nhưng trên bề mặt, phần đề luôn luôn được tỉnh lược (chỉ xuất hiện một lần duy nhất) Nối giữa “phần đề” và “phần thuyết” là một số hệ từ Những hệ từ này có thể hiển ngôn hoặc không hiển ngôn nhưng rất dễ được khôi phục ở dạng hiển ngôn Tiếp thu và phát triển quan niệm này vào nghiên cứu từ điển tiếng Việt, Chu Bích Thu đã khai thác sâu hơn các mối liên kết trong cấu trúc vi mô Ngoài tính tỉnh lược là đặc trưng cơ bản, còn phải kể đến các mối liên kết bằng phép liên kết tuyến tính và phép lặp

Theo tác giả Chu Bích Thu, các loại thông tin thường thấy trong cấu

trúc vi mô của từ điến giải thích là: chính tả, ngữ âm, từ loại, phong cách,

Trang 24

20

phạm vi sử dụng, kết hợp cú pháp, kết hợp từ vựng, định nghĩa, kết hợp từ vựng - cú pháp, định hướng ngữ dụng, đồng nghĩa - trái nghĩa, ví dụ Các

thông tin này dược thê hiện bằng những phương tiện đa dạng, tuỳ thuộc vào từng ngôn ngữ, vào quan niệm từ điển học của những người’ biên soạn Thông thường các thông tin về từ loại, phong cách, sắc thái được thể hiện bằng những kí hiệu viết tắt; các thône tin về ý nghĩa, cách dùng thường được trình bày đầy đủ

1.3.2 Cấu trúc của từ điển bách khoa

1.3.2.1 Cấu trúc vĩ mô của từ điển bách khoa

Cấu trúc vĩ mô trong từ điển bách khoa chính là bảng đầu mục từ - tên gọi các khái niệm, sự vật, sự kiện, nhân vật mà thông tin về chúng được trình bày trong mục từ Thông thường, bảng mục từ của từ điển bách khoa được lập dựa trên sự phân loại tri thức và khoa học của các ngành và

bộ môn; các cuốn từ điển, từ điển thuật ngữ; các ấn phẩm đã công bố và các nguồn tư liệu khác

Bảng đâu mục từ trong từ điên bách kh.03 chính là Viêc thê hiện cu ths cúci việc phân loại tri thức, là bước triển khai của phân loại tri thức và liên kết nội dung, là bộ khung của từ điển bách khoa Ngoài những đặc trưng

cơ bản như tính tư tưởng, tính khoa học, tính hiện đại, đồng thời bảo đảm tính ngắn gọn, dễ tra cứu, bảng từ trong từ điển bách khoa phải quán triệt ba mục tiêu, đó là: tính hiện thực trong phân loại khoa học; sự phát triển của các ngành khoa học và xu hướng liên kết các bộ môn khoa học; khuynh hướng xuất hiện các ngành khoa học mói

Bảng đầu mục từ mang tính khoa học phải được xây dựng trên cơ sở phân loại tri thức đưa vào từ điển bách khoa theo một chu trình khép kín, có tầng bậc và cấp độ, đặc biệt là đầu mục từ phải mang tính khái niệm Nó phải bao gồm đầy đủ những khái niệm của các chuyên ngành khoa học Mỗi chuyên ngành cũng phải

Trang 25

21

hoàn chỉnh về mặt kết cấu và nội dung, nghĩa là mỗi chuyên ngành, đến lượt mình, cũng phải đầy đủ các bộ môn khoa học Nó cũng phải phản ánh tính thống nhất và kế thừa tri thức cổ kim, được ghi nhận qua các tên gọi (đầu mục từ) của các khái niệm

Phân loại tri thức được coi là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình chuẩn bị, lập kế hoạch, xây dựng bảng từ, biên soạn nội dung và biên tập bản thảo Tuỳ pheo sự phát triển của khoa học ở từng thời kì, từng nước, mục đích yêu cầu của từng loại từ điển bách khoa và ý đồ của những người tổ chức mà chọn cách phân loại Việc phân loại tri thức không phải là liệt kê các thành phần tham gia một cách |hình thức, mà là phải xác định được các mối quan hệ nội tại của từng thành phần tham gia và giữa các thành phần Chỉ khi nào lập được mạng lưới quan hệ và dựng được bộ khung cho từ điển bách khoa thì mớí coi là hoàn thành phân loại tri thức

Trong quá trình xây dựng bảng mục từ tổng hợp, cần tránh tính ngẫu hứng, thiếu khách quan, thiếu quan điểm tổng thể, toàn diện, đôi khi còn có biểu hiện thiên kiến, bản vị của một số người biên soạn Do vậy, trước khi xây dựng bảng đầu mục từ phải nghiên cứu kĩ các hệ thống phân loại khoa học và hình thành được bảng cấu trúc các chủ đề theo phân loại khoa học, các ngành, phân ngành, các bộ môn khoa học, các khái niệm, các thuật ngữ, các chủ đề tri thức, các sự kiện, các tổ chức, các địa danh, nhân vật Trên cơ sở bảng cấu trúc phân loại mục từ mới có thể xây dựng được một bảng mục từ tổng hợp, để bảo đảm không trùng lặp, không bỏ sót, và từ đó hình thành được các mục từ biệt lập và liên ngành, thuộc nhiều loại khác nhau, dưới các hình thức dài, trung bình và ngắn

1.3.2.2 Cấu trúc vi mô của từ điển bách khoa

Cấu trúc vi mô của từ điển bách khoa là thiết kế bên trong (mục từ) của

từ điển bách khoa Cấu trúc vi mô đưa ra các thông tin mang tính sự kiện, chi tiết về khái niệm, sự vật, hiện tượng, nhân vật được nêu ra ở đầu mục từ

Trang 26

22

Mục từ trong từ điển bách khoa phải là một khái niệm hoàn chỉnh hoặc một chủ đề tri thức độc lập, có thể tra cứu, tìm đọc độc lập Đối với cùng một chủ đề, từ điển có thể trình bày với những kiến thức ở mức độ nông sâu khác nhau đế thích hợp với các loại độc giả có trình độ văn hoá khác nhau và có nhu cầu học tập, nghiên cứu khác nhau Mục từ của từ điển bách khoa cần hướng tới ba yêu cầu

- Tính tri thức: yêu cầu tri thức phải chuẩn xác, chắc chắn;

- Tính tư liệu: yêu cầu tư liệu phải cơ bản, tinh gọn, chuẩn xác;

- Tính tra cứu: yêu cầu đảm bảo cho độc giả có thể tra tìm được rất nhanh, đọc được dễ dàng, nghĩa là phải giúp cho độc giả có thể sử dụng thời gian ngắn nhất, có thể tra cứu thuận lợi nhất, tìm đọc được những tri thức và tư liệu cần thiết

Đối với những mục từ dài, trình bày những khái niệm quan trọng, những chủ đề rộng thường có phân tầng lớp, cấp bậc có ghi các tiêu đề Những tiêu đề này cũng là những đơn nguyên tri thức để tra cứu, tìm kiếm

Đầu mục từ trong từ điển bách khoa là tên gọi mục từ có thể được biếu thị bằng một khái niệm (từ, thuật ngữ), một tên riêng, hoặc một cụm từ có kèm tên riêng, đặt ở đầu mục từ, được sắp xếp theo abc , hoặc theo đề tài, tra cứu theo chữ cái đầu của tiếng đầu tiên Căn cứ vào hình thức của đầu mục từ có

thể xếp tất cả các đầu mục từ vào hai khối: khối khái niệm (từ, thuật ngữ) và

khối tên riêng (kế cả những cụm từ có kèm theo tên riêng)

Khối khái niệm (từ, thuật ngữ) là khối bao gồm nhũng khái niệm phổ

biến chung cho toàn thể nhân loại, khái niệm đặc thù của từng dân tộc hoặc khái niệm riêng của từng ngành khoa học Những khái niệm này có thế được

biểu thị bằng một từ, một thuật ngữ hoặc một cụm từ Ví dụ: áo, áp thấp

nhiệt đới, bội chỉ nqân sách

Khối tên riêng (đầu mục từ là tên riêng hoặc đầu mục từ ngoài danh

từ chung có kèm tên riêng) Khối này được phân ra các loại sau đây:

Trang 27

23

- Đầu mục từ chỉ tên người (nhân vật)

- Đầu mục từ chỉ tên đất (địa danh)

- Đầu mục từ chỉ các tổ chức, cơ quan

- Đầu mục từ chỉ sự vật cụ thế (sự vật có tên riênghoặc kèm theo tên riêng)

- Đầu mục từ chỉ sự kiện

- Đầu mục từ chỉ quan niệm

- Đầu mục từ chỉ văn kiện - tài liệu lịch sử

- Đầu mục từ chỉ mật danh, danh pháp, khẩu hiệu,danh hiệu

Việc xếp theo các loại trên cũng chỉ mang tính ước lệ Tuy nhiên, nó có một ý nghĩa thực tiễn, vì có liên quan đến việc phân phối tỉ lệ, việc sắp xếp đầu mục từ cho thuận tiện việc ữa cứu Thông qua tỉ lệ các loại đầu mục từ và thông qua việc sắp xểp, có thể đánh giá phần nào cấu trúc của cuốn từ điển bách khoa

và nội dung của nó

Trong từ điển bách khoa, mục từ là đơn vị tra cứu chính, chứa đựng những thông tin nhằm giải thích hoặc chỉ dẫn khoa học của các khái niệm, tên gọi có mặt trong bảng từ chuyên ngành hoặc bảng từ tổng hợp Thành phần đầy đủ trong một mục từ có thể bao gồm:

- Đầu mục từ (hoặc đề mục) tức tên gọi mục từ

- Định nghĩa, nội dung giải thích đầu mục từ và những chỉ dẫn khoa học có liên quan đến đầu mục từ

- Minh hoạ, ảnh, bản đồ

- Thư mục, tư liệu trích dẫn và xuất xứ của tư liệu

Tên tác giả biên soạn mục từ

Trong một mục từ không nhất thiết phải có đầy đủ năm thành phần trên Thành phần trong một mục từ nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào loại hình mục từ và vào từng công trình bách khoa cụ thể Dung lượng (kí hiệu in hoặc con chữ) cũng không giống nhau, có mục từ chỉ vài ba chục kí hiệu in, nhưng cũng có mục từ cũng có tới vài chục nghìn kí hiệu in

Trang 28

24

1.4 Các kiểu định nghĩa của từ điển

1.4.1 Các kiểu định nghĩa trong từ điển giải thích

Định nghĩa là thành phần hạt nhân trong số các thông tin của cấu vi mô trong một cuốn từ điển giải thích Giải thích từ ngữ trong từ điển là công việc quan trọng nhất, khó khăn nhất và thường bị phê phán nhiều nhất

Khảo sát định nghĩa trong một số cuốn từ điển, các tác giả của công trình

“ Một số vấn đề cơ bản về lí luận và phương pháp luận của thế giới và Việt

Nam vể biên soạn các loại từ điến ngữ văn” đã chỉ ra các phương pháp định

nghĩa được sử dụng trong các từ điển giải thích tiếng Việt:

Đặc điểm cơ bản của lời giải thích trong từ điển là cách giải thích tự nhiên

- kiểu giải thích thường gặp trong đời sống Giải thích tự nhiên là diễn đạt

từ ngữ A bằng từ ngữ B, trong đó B và A phải có cùng nội dung, B phải đồng nghĩa với A Giải thích tự nhiên có hai đặc điểm: đây là một hoạt động tự nhiên trong đời sống xã hội khi có yêu cầu làm cho người khác hiểu mình, bằng cách

sử dụng năng lực mở rộng, triển khai của ngôn ngữ; dùng cái dễ để giải thích cái

khó, cái biết rồi để giải thích cái chưa biết Ví dụ: mục từ đi có thể định nghĩa:

- HP: (Người, động vật) tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân, lúc nào cũng vừa có chân tựa trên mặt đất, vừa có chân giơ lên đặt tới chỗ

khác Trẻ đi chưa vững Chân đi chữ bát Cho ngựa đi thong thả bước một

- KT: dời bước; dùng cách gì làm cho ở chỗ này dời ra chỗ khác Chân

đi; đi xe; đi tầu

DVT: Bước chân mà tiến lên Loài chim cũng như loài người đi bằng

hai chân; loài thú đi bốn chân

DTD: Di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân Trẻ tập

|- đi Đi từng bước một Đi bách bộ

* Phương pháp định nghĩa bằng cách dùng từ bao:

Đây là phương pháp định nghĩa của logic học Nội dung của nó là quy sự vật, hiện tượng, khái niệm vào khái niệm cùng loại rộng hơn, rồi vạch ra những

Trang 29

25

đặc trưng khu biệt của khái niệm được giải thích Phương pháp định nghĩa này là môt dạng đăc biệt của phương pháp định nghĩa bằng phân tích

Ví dụ: định nghĩa của danh mục từ hành

HP: Cây thân ngầm, hình dẹp, mang nhiều lá mọng nước xếp úp vào nhau thành một khối hình củ, dùng làm gia vị

VT: Loại cây đơn tử diệp, thân ngầm, hình dẹp, mang nhiều lá vảy mọng nước và xếp úp vào nhau

DVT: Một thứ rau có củ hăng hăng, cay cay, dùng làm gia vị Thịt đầy

sanh, không hành không ngon

TN: Loại rau như cây cỏ, có củ vị hăng và cay cay, thường dùng làm đồ gia vị

* Phương pháp định nghĩa bằng dùng từ đồng nghĩa:

Là kiểu định nghĩa bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa với từ đang cần định nghĩa Đây là kiểu giải thích phổ biến trong từ điển và cũng là kiểu giải thích từ ngữ thường gặp trong giao tiếp

Ví dụ: định nghĩa của mục từ heo

HP: (phg.) Lợn

KT: Con lợn

DVT: Lợn Heo sữa; heo con; thịt heo, lòng heo

VT: dt Lợn

NL: Từ miền Nam chỉ con lợn

DTD: Lợn Nói toạc móng heo (tng)

TN: Có nơi gọi là lợn, súc vật nuôi để ăn thịt

* Phương pháp định nghĩa bằng cách dùng từ trái nghĩa:

Là phương pháp định nghĩa bằng cách phủ định từ (hoặc các từ) có ý nghĩa đối lập với từ được định nghĩa

Ví dụ: định nghĩa của mục từ ngắn

HP: Có chiều dài dưới mức bình thường, hoặc không bằng so với các vật

khác; trái với dài Áo may dài quá cắt tóc ngắn Năm ngón tay có ngón mài

ngón ngắn (tng.)

Trang 30

26

KT: Nói về một chiều so sánh với chiều khác mà kém Trái với dài

DVT: Trái với dài, về không gian Áo ngắn; đường ngắn; ngắn tay

với chẳng tới trời

vT: Có hai đầu gần nhau trong không gian hay thời gian Phố ngắn;

Ngày vui chẳng đầy gang tay (K)

LVD; Vắn, cụt Truyện ngắn; Cơn lạnh còn có cơn nóng, Cơn đắp áo

ngắn cơn chung áo dài

NL: Có chiều dài rất hạn chế trong không gian hay trong thời gian Đừng

chê lươn ngắn mà tham chạch dài (tng.); Ngày vui ngắn chẳng đầy gang (K); Sông sâu, sào ngắn khôn dò (cd)

- TN: Cụt, trái với dài Tóc ngắn Sào ngắn

Là phương pháp định nghĩa bằng cách đưa từ đang cần định nghĩa

ra so sánh với một đối tượng của thế giới ngoài ngôn ngữ Đối tượng ngoài ngôn ngữ được chọn phải là cái điển hình nhất, phổ biến nhất, có thuộc tính dễ gợi sự liên tưởng nhất tới nghĩa của từ Phương pháp giải thích này thường được áp dụng với những từ biêu thị sự cảm nhận trực tiếp hiện thực như cảm nhận về màu sắc, mùi vị, âm thanh

Ví dụ: định nghĩa của mục từ cay

- HP: Có vị làm cho tê xót đầu lưỡi, như vị của ớt Quả ớt cay

Rượu cay Gừng cay muối mặn,

- KT: Nói cái vị hăng nồng làm cho tê tái đầu lưỡi Nghĩa bóng là căm tức một việc gì

- DVT: Chỉ vị nóng nồng, thường làm cho lưỡi tê tái, của những chất như ớt, tiêu

- DTD: Có vị nồng, làm cho tê đầu lưỡi Cay như ớt Rượu cay

Gùng cay muối mặn

Trang 31

27

*Phương pháp định nghĩa bằng cách nêu chức năng của từ ngữ

Là phương pháp dùng siêu ngôn nsữ miêu tả để nêu lên chức năng của

từ được định nghĩa Đây là cách định nghĩa thường áp dụng cho các hư từ

HP: Từ biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai sự vật, hiện tượng, quá trình, I

tính chất cùng loại, cùng phạm trù Tôi và nó Nó biết tiếng Hán, và tiếng Nhật

Mưa to và gió lớn

KT: Cùng, với Tôi và anh Người và vật

DVT: Cùng, với Anh và em; người và vật //Dùng đũa đưa đồ ăn vào

miệng: và cơm; và đồ ăn.//tl Vài

LVD: Với, cùng, tiếng kèm theo người, vật hạy sự việc chót khi đã kể

nhiều rồi Anh tìm nó và bảo nó đến đây

NL: Từ dùng để nối hai từ, hai mệnh đề để thêm ý Anh và tôi cùng đi; n

Cháu rất ngoan và học rất giỏi

DTD: Từ biểu hiện quan hệ liên hợp giữa hai sự vật, hiện tượng, quá

trình, tính chất, hoạt động cùng loại Tôi và anh; đẹp người đẹp nết; nói và làm phải đi đôi với nhau

Để nhận biết và phân biệt các sự vật, hiện tượng khác nhau trong thế giới xung quanh, con người cần phải có khái niệm về các sự vật, hiện tượng

đó Khi diễn đạt khái niệm ra bằng ngôn từ, chúng ta có lời định nghĩa Trong cuộc sống của mỗi con người, có lẽ ai cũng đã từng nhiều lần có nhu cầu tạo lập và tạo lập được những định nghĩa để tìm hiểu và phân biệt các

sự vật, hiện tượng vô cùng đa dạng, phong phú xung quanh mình Định nghĩa chính là việc nêu lên những thuộc tính bản chất để nhận biết sự vật, hiện tượng, đồng thời phân biệt nó vói các sự vật, hiện tượng khác

Tuy nhiên, định nghĩa khái niệm là một vấn đề hết sức phức tạp, nó gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học, với logic học, triết học

Trong tác phẩm Logic học phổ thông, tác giả Hoàng Chúng đã đưa ra một số

đặc điểm cơ bản của định nghĩa khái niệm như sau:

Trang 32

28

Cấu trúc logic của định nghĩa thường có dạng “A là B”: trong đó A là khái niệm được định nghĩa, là khái niệm mới, cần được làm sáng tỏ; B là khái niệm định nghĩa, trong đó nêu lên các dấu hiệu đặc trưng, phân biệt với những khái niệm khác đã được biết Đến lượt mình, thành phần B lại có nhiều cấu trúc logic khác nhau Chẳng hạn, dựa vào mối quan hệ rộng hơn, hẹp hơn giữa các khái niệm người ta có thể có hai cách định nghĩa:

Định nghĩa những khái niệm mới hẹp hơn những khái niệm đã biết

bằng cách nêu ra chủng và sự khác nhau về loại theo công thức (A là dấu của phép hội, đọc là và):

Khái niệm được định nghĩa - chủng

A sự khác nhau về loại

Đây là cấu trúc logic tiêu biểu nhất, được sử dụng phố biến để định nghĩa khái niệm trong các ngành khoa học cũng như trong đời sống Thí dụ như định

nghĩa cá: “Động vật có xương sống, sống ở nước, thở bằng mang, bơi bằng

vây” Phân tích cấu trúc logic của định nghĩa này ta có: “động vật có xương

sống’' là khái niệm rộng hơn “cá”; “sống ở dưới nước”, “thở bằng mang” và

“bơi bằng vây” là những đặc điểm để phân biệt “cá” với các loài động vật quen

gọi là “cá” nhưng lại không phải là “cá” (cá sấu là loài bò sát, cá mực là loài thân mềm, cá heo là loài thú vì chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa theo đúng đặc trưng của loài thú); ngược lại có những loài chúng ta tưởng không phải là cá thì chúng lại là cá đích thực Ví dụ: lươn và chạch đều là cá vì chúng có đủ bốn

đặc trung nêu trên, mặc dù mang và vây của chúng rất nhỏ, nhưng chúng vẫn dùng mang đế thở và dùng vây để bơi

Hoặc định nghĩa những khái niệm mới, rộng hơn những khái niệm đã biết bằng cách liệt kê những khái niệm hẹp hơn được bao hàm trong khái

niệm ấy trong công thức (V là dấu của phép tuyển, đọc là hoặc):

Khái niệm được định nghĩa = BI

1/B2 VB3

Trang 33

tương đương với một trong ba khái niệm đó Nghĩa là ta có: “tội nhận hối lộ

là một loại tội hối lộ”, tương tự như vậy với “tội đưa hối lộ” và “tội môi giới hối lộ”

Theo quan niệm của logic học truyền thống, định nghĩa khái niệm phải tuân theo ba quy tắc sau:

Quy tắc 1: Chỉ được sử dụng những khái niệm đã biết, đã được định

nghĩa từ trước Vi phạm quy tắc này có thể đưa đến các định nghĩa vòng quanh, định nghĩa luẩn quẩn

Quy tắc 2: Định nghĩa phải tương xứng, nghĩa là khái niệm được định

nghĩa khái niệm định nghĩa phải đồng nhất (có cùng ngoại diên) Vi phạm quy tắc này có thể đưa đến định nghĩa quá rộng hoặc định nghĩa quá hẹp

Quy tắc 3: Định nghĩa cần ngắn gọn, không chứa đựng những dấu hiệu

có thể suy được từ những dấu hiệu khác đã được nêu lên trong định nghĩa

Trong tác phẩm Logic học, tác giả Vương Tất Đạt cho rằng: “định nghĩa

phái niệm là thao tác logic nhờ đó phát hiện nội hàm của các khái niệm hoặc

xác lập ý nghĩa của các thuật ngữ, và tuỳ theo đối tượng cần định nghĩa, có định

thực tế (trả lời câu hỏi “đối tượng được biểu thị bằng thuật ngữ đó là gì”) định nghĩa duy danh (trả lời câu hỏi “thuật ngữ ấy có nghĩa là gì”) Bằng những thao

tác khác nhau, có thể tạo nên những kiểu định nghĩa khác nhau:

nghĩa quá giống gần gũi và khác biệt về loài là định nghĩa trong đó chỉ ra

lớp đối tượng và các dấu hiệu nhờ đó đối tượng được định nghĩa tách ra từ lớp đối tượng ấy;

nghĩa theo nguồn gốc là định nghĩa vạch ra nguồn gốc tạo thành đối

tượng được định nghĩa;

Trang 34

30

Phản ánh nghĩa qua việc chỉ ra quan hệ của đốii tượng với các mặt đốii lập của nó được sử dụng để định nghĩa các khái niệm có ngoại diên cực kì rộng

- các phạm trù

Ngoài ra còn có thể kế đến các thao tắc định nghĩa khác như miêu tả, nêu

đặc trưng, phân hiệt”

1.4.2 Đặc điểm và phương pháp định nghĩa khái niệm trong từ điển bách khoa

Từ điển học mượn cách định nghĩa của logic học, và tất nhiên, định nghĩa khái niệm trong từ điển cũng phải tuân theo ba quy tắc nêu trên của định nghĩa khái niệm trong logic

Khi định nghĩa khái niệm cần phải xác định, phải chỉ ra được một cách rõ ràng, dứt khoát khái niệm được định nghĩa, nghĩa là định nghĩa phải nêu bật được những đặc trưng bản chất nhất của khái niệm Nội dung, ranh giới giữa các khái niệm không cho phép sự mập mờ, nhập nhằng mà phải rất rõ ràng, tách bạch Định nghĩa khái niệm phải nêu một cách hoàn toàn chính xác, đầy đủ nội dung nghĩa của khái niệm để người tiếp nhận nó nhận biết và phân biệt với những khái niệm khác một cách rõ ràng Định nghĩa khái niệm trong từ điển vừa phải tuân theo các quy tắc của định nghĩa khái niệm trong logic, đồng thời, phải đáp ứng các yêu cầu khoa học nhưng

dễ hiểu; phải là một định nghĩa tự nhiên; vừa cụ thể lại vừa khái quát

Định nghĩa khái niệm trong từ điển bản chất là giải thích nội dung của khái niệm theo cách nói vòng Yêu cầu của cách giải thích này là tự nhiên, dễ hiểu và tương đối chính xác Hầu như rất khó đòi hỏi nó chính xác một cách tuyệt đối như định nghĩa khái niệm trong logic học Dù có vay mượn thuật ngữ “định nghĩa”, có dựa trên cơ sở nền tảng các quy tắc của định nghĩa khái niệm trong logic nhưng định nghĩa khái niệm trong từ điển “là một cách giải thích tự nhiên mà giá trị” Định nghĩa cần phản ánh

Trang 35

31

đúng sự tồn tại của ngôn ngữ tự nhiên với những sự nhập nhăng không tránh khỏi và những ranh giới không thể xác định một cách rõ ràng, tuân theo một loại logic riêng của ngôn ngữ tự nhiên: logic mờ

Định nghĩa khái niệm trong từ điển phải đủ cụ thể để có thể hiểu được mội cách tương đối chính xác nhưng đồng thời lại phải khái quát để có thể bao hàm được mọi khả năng, mọi khía cạnh của khái niệm

Để đáp ứng yêu cầu dễ hiểu, một nguyên tắc của định nghĩa từ điển là phải dùng từ dễ để giải thích từ khó, (dùng cái đã biết để giải thích cái chưa biết “Từ dễ” được hiểu là những từ thông dụng, được sử dụng phổ biến, có

sắc thái trung tính; “từ khó” được hiểu là những từ ít dùng, từ cũ, từ cổ, từ địa

phương, “Cái chưa biết” đương nhiên là ý nghĩa của mục từ đang được giải thích; “cái đã biết” ở đây được hiểu là toàn bộ những từ (trừ mục từ đang được giải thích) có mặt trong cấu trúc vĩ mô Như vậy, nói một cách khác, để

đáp ứng yêu cầu dễ hiểu, trong lời định nghĩa chỉ được dùng những từ được

thu thập trong quyển từ điển, nhưng tránh sử dụng những từ cũ, từ cổ, từ địa phương và tất nhiên là không được dùng từ đầu mục trong lời định nghĩa của

chính từ ấy

“Một tính chất cơ bản khác của đinh nghĩa tự nhiên là không bao giờ

nó là một câu hoàn chỉnh” Định nghĩa thường là một ngữ và “thường có hình thức một nhóm từ hướng tâm” Từ đóng vai trò “tâm” trong ngữ ấy thường

có chức năng ngữ pháp tương đương với từ đầu mục Nghĩa là thông thường, định nghĩa của một danh từ là một danh ngữ, định nghĩa của một động từ là

một động ngữ

Đối với từ điển bách khoa, có thể xây dựng được các mẫu định nghĩa (thông tin), tương tự các mẫu định nghĩa các lớp, loại từ ngữ, đối với từ điển giải thích Tuy nhiên, từ điển bách khoa do lấy sự vật, khái niệm làm đối tượng, nên không thu thập những đơn vị từ vựng như yếu tố cấu tạo từ, những

Trang 36

32

từ có ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tình thái, chẳng hạn như hư

từ, đại từ và trợ từ Từ điển bách khoa cũng không thu thập những tính từ so sánh với nghĩa đánh giá như : lớn - bé, to - nhỏ, tốt - xấu Những khái niệm thông phường như: bố, mẹ, nói, cười, đi, đứng ; các khái niệm rất khó vạch ra nội hàm của nó, mà chỉ có thể chỉ ra bằng trực quan như các từ chỉ màu sắc, từ tượng thanh, tượng hình từ điển bách khoa cũng không thu thập Từ điển bách khoa chỉ thu thập những từ có ý nghĩa biểu vật, biểu niệm cụ thể mà không phụ thuộc bào nhân tố người sử dụng hay hoàn cảnh nói năng Chính vì vậy, từ điển bách khoa không sử dụng phương pháp định nghĩa bằng chỉ dẫn (phương pháp giải thích được áp dụng với những từ biểu thị cảm nhận trực tiếp hiện thực như cảm nhận về màu sắc, mùi vị, âm thanh) và phương pháp định nghĩa bằng cách nêu chức năng của từ ngữ (cách định nghĩa áp dụng cho các hư từ)

1.1.5 Nhận thức chung về Từ điển thuật ngữ Địa danh Lịch sử quân sự

Khi đề cập đến từ điển bách khoa và bách khoa thư, Vũ Quang Hào cho rằng từ điển bách khoa chuyên ngành là loại từ điển bách khoa mà nôi dung tri thức của nó phản ánh “tri thức khoa học của một chuyên ngành, một

lĩnh vực hoạt động thực tiễn” là một lĩnh vực hoạt động thực tiễn Từ điển

Thuật ngữ Địa danh Lịch sử Quân sự thuộc loại từ điển bách khoa chuyên

ngành - chuyên về lĩnh vực mang tính chất địa danh quân sự Vì vậy, có thể

hiểu: Từ điển Thuật ngữ Địa danh Lịch sử Quân sự là một bộ sách tra cứu

có tính chuyên ngành, trình bày một cách hệ thống, chính xác, ngắn gọn các địa danh quân sự và các tri thức khác (địa lí, lịch sử) có liên quan mật thiết đến địa danh quân sự, trên cơ sở hệ thống tư liệu, tài liệu đã được đánh giá, tổng kết

Từ điển Thuật ngữ Địa danh Lịch sử Quân sự do Nhà xuất bản Quân

đội Nhân dân xuất bản năm 2006 có 1.186 mục từ với độ dày 458 trang, khổ

13 x 19cm Đây là công trình khoa học lớn, chứa đựng những vấn đề quan trọng về địa danh vùng miền trong quân sự và những tri thức quan trọng

Trang 37

33

quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ

gìn đất nước; được đúc kết trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và

trưởng thành của lực lượng Quân đội nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thống nhất nhận thức về những vấn đề lí luận cơ bản của ngành, làm cơ

sở cho việc nghiên cứu, giảng dạy ớ các học viện, nhà trường trong quân đội và chỉ đạo thực tiễn các đơn vị quân đội trong cả nước

Căn cứ vào hình thức thế hiện, hệ thống mục từ của Từ điển thuật ngữ

Địa danh Lịch sử quân sự được phân thành Từ điển thuật ngữ Địa danh Lịch

sử quân sự là một loại từ điển bách khoa chuyên ngành, các mục từ trong Từ

điển đều là các thực từ và được sắp xếp theo thứ tự chữ cái abc Từ điển

thuật ngữ Địa danh Lịch sử quân sự đã chú ý thu thập toàn bộ địa danh lịch

sử quân sự trong cả nước được thể hiện qua các trận đánh, sơ đồ chiến lược của quân và dân ta trong suốt quá trình chiến đấu chống kẻ thù xâm lược

Ngoài phần bảng từ, Từ điển thuật ngữ Địa danh Lịch sử quân sự còn bao

gồm bảng, ảnh, hình vẽ - được bố trí xen kẽ trong bảng từ hoặc làm thành phụ lục Bảng, ảnh, hình vẽ cung cấp một số thông tin bổ sung, giúp cho việc hiểu nghĩa của thuật ngữ - khái niệm được đầy đủ, cụ thể, chính xác hơn hoặc một cách có hệ thống hơn

Tiểu kết

Đối tượng tìm hiểu chủ yếu của luận văn là các mẫu định nghĩa, những

nội dung trong lời giải thích của Từ điển thuật ngữ Địa danh Lịch sử quân sự, do

đó, luận văn liên quan đến mọi vấn đề của từ điển và từ điển học Đó là các vấn

đề về đặc điểm, chức năng, sự phân loại, cấu trúc và các kiểu định nghĩa trong từ điển Đi sâu vào từng vấn đề là sự phân biệt giữa từ điển giải thích và từ điển bách khoa, hai loại hình từ điển có sự giống nhau và khác nhau nhất định nhưng vấn đề định nghĩa khái niệm trong từ điển bách khoa và định nghĩa từ ngữ trong

từ điển giải thích luôn có sự nhập nhằng, khó phân biệt, bởi trên thực tế, “những đặc trưng cơ bản của khái niệm, sự vật mà từ ngữ biểu thị” trong từ điển bách

Trang 38

34

khoa và “những đặc trưng cơ bản của từ ngữ” trong từ điển giải thích không phải lúc nào cũng có ranh giới rõ ràng Đó là những vấn đề lí thuyết có liên quan trực tiếp và là chỗ dựa cho các chương tiếp theo của luận văn

Từ điển Bách khoa là một loại sách công cụ có đặc thù riêng Đây là loại sách công cụ cung cấp những tri thức cơ bản nhất và chính xác nhất về một ngành khoa học Từ điển bách khoa có chức năng hệ thống hóa toàn bộ tri thức

cơ bản và chuyên sâu, nhiều mặt về một hay nhiều ngành khoa học hoặc hoạt động thực tiễn Nó dùng để tra cứu thông tin một cách nhanh chóng

Bất kỳ một cuốn sách công cụ nào cũng đều phải có cấu trúc hai mặt: Cấu trúc vi mô: tính hệ thống dọc

Cấu trúc vĩ mô: tính hệ thống ngang

Việc biên soạn Từ điển Bách khoa trong đó Từ điển Địa danh Lịch sử Quân

sự theo chúng tôi là một loại từ điển Bách khoa chuyên ngành Vì vậy, việc tuân thủ mọi nguyên tắc khi biên soạn theo quy trình Trong chương này chúng tôi có đề cập nhiều vấn đề lí luận chung về từ điển học nó giúp ích cho việc:

1 Tổ chức biên soạn

2 Đánh giá về chất lượng và hiệu quả để rút ra kinh nghiệm và cách thức biên soạn một cuốn từ điển bách khoa tương tự

Trang 39

35

Chương 2 CẤU TRÚC VĨ MÔ – TÍNH TỔNG THỂ CỦA TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH LỊCH SỬ QUÂN SỰ 2.1 Đặt vấn đề

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, giành độc lập tự do, trên đất nước ta đã diễn ra biết bao sự kiện quan trọng nói chung và sự kiện quân sự nói riêng Mỗi sự kiện quân sự đó đều gắn với một địa danh, ghi dấu ấn tồn tại, phát triển và biểu thị lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết chặt chẽ, sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam

Địa danh là một phần làm nên sự kiện lịch sử, nghiên cứu, tìm hiểu về những địa danh lịch sử quân sự trên đất nước ta, giúp cho bạn đọc hiểu thêm

về lịch sử quân sự Việt Nam về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc

ta trong quá trình dựng nước và giữ nước Với ý nghĩa đó tôi tìm hiểu cuốn từ điển “ thuật ngữ địa danh lịch sử Quân sự Việt Nam” mang đến những thông tin bổ ích về một số địa danh hành chính và các yếu tố địa lý tự nhiên - nơi diễn ra các sự kiện trong lịch sử quân sự Việt Nam; các căn cứ cách mạng và kháng chiến, địa bàn hoạt động của các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa; địa danh có

ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của các nhà quân sự, lãnh tụ khởi nghĩa và các hoạt động khác có vai trò nổi bật trong lĩnh vực quân sự Nội dung cuốn sách được bố cục theo từng địa phương, mở đầu là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương còn lại xếp theo vần A, B, C

Trong chương này chúng tôi tìm hiểu cấu trúc vĩ mô (cấu trúc tổng thể) nguyên tắc đầu tiên của bất cứ cuốn từ điển nào Đây là nguyên tắc quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một cuốn từ điển bách khoa nói chung

2.1.1 Khái niệm Địa danh Lịch sử Quân sự

Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng có những điểm riêng biệt về địa lý, lịch sử của nước mình Tên gọi địa lý hay còn gọi là địa danh của mỗi

Trang 40

Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về địa danh, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một cách định nghĩa riêng tùy cách lập luận và hướng tiếp cận của mình Với tư cách một nhà ngôn ngữ học, Lê Trung Hoa đã nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ học, ông đã đưa ra các định nghĩa sau

“địa danh là những từ hoặc ngữ được dung để làm tên riêng của các địa danh thiên nhiên, các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ

Hiện nay trong giới nghiên cứu địa danh vẫn chưa có sự thống nhất

nhau về khái niệm địa danh Trong Từ điển Hán Việt (1999), Đào Duy Anh

đã giải thích “Địa danh là tên gọi các miền đất”, trong Từ điển Tiếng Việt (1999), Hoàng Phê lại quan niệm “Địa danh là tên đất, tên địa phương”

Gần với cách hiểu này, Nguyễn Văn Âu cũng xem địa danh là “tên gọi các địa phương hay tên gọi địa lý” Định nghĩa một cách đầy đủ hơn, bao quát hơn sau khi trình bày hàng loạt các vấn đề liên quan đến địa danh,

A.V.Supêranskaia trong cuốn Địa danh là gì đã viết như sau: “Địa danh học

Ngày đăng: 19/12/2015, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Phê (1969), “Về việc biên soạn một quyển từ điển tiếng Việt mới”, ngôn ngữ, (2), tr.3 -18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về việc biên soạn một quyển từ điển tiếng Việt mới”
Tác giả: Hoàng Phê
Năm: 1969
3. Hoàng Phê và Nguyễn Ngọc Trâm (1997), “Một số vấn đề từ điển học”, Một số vấn đề từ điển học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề từ điển học”
Tác giả: Hoàng Phê và Nguyễn Ngọc Trâm
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1997
4. F.de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương
Tác giả: F.de Saussure
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1973
5. Chu Bích Thu (1997), “Một số nét khái quát về cấu trúc vi mô của từ điển giải thích”, trong Một số vấn đề từ điển học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số nét khái quát về cấu trúc vi mô của từ điển giải thích”
Tác giả: Chu Bích Thu
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1997
6. Nguyễn Ngọc Trâm (1997), “Một vài nhận xét về cấu trúc vĩ mô của từ điển giải thích Tiếng Việt”, trong Một số vấn đề từ điển học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một vài nhận xét về cấu trúc vĩ mô của từ điển giải thích Tiếng Việt”
Tác giả: Nguyễn Ngọc Trâm
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1997
7. Từ điển Thuật ngữ Địa danh Lịch sử Quân sự (Trung tâm từ điển bách khoa Quân sự), NXB Quân đội Nhân dân 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thuật ngữ Địa danh Lịch sử Quân sự
Nhà XB: NXB Quân đội Nhân dân 2006
8. Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên), NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học
9. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Trung tâm Biên soạn TĐBK VN. Hà Nội 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam
10. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1981
11. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1987
12. Hoàng Chứng (1997), Logic học phổ thông, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic học phổ thông
Tác giả: Hoàng Chứng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
13. Nguyễn Đức Dân (1996), Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic và tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
14. Vương Tất Đạt (1998), Logic học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic học
Tác giả: Vương Tất Đạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
15. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
16. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2006), Lược sử Việt ngữ học , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Việt ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
17. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết (1995), Dẩn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẩn luận ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
18. Phạm Văn Hảo (2011'), Tính hệ thống trong cẩu trúc vĩ mô của bách khoa thư, Tạp chí Từ điến học và Bách khoa thƣ, số 2 (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính hệ thống trong cẩu trúc vĩ mô của bách khoa thư
19. Vũ Quang Hào (1993), Thuật ngữ quân sự tiếng Việt, (đặc điếm và cấu tạo), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Quang Hào (1993), "Thuật ngữ quân sự tiếng Việt, (đặc điếm và cấu tạo)
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 1993
20. Vũ Quang Hào (2005), Kiểm kê từ điển học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm kê từ điển học
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
21. Nguyễn Hữu Hoành, Một số nhận xét bước đầu về từ điển Việt - Dân tộc, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thƣ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Hoành, "Một số nhận xét bước đầu về từ điển Việt - Dân tộc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w