1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch lưu quang vũ và vai trò của nó với việc tạo ra tính mạch lạc của văn bản

131 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- NGUYỄN THU HIỀN KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC TẠO

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN THU HIỀN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI

TRONG KỊCH LƯU QUANG VŨ VÀ VAI TRÕ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC TẠO RA TÍNH MẠCH LẠC CỦA VĂN BẢN KỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2011

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài……… .5

2 Mục đích, ý nghĩa………6

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………6

4 Phương pháp nghiên cứu……….6

5 Bố cục của luận văn……….……… 7

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận………9

1.1 Lý thuyết về phong cách nghệ thuật……….………9

1.1.1 Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách nghệ thuật………9

1.1.1.1 Chức năng ngôn ngữ……….9

1.1.1.2 Đặc điểm về tính hình tượng………10

1.1.1.3 Đặc điểm về tính thẩm mỹ………10

1.1.1.4 Đặc điểm về tính sinh động và biểu cảm……… ……11

1.1.1.5 Đặc điểm về tính tổng hợp của ngôn ngữ nghệ thuật……… 11

1.1.1.6 Đặc điểm về sử dụng từ, ngữ………11

1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ kịch dưới ánh sáng của lý thuyết phong cách chức năng……… 12

Trang 3

1.2 Lý thuyết về hội thoại và hội thoại sân khấu………14

1.2.1 Khái niệm về hội thoại (conversation;collo-quial)………….…….14

1.2.2 Các khái niệm: cuộc thoại, đoạn thoại, lượt lời và cặp thoại… 16

1.2.3 Các hành vi giao tiếp trong đối thoại……… ………18

1.2.3.1 Hành vi ngôn ngữ………18

1.2.3.2 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp……… 21

1.3 Lý thuyết về mạch lạc…….……….………….………23

1.3.1 Khái niệm mạch lạc……… 23

1.3.2 Các kiểu mạch lạc trong văn bản……… 26

1.3.2.1 Kiểu 1: Mạch lạc trong triển khai mệnh đề……… 27

1.3.2.2 Kiểu 2: Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ……… 30

1.3.2.3 Kiểu 3: Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác……….32

Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ…….34

2.1 Các dạng ngôn ngữ đối thoại trong kịch bản Lưu Quang Vũ…… …… 34

2.1.1 Đối thoại đơn tuyến (đơn thoại, độc thoại nội tâm)……… 35

2.1.2 Đối thoại song tuyến……… … 41

2.1.3 Đối thoại đa tuyến……… 42

2.2 Đặc điểm cấu trúc đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ………46 2.2.1 Các kiểu cấu trúc cầu khiến gián tiếp bằng lời hỏi - cầu khiến trong

Trang 4

tham thoại dẫn nhập của ngôn ngữ đối thoại kịch Lưu Quang Vũ………….47

2.2.1.1 Lời hỏi cầu khiến đồng hướng……….47 2.2.1.2 Lời cầu khiến ngược hướng……….… 51 2.2.1.3 Mô hình 5: Lời hỏi nhằm khuyên không nên hành động….… 55

2.2.2 Cấu trúc tham thoại hồi đáp trong ngôn ngữ đối thoại kịch

Lưu Quang Vũ……….…57

2.2.2.1 Tham thoại hồi đáp là một hành động ngôn trung, được cấu tạo bởi 1 câu (1 phát ngôn)………57

2.2.2.2 Tham thoại hồi đáp là hai hành động ngôn trung, được cấu tạo

từ 2 câu trở lên (lớn hơn 2 phát ngôn)……….……… 62

2.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của các kiểu đối thoại……….65 2.3.1 Vận động tương tác của các lượt lời tạo nên tính chất của đối thoại…65

2.3.1.1 Vận động tương tác của các lượt lời làm nên ngôn ngữ kịch

giàu chất chính luận……… 65 2.3.1.2 Vận động tương tác của các lượt lời làm nên ngôn ngữ kịch

giàu tính triết lý……… 75 2.3.1.3 Vận động tương tác của các lượt lời làm nên ngôn ngữ kịch với giọng điệu mềm mại giàu chất thơ, giọng điệu đanh thép khi phê phán, lên án 82

2.3.2 Lập luận trong đối thoại kịch Lưu Quang Vũ……… 91

2.3.2.1 Lập luận có luận cứ và kết luận đều tường minh……….92 2.3.2.2 Lập luận có luận cứ tường minh và kết luận hàm ẩn hoặc kết

Trang 5

luận hàm ẩn - luận cứ tường minh……… 95

Chương 3: Vai trò ngôn ngữ đối thoại trong việc tạo ra tính mạch lạc của kịch bản văn học Lưu Quang Vũ……… 100

3.1 Mạch lạc hình thành theo chủ đề …….……… …100

3.1.1 Mạch lạc được thể hiện qua các đối thoại sử dụng phép lặp từ vựng 101

3.1.2 Mạch lạc qua các đối thoại sử dụng phép thế……… 103

3.1.2.1 Mạch lạc đối thoại với phép thế bằng đại từ hồi chỉ………103

3.1.2.2 Mạch lạc đối thoại nhờ phép thế đồng nghĩa lâm thời………… 104

3.1.2.3 Mạch lạc đối thoại nhờ phép thế đại từ xưng hô……….… 105

3.1.3 Mạch lạc được thể hiện qua các đối thoại sử dụng phép đối……… 106

3.1.4 Mạch lạc được thể hiện qua các đối thoại bằng phép tỉnh lược….… 108

3.2 Mạch lạc hình thành theo thời gian trong đối thoại kịch Lưu Quang Vũ 111

3.2.1 Mạch lạc hình thành theo thời gian một chiều……….…113

3.2.2 Mạch lạc hình thành theo thời gian đa chiều……… 120

3.2.2.1.Thời gian hai chiều - sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại………122

3.2.2.2 Thời gian 3 chiều: Mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai - một bút pháp của nghệ thuật đồng hiện……….……… 128

Phần kết luận………135

Tư liệu khảo sát ……….….139

Tài liệu tham khảo luận văn……… …… 140

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý thuyết về phong cách nghệ thuật

Trong chương này, căn cứ vào đối tượng và mục tiêu của luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng những cơ sở lý luận về phong cách nghệ thuật, lý luận về hội thoại, lý luận về tính mạch lạc của văn bản

1.1.1 Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách nghệ thuật

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với những biến thể sử dụng ngôn ngữ qua các chuỗi câu hay văn bản có chức năng thông báo - thẩm mỹ, tức là vừa thông tin một nội dung nào đó vừa thoả mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người bằng chính ngôn ngữ của mình

Theo tác giả Hữu Đạt "Phong cách nghệ thuật là một phong cách chức

năng được dùng để sáng tạo hình tượng nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật nhằm phục vụ cho nhu cầu về đời sống tinh thần của con người" [9]

Theo ông ngôn ngữ nghệ thuật có các đặc điểm sau:

1.1.1.1 Chức năng ngôn ngữ

Các đơn vị ngôn ngữ hoạt động với chức năng nổi bật nhất là chức năng tác động bằng hình tượng Để thực hiện chức năng này, ngôn ngữ trong phong cách nghệ thuật tác động theo các hướng sau:

a Tác động theo hướng giải trí:

Ngôn ngữ là phương tiện dẫn dắt các tình tiết sự kiện và là điểm nút làm

bật ra tiếng cười ở độc giả và khán thính giả Đó chính là "thể loại hài" tồn tại

dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Thơ trào phúng, thơ châm biếm, đả kích, thơ vui

- Truyện cười, tiếu lâm, truyện vui

Trang 7

- Hài kịch

- Phim hài

b Tác động theo hướng nhận thức, giáo dục:

Thông qua các hình thức ngôn ngữ nghệ thuật người ta ngày càng nhận thức được cuộc sống một cách đầy đủ hơn, ngày càng khám phá ra được các hiện tượng xã hội và thiên nhiên một cách sâu sắc hơn Từ đó giáo dục con người

hướng đến "chân, thiện, mỹ" để hành động đúng đắn phù hợp với quy luật thực

tiễn

c Tác động theo hướng thẩm mỹ:

Ngôn ngữ nghệ thuật làm thức dậy ở người đọc sự hoà đồng trên cơ sở những tiềm năng có sẵn hướng về cái đẹp ở cả hai mặt:

+ Mặt nội dung: (cung bậc tình cảm, tâm hồn)

+ Mặt hình thức: (lợi thế của ngôn ngữ trong việc biểu đạt tư tưởng nghệ thuật như: hình ảnh, nhạc điệu, tiết tấu )

1.1.1.2 Đặc điểm về tính hình tƣợng:

Đặc điểm về tính hình tượng là tiêu chuẩn hàng đầu của ngôn ngữ nghệ thuật Vì có đặc điểm này mà phong cách nghệ thuật khác biệt với các phong cách chức năng còn lại Các đơn vị ngôn ngữ tham gia với tư cách là các tham tố tạo nên hình tượng nghệ thuật, từ đó đã làm mờ nhạt đi tính bản thể của tín hiệu ngôn ngữ để tạo nên một loại nghĩa mới ngoài bản thể ("siêu tín hiệu") Do đó, việc hiểu nghĩa văn bản phải bằng con đường lý giải quá trình biểu tượng hóa các tín hiệu qua các thao tác tư duy trừu tượng

1.1.1.3 Đặc điểm về tính thẩm mỹ

Để khái quát hóa trong quá trình xây dựng hình tượng, nhà văn phải biết lựa chọn, gọt giũa các phương tiện từ ngữ khi đưa vào tác phẩm Nhà văn làm

Trang 8

cho ngôn ngữ của đời sống có màu sắc văn hóa thời đại và mang tính thẩm mỹ nghệ thuật Thông qua bút pháp miêu tả với những cách nói tượng trưng, so sánh

đã làm nên tính thẩm mỹ của phong cách nghệ thuật

1.1.1.4 Đặc điểm về tính sinh động và biểu cảm

Tính sinh động và biểu cảm của ngôn ngữ là một trong các thành tố quan trọng làm nên chất trữ tình ở văn bản nghệ thuật Việc tạo ra các kiểu kết hợp từ, các kiểu kết cấu cú pháp mới lạ nhưng không đi chệch khỏi chuẩn mực, các từ tình thái, các loại câu than gọi, câu hỏi tu từ vừa nối liền cảm xúc giữa tác giả

và người đọc, vừa góp phần giúp cho văn bản nghệ thuật đa giọng điệu

1.1.1.5 Đặc điểm về tính tổng hợp của ngôn ngữ nghệ thuật

Để điển hình hóa nghệ thuật, xây dựng các hình tượng vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ thể, nghệ sỹ phải dùng ngôn ngữ phù hợp để miêu

tả những diễn biến tâm lý của đối tượng Đây là lý do làm cho ngôn ngữ nghệ thuật có tính tổng hợp và đa dạng nhất Cụ thể là:

a) Sử dụng các phương tiện của tất cả các phong cách khác

b) Tính đa dạng trong hình thức thể hiện ngôn ngữ:

- Ngôn ngữ tác giả (ngôn ngữ người kể chuyện)

- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

- Ngôn ngữ đối thoại (đặc biệt là kịch)

- Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, từ nghề nghiệp

- Vận dụng tất cả các lợi thế về giá trị phong cách của các đơn vị từ ngữ trên các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để phục vụ cho mục đích xây dựng hình tượng

1.1.1.6 Đặc điểm về sử dụng từ, ngữ

- Sử dụng nhiều từ láy, từ tượng hình, tượng thanh

Trang 9

- Có hiện tượng tách từ nhằm cấp nghĩa cho vỏ âm thanh của từ

- Thường xuyên sử dụng các đơn vị thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ

- Phong cách nghệ thuật hay dùng các câu mở rộng thành phần định ngữ, trạng ngữ và các kết cấu đảo

1.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ kịch dưới ánh sáng của lý thuyết phong cách chức năng

Trên cơ sở của thực tế hoạt động giao tiếp, tác giả Hữu Đạt đã phân loại

các phong cách chức năng trong tiếng việt theo sơ đồ sau: [ 9, tr.77]

Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta thấy tiếng việt bao gồm hai phong cách chức năng lớn: Phong cách ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết Mỗi phong cách chức năng lại bao gồm trong nó các phong cách chức năng nhỏ hơn Giữa các phong cách chức năng như sơ đồ trên có mối quan hệ biện chứng và có khả

Phong cách ngôn ngữ viết

PC chính luận

PC khoa học

PC báo chí

PC HC công

PC diễn xuất sân khấu, điện ảnh

Phong cách ngôn ngữ nói

(Các PC

chức

năng

Trang 10

năng chuyển hóa lẫn nhau Chẳng hạn một đối thoại trong khẩu ngữ tự nhiên, qua bàn tay của người nghệ sỹ có thể trở thành một đối thoại văn học có giá trị nghệ thuật cao Ngược lại, một đối thoại văn học ít được gọt giũa hay ít được sự gia công của nhà văn sẽ trở thành đối thoại của khẩu ngữ tự nhiên

Đối thoại là đặc trưng đầu tiên mà người ta thường quan tâm chú trọng của loại hình kịch Văn bản kịch được viết ra chủ yếu để dàn dựng trên

sân khấu, do đó nó có nhiều đặc điểm gắn liền với khẩu ngữ tự nhiên Từ phong cách khẩu ngữ tự nhiên cho đến phong cách sáng tác kịch bản văn học là một quá trình chuyển hoá chức năng

Tác giả Nguyễn Lai trong [ 22, tr.131] đã nhấn mạnh: Ở thể loại kịch,

cũng xuất phát từ đặc trưng cơ bản là đối thoại Cú pháp trong ngôn ngữ kịch là một thứ cú pháp tỉnh lược cao độ nhưng hoàn toàn rất dễ chấp nhận và dễ hiểu Mỗi nhân vật ở đây vốn đã mang một thông tin riêng về ngôn ngữ trong quá trình diễn biến logíc của vở kịch Câu nào nhân vật nói ra cũng nằm trong thế tỉnh lược ở bề mặt Nhưng người nghe tiếp nhận đầy đủ những cái cần có ở cấu trúc sâu

Với loại hình kịch ít khi xuất hiện người kể chuyện mà chỉ có đối thoại giữa các nhân vật với nhau Vì được xây dựng trên các lời thoại nên ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ gần với khẩu ngữ nhất

Kịch nói lấy văn xuôi làm phương tiện chính để chuyển tải các sự kiện, xây dựng các xung đột Toàn vở kịch là một chuỗi các hành động và xung đột liên tiếp từ lúc "mở nút" đến "phát triển cao trào" và cuối cùng là "giải quyết các mâu thuẫn" Trong đó ngôn ngữ không những có vai trò quan trọng là trực tiếp tạo ra xung đột mà còn có tác dụng xâu chuỗi các sự kiện, hành động tạo nên một tác phẩm

Trang 11

Ngôn ngữ kịch nói ít có tính cách điệu như ngôn ngữ trong ca kịch mà

giàu tính hành động và tính triết lý Nó là thứ văn xuôi sử dụng nhiều động từ,

nhiều câu mệnh lệnh thức và nhiều câu cảm thán Mặt khác nó cũng là thứ ngôn ngữ chứa đựng nhiều yếu tố khẩu ngữ hiện đại, có khả năng tiếp cận

nhanh đến các sự kiện cập nhật của đời sống xã hội Chính đặc điểm này làm cho kịch nói thường thành công ở đề tài hiện đại mà ít thành công ở đề tài lịch sử [9, tr.298 ]

1.2 Lý thuyết về hội thoại và hội thoại sân khấu

Khi nghiên cứu về một tác phẩm kịch bản thì nhất thiết chúng ta cần đề cập đến hội thoại sân khấu Đó là thứ ngôn ngữ hội thoại đã được sáng tạo qua bàn tay của một kịch tác gia Nhưng nó vẫn tuân theo những quy tắc chuẩn mực của hội thoại trong giao tiếp

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ quan tâm đến một số khái niệm

thường gặp khi phân tích hội thoại Đó là những khái niệm then chốt, là "kim chỉ

nam", là cơ sở để triển khai các chương tiếp theo

1.2.1 Khái niệm về hội thoại (conversation;collo-quial)

● Tác giả Đỗ Hữu Châu đã khẳng định : "Hội thoại là hình thức giao tiếp

thường xuyên phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác"

● Cũng theo tác giả Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, hội thoại là:

“Hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm

trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo đích được đặt ra

Tuỳ theo các nhân tố giao tiếp hội thoại có nhiều kiểu khác nhau Tuỳ theo nhân vật giao tiếp, ta có hội thoại giữa hai người , giữa ba người, bốn người và nhiều người ; hội thoại mà người nghe hiện diện và vắng mặt ( như : phát thanh

Trang 12

trên đài, trên vô tuyến truyền hình…) [5] Căn cứ vào đề tài có những cuộc hội thoại phân chia theo phạm vi sinh hoạt , hoạt động của xã hội như giao dịch (mua bán), [5] Nội dung và hình thức của ngôn bản khác nhau nhiều hay ít là tuỳ theo các kiểu hội thoại nói trên”.(Dẫn theo [4] )

 Hai nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán khi đề

cập đến hội thoại cũng nhấn mạnh về các dạng cơ bản của hội thoại: “dạng cơ

bản của hội thoại là song thoại(dialogue) tức là dạng diễn ra giữa hai nhân vật đối đáp Tuy nhiên hội thoại có thể có dạng tam thoại (trilogue) (ba nhân vật)

và nói chung là đa thoại (polylogue) (nhiều nhân vật)” (Dẫn theo [4] )

Quan niệm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp "hội thoại là hành động giao

tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người Đó là giao tiếp hai chiều có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời"

Tác giả Đỗ Thị Kim Liên [26] đã định nghĩa về hội thoại như sau: "Hội

thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định"

Như vậy các quan niệm của các tác giả vừa nêu trên đều có mẫu số chung, đều thống nhất: Hội thoại là hoạt động giao tiếp thường xuyên, phổ biến của con người Con người với nhu cầu trao đổi thông tin, ý tưởng, thông điệp của mình nhằm đạt được những mục đích nhất định khi tham gia hoạt động giao tiếp Ngôn ngữ là yếu tố tiên quyết đánh giá hiệu quả giao tiếp hội thoại

Trang 13

1.2.2 Các khái niệm: cuộc thoại, đoạn thoại, lƣợt lời và cặp thoại

Mỗi cuộc thoại có những chủ đề và đối tượng tham gia giao tiếp khác nhau vô cùng phong phú, đa dạng như chính cuộc sống không ngừng biến đổi, nhiều màu sắc của chúng ta vậy Mặc dù nội dung khác nhau nhưng trong các cuộc thoại đều ngầm ẩn cấu trúc giống nhau Trên thế giới có các trường phái phân tích hội thoại như ở Mĩ (conversation analysis), phân tích diễn ngôn (dis-courese analysis), và lý thuyết hội thoại ở Pháp và Thuỵ Sĩ (Geneve) Các nhà nghiên cứu đều cho rằng hội thoại được cấu tạo bởi 3 bậc sau: Cuộc thoại (talk), đoạn thoại (sequence) và cặp thoại (adjacency) Cuộc thoại là đơn vị lớn nhất của hội thoại, sau đó là đoạn thoại.Dưới đoạn thoại là các cặp thoại, tham thoại

a Cuộc thoại

Cuộc thoại là một lần trao đổi nói chuyện giữa các cá nhân trong hoàn cảnh xã hội nào đó Theo C.K.Orcchioni, để có một và chỉ một cuộc thoại điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng, nói về một vấn đề thay đổi nhưng không đứt quãng.[ 4 ] Chẳng hạn như: Cuộc đàm phán ngoại giao, buổi giảng bài trên lớp về tác giả Nam Cao, buổi thảo luận

về ngữ dụng học…

Cấu trúc của cuộc thoại cũng bao gồm: Mở thoại, thân thoại và kết thoại

b Khái niệm đoạn thoại

Cuộc thoại bao giờ cũng có điểm khởi đầu và kết thúc, chúng làm nên ranh giới của một cuộc thoại Theo Nguyễn Thiện Giáp trong "Dụng học Việt ngữ" thì "mỗi cuộc thoại có thể chứa nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại có nhiều vấn

đề Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm thành một đoạn thoại

Trang 14

Đoạn thoại cũng có cấu trúc như cuộc thoại: mở đoạn thoại, thân đoạn thoại, kết đoạn thoại

c Khái niệm lượt lời và cặp thoại

- Lượt lời: Là đơn vị cơ bản của hội thoại Đó là một lần nói xong của một người trong khi những người khác không nói, rồi đến lượt một người tiếp theo nói Một lượt lời được xây dựng trên cơ sở những lượt lời trước đó Sự luân phiên lượt lời chính là nguyên lý của hội thoại

- Cặp thoại: Hai lượt lời có liên quan trực tiếp với nhau và đứng kề nhau làm nên một cặp thoại, chẳng hạn như các cặp thoại tiêu biểu:

+ Chào - chào + Trao - nhận

+ Hỏi - đáp + Xin lỗi - chấp nhận xin lỗi

+ Yêu cầu - chấp thuận + Phê phán - bác bỏ

Hay nói cách khác thì các cặp thoại được tạo nên từ các tham thoại Thông thường cặp thoại có cấu trúc là hai tham thoại (dẫn nhập và hồi đáp) thuộc về hai đối tượng giao tiếp của cuộc thoại tạo nên Còn cấu tạo của tham

thoại chính là các hành động ngôn từ Về tổ chức nội tại thì một tham thoại có thể gồm một hoặc nhiều hành động ngôn từ tạo nên Nhưng trong đó có một hành động ngôn ngữ chủ hướng (tức là hành động ngôn ngữ nòng cốt) và một hay nhiều hành động phụ thuộc Hành động ngôn ngữ chủ hướng quyết định đến tham thoại hồi đáp, quyết định bản chất của tham thoại (dẫn nhập) và cả cặp thoại

- Như chúng ta đã biết đặc trưng của kịch nói là: + tính hành động + tính đối thoại

Tính hành động của kịch được bộc lộ ngay khi mỗi lời được nói ra

Trang 15

Tính đối thoại của kịch giữ vai trò quan trọng như thể chất và linh hồn

kịch Đối thoại kịch bao gồm những lời trao đổi giữa hai hay nhiều nhân vật, kể

cả độc thoại Nhưng thực chất, độc thoại cũng chính là đối thoại với một nhân

vật vắng mặt hoặc với bản thân mình (phân thân để đối thoại) hay với khán giả xem kịch

Đối thoại trong kịch có tác dụng kể chuyện, thông báo các sự kiện, xung đột, giải quyết các mâu thuẫn xung đột đó Đối thoại trong kịch như một hồ nước mênh mông ngầm chứa và hiển hiện những nỗi niềm tâm sự, hạnh phúc và đấu tranh, ý nghĩa nhân sinh của cuộc sống, quan niệm, tin tưởng của tác giả diễn đạt tính trữ tình, tính bi hùng hay anh hùng ca của tác phẩm kịch

1.2.3 Các hành vi giao tiếp trong đối thoại

1.2.3.1 Hành vi ngôn ngữ

a Lý thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin

J.L.Austin là người đầu tiên đặt nền tảng cho lý thuyết hành vi ngôn ngữ

với công trình "How to do thing with word" (Hành động như thế nào bằng lời

Trang 16

2 Hành xử (exercitivies) bao gồm những hình thức thể hiện quyền lực (thế lực) như: chỉ định, miễn trừ, ra lệnh, đặt tên, kết án

3 Cam kết (commissves) bao gồm những hành vi ràng buộc người nói vào những trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định Như: hứa hẹn, kí kết, giao kèo, thoả thuận, thề bồi, cá cược …

4 Trình bày(expositives, bày tỏ) bao gồm những hành vi dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt các lập luận ,giải thích từ ngữ, bảo đảm sự qui dẫn Như: Khẳng định, phủ định, bác bỏ, trả lời, đưa ví dụ, giải thích, minh hoạ…

5 Ứng xử (Behabitives): gồm những hành vi phản ứng lại những các xử

sự của người khác, những hành vi đáp ứng những sự kiện hữu quan có liên quan đến thân phận và thái độ của người khác Như: xin lỗi, cảm ơn, ca ngợi, chúc mừng, chia buồn, phê phán, ngờ vực, nguyền rủa…Đây là lớp rất rộng, bao gồm những ứng xử xã hội

b Lý thuyết hành vi ngôn ngữ của Searle

Theo Searle để cho việc thực hiện hành vi ở lời đạt hiệu quả đúng với đích của nó cần phải có bốn điều kiện:

1) Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung của hành vi Nội dung của mệnh đề có thể là mệnh đề đơn giản (xác tín, miêu tả) hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi dạng trả lời có/ không), có thể là một hành động của người nói (hứa, hẹn) hay một hành động của người nghe (yêu cầu, ra lệnh) 2) Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói và người nghe

3) Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người phát ngôn

Trang 17

4) Điều kiện căn bản là điều kiện liên quan tới trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời được thực hiện

Bốn điều kiện trên tương ứng với bốn tiêu chí quan trọng nhất trong 12 tiêu chí mà Searle dựa vào để phân loại hành vi ở lời, đó là: Đích ở lời, hướng khớp ghép lời - hiện thực, trạng thái tâm lí, nội dung mệnh đề Theo phân loại của Searle, hành vi ngôn ngữ được phân thành 5 nhóm, gồm:

- Tái hiện (representatives): Đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến, hướng khớp ghép là lời - hiện thực - lời, trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề

- Điều khiển (directives): Đích ở lời là đặt người nghe vào sự thực hiện một hành động trong tương lai, hướng khớp ghép là hiện thực - lời, trạng thái tâm lí là sự mong muốn của người nói, nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe

- Cam kết (commissives): Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà người nói tự mình ràng buộc vào, hướng khớp ghép là hiện thực - lời, nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nói

- Biểu cảm (expressives): Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời, không có tiêu chí thích đáng về hướng khớp ghép, có sự phù hợp giữa hiện thực và tiền giả định trong hành vi ở lời, trạng thái tâm lý phụ thuộc vào đích của hành vi bằng lời, nội dung mệnh đề là một tính chất phụ thuộc vào đích của hành vi bằng lời, nội dung mệnh đề là một tính chất hay một hành vi nào đó của người nói hay người nghe

- Tuyên bố (declarations): Đích ở lời nhằm làm cho có một sự thay đổi sau khi hành vi được thực hiện; hướng khớp ghép vừa là hiện thực - lời lại vừa là

Trang 18

lời - hiện thực; trạng thái tâm lí không có đặc trưng khái quát nhưng có các yếu tố thể chế làm cho lời của người nói có giá trị, nội dung mệnh đề là một mệnh đề

Trong bảng phân loại về các hành vi ngôn ngữ Austin nhận thấy còn những điều không thoả đáng có chỗ chồng chéo, có chỗ còn mơ hồ Tuy nhiên cho đến nay quan niệm của Austin, Searle với lý thuyết về hành vi ngôn ngữ được giới nghiên cứu xem trọng như kim chỉ nam khi ứng dụng vào lĩnh vực ngữ dụng học

1.2.3.2 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và gián tiếp

Một hành vi ngôn ngữ trực tiếp là hành vi được thực hiện đúng với đích ở

lời, nó được hiểu như một sự: "nói thẳng, công khai, không dấu diếm một điều gì

đó".[ 5, tr.8 ]

Tuy nhiên trong thực tế giao tiếp, khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ, không phải lúc nào ý định của người nói cũng trùng với những điều được nói ra,

mà nhằm nói tới một điều khác, nhằm thực hiện một ý đồ khác Khi đó, chúng ta

có hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Searle quan niệm về hành vi ngôn ngữ gián tiếp như sau: "một hành vi tại

lời được thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi tại lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp" [dẫn theo 7, tr.60 ]

Theo Yule, "khi nào có một quan hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một

chức năng thì ta có một hành động nói gián tiếp"

Tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm về hành vi gián tiếp rõ ràng hơn: "một

hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết

Trang 19

ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác”.[ 4, tr.146 ]

Ví dụ: 9h tối rồi đấy con ạ!

Phát ngôn trên là một hành vi thông báo, nhưng trong một ngữ cảnh cụ thể, nó nhằm thực hiện đích nhắc nhở với nội dung yêu cầu con đi ngủ đúng giờ, tắt ti vi Như thế, qua hành vi tường minh thông báo chúng ta có hành vi gián tiếp nhắc nhở, khuyên bảo

Nói gián tiếp thực ra là một điều phổ biến trong ứng xử ngôn ngữ Mọi người, mọi lúc, mọi nơi đều có thể sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp một cách

hết sức tự nhiên Bởi thực tế cho thấy, với hành vi ngôn ngữ gián tiếp, “người ta

có thể nói được nhiều hơn cái người ta nói ra, hoặc tạo ra những hiệu quả tu từ phong phú như khôi hài, châm biếm, giận dỗi là phương thức che đậy ý đồ cá nhân, tạo không khí hài hoà cho cuộc giao tiếp” [5, tr.2]

Để phát hiện ra hiệu lực gián tiếp chúng ta phải dựa vào "những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ" như tác giả Đỗ Hữu Châu đã khẳng định.Ngoài

ra cần chú ý đến công tình nghiên cứu về “ Nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp” của tác giả Đào Thanh Lan.[23]

Luận văn đã áp dụng và tiến hành khảo sát các lượt lời cầu khiến gián tiếp

trong kịch Lưu Quang Vũ với quan niệm “ Lời cầu khiến gián tiếp là lời có mục

đích cầu khiến(đích ngôn trung cầu khiến) được tạo ra bằng biểu thức của hành động ngôn trung khác với cầu khiến như: hỏi, trần thuật hoặc cảm thán trong ngữ cảnh cấu trúc hạn định cho phép người nghe nhận ra mục đích cầu khiến thông qua thao tác suy ý ” [23 ]

Trang 20

1.3 Lý thuyết mạch lạc

1.3.1 Khái niệm mạch lạc

Mạch lạc (coherence) là một trong những điều kiện, đặc trưng hàng đầu để quyết định một chuỗi câu có phải là một văn bản hay không ?

Bản thân khái niệm “mạch lạc” là rất khó xác định đặc biệt là mạch lạc

trong một số loại văn bản (văn bản nghệ thuật)

Mạch lạc là khái niệm mà hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau “Mạch lạc” trong tiếng việt có nguồn gốc từ Đông Y với ý nghĩa là mạch máu trong cơ thể Tức là mạch lạc trong văn bản có vai trò làm cho các phần của văn bản được thống nhất lại

Dưới đây, chúng tôi xin trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu về mạch lạc:

a) M.A.K Halliday và Ruquaiya Hasan

“Mạch lạc được coi như phần còn lại (sau khi trừ liên kết, thuộc về ngữ

cảnh của tình huống (context of situation) với những dấu nghĩa tiềm ẩn ters) Mạch lạc được coi là phần bổ sung cần thiết cho liên kết, là một trong những điều kiện tạo thành chất văn bản (texture)” [dẫn theo 37, tr.44-57]

(regis-b) D.Togeby

“Mạch lạc (coherence), hiểu một cách chung nhất, là đặc tính của sự tích

hợp văn bản, tức là cái đặc tính bảo đảm cho các yếu tố khác nhau trong một văn bản kết hợp được với nhau trong một tổng thể gắn kết” [dẫn theo 2].

c) David Nunan

“Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận là có “mắc vào

nhau” chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên quan nhau” Cách hiểu của Nunan được coi là dung dị và đơn giản nhất

[dẫn theo 1, tr.58]

Trang 21

d) Galperin

Để hiểu thêm về các phương tiện tạo dựng mạch lạc trong văn bản văn

chương rất phong phú và đa dạng, như phân tích của Galperin như sau: “Những

phương tiện liện kết của mạch lạc được xem là những phương tiện logíc bởi vì chúng được sắp xếp vào những khái niệm logíc – triết học, những khái niệm về chuỗi liên tục, về quan hệ thời gian, không gian, nhân quả Những phương tiện này được giải mã dễ dàng bởi vậy không kìm giữ sự chú ý của người đọc, chỉ trừ những trường hợp muốn hay không, vẫn phát hiện ra sự tương ứng giữa các đại diện được kết chuỗi với chính những phương tiện mạch lạc” [12, tr.158]

Tác giả đã hệ thống hoá một số dạng thức của mạch lạc trong văn bản nghệ thuật như sau:

- Mạch lạc liên tưởng: “Cơ sở mạch lạc liên tưởng là những đặc điểm

khác của kết cấu văn bản, đó chính là hồi cố, hàm nghĩa tình thái đánh giá chủ quan Mạch lạc liên tưởng không phải bao giờ cũng nắm bắt được Tuy nhiên, đôi khi nó cũng xác định liên hệ những hiện tượng miêu tả, những hiện tượng này vốn cực kỳ quan trọng cho việc giải mã thông tin nội dung quan niệm

- Mạch lạc hình tượng: “Được hiểu là những hình thức liên kết cùng hợp

lực với mạch lạc liên tưởng, khơi gợi những ý niệm về đối tượng được thụ cảm, cảm tính trong hiện thực Đặc điểm của hình thức mạch lạc này là tác giả liên kết những hiện tượng mà tác giả đã dùng để miêu tả những sự vật – hiện tượng

ấy Dường như có một sự vận động của các đặc trưng trong hình thái tương đối của đối tượng, tuy nhiên đối tượng vẫn có những biến đổi về thời gian – không gian”

Trang 22

- Mạch lạc tu từ: Là việc “tổ chức văn bản” mà ở đấy đặc điểm tu từ được lặp lại một cách nhất quán những kết cấu của các nhất thể trên câu và các đoạn”

- Hình thức mạch lạc tiết điệu: là “sự thống nhất cách gieo vần, liên cú, vận luật … và chủ yếu là tài sản của thơ ca”

e) Tác giả Nguyễn Thiện Giáp

“Văn bản mạch lạc là văn bản ở đó người giải mã có thể cấu trúc lại sơ

đồ của người nói một cách hợp lý bằng cách suy luận những mối liên hệ riêng biệt của chúng với những mục đích thứ cấp khác nhau trong sơ đồ giải thích, khiến cho sự khó hiểu trở nên dễ hiểu Theo quan điểm này, mạch lạc không phụ thuộc vào những đặc trưng liên kết lẫn nhau mà phụ thuộc vào quy mô mà người tạo lập văn bản cố gắng đạt được để cấu trúc một sơ đồ hợp lý trong việc tạo ra văn bản Cấu trúc một sơ đồ hợp lý trong việc tạo ra văn bản lại tuỳ thuộc vào

sự xem xét mỗi câu có phải là sự thể hiện của một chân lý, một đóng góp cần thiết và thích hợp đối với sơ đồ đó hay không” [15, tr.173]

f Tác giả Diệp Quang Ban

“ Cách nhìn chung nhất hiện nay là những từ ngữ trực tiếp diễn đạt các

quan hệ kết nối giữa các câu- phát ngôn làm thành các tiểu hệ thống (các phương tiện liên kết thì được xếp vào liên kết, còn những mối quan hệ kết nối nào thiết lập được thông qua ý nghĩa giữa các câu thì thuộc về mạch lạc”

[2, tr.70]

g) Theo Bùi Minh Toán

“ Trước đây, thuật ngữ liên kết được dùng chỉ chung cả phương diện liên

kết nội dung lẫn liên kết hình thức của văn bản Gần đây, hai phương diện này được gọi bằng thuật ngữ khác để phản ánh đúng đắn hơn bản chất của các vấn

đề nghiên cứu Vì thế, phương diện liên kết nội dung nhận được tên gọi mới

Trang 23

mạch lạc Trong khi đó phương diện liên kết hình thức vẫn gọi chung là liên kết Mạch lạc trong văn bản được thể hiện cụ thể ra thành sự thống nhất về đề tài, sự nhất quán về chủ đề và sự chặt chẽ về logíc” [4, tr 64]

Qua gần 10 định nghĩa về mạch lạc (theo thống kê của chúng tôi) chúng

ta thấy: mặc dù có nhiều cách hiểu về mạch lạc nhưng các tác giả đều thống nhất

ở một điểm Họ đều coi mạch lạc là điều kiện và đặc trưng cơ bản nhất làm nên một văn bản đích thực

Mạch lạc văn bản phức tạp, khó nắm bắt Mạch lạc là hiện tượng được hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau Nhưng tóm lại, chúng ta có ba cách chính để nhìn nhận về mạch lạc:

+ Mạch lạc: là liên kết nội dung của phát ngôn, bao gồm cả liên kết nội dung mệnh đề và nội dung dụng học

+ Mạch lạc là phần bổ sung cho liên kết để lí giải “chất văn bản” phân biệt với tập phát ngôn hỗn độn đó là những yếu tố thuộc ngữ cảnh và ngữ vực ghép thành các yếu tố cấu tạo văn bản

+ Mạch lạc là nhân tố bao trùm liên kết nội dung giữa các phát ngôn, liên kết nội dung của các phát ngôn chỉ là một số biểu hiện của mạch lạc

1.3.2 Các kiểu mạch lạc trong văn bản

Tác giả Diệp Quang Ban đã nhấn mạnh: “Mạch lạc là khái niệm phức tạp

và bao gồm nhiều yếu tố trừu tượng không dễ xác định” Từ góc độ dụng học,

ông cho rằng: “mạch lạc chính là sự áp dụng các quy tắc tạo hành động và hiểu

hành động nói” Trong cuốn “văn bản và liên kết trong tiếng việt” ông đã khái

quát mạch lạc thành ba kiểu sau:

a) Mạch lạc trong triển khai mệnh đề: Mạch lạc trong triển khai mệnh đề lại gồm 3 tiểu loại:

Trang 24

+ Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài chủ đề

+ Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lí logíc của sự triển khai mệnh đề

+ Mạch lạc trong trình tự hợp lí logíc giữa các câu (mệnh đề)

b) Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ hay còn gọi là mạch lạc diễn ngôn hoặc mạch lạc trong chức năng (khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn ngữ)

c) Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác

1.3.2.1 Kiểu 1: Mạch lạc trong triển khai mệnh đề

a Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài – chủ đề

Để hình dung được tính thống nhất đề tài - chủ đề, thông thường người ta

dẫn ra những phản chứng loại như chuỗi câu nối tiếp “(a) Cắm bơi một mính

trong đêm (b) Đêm tối bưng không nhìn rõ mặt đường…” Cần nhắc lại rằng

tính thống nhất đề tài không phải là điều kiện, không phải là nguyên nhân của mạch lạc, vì tồn tại những văn bản không có đề tài – chủ đề thống nhất (như bài

đồng dao Đòn gánh có mấu củ ấu có sừng)

Sự vi phạm tính thống nhất đề tài –chủ đề được cụ thể hoá thành sự vi phạm tính hợp lý của sự triển khai mệnh đề [1, tr.52]

b Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lý lôgíc của sự triển khai mệnh đề

Ngày Việt Nam đang còn chiến tranh đã một thời lưu hành câu chuyện cười về cách dùng chữ nghĩa đại ý như sau:

Anh ấy đã từng đi đánh trận nhiều nơi Anh đã bị hai phát đạn Một phát ở

đùi Một phát ở Đèo Khế

Cốt chuyện không đáng cười, thậm chí còn rất nghiêm túc, nhưng cách trình bày khiến người ta bật cười Người kể chuyện đã vi phạm tính lôgíc trong triển khai mệnh đề (trước đây được gọi là liên kết logíc giữa phần nêu đặc trưng

Trang 25

của câu này với phần nêu đặc trưng của câu kia (Trần Ngọc Thêm, 1985) Trong

khi phát đạn thứ nhất được định vị ở đùi, người nghe chờ đợi phát đạn thứ hai sẽ

được định vị ở điểm nào đó nữa trên cơ thể người chiến sỹ Nào ngờ phát đạn thứ hai lại chỉ ra địa điểm mà anh ta bị thương

Sự vi phạm tính lôgíc trong triển khai mệnh đề ở đây làm cho câu (mệnh

đề) cuối cùng không “ăn nhập” được với phần văn bản đi trước, tức là không

mạch lạc (đứt mạch) với phần văn bản đi trước, mặc dù ở đây tính thống nhất đề tài – chủ đề vẫn được bảo toàn

Trong phạm vi hẹp hơn, tính hợp lí của sự triển khai mệnh đề còn thể hiện

ngay trong một câu (mệnh đề) Một ví dụ cổ điển là: Cái bàn tròn này vuông

Đặc trưng vuông không thể gán cho một cái bàn vốn có hình tròn Câu này không chấp nhận được không phải vì nó sai ngữ pháp mà vì nó sai trong việc triển khai mệnh đề [1, tr.52-53]

c Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lí lôgíc giữa các câu (mệnh đề)

Giữa các sự việc chứa trong các câu (mệnh đề) có thể có mối quan hệ nguyên nhân Có nhà nghiên cứu đã đề nghị đối chiếu hai câu sau đây để thấy rõ quan hệ nguyên nhân ấy:

Mari đã cưới chồng và cô đã có thai (1)

Mari đã có thai và cô đã cưới chồng (2)

Từng đôi sự kiện (mỗi sự kiện được diễn đạt bằng một mệnh đề) trong mỗi câu trên là giống nhau, nhưng trình tự của chúng được chuyển đổi vị trí; và do đó mối quan hệ nguyên nhân của hai câu là khác nhau: sự kiện nào đứng trước là nguyên nhân của sự kiện đứng sau

Một ví dụ khác chứa nhiều sự kiện hơn cũng đã được dẫn ra:

Tôi đã nổ súng

Trang 26

Tôi đang phiên gác

Tôi đã đánh bật cuộc tấn công

(và) Tôi đã thấy quân địch tiến đến

Bốn câu này có thể thay đổi trật tự sắp xếp để tạo ra 24 chuỗi câu, mỗi chuỗi gồm 4 câu nối tiếp theo những cách khác nhau Có thể hình dung là 24 chuỗi câu này có thể xếp được thành một dãy, từ chuỗi không chấp nhận được hoàn toàn đến chuỗi hoàn toàn chấp nhận được (với điều kiện không thêm các từ ngữ chỉ quan hệ vào) Người đưa ra ví dụ (Hoey, 1983) cho rằng chỉ có một chuỗi là chấp nhận được hoàn toàn

Tôi đang phiên gác Tôi đã thấy quân địch tiến đến Tôi đã nổ súng Tôi đã đánh bật được cuộc tấn công

Như vậy, với ví dụ này chỉ có một chuỗi thể hiện được quan hệ nguyên nhân, và nhờ đó làm cho chuỗi câu có được mạch lạc.Và quan hệ nguyên nhân nói ở đây chỉ là một kiểu trong trình tự hợp lí giữa các câu mạch lạc với nhau Ngoài cách diễn đạt bằng quan hệ nguyên nhân là quan hệ giữa các sự việc, mạch lạc còn thể hiện bằng các mối quan hệ giữa các mệnh đề (các ý có hình thức câu đơn) trong lập luận Lập luận là cách suy lí từ luận cứ suy ra kết luận Luận cứ là căn cứ của suy lí, kết luận là cái rút ra được từ luận cứ bằng các cách suy lí khác nhau Nhưng cách suy lí khác nhau này được thực hiện bằng các kiểu quan hệ khác nhau giữa luận cứ và kết luận, hoặc giữa các luận cứ với nhau và giữa chúng với kết luận Nói tóm lại, một lập luận gồm có ba bộ phận: luận cứ, kết luận, quan hệ lập luận

Tuỳ cách trình bày, kết luận có thể đứng sau luận cứ, đứng trước luận cứ, hoặc đứng chen vào giữa các luận cứ

Ví dụ: (luận cứ được in đậm :)

Trang 27

- Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối

sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng

một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo [ …] Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống

(Nguyễn Đình Thi)

- [ Em cứ khó nghĩ quá …] ông bà cũng là người làm ăn tử tế cả Nhưng mà

có lệnh biết làm thế nào Đành nhẽ là ông bà kiếm chỗ khác vậy …

(Kim Lân, Làng)

- Bây giờ đã 9h Thế là anh muộn xe rồi Vì xe xuất phát từ bến xe lúc 8h

kia [1, tr.53- 55]

1.3.2.2 Kiểu 2: Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ

Ở đây, nội dung từ ngữ (nội dung mệnh đề) của câu không giữ vai trò đáng

kể trong việc xem xét mạch lạc Cái được chú ý là những hành động nói được thực hiện trong những câu ấy có chấp nhận nhau (dung hợp được với nhau) không

Một nhà nghiên cứu đã đưa ra ví dụ sau đây, trong đó có cả việc nêu tình huống giao tiếp

“Tôi tiến đến gần một người lạ mặt trên đường phố

* Xin lỗi Tôi tên là Mike Stubbs Ông có thể chỉ cho tôi đường lại nhà ga không ?”

(Dấu hoa thị * cho biết phát ngôn này không có thật)

Với ví dụ này tác giả đã bình luận rằng chuỗi hành động nói này là không hợp thức Cụ thể là:

Trang 28

Câu Chức năng (Hành động nói)

đường lại nhà ga không?

Chuỗi hành động nói ở đây là:

* Chào + (tự) nhận diện + hỏi đường

Quả vậy, ở ngoài đường, khi người ta hỏi đường thì thông thường không có

lí do để phải tự giới thiệu tên Việc tự giới thiệu tên trong những trường hợp hỏi đường như thế này đòi hỏi sự việc xảy ra trong những tình huống đặc biệt, được gọi là tình huống có những khống chế riêng Nếu không phải như thế thì ta có thể nói rằng những hành động nói như trong chuỗi này tự chúng là không hợp thức, nói giản dị hơn là thông thường không đi được với nhau hay không dung hợp nhau

Trên đây là một ví dụ tiêu cực Bây giờ chúng ta sẽ xét đến một ví dụ tích cực thuộc loại này Sau đây là một cuộc thoại trong gia đình:

A: Có điện thoại kìa Yêu cầu

B: Anh đang tắm Xin lỗi

A: Thôi được Chấp nhận việc xin lỗi

Ví dụ này được phân tích như sau: Khi người ta yêu cầu mình làm một việc

gì mà nếu mình không làm được thì xin lỗi người ta là chuyện bình thường, khi người ta đã xin lỗi thì hoặc chấp nhận việc xin lỗi đó hoặc tiếp tục yêu cầu (ở đây dùng giải pháp thứ nhất) Khi các chứng năng đã được nhận biết như vậy thì

Trang 29

mạch lạc giữa các phát ngôn được phơi bày, ngay cả trong trường hợp các phát ngôn thuộc về những người nói khác nhau

Mạch lạc thiết lập được giữa các hành động ngôn ngữ như vậy được

G Widdowson gọi là mạch lạc diễn ngôn, cũng có thể gọi chung là mạch

lạc trong chức năng [1, tr.55- 57]

1.3.2.3 Kiểu 3: Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác

Cách hiểu mạch lạc căn cứ vào Nguyên tắc cộng tác của P Grice là do Green đưa ra (1989) Đây không phải là một trong cách thể hiện mạch lạc mà là một cách hiểu, giải thuyết về mạch lạc, nó được dùng để giải thuyết toàn bộ mạch lạc trong đó có những cách biểu hiện mạch lạc nêu trên

Ví dụ và cách giải thuyết mạch lạc trong ví dụ đó:

Một buổi sáng mùa thu vừa qua, tôi nhận ra mình không thể nào bước ra khỏi chiếc ô tô của mình khi tôi đã đến cửa hàng tạp phẩm Trong chương trình

“All Things Considered” đang có một trích đoạn từ loạt bài có tên gọi down and Back”, câu chuyện suy sụp tinh thần mà một người đàn bà đang phải trải qua, Annie

“Break-Đoạn dẫn trên sẽ không hiểu được nếu không tính đến những hiểu biết của người nghe Chỉ có những hiểu biết của người nghe phù hợp với nguyên tắc cộng tác do Grice đưa ra mới giúp giải thuyết được mạch lạc giữa câu thứ nhất với câu thứ hai trong đoạn dẫn

Vậy là người nói và người nghe bình thường vẫn tuân theo (có thể tốt, có thể chưa tốt hoặc tốt trong trường hợp này mà chưa tốt trong trường hợp khác) nguyên tắc cộng tác khi nói ra điều gì cũng như khi cố gắng hiểu người khác nói Theo đó thì hai câu trong đoạn dẫn trên có mạch lạc với nhau bởi người nói đã

có dụng ý nói ra cái cần thiết, cái đúng và cái thích đáng đối với mục tiêu cần

Trang 30

thực hiện và người nghe có thể, với những mức cố gắng nhất định, tái lập được cái dàn ý của người nghe bằng cách suy đoán ra dàn ý ấy (trên cơ sở của nguyên tắc cộng tác) Chính ở đây có thể hiểu mạch lạc theo định nghĩa đơn giản của Nunan (1993): Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên

quan nhau [1, tr.57- 58] Có thể gọi tên kiểu mạch lạc này là mạch lạc theo

nguyên tắc cộng tác

Trang 31

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG KỊCH

LƯU QUANG VŨ 2.1 Các dạng ngôn ngữ đối thoại trong kịch bản Lưu Quang Vũ

Theo thống kê khảo sát của chúng tôi đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản: đối thoại đơn tuyến (hay còn gọi là đối thoại không đầy đủ) và đối thoại song tuyến, đa tuyến (đối thoại đầy đủ)

Theo thống kê các dạng đối thoại trong 6 vở kịch của Lưu Quang Vũ được biểu hiện cụ thể bằng các con số như sau:

STT Tên kịch bản văn học Đối thoại

đơn tuyến

Đối thoại song tuyến

Đối thoại đa tuyến

Tổng

1 Tôi và chúng ta 9 358 11 378

2 Lời thề thứ chín 3 158 28 189

3 Hồn trương ba-da hàng thịt 4 208 26 238

4 Hoa cúc xanh trên đầm lầy 5 229 13 247

5 Nguồn sáng trong đời 4 222 10 236

6 Mùa hạ cuối cùng 2 184 14 200

Trang 32

Nhận xét bảng thống kê:

Qua kết quả khảo sát, ta thấy dạng đối thoại song tuyến có số lần xuất hiện cao nhất, vượt trội so với đối thoại đa tuyến và đơn tuyến Tổng số 1486 đối thoại trong đó riêng đối thoại song tuyến đã là 1359/1488 (chiếm 91,3%), còn lại

là đa tuyến với số lượng 102/1488 (chiếm 6,85%), đơn tuyến 27/1488 (chiếm 1,85%)

Tỷ lệ trên chứng tỏ tác giả kịch bản chủ yếu sử dụng dạng đối thoại song tuyến Đối thoại đa tuyến và đơn tuyến chỉ được dùng xen kẽ giữa các đối thoại song tuyến

Nếu như trong các truyện ngắn nói chung đối thoại đơn tuyến thường có tần

số xuất hiện nhiều hơn đối thoại đa tuyến thì trong văn bản kịch đối thoại đa tuyến lại có số lượng lớn hơn Điều đó rất phù hợp với văn bản kịch khi dàn dựng trên sân khấu cần nhiều vai diễn, nhiều nhân vật phụ vừa đảm bảo sự phong phú sôi động, nhiều chiều của cuộc sống vừa làm nổi bật nhân vật chính Đặc biệt việc sử dụng tần số đối thoại đa tuyến tương đối cao có tác dụng tạo nên các xung đột và kịch tính, tăng thêm tính hấp dẫn cho nội dung kịch

2.1.1 Đối thoại đơn tuyến (đơn thoại, độc thoại nội tâm)

Là lời thoại của một nhân vật phát ra hướng đến người nghe nhưng không

có lời đáp trực tiếp

Việc tiếp nhận nội dung lời thoại phải được phản hồi bằng hành động hay thực hiện bằng cử chỉ không được tác giả mô tả trực tiếp Dạng đối thoại đơn tuyến thể hiện rõ nhất ở kiểu lời trần thuật của nhân vật trong tác phẩm (tức là xen vào yếu tố kể), cũng có khi là lời độc thoại nội tâm

Lưu Quang Vũ đã sử dụng thành công phương thức nghệ thuật độc thoại nội tâm (đơn tuyến) Đây là mảnh đất để các nhân vật thể hiện cuộc giằng xé,

Trang 33

đấu tranh với hai thái cực trái ngược nhau trong một con người Lưu Quang Vũ khai thác ưu thế của nghệ thuật sân khấu và sự tinh tế, nhạy cảm của một nhà thơ

để gây dựng nên những lớp kịch nội tâm sâu sắc Khi đối diện với chính mình là lúc các nhân vật bộc bạch những dòng nghĩ suy, nhận xét chân thực nhất Nhân vật trong các vở kịch luôn có những tính cách phức tạp, chứa chất bao mâu thuẫn khác nhau Sự vận động, giải quyết những mâu thuẫn ấy là quá trình tự mổ xẻ, đặt câu hỏi để tự vấn lương tâm về lẽ sống, lẽ làm người, về giá trị nghệ thuật,

cuộc đời…chẳng hạn như nhân vật Kỹ sư Toàn trong “nguồn sáng trong đời”, Trương Ba trong “Hồn trương Ba da hàng thịt”, Liên, Vân trong “Hoa cúc xanh

trên đầm lầy”… Đây là những loại hình nhân vật điển hình được khắc hoạ để

ngợi ca về nhân cách, đạo đức, lý trí của con người thông qua hệ thống xung đột bên ngoài và xung đột bên trong mà tác giả gửi gắm vào những đoạn đối thoại

đơn tuyến Vở “Nguồn sáng trong đời” đã thể hiện hình tượng đẹp về kỹ sư

Toàn Lưu Quang Vũ bằng phương pháp xây dựng nhân vật bi hùng kịch đã để Toàn vào một tình huống éo le gay cấn Toàn bị mắc bệnh ung thư và cuộc sống chỉ gói gọn trong ba tháng Tất nhiên rơi vào hoàn cảnh ấy, Toàn cũng như bao người khác đều rất bàng hoàng,rất đỗi khổ đau Nhân vật đã có những dòng đối thoại đơn tuyến:

Ví dụ 1:

“Chỉ còn 3 tháng nữa ư ? những năm tháng dài dằng dặc của cuộc đời giờ đây chỉ còn dồn lại 3 tháng trước mắt, và sau đó là…là gì nhỉ ? cõi vô tận vĩnh viễn , nơi yên nghỉ mà tôi và cả mọi người rồi sẽ phải đi đến … cuộc sống, cuộc sống nồng ấm, xanh tươi, kỳ diệu, tôi sắp phải từ giã Người cuộc sống như gian nhà tôi sắp phải mở cửa bước ra ngoài, chuyến đi cuối cùng Nơi chờ đợi tôi không phải là một nhà ga, một bến tàu mà là bóng tối…có lẽ nào như vậy?

Trang 34

dường như đã hết, bản đàn đã lặng và ngọn nến của đời tôi sắp tắt Tôi nhớ lại tất cả: Những mùa hè rực rỡ, những mùa thu dịu dàng, tuổi thơ ấu ngọt ngào, thời thanh niên mạnh mẽ”

Trong ví dụ 1, xét về tính chất câu đối thoại đơn tuyến ở đây chủ yếu là các câu hỏi, câu trần thuật, câu cảm thán Đặc biệt hơn cả trong dạng đối thoại này còn xuất hiện cặp thoại hỏi – đáp Các câu hỏi ở đây không nhằm tìm kiếm thông tin mà để giãi bày tâm trạng Hay còn gọi đó là các câu hỏi tu từ Ta có thể hình dung cấu trúc mô hình đoạn thoại ở ví dụ 1 như sau:

Xét về mặt sử dụng từ ngữ, tác giả đã sử dụng những cụm từ, định ngữ

mang ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ: “Chuyến đi cuối cùng”, “bóng tối”, “bản đàn đã

lặng”, “ngọn nến của đời tôi sắp tắt”, “chiếc kim đã quay những vòng cuối”,

Giãi bày sự tình (Xen kẽ giữa 3 kiểu câu: Trần thuật - 6 câu;

cảm thán- 1câu; câu hỏi- 1 câu)

Nêu câu hỏi về sự tình (câu hỏi- 2 câu)

Tự nhận thức và giải quyết sự tình (Trần thuật - 4 câu; Cảm thán - 2 câu)

Triết lý cuộc sống (Câu hỏi - 1câu; Trần thuật - 4 câu)

Trang 35

“hồi còi kết thúc trận đấu sắp vang lên” để miêu tả cho tâm trạng buồn chán khi

cái chết đang cận kề Từ đó làm nổi bật tình yêu cuộc sống của Toàn bằng hàng

loạt các cụm từ, tính từ mang màu sắc tích cực-ngợi ca: “nồng ấm”, “ xanh tươi”,

“kỳ diệu”, “mùa hè rực rỡ”, “mùa thu dịu dàng”, “tuổi thơ ấu ngọt ngào”, “thời

thanh niên mạnh mẽ”…

Một đặc điểm nổi bật trong các cuộc đối thoại đơn tuyến (độc thoại nội tâm) của Lưu Quang Vũ chính là cuộc đấu tranh cho chính nghĩa, nhân vật luôn luôn tìm ra phép hành xử phù hợp trước sự sống và cái chết Do đó các hình tượng nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc kịch và xem kịch với sức gợi, sức truyền cảm còn mãi âm vang

Một vở kịch được đánh giá là xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ là tác phẩm:

“Hồn Trương Ba- da hàng thịt” Đó là vở kịch tác giả thể hiện ngòi bút sắc sảo, độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Cuộc đối thoại đơn tuyến ở đây chính là cuộc đối thoại giữa hồn và xác Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn câu chuyện hồn nọ- xác kia để rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự tha hoá của con người trước hoàn cảnh xã hội Thực chất cuộc đối thoại giữa hồn và xác là đối thoại, đấu tranh giữa nhân cách, phẩm chất làm người và những đòi hỏi bản năng Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Trương Ba người làm vườn, cần cù, chịu khó, tính tình nền nã, trung thực…Ông bị chết oan vì sự cẩu thả, vô trách nhiệm của hai quan thiên đình là Nam Tào, Bắc Đẩu Con người tốt như Trương

Ba đáng ra còn phải được sống thêm hai mươi năm nữa Nhưng sổ định mệnh đã gạch tên… và thế là Đế Thích đã sửa sai bằng cách hoá phép cho hồn Trương Bá nhập vào xác anh hàng thịt

Trang 36

Ví dụ 2:

Hồn Trương Ba: Ta là Trương Ba, ta là Trương Ba… nhưng sao khó khăn

thế Ông Đế Thích, ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết Sống thế này mà là sống ư?

Cuộc đối thoại đơn tuyến kỳ lạ với những xung đột giằng xé nội tâm, quằn quại trong cuộc sống ngục tù của nhân cách bị giam hãm, bị xói mòn Vậy cuộc

sống có còn ý nghĩa nữa không? “Sống thế này mà gọi là sống ư”? khiến ta liên

tưởng tới bi kịch của Hamlet (Seexpia): “Có ta không? Ta có giữ được nguyên

vẹn ta không? Và sống hay không sống? Phải sống như thế nào?”

Ngôn ngữ của đoạn đối thoại giữa hồn và xác thuật tự nhiên, sinh động, với những lập luận chặt chẽ, hàm súc, giàu ý nghĩa triết lí mà thể xác đã lớn tiếng phỉ báng, lăng nhục phần hồn

“Để thoả mãn, chẳng nhẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì” ( Hồn

Trương Ba da hàng thịt, tr.406) hoặc “Nực cười thật ! Khi ông phải tồn tại nhờ

tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn trong sạch, thẳng thắn !”( Hồn Trương Ba da hàng thịt, tr.407) anh ta còn lớn tiếng khẳng

định: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục !”, “Tôi là cái

bình để chứa đựng linh hồn”… “Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác… Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào ? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám chín bát bơm cho tôi ăn chứ ! ”, “Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn” của ông Nghĩa là những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì sống mà ông nhân nhượng tôi Làm xong

Trang 37

điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản Tôi biết cần phải

để cho tính tự ái của ông được ve vuốt Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện Hà hà… miễn là … ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi !”

Đây là lớp kịch có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan niệm sống - chết của tác giả Ý nghĩa triết lý và là thông điệp của vở muốn nhắn nhủ tới người đọc, người xem kịch là vẻ đẹp hoàn mĩ của con người được sáng lên bởi

sự hoà hợp giữa hồn và xác, giữa nhân cách, đạo đức và bản ngã, bản năng của con người Đó mới là cuộc sống đích thực Linh hồn không phải chỉ là thứ trang

sức phù phiếm “vin vào cớ tâm hồn là cao quý”… “chẳng qua vì hoàn cảnh”,

vì cuộc sống mà ông nhân nhượng tôi….” …Phần xác đã thắng thế, khán thính

giả nhận ra tình trạng nhân cách bị tha hoá Những người xung quanh Trương Ba đều phản đối, thất vọng Đứa con trai càng không nghe lời ông, thậm chí còn chế giễu xoáy vào nỗi đau của ông, bà vợ định ra đi để tìm lại hình ảnh đẹp, kỷ niệm của Bến Tằm năm xưa với Trương Ba ngày nào Còn đứa cháu gái yêu quý cũng chối bỏ ông Trưởng Hoạt cũng giận giữ, vứt bàn cờ không thể tiếp tục làm bạn

cờ với ông nữa… Tất cả đã sụp đổ dưới chân Trương Ba, nỗi đau nọ chồng chất lên nỗi đau kia và mâu thuẫn bi kịch đẩy đến cao trào, đỉnh điểm: Hồn Trương

Ba quyết định chia tay với xác anh hàng thịt, tự tìm đến cái chết là điều tất yếu Cái chết của Trương Ba là tuyên ngôn của Lưu Quang Vũ về việc đề cao nhân cách, đạo đức của con người, sống cho ra sống chứ không phải với nghĩa là sự tồn tại chung chung, không chấp nhận chắp vá hồn nọ xác kia Con người phải

là thể thống nhất giữa ý chí và hành động, là sự hoà hợp giữa phần xác và phần hồn

Thông qua đối thoại đơn tuyến (độc thoại nội tâm) mà nhãn quan về thế giới của tác giả được thể hiện sâu sắc Ông đã vận dụng phương thức xây dựng

Trang 38

ngôn ngữ đối thoại đơn tuyến nhằm gửi đến khán giả những quan niệm về triết lý nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người, về phép ứng xử trước sự sống - chết

Đối thoại đơn tuyến cùng với đối thoại song tuyến, đối thoại đa tuyến đã tạo nên nét riêng, độc đáo trong phong cách ngôn ngữ kịch của Lưu Quang vũ Ông

đã làm nên sân khấu của thập kỉ 80-thế kỷ XX đầy thành tựu

Với tình yêu và lòng say mê, khát vọng nghệ thuật, Lưu Quang Vũ đã thổi hồn vào ngôn ngữ kịch Từng từ, từng câu, từng đoạn đối thoại đều là mạch đập

của cuộc sống Lưu Quang Vũ “Sừng sững như một trái núi, một lực sĩ không

đối thủ” (Lưu Khánh Thơ) trong làng viết kịch Việt Nam

2.1.2 Đối thoại song tuyến

Đối thoại song tuyến là hoạt động giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe Đây là dạng thoại chủ yếu, chiếm số lượng nhiều nhất trong các tác phẩm văn học nói chung và văn bản kịch bản lưu Quang

Vũ nói riêng

Đối thoại song tuyến là lời của người trao hướng đến người nghe và có sự đối đáp bằng hành vi ngôn ngữ mà ta gọi là hành vi trao lời và hành vi đáp lời, nhân vật trực tiếp đưa lời nói của mình vào cuộc thoại theo nguyên tắc luân phiên lượt lời

Nội dung trong đối thoại song tuyến kịch Lưu Quang Vũ có thể là: khẳng định – bác bỏ, đe doạ - cầu xin, kết tội - phản đối, thăm dò - lảng tránh, phê phán - phản công…

Đối thoại song tuyến sau là đoạn đối thoại đầy kịch tính giữa 2 cha con nhà Trương Ba Đó là những lời chất vấn, lên án, phê phán của anh con trai Còn lời

lẽ của nhân vật Hồn Trương Ba là thanh minh, bác bỏ…

Trang 39

Ví dụ 3:

-Hồn Trương Ba: -Nhưng tao có muốn vậy đâu, có thích thú gì đâu!

-Anh con trai: Thày muốn hay không thì sự thể vẫn là như vậy Một khi đã mưu cầu được sống với bất cứ giá nào thì cũng chẳng nên chê việc này thơm, việc này hôi!

-Hồn Trương Ba: Thằng khốn kiếp! (Quát to) Im ngay!

-Anh con trai: (Nhếch mép): Thày cứ quát cho hả giận; cũng chẳng thay đổi được gì đâu Chẳng phải chỉ cái giọng, toàn bộ cái lốt thày mang giờ đã chẳng phải của thày Bản thân con người thày đứng kia đã là một cái gì Một cái gì…không ngay thật rồi!

Đối thoại trên sở dĩ gọi là đối thoại song tuyến vì có 2 nhân vật tham gia

giao tiếp

Đối thoại song tuyến trong bối cảnh hồn Trương Ba khuyên nhủ con trai mình nên theo nghề truyền thống cha ông là nghề làm vườn cao quý, trong sạch

với ý thức “nghèo cho sạch, rách cho thơm” mà từ bỏ nghề buôn bán Hồn

Trương Ba bất bình, đau khổ bởi sự sa ngã, những trò lừa gạt buôn bán của con trai Anh con trai chẳng những không nghe lời mà còn cãi lại và bảo vệ quan điểm thực dụng, vì tiền của bản thân, mưu cầu được sống với bất cứ giá nào Tức giận trước thái độ của con trai, hồn Trương Ba lớn tiếng mắng quát nhưng anh ta tiếp tục tấn công, với lí lẽ phủ nhận việc tồn tại của Trương Ba Sự hiện hữu của hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt cũng đang là một sự lừa dối

2.1.3 Đối thoại đa tuyến

Có thể hiểu đối thoại đa tuyến là hoạt động giao tiếp được diễn ra với sự tham gia đối thoại của nhiều nhân vật đan xen vào nhau trong một ngữ cảnh hội thoại cụ thể Theo quan niệm của chúng tôi, đối thoại đa tuyến là đối thoại có sự

Trang 40

xuất hiện của ba nhân vật trở lên Nếu đối thoại đa tuyến trong các tác phẩm văn học thông thường ít xuất hiện thì trong tác phẩm kịch bản của Lưu Quang Vũ nó lại xuất hiện khá nhiều (sau đối thoại song tuyến) với vai trò miêu tả, khắc hoạ làm nổi bật vấn đề mang tính thời sự đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội.Hoặc thông qua sự luân phiên đối đáp giữa các nhân vật phụ với nhân vật chính để làm nổi bật tư tưởng-quan điểm nhân vật chính

Tiêu biểu là cuộc đối thoại đa tuyến của 4 nhân vật: Hoàng Việt, Trần

Khắc, Nguyễn Chính và Lê Sơn trong vở “Tôi và chúng ta”:

Ví dụ 4:

Hoàng Việt: Vâng, ta vào việc (Đứng dậy) Thưa đồng chí Vụ trưởng kiêm trưởng ban thanh tra của Bộ! Đồng chí bảo tình hình xí nghiệp chúng tôi đang yên ổn bình thường Điều đó không đúng! Tình hình xí nghiệp rất không bình thường, rất yếu kém, bê bết, tồi tệ, mọi khâu sản xuất đều trì trệ Mang tên là xí nghiệp Thắng Lợi nhưng phải gọi là thất bại thì đúng hơn Đã thất bại, đang thất bại, luôn luôn thất bại Điều đáng bàn bây giờ là: Xí nghiệp có nên tiếp tục tồn tại nữa không hay tốt nhất nên giải tán phắt nó đi! Tất cả những người ở đây sẽ

đi làm công việc khác

Trần Khắc: - Thế nào nhỉ, tôi không hiểu đấy! (Với Chính) Xí nghiệp mấy năm nay vẫn luôn luôn hoàn thành kế hoạch phải không nào?

Nguyễn Chính: -Luôn hoàn thành kế hoạch, dù gặp rất nhiều khó khăn… Hoàng Việt: Chúng ta tự đánh lừa mình và mọi người làm gì? Việc hoàn thành kế hoạch và các mũi tên luôn vươn về phía trước trên các biểu đồ kia chẳng có giá trị gì hết Trên thực tế, nếu xí nghiệp làm ra được một triệu đồng thì lại tiêu tốn của nhà nước đến bốn triệu đồng Nhà nước luôn luôn phải bù lỗ

Rõ ràng sự tồn tại của xí nghiệp là vô ích lợi và còn có hại

Ngày đăng: 19/12/2015, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w