Kiểu 3: Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch lưu quang vũ và vai trò của nó với việc tạo ra tính mạch lạc của văn bản (Trang 29)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2.3.Kiểu 3: Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác

Cách hiểu mạch lạc căn cứ vào Nguyên tắc cộng tác của P. Grice là do Green đưa ra (1989). Đây không phải là một trong cách thể hiện mạch lạc mà là một cách hiểu, giải thuyết về mạch lạc, nó được dùng để giải thuyết toàn bộ mạch lạc trong đó có những cách biểu hiện mạch lạc nêu trên.

Ví dụ và cách giải thuyết mạch lạc trong ví dụ đó:

Một buổi sáng mùa thu vừa qua, tôi nhận ra mình không thể nào bước ra khỏi chiếc ô tô của mình khi tôi đã đến cửa hàng tạp phẩm. Trong chương trình “All Things Considered” đang có một trích đoạn từ loạt bài có tên gọi “Break- down and Back”, câu chuyện suy sụp tinh thần mà một người đàn bà đang phải trải qua, Annie.

Đoạn dẫn trên sẽ không hiểu được nếu không tính đến những hiểu biết của người nghe. Chỉ có những hiểu biết của người nghe phù hợp với nguyên tắc cộng tác do Grice đưa ra mới giúp giải thuyết được mạch lạc giữa câu thứ nhất với câu thứ hai trong đoạn dẫn.

Vậy là người nói và người nghe bình thường vẫn tuân theo (có thể tốt, có thể chưa tốt hoặc tốt trong trường hợp này mà chưa tốt trong trường hợp khác) nguyên tắc cộng tác khi nói ra điều gì cũng như khi cố gắng hiểu người khác nói. Theo đó thì hai câu trong đoạn dẫn trên có mạch lạc với nhau bởi người nói đã có dụng ý nói ra cái cần thiết, cái đúng và cái thích đáng đối với mục tiêu cần

Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 38

thực hiện và người nghe có thể, với những mức cố gắng nhất định, tái lập được cái dàn ý của người nghe bằng cách suy đoán ra dàn ý ấy (trên cơ sở của nguyên tắc cộng tác). Chính ở đây có thể hiểu mạch lạc theo định nghĩa đơn giản của Nunan (1993): Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên quan nhau [1, tr.57- 58]. Có thể gọi tên kiểu mạch lạc này là mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác.

Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 39

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ĐỐI THOẠI TRONG KỊCH LƢU QUANG VŨ

2.1 Các dạng ngôn ngữ đối thoại trong kịch bản Lƣu Quang Vũ

Theo thống kê khảo sát của chúng tôi đối thoại trong kịch Lưu Quang Vũ được thể hiện dưới 3 hình thức cơ bản: đối thoại đơn tuyến (hay còn gọi là đối thoại không đầy đủ) và đối thoại song tuyến, đa tuyến (đối thoại đầy đủ).

Theo thống kê các dạng đối thoại trong 6 vở kịch của Lưu Quang Vũ được biểu hiện cụ thể bằng các con số như sau:

STT Tên kịch bản văn học Đối thoại đơn tuyến Đối thoại song tuyến Đối thoại đa tuyến Tổng 1 Tôi và chúng ta 9 358 11 378 2 Lời thề thứ chín 3 158 28 189 3 Hồn trương ba-da hàng thịt 4 208 26 238

4 Hoa cúc xanh trên đầm lầy 5 229 13 247

5 Nguồn sáng trong đời 4 222 10 236

6 Mùa hạ cuối cùng 2 184 14 200

Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 40 Nhận xét bảng thống kê:

Qua kết quả khảo sát, ta thấy dạng đối thoại song tuyến có số lần xuất hiện cao nhất, vượt trội so với đối thoại đa tuyến và đơn tuyến. Tổng số 1486 đối thoại trong đó riêng đối thoại song tuyến đã là 1359/1488 (chiếm 91,3%), còn lại là đa tuyến với số lượng 102/1488 (chiếm 6,85%), đơn tuyến 27/1488 (chiếm 1,85%).

Tỷ lệ trên chứng tỏ tác giả kịch bản chủ yếu sử dụng dạng đối thoại song tuyến. Đối thoại đa tuyến và đơn tuyến chỉ được dùng xen kẽ giữa các đối thoại song tuyến.

Nếu như trong các truyện ngắn nói chung đối thoại đơn tuyến thường có tần số xuất hiện nhiều hơn đối thoại đa tuyến thì trong văn bản kịch đối thoại đa tuyến lại có số lượng lớn hơn. Điều đó rất phù hợp với văn bản kịch khi dàn dựng trên sân khấu cần nhiều vai diễn, nhiều nhân vật phụ vừa đảm bảo sự phong phú sôi động, nhiều chiều của cuộc sống vừa làm nổi bật nhân vật chính.

Đặc biệt việc sử dụng tần số đối thoại đa tuyến tương đối cao có tác dụng tạo nên các xung đột và kịch tính, tăng thêm tính hấp dẫn cho nội dung kịch.

2.1.1. Đối thoại đơn tuyến (đơn thoại, độc thoại nội tâm)

Là lời thoại của một nhân vật phát ra hướng đến người nghe nhưng không có lời đáp trực tiếp.

Việc tiếp nhận nội dung lời thoại phải được phản hồi bằng hành động hay thực hiện bằng cử chỉ không được tác giả mô tả trực tiếp. Dạng đối thoại đơn tuyến thể hiện rõ nhất ở kiểu lời trần thuật của nhân vật trong tác phẩm (tức là xen vào yếu tố kể), cũng có khi là lời độc thoại nội tâm.

Lưu Quang Vũ đã sử dụng thành công phương thức nghệ thuật độc thoại nội tâm (đơn tuyến). Đây là mảnh đất để các nhân vật thể hiện cuộc giằng xé,

Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 41

đấu tranh với hai thái cực trái ngược nhau trong một con người. Lưu Quang Vũ khai thác ưu thế của nghệ thuật sân khấu và sự tinh tế, nhạy cảm của một nhà thơ để gây dựng nên những lớp kịch nội tâm sâu sắc. Khi đối diện với chính mình là lúc các nhân vật bộc bạch những dòng nghĩ suy, nhận xét chân thực nhất. Nhân vật trong các vở kịch luôn có những tính cách phức tạp, chứa chất bao mâu thuẫn khác nhau. Sự vận động, giải quyết những mâu thuẫn ấy là quá trình tự mổ xẻ, đặt câu hỏi để tự vấn lương tâm về lẽ sống, lẽ làm người, về giá trị nghệ thuật, cuộc đời…chẳng hạn như nhân vật Kỹ sư Toàn trong “nguồn sáng trong đời”, Trương Ba trong “Hồn trương Ba da hàng thịt”, Liên, Vân trong “Hoa cúc xanh

trên đầm lầy”… Đây là những loại hình nhân vật điển hình được khắc hoạ để

ngợi ca về nhân cách, đạo đức, lý trí của con người thông qua hệ thống xung đột bên ngoài và xung đột bên trong mà tác giả gửi gắm vào những đoạn đối thoại đơn tuyến. Vở “Nguồn sáng trong đời” đã thể hiện hình tượng đẹp về kỹ sư Toàn. Lưu Quang Vũ bằng phương pháp xây dựng nhân vật bi hùng kịch đã để Toàn vào một tình huống éo le gay cấn. Toàn bị mắc bệnh ung thư và cuộc sống chỉ gói gọn trong ba tháng . Tất nhiên rơi vào hoàn cảnh ấy, Toàn cũng như bao người khác đều rất bàng hoàng,rất đỗi khổ đau. Nhân vật đã có những dòng đối thoại đơn tuyến:

Ví dụ 1:

“Chỉ còn 3 tháng nữa ư ? những năm tháng dài dằng dặc của cuộc đời giờ đây chỉ còn dồn lại 3 tháng trước mắt, và sau đó là…là gì nhỉ ? cõi vô tận vĩnh viễn , nơi yên nghỉ mà tôi và cả mọi người rồi sẽ phải đi đến … cuộc sống, cuộc sống nồng ấm, xanh tươi, kỳ diệu, tôi sắp phải từ giã Người cuộc sống như gian nhà tôi sắp phải mở cửa bước ra ngoài, chuyến đi cuối cùng. Nơi chờ đợi tôi không phải là một nhà ga, một bến tàu mà là bóng tối…có lẽ nào như vậy? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 42

dường như đã hết, bản đàn đã lặng và ngọn nến của đời tôi sắp tắt. Tôi nhớ lại tất cả: Những mùa hè rực rỡ, những mùa thu dịu dàng, tuổi thơ ấu ngọt ngào, thời thanh niên mạnh mẽ”.

Trong ví dụ 1, xét về tính chất câu đối thoại đơn tuyến ở đây chủ yếu là các câu hỏi, câu trần thuật, câu cảm thán. Đặc biệt hơn cả trong dạng đối thoại này còn xuất hiện cặp thoại hỏi – đáp. Các câu hỏi ở đây không nhằm tìm kiếm thông tin mà để giãi bày tâm trạng. Hay còn gọi đó là các câu hỏi tu từ. Ta có thể hình dung cấu trúc mô hình đoạn thoại ở ví dụ 1 như sau:

Xét về mặt sử dụng từ ngữ, tác giả đã sử dụng những cụm từ, định ngữ mang ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ: “Chuyến đi cuối cùng”, “bóng tối”, “bản đàn đã lặng”, “ngọn nến của đời tôi sắp tắt”, “chiếc kim đã quay những vòng cuối”,

Giãi bày sự tình

(Xen kẽ giữa 3 kiểu câu: Trần thuật - 6 câu; cảm thán- 1câu; câu hỏi- 1 câu).

Nêu câu hỏi về sự tình (câu hỏi- 2 câu)

Tự nhận thức và giải quyết sự tình (Trần thuật - 4 câu; Cảm thán - 2 câu)

Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 43

hồi còi kết thúc trận đấu sắp vang lên” để miêu tả cho tâm trạng buồn chán khi cái chết đang cận kề. Từ đó làm nổi bật tình yêu cuộc sống của Toàn bằng hàng loạt các cụm từ, tính từ mang màu sắc tích cực-ngợi ca: “nồng ấm”, “ xanh tươi”, “kỳ diệu”, “mùa hè rực rỡ”, “mùa thu dịu dàng”, “tuổi thơ ấu ngọt ngào”, “thời thanh niên mạnh mẽ”…

Một đặc điểm nổi bật trong các cuộc đối thoại đơn tuyến (độc thoại nội tâm) của Lưu Quang Vũ chính là cuộc đấu tranh cho chính nghĩa, nhân vật luôn luôn tìm ra phép hành xử phù hợp trước sự sống và cái chết. Do đó các hình tượng nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc kịch và xem kịch với sức gợi, sức truyền cảm còn mãi âm vang.

Một vở kịch được đánh giá là xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ là tác phẩm: “Hồn Trương Ba- da hàng thịt”. Đó là vở kịch tác giả thể hiện ngòi bút sắc sảo, độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Cuộc đối thoại đơn tuyến ở đây chính là cuộc đối thoại giữa hồn và xác. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn câu chuyện hồn nọ- xác kia để rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự tha hoá của con người trước hoàn cảnh xã hội. Thực chất cuộc đối thoại giữa hồn và xác là đối thoại, đấu tranh giữa nhân cách, phẩm chất làm người và những đòi hỏi bản năng. Nhân vật trung tâm của vở kịch là ông Trương Ba người làm vườn, cần cù, chịu khó, tính tình nền nã, trung thực…Ông bị chết oan vì sự cẩu thả, vô trách nhiệm của hai quan thiên đình là Nam Tào, Bắc Đẩu. Con người tốt như Trương Ba đáng ra còn phải được sống thêm hai mươi năm nữa. Nhưng sổ định mệnh đã gạch tên… và thế là Đế Thích đã sửa sai bằng cách hoá phép cho hồn Trương Bá nhập vào xác anh hàng thịt.

Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 44 Ví dụ 2:

Hồn Trương Ba: Ta là Trương Ba, ta là Trương Ba… nhưng sao khó khăn thế. Ông Đế Thích, ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết. Sống thế này mà là sống ư?

Cuộc đối thoại đơn tuyến kỳ lạ với những xung đột giằng xé nội tâm, quằn quại trong cuộc sống ngục tù của nhân cách bị giam hãm, bị xói mòn. Vậy cuộc sống có còn ý nghĩa nữa không? “Sống thế này mà gọi là sống ư”? khiến ta liên tưởng tới bi kịch của Hamlet (Seexpia): “Có ta không? Ta có giữ được nguyên vẹn ta không? Và sống hay không sống? Phải sống như thế nào?”

Ngôn ngữ của đoạn đối thoại giữa hồn và xác thuật tự nhiên, sinh động, với những lập luận chặt chẽ, hàm súc, giàu ý nghĩa triết lí mà thể xác đã lớn tiếng phỉ báng, lăng nhục phần hồn.

Để thoả mãn, chẳng nhẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì( Hồn Trương Ba da hàng thịt, tr.406) hoặc “Nực cười thật ! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn trong sạch, thẳng thắn !”( Hồn Trương Ba da hàng thịt, tr.407) anh ta còn lớn tiếng khẳng định: “Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục !”, “Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn”… “Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác… Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào ? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám chín bát bơm cho tôi ăn chứ !...”, “Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn” của ông. Nghĩa là những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì sống mà ông nhân nhượng tôi. Làm xong

Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 45

điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện. Hà hà… miễn là … ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi !”.

Đây là lớp kịch có vai trò quan trọng trong việc thể hiện quan niệm sống - chết của tác giả. Ý nghĩa triết lý và là thông điệp của vở muốn nhắn nhủ tới người đọc, người xem kịch là vẻ đẹp hoàn mĩ của con người được sáng lên bởi sự hoà hợp giữa hồn và xác, giữa nhân cách, đạo đức và bản ngã, bản năng của con người. Đó mới là cuộc sống đích thực. Linh hồn không phải chỉ là thứ trang sức phù phiếm “vin vào cớ tâm hồn là cao quý”… “chẳng qua vì hoàn cảnh”,

vì cuộc sống mà ông nhân nhượng tôi….” …Phần xác đã thắng thế, khán thính

giả nhận ra tình trạng nhân cách bị tha hoá. Những người xung quanh Trương Ba đều phản đối, thất vọng. Đứa con trai càng không nghe lời ông, thậm chí còn chế giễu xoáy vào nỗi đau của ông, bà vợ định ra đi để tìm lại hình ảnh đẹp, kỷ niệm của Bến Tằm năm xưa với Trương Ba ngày nào. Còn đứa cháu gái yêu quý cũng chối bỏ ông. Trưởng Hoạt cũng giận giữ, vứt bàn cờ không thể tiếp tục làm bạn cờ với ông nữa… Tất cả đã sụp đổ dưới chân Trương Ba, nỗi đau nọ chồng chất lên nỗi đau kia và mâu thuẫn bi kịch đẩy đến cao trào, đỉnh điểm: Hồn Trương Ba quyết định chia tay với xác anh hàng thịt, tự tìm đến cái chết là điều tất yếu. Cái chết của Trương Ba là tuyên ngôn của Lưu Quang Vũ về việc đề cao nhân cách, đạo đức của con người, sống cho ra sống chứ không phải với nghĩa là sự tồn tại chung chung, không chấp nhận chắp vá hồn nọ xác kia. Con người phải là thể thống nhất giữa ý chí và hành động, là sự hoà hợp giữa phần xác và phần hồn.

Thông qua đối thoại đơn tuyến (độc thoại nội tâm) mà nhãn quan về thế giới của tác giả được thể hiện sâu sắc. Ông đã vận dụng phương thức xây dựng

Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 46

ngôn ngữ đối thoại đơn tuyến nhằm gửi đến khán giả những quan niệm về triết lý nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người, về phép ứng xử trước sự sống - chết.

Đối thoại đơn tuyến cùng với đối thoại song tuyến, đối thoại đa tuyến đã tạo nên nét riêng, độc đáo trong phong cách ngôn ngữ kịch của Lưu Quang vũ. Ông đã làm nên sân khấu của thập kỉ 80-thế kỷ XX đầy thành tựu.

Với tình yêu và lòng say mê, khát vọng nghệ thuật, Lưu Quang Vũ đã thổi hồn vào ngôn ngữ kịch. Từng từ, từng câu, từng đoạn đối thoại đều là mạch đập của cuộc sống. Lưu Quang Vũ “Sừng sững như một trái núi, một lực sĩ không đối thủ” (Lƣu Khánh Thơ) trong làng viết kịch Việt Nam.

2.1.2. Đối thoại song tuyến

Đối thoại song tuyến là hoạt động giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và người nghe. Đây là dạng thoại chủ yếu, chiếm số lượng nhiều nhất trong các tác phẩm văn học nói chung và văn bản kịch bản lưu Quang Vũ nói riêng.

Đối thoại song tuyến là lời của người trao hướng đến người nghe và có sự đối đáp bằng hành vi ngôn ngữ mà ta gọi là hành vi trao lời và hành vi đáp lời, nhân vật trực tiếp đưa lời nói của mình vào cuộc thoại theo nguyên tắc luân phiên lượt lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung trong đối thoại song tuyến kịch Lưu Quang Vũ có thể là: khẳng

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ đối thoại trong kịch lưu quang vũ và vai trò của nó với việc tạo ra tính mạch lạc của văn bản (Trang 29)