5. Bố cục của luận văn
2.1.3. Đối thoại đa tuyến
Có thể hiểu đối thoại đa tuyến là hoạt động giao tiếp được diễn ra với sự tham gia đối thoại của nhiều nhân vật đan xen vào nhau trong một ngữ cảnh hội thoại cụ thể. Theo quan niệm của chúng tôi, đối thoại đa tuyến là đối thoại có sự
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 48
xuất hiện của ba nhân vật trở lên. Nếu đối thoại đa tuyến trong các tác phẩm văn học thông thường ít xuất hiện thì trong tác phẩm kịch bản của Lưu Quang Vũ nó lại xuất hiện khá nhiều (sau đối thoại song tuyến) với vai trò miêu tả, khắc hoạ làm nổi bật vấn đề mang tính thời sự đang gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội.Hoặc thông qua sự luân phiên đối đáp giữa các nhân vật phụ với nhân vật chính để làm nổi bật tư tưởng-quan điểm nhân vật chính.
Tiêu biểu là cuộc đối thoại đa tuyến của 4 nhân vật: Hoàng Việt, Trần Khắc, Nguyễn Chính và Lê Sơn trong vở “Tôi và chúng ta”:
Ví dụ 4:
Hoàng Việt: Vâng, ta vào việc. (Đứng dậy) Thưa đồng chí Vụ trưởng kiêm trưởng ban thanh tra của Bộ! Đồng chí bảo tình hình xí nghiệp chúng tôi đang yên ổn bình thường. Điều đó không đúng! Tình hình xí nghiệp rất không bình thường, rất yếu kém, bê bết, tồi tệ, mọi khâu sản xuất đều trì trệ. Mang tên là xí nghiệp Thắng Lợi nhưng phải gọi là thất bại thì đúng hơn. Đã thất bại, đang thất bại, luôn luôn thất bại. Điều đáng bàn bây giờ là: Xí nghiệp có nên tiếp tục tồn tại nữa không hay tốt nhất nên giải tán phắt nó đi! Tất cả những người ở đây sẽ đi làm công việc khác.
Trần Khắc: - Thế nào nhỉ, tôi không hiểu đấy! (Với Chính). Xí nghiệp mấy năm nay vẫn luôn luôn hoàn thành kế hoạch phải không nào?
Nguyễn Chính: -Luôn hoàn thành kế hoạch, dù gặp rất nhiều khó khăn… Hoàng Việt: Chúng ta tự đánh lừa mình và mọi người làm gì? Việc hoàn thành kế hoạch và các mũi tên luôn vươn về phía trước trên các biểu đồ kia chẳng có giá trị gì hết. Trên thực tế, nếu xí nghiệp làm ra được một triệu đồng thì lại tiêu tốn của nhà nước đến bốn triệu đồng. Nhà nước luôn luôn phải bù lỗ. Rõ ràng sự tồn tại của xí nghiệp là vô ích lợi và còn có hại.
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 49
Trần Khắc: Lê Sơn, đồng chí có nghĩ vậy không?
Lê Sơn: - Tôi phụ trách kỹ thuật. Các khâu kỹ thuật là việc của tôi, ngoài ra, những điều đồng chí Việt vừa nói…vượt ra ngoài quyền hạn chuyên môn của tôi.
Trần Khắc: - Ra cậu là một nhà chuyên môn đơn thuần. Còn đồng chí phó giám đốc, đồng chí cho biết cảm nghĩ của mình về ý kiến của đồng chí Việt?
Nguyễn Chính: -Tôi lo việc tiếp nhận các kế hoạch do cấp trên thông qua và lo sao cho các kế hoạch ấy được hoàn thành. Quả là các kế hoạch đều đã rất sát với khả năng sản xuất của xí nghiệp, anh em không thể làm hơn. Chúng ta bị hạn chế rất lớn về vật tư. Vả lại, với số sản phẩm hiện nay làm ra, tiêu thụ cũng đã rất trầy trật. Người ta chỉ yêu cầu chúng ta có thể.
Hoàng Việt: - Không! Nguồn tiêu thụ các sản phẩm của xí nghiệp ta trên thị trường gần như là vô tận, đấy là chưa kể chúng ta có thể mở rộng các mặt hàng để xuất khẩu…
Nếu mở rộng sản xuất, 200 công nhân là không đủ, nhưng với mức sản xuất hiện nay, 200 công nhân là quá thừa. Xét về lợi ích xã hội, 200 con người ở đây hiện là 200 kẻ ăn hại, sống bám vào đồng lương nhà nước một cách đáng xấu hổ…
Trần Khắc: - Sao? Liệu đồng chí có dám nói điều đó với anh chị em công nhân không, đồng chí Việt?
Lê Sơn: - Anh ấy đã nói như vậy trước toàn xí nghiệp. Trần Khắc: Và công nhân nói sao?
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 50
Lê sơn:- Họ không im lặng đâu. Họ đã nói sau lưng ta đấy. Họ bảo: nếu họ là những kẻ ăn hại thì ban giám đốc còn là những tên ăn hại tồi tệ hơn, vì lương của các chánh phó giám đốc cao hơn mà!
Hoàng Việt: -Đúng là như vậy: Thật là xấu hổ. Ở đây hiện không ai yêu thích công việc, chỉ làm qua loa cho hết giờ để về nhà làm thêm: nuôi lợn, dệt len, sửa chữa máy móc thuê… Có anh kỹ sư phân xưởng 2 buổi tối về phụ việc bán xôi chè và bánh trôi cho vợ. Một chị kỹ sư khác bán bún ốc, ông Ngãi thợ bậc năm có cái hòm chữa và bơm xe đạp ở gần ngay cổng xí nghiệp. Đặc biệt, có cả một kíp trưởng ngang nhiên đem việc bện thừng gia công vào làm trong phân xưởng. Chuyện này đồng chí phó giám đốc vừa cho biết.
Nguyễn Chính: - Tôi sẽ có biện pháp kỷ luật..
Hoàng Việt: - Không chỉ kỷ luật! Những người như vậy lẽ ra không đáng được lưu lại xí nghiệp…Cần phải…
Đoạn đối thoại trên được gọi là đối thoại đa tuyến bởi có sự tham ra của 4 nhân vật giao tiếp.Đối thoại đa tuyến ở ví dụ 4 gồm 16 lượt lời với 3 hành vi chủ yếu:( nội dung của các hành vi đối thoại đa tuyến về cơ bản giống với dạng đối thoại song tuyến)
Các cặp hành vi đối thoại vận động như trên ở các lượt lời trao, đáp xuất hiện trong các dạng đối thoại (đơn tuyến, song tuyến, đa tuyến) đã góp phần tạo ra tính mạch lạc về nội dung tư tưởng chủ đề kịch Lưu Quang Vũ (Chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề này ở phần sau).
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 51
2.2. Đặc điểm cấu trúc đối thoại trong kịch Lƣu Quang Vũ
Khi ta nói một câu bình thường ta thực hiện một nhận định, tư duy logíc xác lập mệnh đề. Đó là một hành động mệnh đề. Đồng thời ta cũng thực hiện một hành động giao tiếp nhất định. Nội dung của hành động giao tiếp ấy được biểu hiện trong lời nói. Đó là các hành động ngôn trung như miêu tả, trình bày, giải thích, cảnh cáo, thề, mắng nhiếc, khẳng định, phủ định, phán xử, thanh minh, khuyên bảo, hứa hẹn, phản đối, cam kết.
Theo tác giả Cao Xuân Hạo danh sách hành động ngôn trung có thể kéo rất dài nhưng về cơ bản thường phân loại câu như ngữ pháp nhà trường vẫn gọi là: “mục đích nói (năng)”:
1. Câu kể (Trần thuật) 2. Câu hỏi (nghi vấn)
3. Câu cầu khiến (mệnh lệnh, yêu cầu, sai khiến)
4. Câu cảm (than, gọi …)
Một hành động ngôn trung, cũng như các hành động khác, có nội dung và mục đích của nó và cũng có hình thức, cách thức thực hiện của nó. Vì thế có khi người ta thực hiện hành động hỏi không phải để hỏi mà để cầu khiến hay bày tỏ cảm xúc, bác bỏ, thanh minh … Tức là ý nghĩa của câu nói không hoàn toàn bộc lộ trên bề mặt phát ngôn mà nó phụ thuộc vào tình huống ngữ cảnh. Lúc ấy, người nói đã tạo ra một lực ngôn từ gián tiếp (hành động ngôn từ gián tiếp). Mỗi hành động ngôn từ gián tiếp đảm nhiệm một chức năng và một cấu trúc nhất định. Loại lực ngôn trung gián tiếp này ta gặp khá nhiều trong kịch bản Lưu Quang Vũ.
Căn cứ vào thao tác nhận diện lời cầu khiến gián tiếp trên tư liệu lời hỏi - cầu khiến của PGS.TS Đào Thanh Lan [23 ] để tìm hiểu ngôn ngữ đối thoại kịch
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 52
Lưu Quang Vũ, chúng tôi thấy hành động cầu khiến gián tiếp trong tham thoại dẫn nhập rất phong phú.
Trong phạm vi của luận văn, ở đây chúng tôi chỉ xem xét, khảo sát các kiểu cấu trúc trong tham thoại dẫn nhập và cấu trúc trong tham thoại hồi đáp.
2.2.1. Các kiểu cấu trúc cầu khiến gián tiếp bằng lời hỏi - cầu khiến trong tham thoại dẫn nhập của ngôn ngữ đối thoại kịch Lƣu Quang Vũ
Quá trình khảo sát chúng tôi thấy xuất hiện đầy đủ các mô hình cầu khiến gián tiếp trong đối thoại song tuyến kịch Lưu Quang Vũ như sau:
2.2.1.1. Lời hỏi cầu khiến đồng hƣớng
a. Mô hình 1: Lời hỏi chứa sẵn định hướng trả lời.
Ví dụ 5:
Hoàng Việt …Chúng ta sẽ tạo ra ở đây, xí nghiệp này, lý do tồn tại của chúng ta. Tôi và Cậu. Cả con nữa Hạnh ạ, được, con sẽ ở đây với bố. Tôi gửi nó vào tổ của Thanh nhé, Thanh đồng ý chứ ? (Tôi và chúng ta, tr 104).
Kết cấu P (Quy ước P = D2/gộp + V = Chủ thể của sự tình V (Tức là chủ thể của sự tình V trong P là ngôi 2/gộp)) và tiểu từ “chứ” ở ví dụ 5 đã đánh dấu hành động hỏi có định hướng, hàm ý đề nghị người nghe thực hiện hành động đã nêu trong lời hỏi một cách rõ rệt. Hoàng Việt hỏi Thanh một cách lịch sự nhưng thực chất lại là một lời đề nghị chân thành đầy chủ ý. Đề nghị Thanh nhận con gái mình làm tổ viên tổ sản xuất của Xí nghiệp. Nhờ có hành động cầu khiến gián tiếp với cấu trúc ngữ nghĩa hàm ý như trên nên về phía đối ngôn (Thanh) chắc chắn sẽ chấp nhận lời đề nghị của Hoàng Việt. Đặc biệt cách bày tỏ này
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 53
không áp đặt cho Thanh, tăng quyền chủ động cho Thanh với tư cách là một tổ trưởng. Vì thế lời hỏi cầu khiến đồng hướng một cách gián tiếp của Hoàng Việt có tính lịch sự cao hơn cầu khiến trực tiếp.
b. Mô hình 2: Lời hỏi chứa cặp từ: có…không
Ví dụ 6:
Hạnh: Tôi đã bảo mà đối với lính trẻ, không thể buông lỏng xuê xoa, phải kỷ luật sắt…Ta phải xử lý nghiêm. Có nên báo cáo với anh Hà không ?
(Lời thề thứ chín, tr 232) Ví dụ 7:
Liên: Hay thật đấy ! (Nhìn đồng hồ) nhưng mà…anh Hoàng gặp Liên…có việc gì cần không ?
(Hoa cúc xanh trên đầm lầy, tr 233) Mô hình này thực tế là biến thể được rút gọn từ mô hình có dạng đầy đủ là
Với mô hình 2 thì chủ ngôn chỉ hỏi để yêu cầu đối ngôn trả lời là chấp nhận hay từ chối thực hiện hành động được nêu ra trong lời hỏi chứ không yêu cầu giải đáp về nội dung của cái chưa biết nên nó giống như lời đề nghị (lời cầu khiến có mục đích đề nghị). Do đó nó là lời cầu khiến gián tiếp đồng hướng. Trong ví dụ 6, quan điểm của Hạnh được lập luận chắc chắn bằng 2 câu khẳng định “ phải kỷ luật sắt”, “phải xử lý nghiêm”. Hai câu này là tiền ngôn cảnh cho câu hỏi - cầu khiến gián tiếp xuất hiện. Câu hỏi cho thấy Vân đang phân vân
có P không ?
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 54
không biết nên xử lý thế nào và đề nghị đối ngôn cho biết ý kiến trả lời ngắn gọn “nên” hoặc “không nên” mà không cần phải giải thích, thanh minh.
Trong ví dụ 7 là lời hỏi - cầu khiến gián tiếp (căn cứ vào văn cảnh) của cô giáo Liên với bối cảnh thời gian bận rộn, vội vàng và đầy tâm trạng. Vì thế khi đặt câu hỏi - đề nghị gián tiếp lịch sự, tế nhị này khiến đối ngôn (Hoàng) cần nhanh chóng đưa ra câu trả lời hoặc ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại.
c. Mô hình 3: Lời hỏi về khả năng thực hiện hành động của người nghe có dạng:
Ví dụ 8:
Hiển: Em cũng biết rằng tôi rất quý mến em. Em có thể cho tôi biết đầu đuôi sự việc được không ? Ai đã xui em làm chuyện đó ?
(Mùa hạ cuối cùng, tr 45) Ví dụ 9:
Oanh: Vậy thì …Anh hãy giúp anh ấy (khẩn thiết). Có được không anh ? Có thể được không ?
(Nguồn sáng trong đời, tr 172) Theo từ điển tiếng Việt, “có thể” được dùng phụ trước động từ với nghĩa “có khả năng hoặc điều kiện, chủ quan hoặc khách quan làm việc gì”. Khi hỏi nhằm mục đích cầu khiến, chủ ngôn dự liệu trước lời đáp theo hướng tích cực và kéo theo hệ quả là đối ngôn sẽ thực hiện hành động đã nêu trong lời hỏi. Vì vậy, lời hỏi - cầu khiến về khả năng thực hiện hành động của đối ngôn được xây dựng trên nguyên tắc suy ý đồng hướng. Với lời hỏi dạng này, lời đáp tiêu cực
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 55
“không” chính là hành động từ chối lời cầu khiến. Ở ví dụ 8 là lượt lời đối thoại của thầy giáo Hiển (Giáo viên chủ nhiệm lớp 10H) đang điều tra về việc lộ đề thi kiểm tra Toán cuối năm qua học sinh Nguyễn Hữu Châu. Lời hỏi - cầu khiến gián tiếp mang dáng dấp của lời đề nghị - yêu cầu.
Ở ví dụ 9, lượt lời cũng nằm trong kết cấu hỏi về khả năng hành động “có thể” như ví dụ 8 nhưng căn cứ vào ngữ cảnh ta thấy:
(1) Lời hỏi - cầu khiến được lặp lại 2 lần liên tiếp “có được không anh?”, “có thể được không ?”.
(2) Lời hỏi - cầu khiến trong lượt lời của Oanh được kết hợp với giọng điệu, thái độ mang tính chất lo lắng, van nài và hết sức “khẩn thiết” khi nói với bác sỹ về tình hình chữa mắt cho chồng. Vì thế ta bắt gặp hàm ý “cầu” nhiều hơn “khiến” trong ví dụ 9. Đây là lời cầu xin của Oanh với bác sỹ Thành. Oanh sẵn sàng hy sinh tất cả để đổi lấy ánh sáng cho chồng. Chồng cô là hoạ sĩ Lê Chí bị mù loà, bị thương tật bởi chiến tranh.
Theo PGS.TS Đào Thanh Lan [ 23 ] xét về hướng đích cầu khiến ở biểu thức hỏi - cầu khiến gồm 3 loại
Loại 1: Đích cầu khiến hướng ngoại - người nói đề nghị người nghe thực hiện hành động.
Loại 2: Đích cầu khiến hướng nội - người nói đề nghị người nghe cho phép thực hiện hành động.
Loại 3: Đích cầu khiến hướng trung - người nói đề nghị người nghe cho phép người khác thực hiện hành động.
Khảo sát ngôn ngữ đối thoại kịch Lưu Quang Vũ chúng tôi thấy xuất hiện cả 3 loại trên nhưng tỷ lệ xuất hiện cao nhất vẫn là loại 1 (Đích cầu khiến hướng ngoại). Bởi nội dung các đối thoại của kịch thiên về sự dấu tranh giữa hai thế lực
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 56
cũ - mới, thiện – ác và qua đó nhằm tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống. Do đó các danh từ /đại từ làm đề ngữ nêu chủ thể của hành động được hỏi hiển ngôn chủ yếu ở ngôi 2 (tức là tính hướng ngoại cao). Lời hỏi cầu khiến dạng này còn thể hiện sắc thái lịch sự nhờ cụm từ “được không” tạo nên.
2.2.1.2. Lời cầu khiến ngƣợc hƣớng
a. Mô hình 4a:
b. Mô hình 4b
Ví dụ 10:
Nguyễn Chính: Cậu nữa, nói năng hay nhỉ ? Tự dưng…Ai bảo cậu nhận là cha của đứa trẻ hả ? Dở hơi !
(Tôi và chúng ta, tr 175, 176) Ví dụ 11:
Liên: Anh không hề nói gì với chúng tôi ? chúng tôi cần gì đến hai giấc mơ lơ lửng giữa trời ấy. Sống đẹp sống tốt gì cũng phải do tự chúng tôi chứ ! Bạn bè mà anh đến với chúng tôi như thế đấy: không tin chúng tôi, nhạo báng chúng tôi. Ai cho phép anh tạo ra họ ? Chỉ tại anh !
(Hoa cúc xanh trên đầm lầy, tr 298) Ví dụ 12:
Châu: Sao bác lại thế ? Bác kiếm được lần này nhưng đến kỳ thi tốt nghiệp, nhỡ Thời không làm được bài thì sao ?
(Mùa hạ cuối cùng, tr 40) Ai + P ?
Nguyễn Thu Hiền – K52 Ngôn ngữ 57 Ví dụ 13:
Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt ?
(Hồn Trương Ba - da hàng thịt, tr418) Ví dụ 14:
Lâm: Sao anh lại nói thế ? Anh còn sống, anh sẽ sống ! Anh sẽ khỏi bệnh mà ! Em biết chắc chắn thế.
(Nguồn sáng trong đời, tr 241) Về ngữ nghĩa của lời hỏi có chứa: “sao”, “sao lại”, “ai” ta thấy “sao”/”sao lại” là đại từ dùng để chỉ nguyên nhân không biết rõ của điều xảy ra. Còn “ai” là đại từ “dùng để chỉ người nào đó không rõ” khi hỏi (từ điển tiếng Việt). Tuy nhiên, trong đối thoại kịch Lưu Quang Vũ với những ngữ cảnh cụ thể các lượt lời hỏi được tạo ra bởi đại từ “sao”, “tại sao”, “vì sao”, “ai” không hỏi về nguyên