1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng anh và tiếng việt luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf

120 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Mục đích Thông qua việc tiếp cận, khảo sát và đối chiếu các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng Việt và tiếng Anh, mục đích luận văn hướng đến là: - Góp thêm một cách n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

………

ĐINH VÂN ANH

CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI TRÌ HOÃN

TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐINH VÂN ANH

CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI TRÌ HOÃN TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

MÃ SỐ: 602201

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC

HÀ NỘI - 2009

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẤU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1 Hành động ngôn từ 6

2 Các hành vi tại lời 8

2.1 Điều kiện sử dụng hành vi tại lời 8

2.2 Các loại hành vi tại lời 10

3 Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành 11

4 Hành vi trì hoãn 13

4.1 Khái niệm và điều kiện để thực hiện hành vi trì hoãn 13

4.2 Các loại hành vi trì hoãn 14

5 Chiến lược giao tiếp – Phép lịch sự 18

5.1 Lịch sự 18

5.2 Chiến lược giao tiếp 20

Tiểu kết 23

CHƯƠNG 2: CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI TRÌ HOÃN TRONG TIẾNG ANH 25

1 Dẫn nhập 25

2 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành tường minh 27

3 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn 29

3.1 Các từ ngữ chuyên dùng 29

3.2 Các kiểu kết cấu 36

3.2.1 Kết cấu câu nghi vấn Yes/No 36

3.2.2 Kết cấu câu hỏi đuôi - Tag questions 39

3.2.3 Kết cấu câu khẳng định 40

3.2.4 Kết cấu câu cầu khiến 44

Trang 4

3.2.5 Kết cấu câu đề nghị 46

3.2.6 Kết cấu câu mệnh lệnh 53

4 Các chiến lược giao tiếp – Phép lịch sự 55

Tiểu kết 59

CHƯƠNG 3: CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI TRÌ HOÃN TRONG TIẾNG VIỆT 61

1 Dẫn nhập 61

2 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành tường minh 61

3 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn 63

3.1 Các từ ngữ chuyên dùng 63

3.2 Các kiểu kết cấu 74

3.2.1 Kết cấu câu mệnh lệnh phủ định 74

3.2.2 Kết cấu câu đề nghị bằng từ cứ: 76

3.2.3 Kết cấu câu từ chối 82

3.2.4 Kết cấu câu van xin 88

3.2.5 Kết cấu câu cảm thán 90

3.3 Các chiến lược giao tiếp – Phép lịch sự 93

3.3.1 Phạm trù xưng hô và chiến lược sử dụng từ xưng hô 93

3.3.2 Chiến lược từ chối khéo 100

3.3.3 Chiến lược hòa giải nhằm làm dịu hóa không khí giao tiếp 101

3.3.4 Chiến lược tìm kiếm sự tán đồng 103

Tiểu kết 105

KẾT LUẬN 107

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẤU

1 Lý do chọn đề tài

Khi chúng ta giao tiếp, cụ thể là khi nói chúng ta thực hiện những hành

vi ngôn ngữ khác nhau Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, giao tiếp của con người ngày càng trở nên tinh tế, phức tạp hơn Điều này đã khiến cho

số lượng các hành vi ngôn ngữ ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn

Để xác định con số chính xác các hành vi ngôn ngữ là một điều rất khó

Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ đưa ra những kết quả tạm thời dựa trên các tiêu chí nào đó Trong lịch sử ngành ngôn ngữ học đã có nhiều công trình của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước nghiên cứu

về hành vi ngôn ngữ

Từ những gợi mở của các nghiên cứu đã xuất hiện và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, chúng tôi đã chọn hành vi trì hoãn làm đối tượng khảo sát nghiên cứu cho luận văn của mình Đó là lý do vì sao chúng

tôi chọn đề tài: "Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng

Anh và tiếng Việt (trên tư liệu truyện ngắn hiện đại Anh – Việt)" Hy vọng

rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ có những đóng góp nhất định vào công việc

nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ

2 Mục đích và nhiệm vụ

2.1 Mục đích

Thông qua việc tiếp cận, khảo sát và đối chiếu các biểu đạt ngôn ngữ

của hành vi trì hoãn trong tiếng Việt và tiếng Anh, mục đích luận văn hướng

đến là:

- Góp thêm một cách nhìn vào lý thuyết hành động ngôn từ nói chung

và hành vi trì hoãn nói riêng Từ đó giúp thấy được rõ nét, sâu sắc về hành động ngôn từ, hành vi trì hoãn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn

Trang 6

- Góp phần tìm hiểu lý luận để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng

dạy và học tập tiếng ở Việt Nam, và để ứng dụng vào công tác dịch thuật

2.2 Nhiệm vụ

Với mục đích nêu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết về hành động ngôn từ nói chung và hành vi trì hoãn nói riêng

- Khảo sát các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời của hành vi trì hoãn,

cụ thể là các động từ ngôn hành, các từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngôn hành, các kiểu kết cấu biểu đạt hành vi trì hoãn của các kết cấu này

- Khảo sát lối xưng hô trong các phát ngôn chứa hành vi trì hoãn

- Khảo sát các chiến lược giao tiếp đi kèm với hành vi trì hoãn

3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu đạt ngôn ngữ của hành

vi trì hoãn trong các tác phẩm văn học Do đó, phạm vi nghiên cứu chỉ giới

hạn trong các tác phẩm văn học của Việt Nam và Anh/Mỹ

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp quy nạp Sau khi tổng hợp, phân tích và nhận xét các ví dụ cụ thể về hành vi trì hoãn trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi tiến tới các nhận xét có tính khái quát, tìm ra quy luật chung trong hai ngôn ngữ

- Bên cạnh phương pháp quy nạp, luận văn cũng sử dụng phương pháp

so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa Việt – Anh

Trang 7

4 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia thành 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết

1 Hành động ngôn từ

2 Các hành vi tại lời

3 Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành

4 Hành vi trì hoãn

5 Chiến lược giao tiếp - Phép lịch sự

Chương 2 Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng Anh

1 Dẫn nhập

2 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành tường minh

3 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn

4 Các chiến lược giao tiếp

Chương 3 Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng Việt

1 Dẫn nhập

2 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành tường minh

3 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn

4 Các chiến lược giao tiếp

Trang 8

luận văn này chúng tôi sử dụng tên gọi hành vi ngôn ngữ

Khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ Người đầu tiên khởi xướng và xây dựng lý thuyết hành động ngôn từ là J Austin Trong tác phẩm

nổi tiếng "How to do things with word" ("Người ta làm nên các sự vật bằng từ ngữ như thế nào?" – Nguyễn Đức Dân) của mình, xuất bản năm 1962, ông đã

đề cập đến vấn đề lý thuyết hành động ngôn từ như sau: Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C

Austin đưa ra 3 loại hành động ngôn từ là: Hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn lời

Hành động tạo lời là những hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ

như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu … để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung

Hành động tại lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói

năng Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Ví

dụ về hành động tại lời: hành vi hỏi, hành vi yêu cầu, hành vi ra lệnh, hành vi mời, hành vi hứa hẹn, hành vi khuyên bảo, hành vi nghi ngờ …Khi chúng ta

Trang 9

hỏi ai về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời không biết Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, người nghe bị xem là không lịch sự Khác với các hành động mượn lời, hành động tại lời có

ý định (có đích ) quy ước và có thể chế dù rằng quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác Có thể nói, nắm được ngôn ngữ, không chỉ có nghĩa là nắm được âm, từ ngữ, câu … của ngôn ngữ đó mà còn là nắm được những quy tắc điều khiển các hành động tại lời trong ngôn ngữ đó, có nghĩa là biết các quy tắc để “hỏi”, “hứa hẹn” … sao cho đúng lúc,

đúng chỗ cho thích hợp với ngữ cảnh, với người được hỏi…

Hành động mượn lời là những hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ,

nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói Ví dụ nghe một

phát ngôn:"ở đây tối quá" Sp2 có thể mở cửa sổ Hành động mở cửa sổ thuộc

hành động mượn lời Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành động tại lời như trong ví dụ nêu trên: Hành động mở cửa sổ là hiệu quả của hành động tại lời đề nghị Cũng có những hiệu quả không thuộc đích của hành động tại lời: Chẳng hạn Sp2 trong ví dụ trên mở cửa sổ một cách khó chịu, gắt gỏng thì hành vi đó không phải là đích của hành động tại lời Những hiệu quả mượn lời, rất phân tán, không thể tính toán được Chúng không có tính quy ước (trừ hành động mượn lời đích của hành động tại lời) [1, 88-89]

Trang 10

2 Các hành vi tại lời

2.1 Điều kiện sử dụng hành vi tại lời

Các hành vi tại lời, cũng như các hành vi khác, các hành vi sinh lí cũng như vật lí, không phải được thực hiện một cách tùy tiện Nếu là một hành vi

xã hội thì các điều kiện để cho nó có thể thực hiện được lại càng chặt chẽ đa dạng hơn nữa Mà các hành vi tại lời như đã biết, về cơ bản là hành vi xã hội Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện mà một hành vi tại lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn

ra nó

J Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện "may mắn" nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới "thành công", đạt hiệu quả Nếu không nó sẽ thất bại Những điều kiện may mắn của J.Austin là như sau:

A- (i) Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng có tính quy ước

(ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục

B- Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ

C- Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có [1, 112]

J Searle là người đầu tiên vạch ra hạn chế chỉ phân loại các động từ ngôn hành của bảng phân loại của Austin J Searle còn cho rằng, vì J Austin không định ra các tiêu chí phân loại do đó kết quả phân loại có khi dẫm đạp lên nhau Ông cho rằng trước hết là phải phân loại các hành vi tại lời chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ các tiêu chí thích hợp với các hành động ngôn từ thì có thể giải tỏa được thái

Trang 11

độ bi quan của Wittenstein cho rằng không thể phân loại được các “trò chơi ngôn ngữ” và tránh được tình trạng dẫm đạp lên nhau giữa các phạm trù, các nhóm trong từng phạm trù hành vi tại lời

J Searle liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các hành động ngôn từ có thể dùng làm tiêu chí phân loại như sau:

1 Đích ở lời

2 Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến

3 Trạng thái tâm lí được thể hiện

9 Hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời, tức thực hiện như một hành vi

ở lời trong khi đó phân loại có thể được thực hiện bằng phương thức khác không phải bằng lời

10 Đặt tên thánh và rút phép thông công đòi hỏi phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực nhưng trần thuật thì không đòi hỏi như vậy

11 Không phải tất cả các động từ gọi tên hành vi tại lời đều là động từ ngôn hành Thí dụ: khoe và dọa không phải là động từ ngôn hành

12 Phong cách thực hiện hành vi tại lời

J Searle chỉ dùng có 4 trong số 12 tiêu chí trên để phân lập 5 loại hành động

ngôn từ là: Tiêu chí đích ở lời; tiêu chí hướng khớp ghép; tiêu chí trạng thái tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh đề

Searle đưa ra bốn điều kiện Mỗi điều kiện lại được biểu hiện khác nhau tùy theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi tại lời cụ thể

Trang 12

a Điều kiện nội dung mệnh đề: Chỉ ra bản chất nội dung của hành vi

Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín, tức những câu hỏi chỉ có hai khả năng trả lời, có hoặc không; phải, không phải ) Gọi là hàm mệnh đề vì phát ngôn ngôn hành tương ứng với hành vi hỏi đưa ra hai khả năng, người trả lời chọn một và trả lời Nội dung mệnh đề

có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe

b Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về

năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói và người nghe

c Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của

người phát ngôn Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín,

d Cuối cùng là điều kiện căn bản, đây là điều kiện đưa ra kiểu trách

nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi tại lời đó được phát ra Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra) [1, 116]

2.2 Các loại hành vi tại lời

Trong giao tiếp, người nói luôn mong muốn truyền đạt được nhiều nhất

tư tưởng và mục đích của mình tới người nghe Do đó một hành vi tại lời đôi khi không chỉ thể hiện tính chất của chính nó mà còn thể hiện tính chất của những hành vi tại lời khác Chẳng hạn, hành vi hỏi không phải lúc nào cũng mang mục đích hỏi mà có khi nhằm mục đích chào hay trì hoãn, đe dọa Cuộc sống ngày càng phát triển thì hoạt động giao tiếp theo đó cũng trở nên sâu sắc, tinh tế hơn Để có thể thống kê con số chính xác các hành động ngôn

từ mà ở đây là các hành vi tại lời thật là khó bởi số lượng khá lớn

Trang 13

Luận văn xin nêu ra hai cách phân loại theo J Austin và J.Searle dựa trên những tiêu chuẩn đã nêu trên cùng một số tiêu chuẩn khác

Theo J Austin, ông phân chia hành vi tại lời thành 5 loại lớn:

Phán xét, hành xử, cam kết, ứng xử và bày tỏ

J.Searle cũng chia thành 5 nhóm lớn nhưng có một số khác biệt như

sau:

Tuyên bố, biểu hiện, cầu khiến, hứa hẹn, bày tỏ

Trong mỗi nhóm lại bao chứa những hành vi tại lời nhỏ, cụ thể hơn Như vậy, danh sách các hành vi tại lời rất phong phú Điều đó phù hợp với nhu cầu giao tiếp ngày càng tinh vi, sâu sắc của con người

Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, hành vi tại lời có thể chia

thành hành vi tại lời trực tiếp và hành vi tại lời gián tiếp Bản thân trong khi

giao tiếp không phải con người chỉ đơn thuần sử dụng hành vi tại lời trực tiếp

mà đôi khi vì mục đích, hoàn cảnh giao tiếp phải sử dụng hành vi tại lời gián tiếp

3 Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành

Các phát ngôn ngôn hành là sản phẩm, và cũng là phương tiện của các hành vi tại lời Phát ngôn ngôn hành là phát ngôn – sản phẩm của một hành vi tại lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực Phát ngôn ngôn hành có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi tại lời tạo ra

nó Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngôn hành Ví dụ: Phát ngôn trì hoãn

sau đây: Ông ở ngoài ấy chờ tôi xong việc đã.” có biểu thức ngôn hành: Chờ

tôi xong việc đã

Biểu thức ngôn hành là những thể thức nói năng đặc trưng cho một

hành vi tại lời Nói như vậy có nghĩa là về nguyên tắc, trừ những trường hợp được sử dụng gián tiếp, còn thì có bao nhiêu hành vi tại lời thì có bấy nhiêu kiểu biểu thức ngôn hành Biểu thức ngôn hành là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ

Trang 14

nghĩa của các hành vi tại lời Nhờ các biểu thức ngôn hành chúng ta nhận biết được các hành vi tại lời

Mỗi biểu thức được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ những dấu hiệu này mà các biểu thức ngôn hành phân biệt với nhau J Searle gọi các

dấu hiệu này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời:

- Các kiểu kết cấu: Kết cấu cũng tức là các kiểu câu hiểu theo ngữ pháp

truyền thống Cần mở rộng khái niệm kết cấu, cũng tức là mở rộng khái niệm kiểu câu để nó có thể bao gồm những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi tại lời (hoặc phạm trù hành vi tại lời) Kết cấu không chỉ là những kiểu câu có mục đích nói hết sức sơ lược và khái quát như trần thuyết, hỏi, cầu khiến, cảm thán với những dấu hiệu hình thức rất chung chung mà còn bao gồm cả những kết cấu cụ thể ứng với những hành vi tại lời

- Những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngôn hành Những từ ngữ

này dùng để tổ chức các kết cấu và là các dấu hiệu nhờ chúng chúng ta biết được hành vi nào đang thực hiện Đó là những từ ngữ chuyên dùng trong các

biểu thức hỏi như: có … không, có phải … không? Ai, cái gì, bao giờ, mấy

…? Đó là các từ ngữ như nên, không nên trong các biểu thức ngôn hành khuyên ; Các từ thế à, thật không, liệu, sao trong các biểu thức ngôn hành

ngờ vực

- Ngữ điệu Cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể nếu được phát

âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngôn hành khác nhau tương ứng với những hành vi ở lời khác nhau

Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể tạo nên nội dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngôn hành với các nhân tố của ngữ cảnh Các đặc tính ngữ nghĩa như tự nguyện hay cưỡng bức, tích cực hay tiêu cực, có lợi hay có hại … của hành động đối với người tạo ra hành vi và người nhận hành vi cũng có giá trị như những phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời

Trang 15

Có một phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc biệt, đánh dấu cho một

số biểu thức ngôn hành tường minh là các động từ ngôn hành Đó là những

động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngôn hành, tức thực hiện trong

chức năng ở lời Những động từ này được gọi tên là động từ ngôn hành (performative verbs – động từ ngữ vi) Động từ ngôn hành là những động từ

mà khi phát âm chúng ra cùng biểu thức ngôn hành (có khi không cần biểu thức ngôn hành đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị [1, 91]

Theo Austin, các biểu thức có động từ ngôn hành là biểu thức ngôn

hành tường minh; Và gọi những biểu thức tuy vẫn có hiệu lực ở lời nhưng

không có động từ ngôn hành là biểu thức ngôn hành nguyên cấp hay biểu

thức ngôn hành hàm ẩn

Trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ, phổ biến và thường xuyên được dùng là các biểu thức ngôn hành hàm ẩn Như thế các biểu thức ngôn hành hàm ẩn với các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời đặc trưng tương ứng với

từng hành vi ở lời là cơ sở để lí giải các phát ngôn nghe được, đọc được

4 Hành vi trì hoãn

4.1 Khái niệm và điều kiện để thực hiện hành vi trì hoãn

Theo định nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt”: Trì hoãn là để chậm lại,

kéo dài thời gian hay lần lựa, dần dà Ví dụ như: bị trì hoãn mà trễ tàu Như

vậy hành vi trì hoãn được hiểu là hành vi làm chậm lại thời gian, nhằm níu kéo thời gian để thực hiện sự việc nào đó

Theo bảng phân loại của J Austin, hành vi ngôn ngữ trì hoãn thuộc nhóm 5 Đây là nhóm những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác Do đó điều kiện để có hành vi trì hoãn theo ông là phải có Sp1 nói (viết) một phát ngôn về một sự kiện, Sp2

Trang 16

đưa ra phản ứng trì hoãn Như vậy phải có Sp1 đưa ra một phát ngôn xác tín

về một sự việc hành động đã xảy ra (có thể của Sp 1 hoặc người thứ 3) Sp2 đưa ra phát ngôn thể hiện phản ứng của mình – trì hoãn tính xác thực của sự kiện, hành động đó Hoặc một người đưa ra phát ngôn trước một sự kiện, hành động đã xảy ra mà mình đã biết

Còn theo bảng phân loại của J Searle: Hành vi trì hoãn thuộc nhóm điều khiển: Đích ở lời là đạt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành

động tương lai; hướng khớp ghép hiện thực – lời; trạng thái tâm lí là mong muốn của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp2.[ 1, 126]

Là nhóm hành động thể hiện cái mà người nói không thể phân biệt giá trị chân ngụy hay đúng sai, vì nó không có giá trị đúng sai Hành vi trì hoãn xét đến ở đây là người nói – Sp1 không tự trì hoãn hành vi của mình mà Sp1 phát ngôn ra hành vi trì hoãn nhằm trì hoãn hành vi thực hiện hành động nào đó sắp xảy ra của đối tượng giao tiếp – Sp2

Các điều kiện để thực hiện hành vi trì hoãn theo Searle là:

Nội dung mệnh đề: Sự kiện hành động của Sp1, hoặc của người thứ 3 mà cả

Sp1 và Sp2 đều biết

Điểu kiện chuẩn bị: Có những bằng chứng thuyết phục Sp2 tin

Điều kiện chân thành: Sp2 ngạc nhiên, không chắc chắn hay phỏng đoán về

sự kiện, hành động mà Sp1 nêu ra trước đó, hoặc thậm chí là phủ nhận, bác bỏ chúng

Điều kiện căn bản: Phản ứng của người Sp2 trước phát ngôn của Sp1

Trang 17

Ngoài ra, khi giao tiếp ngoài việc thể hiện hành vi trì hoãn , người nói còn đưa ra thái độ quan điểm của mình về sự việc Người nói thể hiện thái độ của mình như thế nào là tùy thuộc vào ngữ cảnh; vào mối quan hệ giữa người nói và người nghe; vào trạng thái tâm lý của mình khi sự kiện hành động được nêu ra Chúng tôi xin nêu ra một số kiểu hành vi trì hoãn phổ biến như sau:

- Trì hoãn để từ chối: Trước một sự việc, hành động đề nghị nào đó mà

người nghe thấy thực không thể thực hiện ngay hành động đó nhưng ngại không dám từ chối thẳng thì người nghe dùng hành vi trì hoãn nhằm mục đích

từ chối làm theo lời yêu cầu hay đề nghị của người nói Nhưng chỉ mang tính chất trì hoãn tạm thời cho việc thực hiện hành động

“She’s pretty bitter right now I don’t know You phone me at the bank

tomorrow.” “I couldn’t explain any thing to her now,”

Charlie got up He took his coat and hat and stared down the corridor Then

he opened the door of the dining room and said in a strange voice, “Good night, children,”

[F Scott Fitzgerald, Babylon Revisited]

Ví dụ trong tiếng Việt

- Thím Thư, tôi có chuyện

- Ửa anh Hải Chuyện chi mà trái đường trái gió rứa

- Là cũng chuyện quan trọng - Ông Hải nhè nhẹ đặt cày xuống đất, xắm rắm lựa thế ngồi - Thím nghỉ tay lên bờ tôi nói rõ

Ai thấy thì chết Chị ngượng nghịu dúi dúi cây cuốc

- Thôi trưa về nhà hãy nói Ruộng còn ngồn ngộn cả cỏ Anh thông cảm

Trang 18

- Không, thím Thư, là tôi muốn nói cái chuyện mộ chú Ngộ ấy mà Tiện đây gặp thím, tôi cũng không có ý tìm

Rứa thì được Thanh thiên bạch nhật Mình cứ thói xấu hổ đa nghi, trách gì già rồi như kẻ nít

- Dạ để tôi rửa tay

[Hàn Nguyệt, Trinh nguyên]

- Trì hoãn nhằm kéo dài thời gian : Đi kèm hành vi trì hoãn với mục

đích là kéo dài thời gian thực hiện hành động Người nói nêu ra ý kiến chủ quan của mình, kéo dài thời gian thực hiện hành động được đề nghị làm hay yêu cầu phải làm ngay tại thời điểm nói, giải thích cho sự kéo dài thời gian và đưa ra cái mốc thời gian cụ thể cho việc trì hoãn thực hiện hành động như một đảm bảo là hành động này chỉ bị tam ngừng thực hiện chứ không phải bị hủy

bỏ hay từ chối không làm, hiệu lực tiếp theo của sự việc hành động

Ví dụ trong tiếng Anh:

When I went into the bathroom, there was a woman there She was cleaning, and she seemed worried when I appeared She started to pick up her cleaning things

“It’s all right,” I said, “I’m not in a hurry I can wait until you’ve finished

” (Tôi không vội Tôi có thể chờ đến khi bà xong việc) But she had already risen, with some difficulty I saw then that she was not old, …

[The Moonspinners, Mary Stewart]

Ví dụ trong tiếng Việt

Đáp lại bao nhiêu lời bóng bảy, xa xôi ấy, ông bố vợ chỉ trả lời gọn lỏn một câu :

- Vâng Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã

Rồi ông lại cất cao giọng bảo con :

Trang 19

- Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé ?

[Một đám cưới - Nam Cao]

- Trì hoãn để thương lượng: Khi người nói thấy vấn đề gây bất lợi cho

mình, thì hành vi trì hoãn của người nói còn có ý để thương lượng cho việc giải quyết vấn đề, nhằm làm dịu hóa sự việc diễn ra Hành vi trì hoãn của người nói đã chuyển thành hành vi đề nghị, thương lượng

Ví dụ trong tiếng Anh:

Rosa said “I’m going to call the police Now!”

“Oh no, please!” Dorothy Burns said “I’m very, very sorry but not the

police, please! Listen, I can help you I can drive you home and _”

“I’m not getting in that car with you!” Rosa said “You’re drunk”

“No!” Dorothy Burns said “Just one small whisky, that’s all.”

“Oh, yes? Tell that to the police.” Rosa stood up, holding her leg “What’s the number of your car?”

“No, please!” Dorothy Burns said “Not the police Listen, I want to help

you Take a taxi to the hospital I can give you the money for it Go to the

accident _?”

“How much money?” said Rosa

“Um, er, twenty pounds?” Dorothy Burns said

[Hush Money, Eskine Childers]

Ví dụ trong tiếng Việt

Cụ Bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm ; người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười :

- Cái anh này nói mới hay ! Ai làm gì mà anh phải chết ? Đời người chứ có phải con ngóe đâu ? Lại say rồi phải không ?

Rồi đổi giọng, cụ thân mật :

Trang 20

- Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn :

- Nào đứng lên đi Cứ vào đây uống nước đã Có cái gì, ta nói

chuyện tử tế với nhau Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế,

người ngoài biết, mang tiếng cả

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn :

- Khổ quá ! Giá có tôi ở nhà có đâu đến nỗi Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là

đủ Chỉ tại thằng Lý Cường nóng tính không nghĩ trước, nghĩ sau Ai,chứ anh với nó còn có họ cơ đấy

[Chí Phèo, Nam Cao] Ngoài các kiểu hành vi trì hoãn phổ biến nêu trên, có thể xuất hiện những kiểu hành vi trì hoãn khác nữa bởi giao tiếp trong xã hội bị chi phối bởi nhiều yếu tố Những yếu tố chi phối đó bao gồm ngữ cảnh với các vai giao tiếp, các quan hệ liên cá nhân; hiện thực ngoài diễn ngôn; hoàn cảnh giao tiếp; tâm lý khi tham gia giao tiếp Nhưng do khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi chỉ đề cập tới những dạng phổ biến nói trên của hành vi trì hoãn

5 Chiến lược giao tiếp – Phép lịch sự

5.1 Lịch sự

Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội, Nó có tác động chi phối không những đối với quá trình giao tiếp mà cả đối với kết quả giao tiếp Nhiều người nghiên cứu ngữ dụng học coi lịch sự như một nguyên tắc giao tiếp bên cạnh nguyên tắc hợp tác trong hội thoại và gọi là nguyên tắc lịch sự

Trước hết, người ta có thể coi lịch sự như một chuẩn mực xã hội Các nhà nghiên cứu thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã quan niệm lịch sự là hành vi

xã hội có lễ độ hay là phép xã giao trong phạm vi văn hóa Người ta cũng có

Trang 21

thể quan niệm lịch sự là những nguyên tắc chung trong tương tác xã hội của mỗi nền văn hóa Những nguyên tắc đó có thể bao gồm sự tế nhị, sự khoan dung, sự khiêm tốn, sự cảm thông đối với người khác.Trong những hoàn cảnh giao tiếp nào đó, người ta không tiện nói thẳng mà phải nói bóng gió, xa xôi Hoặc tránh gọi tên trực tiếp của sự vật hiện tượng cũng là một cách nói tế nhị Khi chính kiến hoàn toàn khác nhau, người ta vẫn cố tìm những nét khả thủ trong suy nghĩ của đối phương, tránh phủ định sạch trơn, gây mâu thuẫn căng thẳng Đó chính là nguyên tắc cảm thông với người khác trong giao tiếp

Tuy nhiên, trong giao tiếp còn có một kiểu lịch sự nữa được thực hiện

Để miêu tả kiểu lịch sự này cần biết khái niệm thể diện (face) Thể diện là

hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức

xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong muốn người khác tri nhận Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể được định nghĩa là phương tiện được dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của người khác Như thế, phép lịch sự thực hiện trong các tình huống có khoảng cách xã hội và có sự thân hữu Khi có khoảng cách xã hội thì người ta thể hiện sự hiểu biết về thể diện của người khác bằng cách sử dụng những từ ngữ tôn trọng, chiều lòng Khi có sự thân hữu thì người ta thể hiện bằng việc dùng các từ ngữ có tính thân tình, đoàn kết

Trong giao tiếp hàng ngày người ta cư xử y như mong muốn của họ về nhu cầu thể diện sẽ được tôn trọng Nếu một người nói cái gì đó có biểu hiện

đe dọa sự mong đợi của người khác về mặt thể diện thì đó là hành động đe dọa thể diện (face threatening act) Nếu người nói nói thế nào để làm giảm khả năng đe dọa thể diện thì hành động đó gọi là hành động giữ thể diện (face saving act)

Trước hết, cần phân biệt thể diện âm tính (negative face) và thể diện dương

tính (positive face) Thể diện âm tính của một người là nhu cầu được độc lập,

Trang 22

được tự do hành động và không bị người khác áp đặt Thể diện dương tính

của một người là nhu cầu được người khác chấp nhận, thậm chí được người khác yêu mến đối xử như người cùng nhóm

Nói cách khác, thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập còn thể diện dương tính là nhu cầu được quan hệ

Như vậy, một hành động giữ thể diện hướng vào thể diện âm tính của một người sẽ phải thể hiện sự tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian và quan hệ của người khác, thậm chí bao gồm cả việc xin lỗi về sự áp đặt

hoặc làm gián đoạn Cái đó được gọi là phép lịch sự âm tính Một hành động

giữ thể diện hướng vào thể diện dương tính của người khác sẽ phải thể hiện tình đoàn kết, nhấn mạnh nguyện vọng chung, mục đích chung của hai người

Cái đó được gọi là phép lịch sự dương tính [1, 100]

5.2 Chiến lược giao tiếp

Chiến lược giao tiếp là phương châm và các biện pháp sử dụng các

hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp Lựa chọn cách xưng hô nào là phụ thuộc vào chiến lược giao tiếp; lựa chọn cách nói thẳng hay nói vòng là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp và văn hóa của cộng đồng; Tránh hành động đe dọa thể diện được thể hiện bằng hành động giữ thể diện Hành động giữ thể diện dùng chiến lược lịch sự dương tính và chiến lược lịch sự âm tính

Chiến lược lịch sự dương tính cần phải chú ý đến mục đích chung,

đến tình thân hữu, vì thế có thể coi chiến lược lịch sự dương tính là chiến lược đoàn kết Các hình thức lịch sự dương tính nhấn mạnh sự gần gũi giữa người nói và người nghe Từ xưng hô là một phương tiện thể hiện lịch sự dương tính Để xưng hô người ta có thể dùng các đại từ nhân xưng, tên riêng, các từ chỉ quan hệ họ hàng và các từ chỉ chức tước, địa vị Tùy thuộc vào quan hệ giữa người nói và người nghe mà người ta lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp

Trang 23

Trong quan hệ bình đẳng, dùng tên riêng để xưng hô sẽ tạo ra không khí thân mật Trong quan hệ không bình đẳng, chẳng hạn người dưới nói với người trên, không thể hô gọi chỉ bằng tên riêng Nếu dùng các từ chỉ chức vụ thì tuy bảo đảm sự lễ độ nhưng không thân mật Để tạo không khí thân hữu giữa người nói và người nghe, người Việt thường sử dụng các từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô

Lựa chọn các vị từ thích hợp cũng là một cách tạo sự gắn bó giữa người nói và người nghe Các tiểu từ tình thái cũng là một phương tiện thể hiện lịch sự dương tính Trong các phương tiện lịch sự dương tính còn

có những thành phần bổ trợ thể hiện mục đích chung, sự thân thiện của người nói và người nghe

Trong Đại cương ngôn ngữ học, tập II - Ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu

đã đưa ra một danh sách các chiến lược lịch sự dương tính (theo C.K

Orecchioni, Brown và Levinson)[1, 272] như sau:

1 Bày tỏ cho Sp2 sự chú ý của mình đối với Sp2

2 Nói quá sự tán dương, thiện cảm của mình đối với Sp2

3 Gia tăng sự quan tâm của mình đối với Sp2

4 Sử dụng những dấu hiệu báo mình cùng nhóm với Sp2 (dùng những từ

xưng hô kiểu anh trai ơi, em gái ơi, )

5 Tìm kiếm sự tán đồng (tìm những đề tài đôi bên cùng quan tâm)

6 Tránh sự bất đồng

7 Nêu ra những lẽ thường (chung cho cộng đồng của Sp1 và Sp2)

8 Hãy biết nói đùa, nói vui

9 Quan tâm tới sở thích của Sp2

10 Mời, hứa hẹn

11 Hãy tỏ ra lạc quan

12 Lôi kéo Sp2 cùng với mình làm chung một việc

Trang 24

13 Nêu ra lý do của hành động

14 Đòi hỏi sự có đi có lại

15 Trao tặng cho Sp2 cái gì đó

Chiến lược lịch sự âm tính đòi hỏi phải nói hay làm một cái gì đó để

tỏ ra anh không muốn can thiệp vào quyền tự do hành động và quyền không

bị áp đặt của người khác Chiến lược lịch sự âm tính thể hiện ở những hình thức xin lỗi, viện lí do, trao cho người nghe quyền lựa chọn của mình Trong hội thoại chúng ta còn gặp chiến lược âm tính ở cách nói ngập ngừng, lưỡng lự Khuynh hướng dùng hình thức lịch sự âm tính nhấn mạnh quyền tự do của người nghe, có thể được coi là chiến lược tôn trọng Đó có thể là chiến lược tôn trọng của cả nhóm hoặc chỉ là sự lựa chọn trong tình huống đặc biệt Chiến lược lịch sự âm tính bao gồm cả những hình thức nói vô nhân xưng như: "Ở đây không hút thuốc" Cách biểu hiện này, hướng cả người nói lẫn người nghe Vì thể diện của người nghe có nguy cơ bị đe dọa khi bản thân việc yêu cầu làm cái gì đó làm liên lụy đến người nghe Nguy cơ lớn nhất là đặt người nghe vào tình thế khó xử Để tránh nguy cơ này, người nói tạo ra lời

ướm trước chứ không nêu trực tiếp Đỗ Hữu Châu cũng đưa ra các chiến lược giao tiếp lịch sự âm tính như sau trong Đại cương Ngôn ngữ học tập 2:

1 Dùng lối nói gián tiếp thành quy ước

2 Dùng các yếu tố rào đón hay tình thái hóa

Trang 25

Trên cơ sở lý thuyết của hành động ngôn từ, chúng tôi chia phát ngôn trì hoãn thành hai loại: phát ngôn trì hoãn tường minh và phát ngôn trì hoãn hàm ẩn Phát ngôn trì hoãn tường minh được đánh dấu bằng việc xuất hiện các động từ ngôn hành của hành vi trì hoãn Phát ngôn trì hoãn hàm ẩn là các phát ngôn không có động từ ngôn hành

Hành vi trì hoãn được chia thành hành vi trì hoãn trực tiếp và hành vi trì hoãn gián tiếp Hành vi trì hoãn trực tiếp được thể hiện ở những phát ngôn

có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng Do đó, hành vi trì hoãn trực tiếp được thể hiện qua các phát ngôn trì hoãn tường minh Hành vi trì hoãn gián tiếp là hành vi được thực hiện ở những phát ngôn có chứa quan

hệ gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng Vì thế, các phát ngôn trì hoãn hàm ẩn là các phát ngôn thể hiện hành vi trì hoãn gián tiếp

Phát ngôn chứa hành vi trì hoãn gián tiếp được nhận biết thông qua các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời Các phương tiện chỉ dẫn đó là: Các từ ngữ chuyên dùng để biểu đạt hành vi trì hoãn, các kiểu kết cấu câu với trọng âm

và ngữ điệu của chúng

Xét trong mối quan hệ với quan điểm, thái độ của người phát ngôn, bên cạnh trì hoãn do muốn dừng lại việc thực hiện hành động nào đó, hành vi trì

Trang 26

hoãn còn có thể được phân thành: Hành vi trì hoãn để từ chối thực hiện hành động, hành vi trì hoãn để kéo dài thời gian, hành vi trì hoãn kết hợp thương lượng

Phát ngôn chứa hành vi trì hoãn còn là nơi thể hiện rất rõ các chiến lược giao tiếp - phép lịch sự của người Anh/Mỹ và người Việt Khảo sát các phạm trù xưng hô, các kiểu chiến lược giao tiếp của người Anh và người Việt

sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về con người và văn hóa của hai nước

Trang 27

CHƯƠNG 2 CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI TRÌ HOÃN

TRONG TIẾNG ANH

1 Dẫn nhập

Trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, vai trò của tiếng Anh ngày càng quan trọng trong sự phát triển ở Việt Nam Tiếng Anh được coi là một công cụ hữu quả nhất để chúng ta có thể tiếp cận nguồn thông tin trên khắp thế giới, để mở ra cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia khác, để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển Nhu cầu học tập tốt tiếng Anh đã trở nên cấp thiết và phổ biến hơn Để đáp ứng nhu cầu

đó, nguồn tài liệu để giảng dạy và học tập tiếng Anh cũng đã được phát triển phong phú, đa dạng hơn với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại

Nguồn tài liệu phong phú đó bao gồm các sách giáo khoa, các tác phẩm văn học Ngoài mục đích giúp người ta học tập, trang bị một phương tiện ngôn ngữ giao tiếp chung, chúng còn là nơi phản ánh trung thực những đặc điểm riêng của ngôn ngữ tiếng Anh, của văn hóa Anh/Mỹ Chúng là nguồn tư liệu quý báu để chúng ta khảo sát các biểu đạt ngôn ngữ Công tác khảo sát nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta đi sâu tìm hiểu hành động ngôn từ nói chung, hành vi trì hoãn nói riêng của người Anh/Mỹ trong giao tiếp

Với mục đích đề ra là tìm hiểu, làm rõ bản chất của hành vi tại lời - trì hoãn của tiếng Anh, chương 2 sẽ lần lượt trình bày những phương tiện biểu đạt hành vi trì hoãn bao gồm các biểu thức ngôn hành trì hoãn tường minh, các biểu thức ngôn hành hàm ẩn với các từ ngữ chuyên dùng, cũng như các kiểu kết cấu với ngữ điệu của chúng Bên cạnh đó, chương 2 cũng đề cập tới chiến lược giao tiếp của người Anh thông qua khảo sát kiểu xưng hô trong các

Trang 28

biểu thức ngôn hành của hành vi trì hoãn, và các kiểu chiến lược cũng như phép lịch sự trong giao tiếp của họ

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa của từ trì hoãn trong tiếng Anh

1 Delay: trì hoãn (danh từ)

- hoãn lại (cuộc họp, chuyến đi )

- làm trở ngại, cản trở Ví dụ: to delay the traffic: làm trở ngại giao thông

- (kỹ thuật) ủ, ram (thép)

3 Nội động từ: chậm trễ, lần lữa, kề cà

Ví dụ: Don’t delay! book your holiday today!

(đừng chậm trễ nữa! hãy đăng ký đi nghỉ phép hôm nay đi!)

-Delay bomb: bom nổ chậm

- Delay element: phần tử trì hoãn

4 Synonyms: Từ đồng nghĩa

- Postpone, defer, put off, procrastinate, shelve, stay, linger, wait,

prolong, tarry, stall, filibuster, loiter

- hold up, detain, impede, retard, arrest, deter, hamper, check, restrain, obstruct, inhibit, restrict, clog

5 Noun

- postponement, deferment, stop, stay, procrastination, wait, arrest, filibuster, retardation, prolongation, protraction

Trang 29

2 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành tường minh

Theo J Austin biểu thức ngôn hành tường minh là những biểu thức có động từ ngôn hành Động từ biểu thị hành vi trì hoãn trong tiếng Anh bao

gồm các động từ: wait, delay, postpone,hold on

Ví dụ 1:

We started our supper We talked about this and that, but nobody ate very much I was thinking about what to say to my mother when Mr Nixon went home At the end of the meal I told my mother that I must go to the post office

I had an important letter to post

“Can’t it wait until tomorrow, my pet?” my mother asked

My letter, of course, was to Agnes A letter to Agnes could not wait until tomorrow! I walked over to the dining room door

“A letter to a lady?” asked Mr Nixon, laughing

“Yes,” I replied

[News of the engagement, Mary Brown] Trong đoạn thoại trên, Sp2 sau khi nghe Sp1 đưa ra một sự việc là mình phải

ra bưu điện gửi một bức thư quan trọng, Sp2 đưa ra một phát ngôn có chứa

biểu thức ngôn hành của hành vi trì hoãn là: “Can’t it wait until tomorrow,

my pet?” rằng “Ngày mai gửi không được sao, con yêu?” Phát ngôn này của

Sp2 là một lời đề nghị nhằm trì hoãn hành động đi gửi thư của Sp2 và đã không được Sp2 chấp nhận lời đề nghị có tính chất trì hoãn đó Hành động trì hoãn của người nói 2 (Sp 2) được biểu đạt bằng biểu thức ngôn hành với

động từ ngôn hành: wait

Ví dụ 2: Trong đoạn hội thoại giữa nhân vật bác sĩ Watson và Shelockhomes việc một vụ án:

Trang 30

“Mr Mortimer Tregennis died during the night, and with exactly the same symptoms as the rest of his family.” Holmes sprang to his feet, all energy in

an instant

“Can you fit us both into your dog – cart?”

“Yes, I can.”

“Then, Watson, we will postpone our breakfast Mr Roundhay, we are

entirely at your disposal Hurry – hurry, before things get disarranged.”

[The Adventure of the Devil’s Foot, Conan Doyle] Thám từ Shelockhomes đã đề nghị bác sĩ Watson trì hoãn lại bữa ăn sáng của

họ để thực hiện việc điều tra trước khi mọi việc trở nên không kiểm soát được

Trong hai ví dụ nêu trên, chúng ta thấy rằng hành vi trì hoãn của người

nói đã được biểu đạt bằng các động từ ngôn hành wait, postpone Bên cạnh

đó, hành vi trì hoãn còn được thể hiện bằng các động từ ngôn hành khác như:

delay, hold on Khi sử dụng những động từ này trong phát ngôn thì người nói

đã thực hiện hành vi trì hoãn của mình Ví dụ khi nói: “ Wait, wait a minute”

– khoan đã, đợi một chút, khi nói phát ngôn này người nói đã thực hiện hành

vi trì hoãn của mình

Chúng ta nên lưu ý rằng động từ ngôn hành là những động từ có thể thực hiện chức năng ngôn hành trong phát ngôn Có nghĩa là không phải bao giờ một động từ ngôn hành cũng được dùng trong chức năng ngôn hành

Theo J.Austin: động từ ngôn hành chỉ được dùng trong trong chức năng

ngôn hành – có hiệu lực ngôn hành trong khi phát ngôn đó được dùng ở ngôi thứ nhất (người nói), thời hiện tại (hiện tại phát ngôn), thể (voice) chủ động

và thức (mood) thực thi [3, 98] Theo như lý thuyết đã nêu của J Austin thì

động từ ngôn hành wait của hành vi trì hoãn không được dùng trong chức năng ngôn hành vì nó không thỏa mãn các điều kiện vừa kể trên Vì thực tế

Trang 31

cho thấy trong các phát ngôn có hành vi trì hoãn thường là những câu mệnh lệnh hay chỉ như các mệnh đề trong câu gợi ý nhằm đưa ra sự trì hoãn việc thực hiện hành động Chứ thông qua các tài liệu khỏa sát không có phát ngôn nào được thực hiện với ngôi I cả

Cho nên theo như phần lí thuyết đã được đề cập đến, trong thực tế giao tiếp bằng ngôn ngữ, phổ biến và thường xuyên được dùng là các biểu thức

ngôn hành nguyên cấp (primary) hay hàm ẩn (implicit) Chính những biểu

thức hàm ẩn này mới là nơi thể hiện rõ nhất những hành vi ngôn ngữ trong đời sống của chúng ta

3 Biểu đạt hành vi trì hoãn bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn

3.1 Các từ ngữ chuyên dùng

Biểu thức ngôn hành là dấu hiệu ngữ pháp – ngữ nghĩa của các hành vi

ở lời Nhờ các biểu thức ngôn hành chúng ta nhận biết được các hành vi ở lời Biểu thức ngôn hành có thể là biểu thức ngôn hành tường minh với sự xuất

hiện của động từ ngôn hành hoặc biểu thức ngôn hành hàm ẩn Mỗi biểu thức

ngôn hành được đánh dấu bằng các dấu hiệu chỉ dẫn nhờ những dấu hiệu này

mà các biểu thức ngôn hành phân biệt với nhau J Searle gọi các dấu hiệu này

là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời: Đó là những từ ngữ chuyên dùng

trong biểu thức ngôn hành; các kiểu kết cấu; trọng âm, ngữ điệu

Những từ ngữ chuyên dùng để biểu đạt hành vi tại lời trì hoãn là những

từ ngữ như: not, wait a bit, let me see, no, sorry, excuse me, perhaps, no

necessary, don’t bên cạnh đó còn có các từ chỉ thời gian như: a sec, a

minute, a second, nhằm diễn đạt khoảng thời gian mang tính ước lệ mà hành

vi trì hoãn sẽ được trì hoãn trong bao nhiêu lâu

Trước hết phải kể đến từ no Từ này thường xuất hiện trong đoạn thoại

như là một dấu hiệu nhận biết cho hành vi trì hoãn xuất hiện Khi phát ngôn được bắt đầu được nói, từ này có giá trị thu hút người nghe, ban đầu nó biểu

Trang 32

đạt một hành vi dường như là sự ngăn cản, nhưng ngay sau đó là hành vi trì hoãn xuất hiện nhằm giải thích cho việc ngăn cản vừa nói ra:

But it was too late The damage was done

“Money!” said Rhisiart, angrily “You offer to buy our saint? You offer to buy me? To bribe me! Now I know that I was right to doubt you I will tell my people_”

“No, wait!” The prior reached out and put a hand on Rhisiart’s arm “You

don’t understand If I was wrong to offer, I am sorry, indeed, I am sorry But

do not call it_”

[A Morbid Taste for Bones, Ellis Peters] Khi nghe Sp1 nói là tôi sẽ nói với người của tôi, thì Sp2 cảm chưa cần thiết để thực hiện hành động gọi điện để nói và được giải thích thêm là Sp1 chưa hiểu hết ý của Sp2 và đã đính chính lại là: nếu tôi sai khi đưa ra yêu cầu,

tôi xin lỗi, thực sự tôi xin lỗi Nhưng đừng gọi điện Sp2 nói “no” – không,

chúng ta có thể thấy ở đối thoại này sự trì hoãn của Sp2 bắt đầu bằng một hành động ngăn cản, từ chối mang tính bộc phát, đây là sự phản ứng nhanh khi nghe phát ngôn của Sp1 Khi nói: không, đợi đã có tác dụng ngăn cản hành động mà Sp2 sắp làm, chuẩn bị làm nhưng nó lại biểu hiện hành vi trì hoãn trong đó Nói rằng nó không phải là hành vi ngăn cản vì nó không đủ điều kiện thực hiện hành vi ngăn cản, trong chiến lược của người nói, không

có ý dùng hành vi ngăn cản vì sẽ làm căng thẳng không khí, bối cảnh giao tiếp

của cuộc thoại Vậy các từ no với ý nghĩ là ngăn cản hay từ chối chỉ là dấu

hiệu cho hành vi trì hoãn xuất hiện Ở đối thoại tiếp theo chúng ta cũng như vậy:

Again the fusillade had ceased The mill seemed dead beneath the glowing sun Not a shutter was open; no sound came from the interior At lenghth, little by little, the Prussians showed themselves at the edge of the forest of

Trang 33

Gagny They stretched their necks and grew bold In the mill several soldiers had already raised their guns to their shoulders, but the captain cried:

“No, no; wait Let them come nearer.”

[Miller’s Daughter, Emile Zola] Với tình huống, trong hầm một vài tên lính đã đặt súng lên lên vai của

họ, thì người sĩ quan kêu lên: không, không, đợi đã Hãy để họ đến gần hơn Khi nói “no, no” – “không, không” người sĩ quan muốn ngăn cản hành vi

tiếp theo tất yếu ai cũng hiểu sẽ xảy ra khi họ đặt súng lên vai là bắn để chờ

bọn họ đến gần hơn Vì từ no với ý nghĩa là không, khi phát ngôn lên nghe

như là ngăn cản nên trong các phát ngôn dễ bị xếp vào hành vi ngăn cản nhưng thực tế khi phân loại thì đây là hành vi trì hoãn có ý ngăn cản vì vế sau

của phát ngôn thường xuất hiện để giải thích cho việc phải nói no là gì

Nhưng nếu chúng ta quan sát các biểu đạt kết hợp giữa no và từ please,

thì sẽ thấy là mức độ trì hoãn đã có sự thay đổi, nghĩa là có chiều hướng làm

nhẹ đi mức độ của hành vi trì hoãn Trì hoãn nhưng có tính chất năn nỉ, vì vai giao tiếp của người nói thấp hơn, nên trong cuộc thoại người nói không có quyền đưa ra hành động trì hoãn, và thường để đưa ra được hành động trì hoãn phải kèm ngay sau đó là một hành vi thương lượng và quyền quyết định cho cuộc thương lượng thành công lại nằm về phía người nghe Hãy quan sát đoạn hội thoại dưới đây giữa hai người phụ nữ:

Rosa said “I’m going to call the police Now!”

“Oh no, please!” Dorothy Burns said “I’m very, very sorry but not the

police, please! Listen, I can help you I can drive you home and _”

“I’m not getting in that car with you!” Rosa said “You’re drunk”

“No!” Dorothy Burns said “Just one small whisky, that’s all.”

“Oh, yes? Tell that to the police.” Rosa stood up, holding her leg “What’s the number of your car?”

Trang 34

“No, please!” Dorothy Burns said “Not the police Listen, I want to help

you Take a taxi to the hospital I can give you the money for it Go to the accident _?”

Khi nhân vật Rosa có ý doạ: Tôi sẽ gọi cảnh sát Ngay bây giờ Thì Dorothy ngay lập tức nói: không, không, làm ơn đi Tôi rất, rất xin lỗi, nhưng đừng

gọi cảnh sát Vậy thực tế là Dorothy đã trì hoãn việc Rosa doạ sẽ gọi cảnh

sát, nhưng sự trì hoãn ở đây mang tính chất không chắc chắn, để cho sự trì hoãn của mình chắc hơn và được chấp nhận, người nói giải thích thêm rằng:

tôi rất xin lỗi Nhận mình có lỗi là một căn cứ để cho sự trì hoãn hành động

gọi cảnh sát thêm chắc chắn và cũng là chiến lược thể hiện sự thiện chí của mình Và sau đó sự thiện chí đó được cụ thể hoá ra bằng hành vi thương

lượng có ý đền bù như sau: Tôi có thể giúp cô Tôi có thể đưa cô về nhà và

Đằng sau dấu ba chấm là sự thăm dò xem điều kiện mình đưa ra trong quá trình thương lượng có được người nghe chấp nhận không Dấu ba chấm thể hiện ngữ điệu ngập ngừng, ngắt quãng có chủ đích của người nói

Ngoài ra, hành vi trì hoãn còn được nhận biết qua cụm từ: wait và các

từ chỉ khoảng thời gian mang tính ước lệ như: a minute, a moment, a bit hay

a second Khi phát ngôn ra các cụm từ nói trên là dấu hiệu nhận biết cho hành

vi trì hoãn xuất hiện:

Như ví dụ sau:

She felt this, and wanted to escape so as not to be remarked by the other women, who were enveloping themselves in costly furs Loisel held her back

“Wait a bit You will catch cold outside I will go and call a cab.”

But she did not listen to him, and rapidly descended the stairs When they were in the street they did not find a carriage; and they began to look for one, shouting after the cabmen whom they saw passing by at a distance

[The necklace, Guy de Maupassant]

Trang 35

Ở ví dụ này, khi cô ấy muốn rời khỏi…, Loisel đã giữ cô ấy lại: đợi

một lát Cô sẽ bị lạnh khi ra ngoài Tôi sẽ đi và gọi một cái xe Khi phát

ngôn đợi một lát, người nói đã trì hoãn hành động rời khỏi của Sp2, và thường

là đưa ra ngay lí do giải thích cho việc trì hoãn hành động của mình Vậy đến đây có thể đưa ra dấu hiệu nhận biết khi hành vi trì hoãn xuất hiện là: có một phát ngôn nhằm đề cập đến một hành vi nào đó, hay việc mô tả một sự việc gì sắp xảy ra, đòi hỏi phải có ngay một hành vi kế tiếp, và khoảng giữa hai hành

vi đấy xuất hiện hành vi trì hoãn, nhằm ngăn cản hành vi kế tiếp xảy ra, và dấu hiệu cho hành vi trì hoãn xuất hiện là các từ hay cụm từ chuyên dùng mang tính ngăn cản Và đây là hành vi trì hoãn cho nên thường xuất hiện bên cạnh nó các khoảng thời gian, nhằm thể hiện hay khẳng định việc đưa ra hành

vi trì hoãn nào cho chỉ mang tính tạm thời, và tính tạm thời đó được cụ thể hóa qua các khoảng thời gian Dù thực tế giao tiếp cho thấy sự tạm thời về khoảng thời gian bị trì hoãn chỉ mang tính ước lệ, nhưng chúng ta đều thấy xuất hiện đều đặn qua các ví dụ sau:

Laura sat straight up in bed ‘Did you see Santa Claus in Independence ?’ she shouted

“I sure did,” Mr Edwards said

“Where? When? What did he look like? Did he really give you something for us?” Mary and Laura cried

“ Wait, wait a minute!” Mr Edwards laughed

“I’ll put Santa’s presents in your stockings, girls,” said Ma, “like Santa usually does You mustn’t look”

They tried not to look at Ma as Mr Edwards answered all their questions When he saw the creek was so full, he said, he knew Santa Claus couldn’t get across it

[Little House on the Prairie, Laura Ingalls Wilder]

Trang 36

Khi Laura và Marry hỏi tới tấp về ông già Nô en, như khi nào, ở đâu, ông ấy

trông như thế nào, ông ấy đã gửi quà cho chúng cháu sao… thì Ông

Edwards đã trì hoãn hàng loạt hành động hỏi ấy bằng: đợi đã, đợi một phút

Khi nói thế có tác dụng trì hoãn ngay việc hỏi tới tập của hai chị em, và làm cho việc trì hoãn ấy có cái đích, làm cho người phát ngôn khi bị trì hoãn khỏi

sốt ruột thì thường xuất hiện cụm từ, wait a minute: đợi một lát thôi Không

biết việc trì hoãn ấy có phải xảy ra một lát như nói không, nhưng người nghe

sẽ dễ đồng ý hơn khi mặc định hiểu là việc trì hoãn này không phải quá dài, hay trì hoãn là cắt ngang hành vi của mình luôn Đây cũng là một trong những chiến lược giao tiếp được sử dụng đối với hành vi trì hoãn

Hay ở ví dụ sau:

“I don’t have prisoners in my shop,” the shopkeeper said angrily

“And I don’t want the police here.”

“Did Dinon come into the shop?” Felix asked

“Dinon,” the shopkeeper said slowly “What did he do?”

“Wait a minute Yes! Did he write a book about the old president?”

“He killed the President,” Adam said “He murdered him”

“Oh yes, ” the shopkeeper said: “I remember now It was a good book But the President’s murdered did not come into my shop this morning”

[The President’s Murdered, Jennifer Basett]

Khi viên cảnh sát Felix hỏi về Dinon, Dinon có vào của hàng không? Người bán hàng nói: anh ta làm gì? Sau đó để trì hoãn hành vi trả lời của viên cảnh

Trang 37

sát cho câu hỏi của mình, người bán hành nói: đợi một chút À, anh ta đã viết

một quyển sách về cố tổng thống à? Nói như thế, người bán hàng nhằm trì

hoãn hay có cả ý ngăn cản viên cảnh sát trả lời câu hỏi được nêu ra, sau đó lái câu chuyện sang ngay mạch khác, tỏ ra mình chưa hề nghe thấy tên Dinon, cũng là cách người bán hàng lấy thêm thông tin cho cái tên Dinon được nhắc đến

Ở ví dụ này:

He laughed, and then walked quickly to the bar and poured himself a drink

“I’d better get Bobby,” Diana said “Look how dark it’s getting.”

“Wait a minute, Diana Don’t you want to hear this? Bobby’s safe enough

He’s just outside his own house!”

“Well…all right But I really…”

“You heard Benjamin say I had thirteen percent of the voting stock, didn’t you, Peter?”

thấy trời sắp tối, thì chồng cô nói: đợi một chút, Diana Em không muốn

nghe nữa à? Anh ấy đã trì hoãn việc gọi con về của vợ, và được giải thích

cho việc đó là: Bobby an toàn mà Nó chỉ ở bên ngoài nhà nó thôi Chiến

lược giao tiếp xuất hiện trong trường hợp này là sự xoa dịu việc Sp2 sốt ruột muốn gọi con về Dừng việc gọi con về để nói chuyện thêm dù trời có tối cũng không sao vì con an toàn không đi đâu xa Đây chính là cơ sở để hành vi trì hoãn của Sp1 được chấp nhận và đồng ý Vậy chúng ta có thể đi đến kết luận là khi đưa ra hành vi trì hoãn, bao giờ người nói cũng chuẩn bị cho mình

Trang 38

đủ lí do để lập luận cho việc đưa ra hành vi trì hoãn là có căn cứ, nhằm thuyết phục cho hành vi trì hoãn của mình thì các lập luận đó phải đủ thuyết phục

3.2 Các kiểu kết cấu

3.2.1 Kết cấu câu nghi vấn Yes/No

Các từ ngữ chuyên dùng mà chúng tôi vừa mô tả và nhận xét ở phần trên là những thành tố cơ bản để cấu tạo nên các kiểu kết cấu câu biểu đạt hành vi trì hoãn Các kiểu kết cấu phổ biến của hành vi trì hoãn trong tiếng Anh bao gồm: Câu nghi vấn dạng Yes/No, dạng câu hỏi đuôi; Câu nghi vấn

có đại từ để hỏi; Câu khẳng định; Câu phủ định; Câu cảm thán và câu cầu khiến

Trước hết, chúng ta quan sát những ý nghĩa mà kết cấu câu nghi vấn Yes/No biểu đạt Kết cấu nghi vấn Yes/No là dạng kết cấu sử dụng dạng đảo của động từ đặc biệt như động từ be hay động từ have; hoặc sử dụng trợ động

từ trước chủ ngữ theo công thức như sau:

I had an important letter to post

“Can’t it wait until tomorrow, my pet?” my mother asked

My letter, of course, was to Agnes A letter to Agnes could not wait until tomorrow! I walked over to the dining room door

“A letter to a lady?” asked Mr Nixon, laughing

“Yes,” I replied

[News of the engagement, Mary Brown]

Trang 39

Ví dụ 2:

Morris watched her for a moment “Will you marry me tomorrow?” he asked, suddently

“Tomorrow?”

“Next week, then – any time in the next month.”

“Isn’t it better to wait?” said Cartherine

“To wait for what?”

She didn’t know for what, but she felt afraid “Until we have thought about it

a little more.”

[Washington Square, Henry James ]

Hành vi trì hoãn mà kết cấu này biểu đạt là một hành vi trì hoãn kết hợp thăm dò thái độ của người nói, mức độ trì hoãn không cao, không thể

hiện sự gấp rút hay với thái độ quyết liệt Chẳng hạn như trong hai ví dụ nêu trên: Trong ví dụ thứ nhất, bà mẹ nói với cậu con trai khi thấy cậu chuẩn bị ra

khỏi nhà để gửi thư cho bạn gái: “Ngày mai gửi không được sao, con yêu?”

bằng hành động hỏi cũng như một lời đề nghị nhằm biểu đạt hành vi trì hoãn

đi gửi thư của cậu con trai lại Còn ở ví dụ thứ hai, mang tính chất thăm dò

hơn là trì hoãn theo cách thông thường, vì khi Cartherine nói: không tốt để

chờ à? Dường như không quyết đoán chỉ là một câu hỏi mang tính thăm dò ý

muốn nói là liệu có chờ được không, hay là tôi muốn hoãn việc kết hôn này

lại đã Vì thế khi bị hỏi thêm là: để chờ cái gì? Thì Cartherine không biết vì cái gì nhưng cũng cảm thấy sợ và trả lời: chờ cho đến khi chúng ta đã nghĩ

về nó thêm một thời gian nữa Câu trả lời khá chung chung về khoảng thời

gian Đây cũng là dấu hiệu làm cho phát ngôn này thể hiện sự trì hoãn không dứt khoát, mang ý nghĩa thăm dò hơn là trì hoãn

Hay như ví dụ sau:

Trang 40

When we had reached the Stilton and celery, I intimated that I must walk down to the post – office, as I had to dispatch a letter

“Won’t it do tomorrow, my pet?” asked my mother

“It will not,” I said

[The Grim Smile of the Five Towns, Arnold Bennett] Ngoài kết cấu câu Yes/No phủ định nêu trên, câu nghi vấn Yes/No còn được thể hiện dưới dạng câu hỏi thông thường trong ví dụ sau:

“I know,” she said sadly “I’ve been so unhappy today, thinking about Gillian and seeing her in so much pain And Daddy – he doesn’t say much, but I think he’s going through hell And now you come and give me more problems.”

“I’m sorry, Penny Perhaps I should take the question back Forget about it for now.”

“No,” she said “You can’t unask a question.” She was silent for a while, and

at last she said, “I will marry you Malcolm – I’d marry you tomorrow, but that can’t be I don’t know when it will be We’ve got to get this business with

Gillian sorted out first Can you wait?”

“Of course,” I replied happily

[The Enemy, Desmond Bagley]

Khi cô gái nói: Em sẽ lấy anh, Malcolm, em vui mừng lấy anh vào ngày

mai, nhưng điều đó là không thể Em không biết khi nào thì việc này sẽ được Chúng ta giải quyết công việc với Gillia trước Anh có thể chờ không?

Bằng phát ngôn: Can you wait?”( Anh có thể chờ không?), cô gái đã thực

hiện hành vi trì hoãn việc cưới xin của mình với Malcolm lại Đây là một hành vi trì hoãn chắc chắn, khẳng định cao, chứ không phải chỉ là hành động thăm dò như đối với hai ví dụ trên Vậy cũng là kết cấu câu Yes/No nhưng ở

Ngày đăng: 19/12/2015, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w