Chiến lược tìm kiếm sự tán đồng

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng anh và tiếng việt luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 105 - 109)

CHƯƠNG 3: CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI TRÌ HOÃN

3.3. Các chiến lược giao tiếp – Phép lịch sự

3.3.4. Chiến lược tìm kiếm sự tán đồng

Người Việt cùng sử dụng biện pháp tìm kiếm sự tán đồng để thực hiện chiến lược giao tiếp. Những phát ngôn với kết cấu đề nghị thể hiện chiến lược giao tiếp này: Lời hờn yêu của một người làm chủ được hành vi của mình, những động thái vùng vằng có tính toán của cô ấy khiến cho những xúc cảm mãnh liệt của tôi trôi dần theo những dòng mồ chảy vã trên cơ thể.

- Sao anh toát mồ hôi thế này?

- Không biết! Thôi, chúng mình đừng có con vội, làm thế này anh thấy tội nghiệp cho em.

- Sao?!

Người tôi chảy nhão như vừa qua khỏi cơn sốt rét. Bàn tay cô ấy trượt xuống bụng tôi, dính nhơm nhớp mồ hôi, lành lạnh. Tôi ngửa mặt nhìn trăng.

[Giấc mơ về những chiếc lá khô, Nguyễn Quốc Hùng]

Hay như:

Vừa gò lưng, vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ cách thoát khỏi sự sụp đổ lòng tin trong con.

- Đông Xuân à, con thấy mồ hôi lưng mẹ còn nhiều không?

- Dạ, mồ hôi ướt áo mẹ đây nè.

- Hôm này mẹ mệt quá mà ba con thì ở xa. Để sáng mai chủ nhật mẹ mượn xe honđa của dì chở con đi cho nhanh, con chịu không?

Còn bây giờ mẹ đưa con đi chơi bến Nhà Rồng.

- Không. Con không đi bến Nhà Rồng.

- Thì mẹ đưa con đi câu lạc bộ…

- Không! Mẹ phải giữ lời hứa.

Tôi biết Đông Xuân sẽ bật khóc một khi nó nói giọng cộc lốc như vậy. Phía sau xe dùng dằn mạnh làm tôi lảo đảo suýt chạm vào một chiếc xe đạp cùng chiều.

[Giai điệu nhớ, Nguyễn Hộ]

Những ví dụ miêu tả trên đây, cho chúng ta thấy rằng người Việt thiên về chiến lược lịch sự dương tính. Đó là phép lịch sự nhằm thực hiện những hành vi tôn vinh thể diện, tức những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của đối tác. Phép lịch sự dương tính cũng nhằm gia tăng lợi ích thể diện cho người nói, là các người nói tìm cách gia tăng thể diện cho mình bằng cách có y nêu bật mục đích làm cho đối tác nhận biết rằng người đó có cùng mục đích giao tiếp hội thoại như mình, bằng cách sử dụng những từ ngữ thể hiện thân tình (như từ xưng hô thân mật …), bằng cách sử dụng những cấu trúc kiểu như: đề nghị, cảm thán… trong phát ngôn. Bằng cách sử xự như vậy, người nói nghĩ rằng sẽ tạo được sự liên thông trong giao tiếp với đối tác. Đây cũng là cách sử xự khá phổ biến trong thực tế giao tiếp. Ca dao tục ngữ có câu: Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Việc thực hiện linh hoạt ,sống động và phong phú các chiến lược giao tiếp của Người Việt cũng để thực hiện tiêu chí ấy của giao tiếp. Giao tiếp là một công cụ quan trọng của ngôn ngữ, nên yêu cầu và cái đích của các cuộc giao tiếp là chất lượng thông tin và chất lượng thẩm mỹ của câu nói, lời nói, cách dùng từ đặt câu làm sao cho đủ ý,

sâu sắc về ý nghĩa và bóng bảy trong cách diễn đạt từ ngữ. Làm sao nói ít hiểu nhiều, hiểu chính xác lời nói vừa làm sao hiểu đằng sau câu nói ấy có nghĩa gì. Đây là vấn đề cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa. Ngôn ngữ học và ngữ dụng học là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu tìm tòi và sáng tạo trong các nghiên cứu của mình góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, tiếp thu và gìn giữ sự phát triển của ngôn ngữ trong dòng chảy của thời gian, làm cho Tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp.

Tiểu kết

Những khảo sát, mô tả về biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng Việt trong chương ba này đã giúp cho chúng ta được tìm hiểu sâu hơn về tiếng Việt nói chung, về hành vi trì hoãn nói riêng. Chúng ta có thể tổng kết lại một số đặc trưng sau đây của Tiếng Việt

1. Ngoài động từ ngôn hành biểu đạt hành vi trì hoãn trong biểu thức ngôn hành tường minh, còn có rất nhiều từ ngữ và các kiểu kết cấu để biểu đạt hành vi này trong các tình huống giao tiếp xã hội phong phú của người Việt. Chúng ta cũng có thể nhóm các từ ngữ này theo ý nghĩa mà chúng biểu đạt như sau:

- Nhóm biểu đạt hành vi trì hoãn nhằm kéo dài thời gian:

Đợi một chút, khoan đã, hượm đã…

- Nhóm biểu đạt hành vi trì hoãn kết hợp ngăn cản Không, đừng,…

-Nhóm biểu đạt hành vi trì hoãn kết hợp đề nghị Cứ để, thư thả đã…

- Nhóm biểu đạt hành vi trì hoãn kết hợp từ chối Để hỏi đã, cho vài ngày, nay mai …

2. Về các kiểu kết cấu để biểu đạt: Tiếng Việt có nhiều dạng kết cấu bao gồm các loại câu: Kết cấu câu mệnh lệnh phủ định,kết cấu câu đề nghị bằng từ cứ,

kết cấu câu từ chối, kết cấu câu van xin. Mỗi kiểu kết cấu được cấu tạo bởi các từ ngữ nêu trên sẽ biểu đạt những kiểu trì hoãn khác nhau.

3. Trong Tiếng Việt không có một đại từ xưng hô trung tính như của tiếng Anh. Hệ thống từ xưng hô của Tiếng Việt khá phong phú, thể hiện rõ mối liên hệ liên nhân, vai giao tiếp đồng thời còn có ý nghĩa biểu cảm. Với từng mối quan hệ sẽ có lớp từ xưng hô tương ứng. Ở đó, các từ xưng hô chứa đựng vị thế xã hội, sắc thái biểu cảm của người sử dụng. Cho nên, người nói và người nghe trong quá trình giao tiếp phải xác định mình thuộc về mối quan hệ nào để xưng hô đúng. Tùy vào quan hệ, hoàn cảnh giao tiếp mà người Việt lựa chọn xưng hô hợp lý nhất. Xưng hô và lịch sự có mối quan hệ chặt chẽ và hai chiều. Có xưng hô đúng, thích hợp mới biểu hiện tính lịch sự và lịch sự bộc lộ ngay trong cách sử dụng từ xưng hô.

4. Người Việt thiên về chiến lược lịch sự dương tính với các kiểu sử dụng từ xưng hô, chiến lược bày tỏ sự tán dương, chú ý đến người giao tiếp, chiến lược tìm kiếm sự tán đồng…Đó là những kiểu chiến lược chú ý đến mục đích chung, đến tình thân hữu, nhấn mạnh sự gần gũi giữa người nói và người nghe

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng anh và tiếng việt luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)