Kết cấu câu từ chối

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng anh và tiếng việt luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 84 - 90)

CHƯƠNG 3: CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI TRÌ HOÃN

3.2.3. Kết cấu câu từ chối

Trong các phát ngôn khảo sát để tìm hiểu kết cấu câu từ chối biểu đạt hành vi trì hoãn mà chúng tôi sắp đề cập đến, xét về mặt kết cấu nó là dạng các câu từ chối, nhưng xét về mặt ngữ dụng học thì các câu từ chối này dùng để diễn đạt ý nghĩa trì hoãn. Thế nên có thể khẳng định rằng hành vi trì hoãn đơn thuần không xuất hiện dưới các dạng kết cấu cụ thể có thể gọi tên nó ra, mà nó xuất hiện trong các hành vi ngôn ngữ khác, trong mỗi hành vi ngôn ngữ xét đến các góc độ nghiên cứu mà phân loại được nó thuộc hành vi ngôn ngữ nào. Đây cũng chính là vai trò và mục đích nghiên cứu của ngữ dụng học. Khi phát ngôn câu từ chối, người nói thường đưa ra lí do để từ chối, theo các hiểu thông thường đã từ chối là không thực hiện hành động đó nữa, nhưng qua các ví dụ sau chúng ta thấy, nhân vật người vợ từ chối việc đi gặp khách của người chồng không phải là để không làm nữa mà là trì hoãn việc thực hiện hành động đó lại mà thôi.

Ví dụ như: Trong tác phẩm Xuất giá tòng phu của Nguyễn Công Hoan Mừng rỡ, ngài đặt cái gói lên bàn, lại gần ngồi cạnh vợ, lật chăn ra, tỏ ý ngạc nhiên:

- Kìa, tôi tưởng mợ sắm sửa xong rồi. Dậy đi, mau!

Bà mở mắt lim dim, kéo chăn đắp lại, uể oải nói:

- Tôi nhức đầu quá, mà còn cơm cúng ở nhà cũng chưa sắp sửa được gì cả.

- Không cần. Dậy mặc quần áo, kẻo không kịp.

Nói đoạn, ngài lật cả tấm chăn ra. Bà vợ thì cố co lại:

- Thôi, tôi nhức đầu như búa bổ, và chóng mặt lắm.

Ngài cười khanh khách, kéo vợ ngồi dậy…

Bà ôm đầu:

- Ở nhà công việc còn bề bề ra, cậu không biết à? Cơm cúng đã làm được tí nào đâu.

Ngài dỗ dành:

Không cần! Chả cúng bây giờ thì tám giờ, chín giờ, mười giờ đêm, lúc nào mợ về hãy hay. Mà chẳng có thì tôi cứ trầu nước mời các cụ về cũng được, chứ đã làm sao? Mai năm mới, hãy cỗ bàn bày vẽ.

… Thế là chiếc gậy hăng hái, cứ từ trên cao giáng xuống. Bà rú lên, rồi giơ tay ra đỡ…Đó là một cảnh dữ đội. Biết là sự làm già bao giờ cũng hay hơn, ngài lắc đầu, co giật phắt vợ xuống. bà ngã ngồi trên hai chiếc guốc lúc ấy ngổn ngang.

- Phải đi ngay! Tao không hoãn một phút! Đồ thân lừa chỉ ưa nặng.

Bà nhăn nhó, khóc:

- Để đến mai, mồng một Tết, tôi đi vậy, bây giờ tôi phải làm cơm cúng.

- Đã bảo không cần mà. Người ta đi trước Tết chứ ai để đến tết rồi mới đi! Đứng ngay đậy!

[Xuất giá tòng phu,Nguyễn Công Hoan]

Người vợ cứ từ chối mãi việc đi tiếp khách của chồng đến nỗi ông chồng đã phải quát lên: Tao không hoãn một phút. Trong phát ngôn này, hành vi từ chối mang tính trì hoãn của người vợ đã được ông chồng gọi tên cụ thể ra là “hoãn”. Thực tế khảo sát cho thấy rất hiếm hành vi trì hoãn được gọi tên ra và diễn đạt bằng động từ ngữ vi “hoãn ” như trong phát ngôn này. Xét về mặt ngữ dụng của hành vi thì hành vi này được sử dụng là không mong đợi nhưng vì phép lịch sự người nghe không gọi tên cụ thể nó ra vì Sp1 thường đưa ra các đề nghị, thương lượng, nhằm xoa dịu người nghe và làm cho người nghe chấp nhận dù miễn cưỡng hành vi trì hoãn của mình. Chỉ khi nào trong phát ngôn người nghe bực mình hay việc trì hoãn thực hiện hành nào đó của người nói là không được người nghe chấp nhận thì hành vi này mới bị gọi tên ra. Còn về tâm lí giao tiếp khi hành vi trì hoãn được gọi đúng tên của nó ra thì cuộc thoại bị gián đoạn và các cá nhân giao tiếp không còn thể hiện sự tôn trọng thể diện nhau trong cuộc giao tiếp đó nữa.

Thêm một ví dụ:

Cơm dọn ra mà không ai ăn nổi. Hôm nay ba mẹ từ nhà dì về, mặt mày hớt hải. Vừa bước vào nhà ba đã hỏi chị Nhân về chưa. Tôi lắc đầu: "Chị Nhân chiều nay đi ăn cơm với bạn bè". Ông nghiến răng: "Với thằng Hiền phải không?". Tôi hốt hoảng: "Con không biết". "Thế mà tao biết. Hai đứa chúng nó đi trước mắt tao tình tứ lắm". Mẹ rụt rè: "Thì khoan đã. Ông cứ nhặng xị cả lên con nó sợ". Ba vò đầu bứt tóc: "Lửa cháy đến nơi mà còn bảo khoan.

Làm sao tôi khoan được".

[Nhà trọ, Nguyễn Thị Châu Giang]

Người mẹ đưa ra đề nghị mang tính thương lượng, biết mình ở thế yếu khi thương lượng với chồng nên bà mới “rụt rè: Thì khoan đã”. Thế nhưng ông chồng không đồng ý đã phải quát lên: “Lửa cháy đến nơi mà còn bảo khoan. Làm sao tôi khoan được”. Trong phát ngôn này lại xuất hiện yếu tố chúng tôi muốn đề cập đến nằm trong hai từ : bảo khoan, khi phát ngôn như thế có nghĩa là việc khoan đã hay cái đích của hành vi trì hoãn là người nghe, và người nói khi phát ngôn thì hãy khoan đã là đã thực hiện hành vi trì hoãn rồi, theo như lí thuyết của Autin, thế nhưng đằng trước động từ ngữ vi khoan còn xuất hiện thêm động từ bảo, trong các phát ngôn như tôi ngờ rằng, hay tôi đề nghị thì từ bảo không thể đứng trước được. Thế nhưng xét về ý nghĩa ngữ dụng thì từ bảo mang ý là hành vi trì hoãn không phải là hành vi mong đợi và dễ được chấp nhận, bảo khoan không còn có ý nghĩa như một hành vi đề nghị nữa mà mang tính ra lệnh với yêu cầu và mong muốn từ phía người nói muốn người nghe phải thực hiện nữa. Đây cũng là nét khác biệt của hành vi trì hoãn cũng có thể được dùng khi xem xét để phân loại hành vi trì hoãn. So sánh với hành vi đề nghị nếu xét phát ngôn ở hai dạng bị động và chủ động thì câu đề nghị chỉ xuất hiện dưới dạng câu chủ động đó là: Tôi đề nghị vì nếu phát ngôn tôi được đề nghị thì đây không còn là phát ngôn nữa, mà là câu trần thuật miêu tả, thế nhưng hành vi trì hoãn có thể xuất hiện dưới hai dạng, khi phát ngôn còn bảo khoan là phát ngôn có tính chất bị động, người nói tiếp nhận hành vi trì hoãn của người nghe, còn khi phát ngôn tôi khoan được là dạng chủ động, người nói không thực hiện hành vi trì hoãn được.

Ngoài ra, chúng tôi làm một phép so sánh điều kiện để đưa ra hành vi từ chối không thực hiện hành động nào đó và từ chối để trì hoãn việc thực hiện hành động nào đó, chúng tôi thấy nẩy sinh một vấn đề, đó là khi người phát ngôn đưa ra hành vi ngôn ngữ từ chối không thực hiện hành động, người

nói có tư thế giao tiếp hay nói cách khác vai giao tiếp của người đó cao hơn, trong chiến lược giao tiếp mà xét thì khi đua ra hành vi từ chối thể hiện chiến lược giao tiếp âm tính thế nhưng vai giao tiếp vị trí xã hội hay vai trò của người nói trong phát ngôn này cao hơn. Còn khi đua ra hành vi từ chối để trì hoãn việc thực hiện hành vi nào đó, người nói không bộc lộ rõ hay không thể bộc lộ sự không đồng ý dẫn đến phải từ chối của mình vì thực tế trong khi giao tiếp người nói đứng ở vị trí thấp hơn, như khi người vợ không muốn đi, biết việc chồng mình bắt mình làm là không hay nhưng vì sợ chồng mà không dám từ chối mà chỉ dám đưa ra lí do để trì hoãn mà thôi. Đến đây lại có thể khẳng định được đặc điểm của hành vi ngôn ngữ trì hoãn là hành vi không được mong đợi, khi sử dụng hành vi này xét trong chiến lược giao tiếp là hành vi nhằm làm dịu hóa không khí giao tiếp, xét trên phương diện hay phương thức ưu chuộng thì hành vi này không phải là phương thức được ưu chuộng, người phát ngôn hành vi trì hoãn chỉ mang tính chất đối phó tình huống chứ không mang ý nghĩa tích cực là giải quyết tình huống, và hành vi trì hoãn thường không xuất hiện trong phát ngôn một mình, nó thường đi cùng với các hành vi ngôn ngữ khác nhằm bổ sung ý nghĩa và làm cho phát ngôn có hiệu lực giao tiếp.

Xét ví dụ sau đây:

(Một cô bé có lệ hễ được 10 điểm là mẹ cho ăn kem) - Con 1: Mẹ ơi, hôm nay con được điểm mười toán.

- Mẹ: Nhưng trời lạnh thế này!

- Con 2: , mẹ phải giữ đúng lời hứa chứ!

Ở ví dụ này, khi con 1 là hành vi ở lời trực tiếp nhằm mục đích là thông báo nhưng gián tiếp là đòi mẹ mua kem cho mình. Lời đáp của mẹ trực tiếp là đánh giá nhưng gián tiếp là hành vi ở lời từ chối lời đòi hỏi của con hoặc giả là “hoãn” việc thực hiện điều mình đã cam kết với con.

Vậy hành vi ở lời gián tiếp được Austin nhắc qua và được Searle nghiên cứu kĩ. Thuật ngữ hành vi ngôn ngữ gián tiếp là do Searle đặt ra. Với các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, chúng ta đi vào thế giới “nếu không phải là của những phù phép thì cũng là đầy cạm bẫy: Dưới đám cỏ trườn những con rắn của những châm biếm, bóng gió, ngụ ý, của biểu tượng hai mặt. Phép lịch sự tuyệt hảo với sự giễu cợt bắt tay nhau”.

Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phương thức tạo tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói. Tuy nhiên, không phải tu tiện muốn dùng hành vi ở lời trực tiếp nào để tạo ra hành vi ở lời gián tiếp nào cũng được. Quy tắc sử dụng gián tiếp các hành vi ở lời hoặc vấn đề một hành vi ở lời có thể được dùng để tạo ra những hành vi gián tiếp nào là vấn đề chưa được giải quyết đến nơi đến chốn.

Cũng như các phương diện khác của lí thuyết hành vi ngôn ngữ, vấn đề hành vi ngôn ngữ gián tiếp đang còn là địa hạt tranh luận của nhiều quan điểm. Có điều chắc chắn nó đưa ta vào sự sống động, phong phú, đa dạng của hoạt động ngôn ngữ trong đời sống bình thường, nó giúp chúng ta ý thức được và lí giải từng bước cái sự thật sau đây: trong giao tiếp thường nhật, chúng ta truyền báo được nhiều hơn điều mình nói ra.

Hành vi trì hoãn có mối liên hệ với hành vi từ chối, thực tế là trì hoãn cũng mang ý nghĩa từ chối. Ví dụ như:

...

Vừa gò lưng, vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ cách thoát khỏi sự sụp đổ lòng tin trong con.

- Đông Xuân à, con thấy mồ hôi lưng mẹ còn nhiều không?

- Dạ, mồ hôi ướt áo mẹ đây nè.

- Hôm này mẹ mệt quá mà ba con thì ở xa. Để sáng mai chủ nhật mẹ mượn xe honđa của dì chở con đi cho nhanh, con chịu không? Còn bây giờ mẹ đưa con đi chơi bến Nhà Rồng.

- Không. Con không đi bến Nhà Rồng.

- Thì mẹ đưa con đi câu lạc bộ…

- Không! Mẹ phải giữ lời hứa.

Tôi biết Đông Xuân sẽ bật khóc một khi nó nói giọng cộc lốc như vậy. Phía sau xe dùng dằn mạnh làm tôi lảo đảo suýt chạm vào một chiếc xe đạp cùng chiều.

[Giai điệu nhớ, Nguyễn Hộ]

Một phần của tài liệu Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi trì hoãn trong tiếng anh và tiếng việt luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)