Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại vềcông nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hoá,
Trang 1Tôi xin cam đoan luận văn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” là do Tôi nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và xây dựng Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm toàn bộ về tính trung thực, hợp pháp của vấn đề nghiên cứu.
Người thực hiện
Nguyễn Việt Hùng
Trang 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 5
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ 5
1.1.1 Quan niệm về cơ cấu kinh tế 5
1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế 7
1.1.3 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế 11
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 13
1.2.1 Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 13
1.2.2 Khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 15
1.2.3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 18
1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 20
1.2.5 Sự cần thiết đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 30
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 36
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương 36
1.3.2 Những bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà huyện Yên Mô có thể tham khảo 44
CHƯƠNG 2: TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH 46
2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH .46
2.1.1 Giới thiệu khái quát về huyện Yên Mô 46
2.1.2 Dân số, đặc điểm dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề về kinh tế - xã hội huyện Yên Mô 49
2.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH 52
2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ba ngành lớn (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) 52
2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp 54
Trang 32.3 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ CỦA HUYỆN YÊN MÔ 68
2.3.1 Những thành tựu 682.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 70
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ YÊN
MÔ, TỈNH NINH BÌNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 74
3.1 NHŨNG CĂN CỨ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN
YÊN MÔ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 74
3.1.1 Căn cứ vào xu thế toàn cầu hóa, khu vực hoá và hội nhập quốc tê 743.1.2 Căn cứ vào thực trạng kinh tế xã hội và yêu cầu khách quan của quá trình
phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay 753.1.3 Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình đến
năm 2020 753.1.4 Căn cứ vào thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Yên
Mô hiện nay 76
3.2 ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN
YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 77
3.2.1 Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Yên Mô
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 773.2.2 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện địa hóa ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình 80
3.3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
HUYỆN YÊN MÔ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
893.3.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội để thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 893.3.2 Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa 933.3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 963.3.4 Mở rộng thị trường tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 973.3.5 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất, kinh doanh 99
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU 104
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Dân số và cơ cấu dân số 49
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động 50
Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế 53
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất 53
Bảng 2.5: Gía trị sản xuất của ngành nông nghiệp trên địa bàn 55
Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Mô 56
Bảng 2.7: Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt huyện Yên Mô 58
Bảng 2.8: Phát triển chăn nuôi qua các năm 61
Bảng 2.9: Thực trạng phát triển thủy sản của huyện 61
Bảng 2.10: Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trên 1 ha 62
Bảng 2.11: Số cơ sở sản xuất TTCN chính, lao động công nghiệp 63
Bảng 2.12: GTSX công nghiệp – TTCN huyện Yên Mô 64
Bảng 2.13: Cơ cấu và giá trị tăng trưởng của ngành dịch vụ 65
Bảng 2.14: Dịch vụ vận tải trên địa bàn huyện Yên Mô 67
Bảng 3.1: Định hướng phát triển chăn nuôi 83
Bảng 3.2 Dự kiến kế hoạch phát triển thủy sản 84
Bảng 3.3: Dự kiến phát triển CN-TTCN đến năm 2020 85
Bảng 3.4: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 91
Bảng 3.5: Hình thành các thị trấn đến năm 2020 92
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sau hơn 20 năm, kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng12-1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là đổi mới tư duy
về kinh tế Nhờ có những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tếcủa đất nước không ngừng được phát triển, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt,tuy nhiên so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì đời sống người dân,nhất là nông dân của nước ta còn thấp Trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp vẫnchiếm tỷ trọng cao Trong nông nghiệp sản xuất chủ yếu vẫn tập trung vào trồngtrọt, chăn nuôi chưa phát triển, ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển còn chưavững chắc, quy mô nhỏ bé Như vậy, để nhanh chóng phát triển kinh tế đòi hỏi cầnphải có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý Đây là một vấn đề quan trọng
và có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay ở nước ta
Yên Mô nằm ở phía Đông nam tỉnh Ninh Bình, với diện tích tự nhiên144,4.km2, dân số 120.160.000 người, là một huyện thuần nông, với trên 90% dân
số và lực lượng lao động nằm ở nông thôn và tham gia sản xuất nông nghiệp toànhuyện còn chiếm tỷ lệ cao Trong những năm qua huyện Yên Mô đã chú trọng tớiphát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn, theo hướng sản xuất hànghóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nhưng
đã gặp phải một số khó khăn Mặc dù cơ cấu ngành kinh tế nông thôn trong mấynăm qua đã có chuyển biến tiến bộ, song còn chậm, đời sống người nông dân vẫn ởmức thấp Các tiềm năng kinh tế của khu vực nông thôn, đặc biệt là tiềm năng vềlao động, đất đai, vốn trong nông thôn chưa được khai thác đầy đủ Bởi vậy, việcchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế huyện Yên Mô theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nhằm khai thác tối đa các tiềm năng kinh tế ở khu vực nông thôn là điềukiện quyết định sự phát triển nông thôn ở Yên Mô và là một đòi hỏi cấp thiết củathực tiễn
Trang 6Thực trạng xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Yên Môcần có những giải pháp đồng bộ, là những vấn đề đặt ra cần phải được giải quyết và
là nội dung cơ bản trong việc xóa đói giảm nghèo, sẽ góp phần mang lại ý nghĩathực tế trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các định hướng phát triển kinh tế xãhội trong thời gian tới trên địa bàn huyện Yên Mô
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề rộng, được nhiều người quan tâm nghiêncứu, tiếp cận ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, địa bàn nghiên cứu khác nhau.Với chuyên ngành kinh tế chính trị đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu như: Đềtài luận văn thạc sỹ “ Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003 – 2010” củatác giả Nguyễn Văn Luận thực hiện năm 2003; Đề tài luận văn thạc sỹ “ Chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn các huyện đồng bằng trong quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa (lấy ví dụ ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) củaTác giả Nguyễn Trọng Thừa, thực hiện năm 2006; Đề tài luận văn thạc sỹ: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnhHải Dương” của tác giả Nguyễn Văn Quế, thực hiện năm 2006…Tuy nhiên về vấn
đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyệnYên Mô chưa có đề tài nào đã nghiên cứu và công bố Như vậy xét về phạm vi lýluận, phạm vi không gian, thời gian, đề tài mà tác giả lựa chọn là không trùng lắpvới các đề tài đã được nghiên cứu và công bố
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, Trên cơ sở những kiến thức đã được học
tập nghiên cứu và những lý do đã nêu trên, Tôi đã chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm luận văn thạc sỹ.
3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đánh giá thựctrạng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Yên Mô giai đoạn 2000 - 2009,
Trang 7từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế huyện Yên Mô theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Nhiệm vụ cụ thểcủa luận văn là:
- Về lý luận: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu về cơ cấukinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Về thực tiễn:
+ Khảo sát kinh nghiệm một số địa phương trong nước về chuyển dịch cơ cấungành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từ đó tổng kết thành bàihọc kinh nghiệm làm cơ sở nghiên cứu để áp dụng cho huyện Yên Mô
+ Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Mô giai đoạn
2000 đến 2009
- Đề xuất những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyệnYên Mô
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử làm cơ sở nền tảng; kết hợp giữa phương pháp logic và lịch sử, phương phápthống kê, phân tích và tổng hợp, sử dụng các thông tin, số liệu thống kê của huyện
và tự tiến hành điều tra để tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh nhằm rút ra nhữngkết luận và đề xuất cần thiết; đồng thời luận văn cũng sử dụng phương pháp dựđoán và dự báo, phương pháp chuyên gia để nghiên cứu
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấungành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về lý luận: Chỉ dừng lại ở chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Không đi sâu vào việc nghiên cứu cơ cấu các thànhphần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế
Trang 8+ Về thực tiễn: Lấy tình hình số liệu từ năm 2000 đến 2009 trên địa bàn huyệnYên Mô, tỉnh Ninh Bình để nghiên cứu.
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyệnYên Mô Tổng kết những thành tựu, hạn chế và chỉ ra được những nguyên nhân củanhững hạn chế đó
- Đề xuất những định hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Yên Mô theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa
Việc nghiên cứu khả thi của luận văn sẽ góp phần mang lại ý nghĩa thực tếtrong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các định hướng phát triển kinh tế xã hộitrong thời gian tới trên địa bàn huyện Yên Mô
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CHƯƠNG 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CHƯƠNG 3: Định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.1 Quan niệm về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu được dùng để chỉ về cách tổ chức cấu tạo, sự điều chỉnh các yếu tố tạonên một hình thể, một vật, một bộ phận Sau này khái niệm cơ cấu được dùng rộng rãitrong nhiều ngành khoa học, trong đó có các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân.Theo quan điểm triết học duy vật biện chứng, cơ cấu hay kết cấu dùng đểchỉ “cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất củacác mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó Trong khi chi rõmối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là mộtthuộc tính của sự vật, hiện tượng, và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vậthiện tượng Như vậy, có thể thấy có rất nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấucủa các khách thể và các hệ thống
Cũng theo quan điểm duy vật biện chứng và lí thuyết hệ thống cơ cấu kinh tế
là một hệ thống tổng thể được hợp thành bởi nhiều yếu tố của nền kinh tế quốc dân.Các yếu tố tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau cả về mặt sốlượng và chất lượng trong những không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế
xã hội cụ thể Theo quan điểm đó cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánhmối quan hệ giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành nền kinh tế; cũng vì thế mà cơ cấukinh tế phản ánh tương đối đầy đủ chất lượng, quy mô, trình độ CNH của các nềnkinh tế
Theo C.Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phùhợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất Mác đồngthời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả hai khía cạnh là chất lượng
Trang 10và số lượng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất và tỉ lệ về số lượng của những quátrình sản xuất xã hội Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộphận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tươngđối ổn định hợp thành.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành,lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành
Theo Giáo sư, tiến sỹ Đỗ Hoài Nam: “Cơ cấu ngành của nền kinh tế là tổ hợp cácngành họp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các ngành đó của nềnkinh tế quốc dân”
Như vậy, có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là hình thức cấu tạo bên trong của nền kinh tế quốc dân, đó là tổng thể các quan hệ chủ yếu về
số lượng và chất lượng tương đối của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định
Xét về mặt chất thì cơ cấu kinh tế là mối quan hệ gắn bó giữa các yếu tố kinh
tế trong một chỉnh thể thống nhất Về mặt lượng, đó là quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tốcấu thành nền kinh tế.Cơ cấu kinh tế có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy nềnkinh tế phát triển đa dạng, năng động, phát huy tiềm năng lợi thế của vùng, quốc gia
về nguồn nhân lực, vật lực, trí lực…
Thuật ngữ “cơ cấu kinh tế” vận dụng không chỉ ở góc độ của toàn bộ nền kinh
tế quốc dân mà còn vận dụng ở phạm vi một địa phương, một ngành, một lĩnh vựcnào đó của nền kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do sự phát triển của lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội Do sự phân công lao động xã hội, cácngành trên hình thành và phát triển tương đối độc lập với nhau, nhưng lại gắn bómật thiết với nhau Trong từng ngành nhánh ngành khác nhau Việc hình thành mỗiquan hệ và tỷ lệ giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Nền kinh tế quốc dân dưới giác độ cấu trúc là sự đan xen của nhiều loại cơ cấukhác nhau, có mối quan hệ chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế
Trang 11Cơ cấu kinh tế không chỉ giới hạn về các mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành mà
nó còn bao gồm cả mối quan hệ tỷ lệ giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế vàmối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố đó
Cơ cấu kinh tế không có tính chất cố định mà luôn luôn vận động, thay đổi đểphù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, nhằm mục tiêutăng trưởng kinh tế nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
Chỉ có cơ cấu hợp lý mới cho phép khai thác và phát huy tối nhất các nguồnlực bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế nhằm đẩy nhanh quá trình tái sảnxuất mở rộng nền kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu vật chấtcũng như tinh thần Cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu kinh tế phù hợp với cácquy luật khách quan, phản ánh được khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực kinh tếtrong nước, đáp ứng được nhu cầu cần hội nhập với quốc tế và khu vực nhằm tạo ra
sự cân đối, phát triển bền vững và phải phù hợp với xu thế kinh tế - chính trị trongkhu vực và trên thế giới Sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậmphải dựa vào sự biến động của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội để cơ cấu kinh tế đóluôn là cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng thời kỳ, của từng địa phương cụ thể
1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế
Xét dưới giác độ khác nhau, thì cơ cấu kinh tế được phân thành các dạng sau:
- Cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu vùng lãnh thổ
- Cơ cấu thành phần kinh tế xã hội
* Cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu ngành kinh tế phản ảnh mối quan hệ giữa các ngành kinh tế chủ yếu
Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triểnlực lượng sản xuất của nền kinh tế Trong hệ thống cơ cấu kinh tế thì cơ cấu cácngành kinh tế vẫn là quan trọng nhất, nó được coi là bộ khung của nền kinh tế Một
cơ cấu ngành hợp lý sẽ là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển
Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hoá và dịch
vụ Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu kinh tế còn nghèo nàn , hoạt động kinh tế
Trang 12còn manh mún, lạc hậu ngành kinh tế khi đó chủ yếu là Nông nghiệp và thươngmại Từ những năm 1980 đến ngày nay các ngành kinh tế mới phát triển đa dạng.
Sự phân loại các ngành cũng theo đặc điểm của từng quốc gia Tuỳ theo đặc điểmcủa mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ khác nhau, cũng như tuỳ cách tiếp cận khácnhau mà có cách phân loại ngành kinh tế khác nhau Ở Việt Nam hiện nay trong cácchương trình nghiên cứu về mặt lý luận cũng như định hướng về mặt hoạt độngthực tiễn các ngành kinh tế được hợp thành ba lĩnh vực chủ yếu: Ngành nôngnghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Như vậy: Cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể các mối quan hệ tác động giữa các ngành chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân Trong các nội dung cơ bản của cơ cấu
kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế phản ánh tương đối toàn diện trình độ phát triển củalực lượng sản xuất trong nền kinh tế Ở đây cơ cấu ngành kinh tế thể hiện dưới hìnhthức các ngành lớn: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
* Cơ cấu vùng lãnh thổ:
Là loại cơ cấu phản ánh những mỗi quan hệ kinh tế giữa các vùng, lãnh thổcủa một quốc gia Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công theolãnh thổ, đó là 2 mặt của quá trình gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy quá trình tiếnhoá của nhân loại Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trênvũng lãnh thổ nhất định, như vậy cơ cấu các vùng lãnh thổ chính là việc bố trí cácngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế, tiềmnăng sẵn có ở đây
Nghiên cứu cơ cấu này nhằm phân tích, đánh giá những tiềm năng và thếmạnh của từng vùng để hình thành phương án phân bổ lực lượng sản xuất nhằmphát huy hiệu quả tối đa sức mạnh kinh tế của từng vùng cũng như cả nước Ngoàinhững vấn đề về kinh tế, nghiên cứu cơ cấu vùng kinh tế cũng nhằm đẩy mạnh sựphát triển xã hội ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, qua đó làmđộng lực cho cả nền kinh tế nhất là các vùng có điều kiện khó khăn, lạc hậu trongmối tương quan với các vùng khác để nâng cao mức độ đồng đều về phát triển KT– XH của cả nước
Trang 13Xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên môn hoá
và tập trung hoá sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn,tập trung có hiệu quả cao, mở rộng mối quan hệ với các vùng chuyên môn hoá khác,gắn với cơ cấu kinh tế của từng khu vực với cả nước Trong từng vùng lãnh thổ cầncoi trọng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp và đa dạng Theo kinhnghiệm lịch sử để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý, trước hết cần hướng vàocác khu vực có lợi thế so sánh, đó là những khu vực có điều kiện đất đai, khí hậutốt, có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, là nhiều vùng gần với các trục đường giaothông, huyết mạch, cửa sông, cửa biển gần các thành phố và khu công nghiệp lớn,sôi động có điều kiện phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng bên trong
và bên ngoài, có khả năng tiếp cận và hoà nhập nhanh chóng vào các thị trườnghàng hoá và dịch vụ Tuy nhiên, so với cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ có tínhtrì trệ hơn, có sức ì hơn
Trên phạm vi cả nước, cũng như từng địa phương trong quá trình sản xuấthàng hoá đã từng bước hình thành các vùng và tiểu vùng sản xuất chuyên môn hoá,sản xuất ra những nông sản hàng hoá ngày một lớn với chất lượng cao, đáp ứng nhucầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Cơ cấu kinh tế nông thôn của mỗi vùngthường có những đặc trưng rất khác nhau phụ thuộc vào 2 nhóm nhân tố
- Thứ nhất: Yêu cầu của thị trường tác động đến cơ cấu của vùng
- Thứ hai: Khả năng, điều kiện riêng của từng vùng, nhằm tìm kiếm những lợithế trong sản xuất kinh doanh để thoả mãn, đáp ứng nhu cầu của thị trường Đươngnhiên, việc xác định cơ cấu kinh tế vũng lãnh thổ không hoàn toàn thụ động chỉ biết
lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện đặc thù mà dẫn đến sự khiếm khuyếttrong việc xây dựng cơ cấu kinh tế, mà phải kết hợp lợi dụng tổng thể các yếu tố đểkhắc phục những mặt hạn chế, lấy mục tiêu hiệu quả tổng hợp làm định hướng cho
cơ cấu kinh tế mới
* Cơ cấu thành phần kinh tế:
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội dung quan trọng của qúa trình chuyển dịch cơcấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng ở nước ta Trong một
Trang 14thời gian tương đối dài, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên Xô,hướng vào nền kinh tế thuần nhất với 2 loại hình kinh tế: Kinh tế quốc doanh vàkinh tế tập thể Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định việc chuyển nền kinh tếnước ta từ nền kinh tế chỉ huy bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước và coi trọng phát triển nhiều thành phần kinh tế Thực ra các thành phầnkinh tế được hiểu như thế nào cũng đang là vấn đề được tiếp tục làm rõ thêm, vì vấn
đề sở hữu cho đến nay chưa đủ lý giải toàn bộ bức tranh phức tạp của nền kinh tế.Điều đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong đónổi lên các xu thế sau: Đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh
tế hộ tự chủ là đơn vị sản xuất kinh doanh, lực lượng chủ yếu, trực tiếp tạo ra cácsản phẩm nông, lâm, thuỷ sản cho nền kinh tế quốc dân Trong quá trình đó diễn ra
xu thế chuyển dịch kinh tế hộ tự cung cấp sang sản xuất hàng hoá, từng bước giảm
tỷ lệ hộ thuần nông, tăng tỷ lệ số hộ kiêm và chuyên làm nghề thủ công dịch vụ Để
có sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn, nông nghiệp nước ta không dừng lại ở kinh
tế hộ sản xuất hàng hoá nhỏ mà phải tiến lên xây dựng kinh tế nông trại với quy môliên hộ, đặc trưng của kinh tế nông trại là sản xuất hàng hoá lớn Tỷ trọng khu vựcquốc doanh trong nông nghiệp nông thôn có xu thế giảm
Cần rà soát lại, sắp xếp và củng cố để các đơn vị kinh tế nhà nước trong nôngnghiệp phát triển có hiệu quả Những đơn vị yếu kém cần phải có giải pháp tích cựchoặc có thể chuyển sang hình thức sở hữu khác phù hợp Đối với khu vực kinh tếhợp tác, cần thiết đổi mới cơ bản các hợp tác xã kiểu cũ chuyển từ chức năng điềuhành sản xuất sang hoạt động dịch vụ Trên cơ sở nguồn vốn và quỹ hiện có Banquản lý hợp tác xã điều hành hoạt động nay có hiệu quả, coi đó là thước đo của việcđổi mới và hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ Đồng thời khuyến khích mở rộng vàphát triển các hình thức hợp tác xã kiểu mới, đó là các hợp tác xã có hình thức vàtính chất đa dạng, quy mô và trình độ khác nhau, hợp tác xã và hộ nông dân cùngtồn tại và phát triển trên cơ sở tự nguyện của các hộ thành viên và đảm bảo lợi íchthiết thực
Trang 15Tóm lại, cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế nôngthôn là ba bộ phận hợp thành kinh tế nông thôn.Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế cóvai trò quan trọng nhất, nó trực tiếp giải quyết mối quan hệ Cung-Cầu trên thị
trường, đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế Vì vậy, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.1.3 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế
Từ khái niệm của cơ cấu kinh tế, có thể rút ra các đặc trưng chủ yếu cơ cấukinh tế như sau:
* Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Ở mỗi một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất sẽ có một cơcấu kinh tế cụ thể tương ứng Điều đó khẳng định rằng việc xác lập cơ cấu kinh tếcần tôn trọng tính khách quan của nó và cũng không thể áp đặt một cách chủ quanduy ý trí Trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội, tự nó các mối quan hệ kinh tế đã có thể xác lập những tỷ lệ nhất định mà tagọi là cơ cấu Các Mác viết " Trong sự phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ làmột con số tất yếu, không sao tránh khỏi Một tất yếu thầm kín yên lặng" Vì thếmột cơ cấu kinh tế cụ thể như thế nào và xu hướng chuyển dịch của nó ra sao là phùthuộc và chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội nhất định chứ khôngphụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người
Tuy nhiên, không giống các quy luận tự nhiên, các quy luật kinh tế nó đượcbiểu hiện và vận động thông qua hoạt động của con người Vì vậy, quá trình xác lập
và biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở mỗi thời kỳ khác nhau, ít nhiều đều chịu sựtác động của con người Con người có thể tác động góp phần thúc đẩy hay hạn chếquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hoặc ngược lại
Để có hiệu quả thiết thực, đúng mục tiêu thì sự tác động của con người phải tôntrọng tính khách quan của cơ cấu kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 16* Cơ cấu kinh tế bao giờ cũng mang tính lịch sử và xã hội nhất định
Cơ cấu kinh tế như đã phân tích ở trên là tổng thể các mối quan hệ kinh tếđược xác lập theo những tỷ lệ nhất định về mặt lượng trong những thời gian, cụ thểnhất định Tại thời điểm đó, do những điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội và tự nhiêncác tỷ lệ đó được xác lập và hình thành theo một cơ cấu kinh tế nhất định Song mộtkhi có những biến đổi trong các điều kiện nói trên thì lập tức các mối quan hệ nàycũng thay đổi và hình thành một cơ cấu kinh tế mới thích ứng Do vậy cơ cấu kinh
tế phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nó đượcbiểu hiện cụ thể trong những không gian và thời gian không hoàn toàn giống nhau.Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi vùng quốc gia trong mỗi thời kỳnhất định mà cơ cấu kinh tế có những đặc trưng nhất định Không thể có một cơ cấukinh tế mẫu làm chuẩn mực cho mọi quốc gia Mỗi một quốc gia, mỗi một vùngphải lựa chọn cho mình một cơ cấu kinh tế phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhấtđịnh Có như vậy mới xác định được một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả
* Cơ cấu kinh tế không ngừng vận động biến đổi và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hợp lý và hiệu quả
Như chúng ta đã biết một cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu kinh tế luôn phùhợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở mọi thời kỳ và nó là một cơ cấu kinh tếhiệu quả nhất Sự biến đổi và phát triển của cơ cấu kinh tế nói chung luôn phụthuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, mà lựclượng sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng phức tạp Vìvậy, tất yếu sẽ dẫn tới sự biến đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hoànthiện để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công laođộng xã hội
Tóm lại, sự vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế là một tất yếu, phản ánh
sự phát triển không ngừng của nền văn minh nhân loại
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một qúa trình
Cơ cấu kinh tế sẽ vận động phát triển từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tếmới đòi hỏi phải có thời gian và phải qua những bậc thang nhất định của sự phát
Trang 17triển Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi lượng đã được tích luỹ đến độ nhất địnhtất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất Đó là quá trình chuyển hoá dần cơ cấu kinh
tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới phù hợp và có hiệu quả hơn Tất nhiên quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó sự tác động của con người có ý nghĩa quan trọng Đặc biệt là phải có được cácgiải pháp, chính sách và cơ chế quản lý thích ứng để định hướng cho quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế Mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ trì trệ trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế đều gây phương hại đến sự phát triển của nền kinh tếquốc dân
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.2.1 Quan niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là luôn vận động, phát triển; vận động và chuyển dịch cơ cấungành kinh tế là một quá trình khách quan Cơ cấu ngành kinh tế luôn thay đổi theo từngthời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu ngành kinh tế không phái là cố định,bất biến Sự thay đổi đó có tính khách quan và tuân theo những xu hướng có tính quyluật Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa cácngành, các vùng, các thành phần kinh tế do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành
và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều Như vậy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác hợp lý, hiệu quả, phù hợp với xu thế, điều kiện và môi trường phát triển được gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Theo từ điển kinh tế học Oxford thì chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: “là một quátrình thay đổi chính trong nền kinh tế của một quốc gia Chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế là một quá trình chuyển từ trạng thái cơ cấu cũ sang cơ cấu mới phù hợp với
sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ, nhu cầu thị trường và nhằm sử dụnghiệu quả mọi yếu tố nguồn lực của đất nước
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở đây không đơn thuần là sự thay đổi vịtrí mà là sự biến đổi cả về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu Việc chuyển dịch cơ
Trang 18cấu kinh tế trước hết được bắt đầu từ sự thay đổi về lượng bên trong của các yếu tốcấu thành nên tổng thể nền kinh tế Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi vềchất Nếu sự thay đổi về lượng chưa đủ mức, chưa đạt yêu cầu của mối quan hệ biệnchứng giữa các bộ phận thì chưa tạo ra sự chuyển dịch về chất Trạng thái của cơcấu - sự biểu hiện ra bên ngoài của những sự biến đổi bên trong - vẫn là trạng tháicũ; cơ cấu kinh tế vẫn là cơ cấu kinh tế ban đầu Trong quá trình tái sản xuất xã hội,sản xuất là giai đoạn, là khâu động nhất; xét trong phạm vi hẹp của một quá trìnhsản xuất tạo ra một sản phẩm cụ thể hay trên toàn bộ phạm vi nền kinh tế thì sảnxuất đều là điểm mở đầu của sự thay đổi Dưới tác động của thị trường, thông quacác quy luật và phạm trù, thị trường đặt ra cho sản xuất những nhu cầu mới về sảnphẩm Để thỏa mãn những đòi hỏi của thị trường, quá trình sản xuất có sự thay đổi.Khởi đầu là sự thay đổi công cụ lao động, đối tượng lao động, và cùng với nó là sựthay đổi về kỹ năng, phương pháp lao động sẽ cho ta những sản phẩm mới, cáckết quả mới Trên cơ sở sự thay đổi của giai đoạn sản xuất, các yêu cầu về phânphối, trao đổi, dịch vụ cũng như tiêu dùng sẽ được vận động, biến đổi theo Sự thayđổi của quá trình sản xuất sản phẩm sẽ lôi kéo, mở rộng thị trường yếu tố đầu vào,làm tăng dung lượng của thị trường đầu ra và làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của
xã hội, làm tăng nhu cầu động lực tiêu dùng mới của xã hội Quy mô của sản xuấtthay đổi, mở rộng tất yếu đòi hỏi sự mở rộng tương ứng về hạ tầng kỹ thuật, về cáckhâu, các ngành dịch vụ cung cấp đầu vào cũng như thỏa mãn được yêu cầu đầu ra
Do đó, sự thay đổi của các khu vực Dịch vụ, hạ tầng, cũng như các yếu tố trong lĩnhvực tiêu dùng lại có tác động trở lại đối với sản xuất; nó góp phần làm cho giai đoạnsản xuất hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh hoặc chậm để lại tiếp tục cho chu kỳsản xuất sau Nếu các ngành dịch vụ, các ngành hỗ trợ sản xuất hoặc các ngành phụtrợ không phát triển tương ứng tất yếu làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếhoặc xảy ra chậm, hoặc không thực hiện được; thậm chí có khi còn xảy ra khủnghoảng do sự không ăn khớp giữa các ngành, các lĩnh vực Sự tác động qua lại nhưvậy giữa các bộ phận, các yếu tố của nền kinh tế làm cho cơ cấu kinh tế chuyểndịch, thay đổi Chính sự thay đổi của cơ cấu sản xuất thúc đẩy sự thay đổi của toàn
bộ cơ cấu kinh tế Ngược lại, các bộ phận khác của cơ cấu kinh tế cũng thay đổi
Trang 19tương xứng, phù hợp với cơ cấu sản xuất thì toàn bộ cơ cấu kinh tế mới chuyển dịchnhanh chóng và hiệu quả Sự trì trệ hay yếu kém của một bộ phận nào đó đều làmảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Như vậy, quá trình phát triển kinh tếkhông phải bao giờ cũng đồng đều và nhịp nhàng với nhau, vì trong quá trình ấy cónhiều yếu tố tác động khác nhau đến xu hướng phát triển của mỗi bộ phận, yếu tốcấu thành Do đó cơ cấu kinh tế cũng có sự biến đổi, song nếu những yếu tố, những
bộ phận cơ bản của cơ cấu kinh tế vẫn thích ứng, chưa gây ra những trở ngại choviệc phát triển của từng bộ phận và cả tổng thể, thì chưa tạo ra sự chuyển dịch cơcấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ diễn ra khi có những thay đổi lớn vềđiều kiện phát triển; có những khả năng và giải pháp mới làm thay đổi phương thứckhai thác các điều kiện hiện tại; trong quan hệ phát triển giữa các ngành của cơ cấukinh tế có trở ngại dẫn đến hạn chế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến sự phát triểnchung Quan điểm này tạo cơ sở khoa học cho ta tiếp cận phương pháp phân tíchnguyên nhân chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chạp hoặc kém hiệu quả của nhiềuđịa phương ở nước ta cũng như đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung
cả về mặt lượng và mặt chất Đó là sự phát triển thiếu đồng bộ giữa sản xuất với hệthống hạ tầng kỹ thuật, giữa sản xuất với lĩnh vực lưu thông tiêu thụ sản phẩm;giữa sản xuất với sản xuất Tình trạng phổ biến là sản xuất kỹ thuật lạc hậu, chấtlượng sản phẩm không phù hợp với nhu cầu thị trường, chi phí sản xuất cao Sảnxuất chưa đóng vai trò chuyển dịch thực chất, và do đó không tạo ra động lực thúcđẩy quá trình chuyển dịch Cũng có tình trạng một số địa phương, một số khu vực,một số ngành sản xuất khá phát triển, nhưng các ngành phụ trợ và Dịch vụ khôngphát triển tương xứng nên thất bại trong quá trình cơ cấu lại sản xuất Tình trạngnày phổ biến xảy ra trong Nông nghiệp hoặc thường ở vùng sâu, vùng xa chưa có sựphát triển của giao thông vận tải và công nghệ thông tin cũng như bảo đảm cácnguồn năng lượng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2.2 Khái niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ cuối thế kỉ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệphoá khác nhau : Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủnghĩa Các loại công nghiệp hoá này, xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và
Trang 20công nghệ là giống nhau Song chúng có sự khác nhau về mục đích, về phương thứctiến hành, về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị Công nghiệp hoá diễn ra ởcác nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiệnkinh tế-xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau.
Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá là quá trình biếnmột nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp
Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại vềcông nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra
quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá như sau : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế-xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước
ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quátrình phát triển Qúa trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà cònphải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nềnkinh tế quốc dân theo hướng kĩ thuật và công nghệ hiện đại Qúa trình ấy không chỉtuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kếthợp thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ởnhững khâu có thể và mang tính quyết định
Mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định có một cơ sở vật chất - kĩ thuậttương ứng Cơ sở vật chất - kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tốvật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với trình độ kĩ thuật ( công nghệ )tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đápứng nhu cầu xã hội
Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất - kĩ thuật của một xã hội là
sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học - kĩ thuật;tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội; đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị
Trang 21Nói cơ sở vật chất - kĩ thuật của một phương thức sản xuất nào đó là nói cơ sởvật chất - kĩ thuật đó đã đạt đến một trình độ nhất định làm đặc trưng cho phươngthức sản xuất đó.
Đặc trưng của cơ sở vật chất - kĩ thuật của các phương thức sản xuất trước chủnghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu Đặc trưng của cơ sở vậtchất - kĩ thuật của chủ nghĩa tư bản là nền đại công nghiệp cơ khí hoá
Chủ nghỉa xã hội - giai đoạn thấp của phương thức sản xuất mới cao hơn chủnghĩa tư bản - đòi hỏi một cơ sở vật chất - kĩ thuật cao hơn trên cả hai mặt : trình độ
kĩ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuậthiện đại
Do vậy, có thể hiểu, cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền côngnghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, có trình độ xã hội hoá cao dựa trêntrình độ khoa học - công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch vàthống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xãhội, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu kháchquan, một quy luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua côngnghiệp hoá, hiện đại hoá
Đối với các nước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, dù đã cócông nghiệp, có cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa tư bản tiến bộ đến đâu cũngchỉ là những tiền đề vật chất chứ chưa phải là cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa
xã hội, các nước này phải thực hiện quy luật nói trên bằng cách tiến hành cáchmạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất; tiếp thu vận dụng và phát triển cao hơnnhững thành tựu khoa học- công nghệ vào sản xuất; hình thành cơ cấu kinh tế mới
xã hội chủ nghĩa có trình độ cao và tổ chức, sắp xếp lại nền đại công nghiệp tư bảnchủ nghĩa một cách hợp lý, hiệu quả hơn
Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hộinhư nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện
từ đầu, từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trang 22Bởi vì, cơ sở vật chất kĩ thuật là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định nhất cóliên quan tới sự phát triển về vật chất đối với lực lượng sản xuất năng suất lao động
xã hội, đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xãhội và đối với sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội
1.2.3 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Theo xu thế phát triển kinh tế, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá hiện đại hoá thì cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo xuhướng sau:
Thứ nhất, đối với các nước đang phát triển, khu vực kinh tế nông thôn, nông
nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ rất nhỏ
bé Đối với các nước phát triển, thu nhập của người dân cao thì tỷ lệ chi tiêu cholương thực, thực phẩm trong nông nghiệp sẽ giảm đi, đồng thời tỷ lệ chi tiêu chocác sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ tăng lên Từ đó tất yếu sẽ dẫn tới tỷ trọngnông nghiệp sẽ giảm đi, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên
Thứ hai, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với việc ứng dụng
khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất ngày càng nhiều từ đó dẫn đến năng suất laođộng nông nghiệp và xã hội sẽ tăng lên Kết quả là để đảm bảo lương thực thựcphẩm cho xã hội sẽ không cần đến lực lượng lao động như cũ, có nghĩa là nôngnghiệp và nông thôn ngày càng được giải phóng để bổ sung cho phát triển côngnghiệp và đô thị Như vậy tỷ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm, đồng thời tỷ lệlao động được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ ngày tăng lên Đó chính là tínhquy luật của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Thứ ba, ở mỗi vùng, mỗi địa phương luôn có các tiềm năng thế mạnh khác
nhau Vì vậy cơ cấu ngành kinh tế luôn chuyển dịch theo xu hướng tăng dần nhữngngành có lợi thế nhằm khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của vùng, điạphương, đồng thời giảm dần những ngành không có lợi thế
Tóm lại, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngày càng theo hướng tích cực, nghĩa là cơ cấu ngành kinh tế luôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các
Trang 23ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nhằm phát triển nhanh kinh tế nông thôn, góp phần tạo thêm việc làm tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân
Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa cho thấy rõ tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Dù thực hiện theo mô hình nào thì quá trình chuyển dịch cũng bắt đầu từ Nông nghiệp chuyển sang Công nghiệp và Dịch vụ Sự phát triển của ngành dịch vụ thể hiện một trình độ phát
triển cao hơn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, của phân công lao động Sựxuất hiện và phát triển của ngành dịch vụ với tính cách là ngành độc lập được tách ra từsản xuất và tiêu dùng nhằm mục đích phục vụ sản xuất và tiêu dùng là sự thể hiện sâu sắcquá trình phát triển của phương thức sản xuất, của phân công lao động xã hội, và cũngchính là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế về cả lượng và chất
Đương nhiên trong thực tiễn phát triển, không có một quốc gia nào tồn tại độc lập,phân chia một cách rạch ròi các giai đoạn của quá trình chuyển dịch hoặc phân công laođộng Trái lại, các giai đoạn đó đan xen vào nhau, hòa lẫn với nhau do quy luật phát triểnkhông đều; do các nước đi sau biết kế thừa, học tập các quốc gia phát triển trước nêntrong cùng một thời gian, tính quy luật phổ biến là sự tồn tại đồng thời nhiều quá trìnhchuyển dịch, nhiều quá trình phân công lao động, nhiều giai đoạn phát triển
Với đặc trưng của từng mô hình, vấn đề rút ra là không thể thực hiện chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế một cách nóng vội, chủ quan, duy ý chí mà phải tuân theotính quy luật khách quan Tuy nhiên do điều kiện của từng quốc gia, mỗi nước cũngnhư mỗi vùng có thể vận dụng một hoặc một số mô hình để thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế có lợi nhất, có hiệu quả nhất Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa,việc tham gia hội nhập khu vực và thế giới là yêu cầu khách quan Vì vậy chủ độngtham gia hội nhập, lựa chọn mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên những lợithế so sánh là con đường ngắn nhất để phát triển Việc xác định đúng đắn tiềmnăng, lợi thế cũng như xác định chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng đắn sẽcho phép các nước đi sau, các nước chậm phát triển rút ngắn khoảng cách với cácnước phát triển, thoát khỏi lạc hậu và tụt hậu Vì vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế được coi là thành công khi và chỉ khi đảm bảo các yêu cầu: sử dụng
Trang 24tốt nhất các lợi thế so sánh; khai thác tối đa tiềm năng; tạo nên khối lượng tích luỹngày càng lớn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; góp phần vào phát triển và ổnđịnh nền kinh tế; kết hợp hài hòa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới.
1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một quá trình khách quan, tuân theo nhữngquy luật và tính quy luật Tuy nhiên, kết quả chuyển dịch, thời gian chuyển dịch, hiệuquả chuyển dịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương khác nhau lại cho những kết quảkhác nhau Có những nhân tố khác nhau tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà
ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương mức độ ảnh hưởng cũng như việc khai thác các nhân tố
đó không giống nhau Từng yếu tố vừa có sự ảnh hưởng riêng đến sự hình thành vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa đồng thời gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một hệthống tác động đến sự hình thành và quá trình biến đổi của cơ cấu kinh tế Các yếu tố cóthể bổ sung thúc đẩy nhau tạo nên tổng lực tác động mạnh đến hình thành và sự tăngtrưởng cơ cấu kinh tế Song chúng cũng có thể tác động ngược chiều cản trở và làm suygiảm những tác động riêng lẻ Điều đó nói lên vai trò chủ quan là phải đánh giá đúngphần đóng góp và hạn chế của mỗi yếu tố nhằm phát huy những yếu tố tích cực, thúc đẩyquá trình hoàn thiện cơ cấu ngành trong mỗi thời kỳ
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, nhưngtổng hợp chung thì có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau:
1.2.4.1 Nhóm các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên:
Nhóm này gồm: Vị trí địa lý của các vũng lãnh thổ, điều kiện đất đai các vùng,điều kiện khí hậu thời tiết, các nguồn tài nguyên khác của các vùng lãnh thổ, gọi là
vị trí “địa kinh tế” như: Nguồn nước, rừng, biển, quỹ gen, khoáng sản các nhân tố
tự nhiên trên có tác động trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi của cơcấu ngành kinh tế Bởi vì các điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết, những vị trí địa
lý, tài nguyên là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp (theo nghĩarộng) và qua nông nghiệp nó ảnh hưởng gián tiếp tới các ngành khác, do đó nó ảnhhưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo ngành
Đất đai, khí hậu, điều kiện sinh thái có ảnh hưởng rất quan trọng đến sản xuất nông,
Trang 25lâm nghiệp, trong đó đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến sản xuất lương thực, phát triển, phân
bố cây Công nghiệp lâu năm, chăn nuôi đại gia súc và phát triển các ngành công nghiệpchế biến nông lâm sản, do đó tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế Rõràng một khu vực đồng bằng phì nhiêu sẽ là cơ sở tốt để phát triển Nông nghiệp
Trong cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay thì tỷ trọng ngành nôngnghiệp vẫn còn lớn và ảnh hưởng nhiều tới các ngành khác Trong mỗi quốc gia cácvũng lãnh thổ với vị trí địa lý khác nhau có điều kiện khí hậu (chế độ mưa ẩm độ,chế độ nhiệt, chế độ gió, ánh sáng ) điều kiện đất đai ( nông hoá thổ nhưỡng, địachất ) các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ( nguồn nước biển, rừng, khoángsản ) và hệ sinh thái khác nhau làm cho quá trình phát triển các ngành nông, lâm,ngư nghiệp theo các hướng chuyên sâu khác nhau, số lượng và quy mô của cácphân ngành, chuyên ngành giữa các vùng cũng khác nhau dẫn tới sự khác nhau về
cơ cấu ngành Điều này được thể hiện rõ nét trong sự phân biệt về cơ cấu ngànhkinh tế trong giữa các vùng trung du, miền núi, đồng bằng Hay giữa các vùng đồngbằng với nhau cũng có sự khác nhau về cơ cấu ngành kinh tế các ngành Do sựphong phú đa dạng về điều kiện tự nhiên mà một số vùng được thiên nhiên ưu đãinên có điều kiện đặc biệt thuận lợi để phát triển một số ngành sản xuất tạo ra nhữnglợi thế so với những vùng khác, chẳng hạn như ở vùng ven biển thì thuận lợi choviệc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản nước mặn từ đó trong cơ cấu ngành nôngnghiệp ( theo nghĩa rộng ) thì thuỷ sản ở ngành lâm nghiệp sẽ phát triển hơn vàchiếm tỷ trọng cao hơn vùng có ít rừng
Các điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiênnhiên Không những có ảnh hưởng gián tiếp tới các ngành công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp và dịch vụ thông qua ngành nông nghiệp mà còn có ảnh hưởng trựctiếp tới sự phát triển của chúng Bởi vì nếu một vùng có vị trí địa lý thuận lợi gầncác khu đô thị các thành phố lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất và tiêuthụ sản phẩm công nghiệp Từ đó các dịch vụ cho sản xuất được phát triển và khiđời sống của nhân dân ở vùng đó được nâng lên nhanh thì dịch vụ cho đời sống ở
đó cũng phát triển nhanh Ở những vũng có nguồn tài nguyên làm nguyên liệu cho
Trang 26việc sản xuất công nghiệp như than, đá, quặng, gỗ quỹ là điều kiện thuận lợi đểphát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sản xuất ra các sản phẩmhàng hoá đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong vùng và tiêu thụ ra các vùng khác khi
đó tỷ trọng ngành công nghiệp ở đó cũng lớn hơn các vùng không có lợi thế đó.Tóm lại, những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên là nhóm các nhân có ảnhhưởng rất lớn tới sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu ngành kinh tế theongành nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo ngành nói riêng hay nóicách khác nó có ảnh hưởng lớn tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theongành Thông thường nếu có sự tác động như nhau của con người thì ở vùng nào cóđiều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanhhơn, đời sống của nông dân ở đây cũng được cải thiện hơn so với các vùng khác
Sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
là đòi hỏi khách quan của bất cứ nền kinh tế nào, có liên quan chặt chẽ đến việchình thành cơ cấu kinh tế của cả nước và của từng vùng Tuỳ theo trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất, việc phát hiện, khai thác và sử dụng các nguồn tàinguyên thiên nhiên có thể theo những phương hướng khác nhau và tạo ra những giátrị sử dụng khác nhau và do đó dẫn đến sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tếkhác nhau; không phải cùng một nguồn tài nguyên thì nhất thiết phải có một cơ cấukinh tế đồng nhất
1.2.4.2 Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội:
Nhóm các nhân tố này luôn tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triểncủa cơ cấu ngành kinh tế Nhóm này bao gồm các nhân tố sau:
* Nhân tố dân cư và lao động:
Nguồn lao động với các đặc trưng về số lượng, chất lượng và sự phân bố tác độngrất lớn đến sự hình thành cơ cấu ngành các vùng kinh tế Không phải bao giờ cũng từ bốtrí sản xuất để phân bố lao động mà có nhiều trường hợp bố trí sản xuất lại xuất phát từnguồn lao động Sở dĩ cần làm như vậy là do việc di chuyển dân cư rất khó khăn Dođiều kiện tự nhiên rất đa dạng giữa các vùng của đất nước, nên sự phân bố dân cư cũngkhông giống nhau, kéo theo sự phân bố thiếu cân đối giữa các nguồn tài nguyên và dân
Trang 27số, lao động Vì thế, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấungành ở mỗi vùng cần tiến hành điều chỉnh dân số và nguồn lao động nhằm khai thác và
sử dụng tối ưu, có hiệu quả mọi nguồn tài nguyên của đất nước.Trình độ của người laođộng và người quản lý cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới việc chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế Giá như ở vùng có mật độ dân số cao, lao động dư thừa, song
họ lại có trình độ và tay nghề khá cao thì mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếgắn liền với giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hợp lý tay nghề của người laođộng thì việc mở rộng phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghệ vàdịch vụ cần những lao động như trên là rất phù hợp Hoặc trình độ của người laođộng và năng lực của người quản lý ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ chuyển dịch cơcấu ngành kinh tế
Kinh nghiệm tập quán và truyền thống là những đúc kết từ thực tế lao độngtrải qua nhiều thế hệ và được truyền từ đời này qua đời khác Ở mỗi một vùngthường có những tập quán, những truyền thống riêng Theo sự phát triển của kinh tế
xã hội có những tập quán nó trở nên lạc hậu không còn phù hợp với điều kiện sảnxuất hiện đại nhưng do nó tồn tại lâu đời trong các vùng nông thôn nên rất khó thayđổi và điều này đã ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng tớichuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đó Nhưng có những tập quán, truyền thống nóvẫn thể hiện được những ưu thế của nó và nó đã tạo ra một thế mạnh, một lợi thế vềsản xuất các mặt hàng truyền thống Các làng nghề này đã góp phần quan trọng vàoviệc phát triển kinh tế nông thôn và góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếnông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ vv
* Nhân tố thị trường:
Trong nền kinh tế hàng hoá, các quan hệ kinh tế được thể hiện thông qua thịtrường Khi nghiên cứu tác động của thị trường đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đềcực kỳ quan trọng là cần thấy rõ mặt bản chất bên trong của cơ chế tác động, các quy luậtkinh tế vốn có của kinh tế thị trường Hệ thống các quy luật gắn liền với thị trường vàkinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá
cả, quy luật lưu thông tiền tệ Tác động của thị trường chính là sự biểu hiện của các quy
Trang 28luật vốn có của kinh tế thị trường trong nền kinh tế Thông qua các phạm trù của kinh tếthị trường được con người nhận thức, vận dụng như giá cả, giá trị, quan hệ cung cầu, lợinhuận mà các quy luật đó điều tiết, chi phối nền kinh tế Trong quá trình phát triển kinh
tế hàng hóa hay kinh tế thị trường, các quy luật tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành sứcmạnh tổng hợp bên trong điều tiết nền kinh tế Đương nhiên, trong hệ thống các quy luậttrên, từng quy luật đều có vai trò riêng biệt nhất định chi phối những mặt nhất định củaquá trình sản xuất hàng hóa Trong đó, quy luật cạnh tranh chính là quy luật tạo nên cơchế khách quan điều tiết sự vận động của nền kinh tế Để đạt được lợi nhuận cao, cácdoanh nghiệp - tế bào của nền kinh tế không ngừng cạnh tranh nhằm thực hiện mục tiêucủa mình Chính sự tìm kiếm lợi nhuận này từ hai loại cạnh tranh đã dẫn đến sự chi phối,điều tiết các nguồn lực, các yếu tố của quá trình sản xuất từ doanh nghiệp này sangdoanh nghiệp khác, từ ngành này sang ngành khác và từ nơi này đến nơi khác Đó chính
là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự phát tự nhiên trong nền kinh tế thị trường Cũng cần thấy rằng, với từng giai đoạn khác nhau của kinh tế thị trường quy luậtcạnh tranh cũng biểu hiện ở các mức độ khác nhau phù hợp với trình độ phát triển củakinh tế thị trường Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá là sự bùng nổ tự do hoá thương mạitoàn cầu, là sự hình thành kinh tế thị trường toàn cầu, thị trường khu vực với các trình độkhác nhau nhưng gắn kết với nhau chặt chẽ hơn trong đó có vai trò hoạt động ngày càngtăng của tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Cùng với xu thế quốc tế hoá, xu thế khu vực hoá ngày càng phát triển Khu vực hoá
là bước đi cần thiết cho mỗi quốc gia tiến tới toàn cầu hoá, đồng thời nó cũng giúp họứng phó với những bất lợi của xu thế toàn cầu hoá và với sự chi phối của các siêu cường:Châu Á với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Châu Âu với khối liên minhChâu Âu (EU), Châu Mỹ với khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang được hoànthiện và ngày càng bền vững
Xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá của các nước đang phát triển thường gắnvới "Hội nhập quốc tế" Hội nhập quốc tế phản ánh sự tham gia một cách tự nguyệncủa các quốc gia có cùng sự quan tâm trong những mối liên kết nhất định vào quátrình quốc tế hoá (hay khu vực hoá) Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến
Trang 29sự tự nguyện tham gia hội nhập này là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đốivới những quốc gia muốn đạt được sự phát triển nhanh trong điều kiện phát triểnmạnh mẽ của khoa học công nghệ, tin học Quốc tế hoá và khu vực hóa sẽ tạo ranhững cơ hội mới cho việc mở rộng thị trường, chuyển giao và ứng dụng công nghệcũng như kỹ năng quản lý, hình thành và phát triển những ngành kinh tế mới hoặcđòi hỏi thay đổi, cải tiến các ngành, sản phẩm truyền thống Do đó, toàn cầu hóa sẽtạo cơ hội cho các quốc gia đi sau rút ngắn con đường phát triển; sử dụng có hiệuquả hơn nguồn lực của chính quốc gia mình và bổ sung những nguồn lực cần thiếtcho phát triển mà đất nước đang thiếu hụt Tuy vậy, cùng với những cơ hội, toàncầu hóa cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức vàđối với cả một quốc gia Đó là yêu cầu cao hơn về trình độ tay nghề của người laođộng; là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và ngoài nước đối với cácdoanh nghiệp cũng như các quốc gia; là sự điều hành luật pháp, ổn định vĩ mô đốivới nhà nước quản lý Sự cạnh tranh cũng như quản lý điều hành được đặt ra khôngchỉ xuất phát từ quy mô, trình độ, tính chất của nền sản xuất hàng hóa trong mỗiquốc gia mà phải xuất phát từ quy mô, trình độ, tính chất , yêu cầu…của nền kinh tếthị trường thế giới, thị trường khu vực, bao gồm cả các quốc gia có quan hệ trực tiếp
và các quốc gia quan hệ gián tiếp Nếu không vượt qua các thách thức đó, toàn cầuhóa sẽ làm tăng thêm khoảng cách tụt hậu và lệ thuộc vào nước khác Rõ ràng ởViệt Nam nói chung cũng như ở các địa phương, sự cạnh tranh trong thời gian tớikhông chỉ là cạnh tranh giữa các đơn vị sản xuất trong nước, giữa các địa phươngtrong nước và trình độ của kinh tế thị trường trong nước Khi Việt Nam tham giahội nhập khu vực và quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, hệ thống quy luật chi phốinền kinh tế thị trường nước ta không phải chỉ là hệ thống quy luật của kinh tế thịtrường Việt Nam mà là hệ thống quy luật của kinh tế thị trường thế giới đang ởnhiều trình độ khác nhau Đó là sự tồn tại đồng thời các trình độ kinh tế thị trường
từ sản xuất hàng hóa giản đơn đến sản xuất hàng hóa tự do cạnh tranh và kinh tế thịtrường hiện đại Tuy nhiên dù các nước đều có xu hướng chuyển dịch cơ cấu nhưnhau nhưng tốc độ chuyển dịch lại hoàn toàn không giống nhau vì bị chi phối bởi
Trang 30nhiều yếu tố khác Chẳng hạn trong xu thế toàn cấu hóa hai nhân tố quan trọng thúcđẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu là quá trình chuyên môn hoá và thay đổi côngnghệ, tiến bộ kỹ thuật Quá trình chuyên môn hoá mở đường cho việc trang bị kỹthuật hiện đại, hoàn thiện tổ chức, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suấtlao động Chuyên môn hoá cũng tạo ra những hoạt động dịch vụ và chế biến mới.Điều đó làm cho tỷ trọng của các ngành truyền thống giảm trong khi đó tỷ trọng củacác ngành dịch vụ kỹ thuật mới được tăng trưởng nhanh chóng, dần dần chiếm ưuthế Chuyển dịch cơ cấu tạo ra những tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện của cácthị trường yếu tố sản xuất, và ngược lại, việc hoàn thiện phát triển của các thịtrường đó sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế, từ đó làm sâu sắchơn quá trình chuyển dịch cơ cấu
Dù vậy các quy luật thị trường vốn có luôn luôn chứa đựng khả năng tự phát
và dẫn đến những rủi ro cho người sản xuất cũng như gây lãng phí nguồn lực xã hộinói chung và khu vực kinh tế nông thôn nói riêng Để hạn chế khả năng tự phát nàycần có sự tác động hợp lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô để định hướng cho sự vậnđộng và biến đổi của thị trường
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cần chú trọng sự tác động và ảnhhưởng của thị trường quốc tế tới cơ cấu ngành kinh tế nông thôn nói chung và cơcấu ngành kinh tế nông thôn nói riêng của mỗi nước Ngày nay quá trình giao lưu
và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, hầu hết các quốc gia đều thực hiện chiếnlược kinh tế mở Thông qua quan hệ giao thương quốc tế, các quốc gia này càngtham gia sâu hơn vào quá trình hợp tác và phân công quốc tế Đây là một nhân tốhết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi cơ cấu ngành kinh tế nói chung
và cơ cấu ngành kinh tế nông thôn ở mỗi quốc gia nói riêng Việc tham gia vào Tổchức Thương mại thế giới (WTO) và ngày càng tham gia sâu vào quá trình hợp tác
và phân công quốc tế sẽ làm cho mọi quốc gia khai thác và sử dụng các nguồn lựccủa mình có lợi nhất trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh Mặt khác thôngqua quá trình tham gia vào thị trường quốc tế mà mỗi quốc gia tăng thêm các cơ hộitìm kiếm những công nghệ và kỹ thuật mới cũng như các nguồn vốn đầu tư để phát
Trang 31triển các ngành kinh tế, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ, đẩy mạnh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtheo ngành nói riêng.
* Nhân tố cơ chế, chính sách:
Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước sử dụng chính sách kinh tế vàcác công cụ để thực hiện chức năng quản lý vĩ mô Chính sách kinh tế là hệ thốngcác biện pháp kinh tế được thực hiện bằng các văn bản quy định tác động cùngchiều vào nền kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu đã định Chức năng chủ yếu củacác chính sách kinh tế vĩ mô là tạo ra động lực kinh tế mà cốt lõi là lợi ích kinh tếcủa người sản xuất ( các chủ thể kinh tế) vì lợi ích kinh tế của mình mà tiến hànhcác hoạt động kinh tế phù hợp với các định hướng của nhà nước trong kế hoạchkinh tế quốc dân Để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế hoạt động phù hợp vớiđịnh hướng của nhà nước, đồng thời để đảm bảo lợi ích kinh tế của chủ thể, nhànước thông qua pháp luật kinh doanh xác lập hành lang và khuôn khổ cho các chủthể hoạt động Pháp luật kinh doanh cũng là chỗ dựa pháp lý của các chủ thể kinh tếtrong các hoạt động của mình Các chính sách kinh tế vĩ mô thể hiện sự can thiệpcủa Nhà nước vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu của thịtrường để các quy luật của thị trường phát huy những tác động tích cực hạn chếnhững ảnh hưởng tiêu cực nhằm mục đích tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển với tốc độ cao và ổn định
Để đạt được mục đích trên một trong các hướng tác động quan trọng nhất củacác chính sách kinh tế nhà nước là tác động lên cơ cấu ngành kinh tế nói chung và
cơ cấu ngành kinh tế nông thôn trong đó cơ cấu ngành kinh tế theo ngành là quantrọng nhất Nếu chỉ có tác động của các quy luật thị trường thì cơ cấu ngành kinh tếchỉ hình thành và vận động một cách tự phát và tất yếu sẽ dẫn đến sự lãng phí trongviệc sử dụng các nguồn lực của đất nước Để thực hiện chức năng kinh tế của mìnhNhà nước không còn cách nào khác phải bảo hành một hệ thống các chính sách kinh
tế cùng với các công cụ quản lý vĩ mô khác thúc đẩy việc hình thành và chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo ngành nói
Trang 32riêng, từ đó nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn lực, các lợi thế của đất nước vàcủa khu vực kinh tế nông thôn nói riêng.
- Nhân tố về tiến bộ khoa học kỹ thuật:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới,đẩy nhanh tốc độ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề nâng cao chấtlượng sản phẩm cũng như tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, làm tăng
tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế (làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế), mà còntạo ra những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện một số ngành kinh tế mới, những khu vựctiềm năng mới, do đó có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai
Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học
- kỹ thuật Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ tạo ra những nền tảngcông nghệ mới về chất và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh
tế tri thức Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ ba đang định hình với các đặc trưng mới
về chất như: Có tính tự động hoá cao, là sự kết hợp giữa công nghệ vi điện tử, công nghệtin học, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ và đáy đại dương cùng các công nghệ chếbiến sâu không có phế liệu; sử dụng nguyên vật liệu mới có khả năng tái sinh, không gây
ô nhiễm môi trường; làm hài hoà quan hệ giữa con người với thiên nhiên Đặt con ngườivào trung tâm sự tăng trưởng, trí tuệ hoá lao động và giải phóng con người khỏi lao độngđơn điệu, độc hại cũng như những giới hạn sinh lý cá nhân Cùng với việc tạo ra nhữngcông nghệ mới, đang xuất hiện những điều kiện kinh doanh và cơ cấu tiêu dùng mới
Từ năm 1989 đến nay nông thôn nước ta, kinh tế hộ được thừa nhận và đã trởthành đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế tư nhân được tạo điều kiện để phát triển, kinh tếquốc doanh và tập thể được cải thiện Sự thay đổi về các mô hình sản xuất nêu trên
đã tạo ra những điều kiện cho nông nghiệp và nông thôn phát triển mạnh mẽ, tạo ranhững thay đổi bước đầu đáng kể trong cơ cấu ngành kinh tế; tỷ trọng các ngànhcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tăng lên Trong nông nghiệp tỷ trọngngành chăn nuôi tăng, ngành trồng trọt giảm trong trồng trọt tỷ trọng cây côngnghiệp tăng, cây ăn quả tăng, cây lương thực giảm Kỹ thuật và công nghệ mới ngàycàng được áp dụng rộng rãi
Ngày nay khoa học kỹ thuật đang trở thành học lượng sản xuất trực tiếp Sự
Trang 33phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng chúng vào sản xuất có vai trò ngàycàng to lớn đối với sự phát triển kinh tế Ở đây vai trò của khoa học kỹ thuật ứngdụng và sản xuất góp phần quyết định hoàn thiện các phương pháp sản xuất nhằmkhai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội Đồng thời việc ứngdụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng làm lực lượng sản xuất phát triển qua đó thúcđẩy sự phát triển của ngành sản xuất đặc biệt là những ngành có nhiều lợi thế.
* Các nhân tố khác:
Để hình thành hay chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa cần phải có những điều kiện vật chất nhất định Để đáp ứng đòihỏi về các điều kiện vật chất này nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn đầu tư Cácnguồn vốn đầu tư chủ yếu để hình thành hay chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế nôngthôn bao gồm: nguồn vốn tự có của chủ thể kinh tế trong nông thôn; nguồn vốnngân sách; nguồn vốn cho vay của các ngân hàng; nguồn vốn cho vay của các tổchức tín dụng; nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp của nước ngoài
Các nguồn vốn trên có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới sự hình thành và pháttriển của các ngành kinh tế trong nông thôn, qua đó ảnh hưởng tới sự hình thành vàchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo ngành Kinh nghiệm bước đầu củanước ta cho thấy giải quyết tốt vấn đề vốn là một trong những điều kiện quan trọngnhất để phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng cơ cấu ngành kinh tế nông thônhợp lý, phù hợp với yêu cầu khai thác tốt các nguồn lực xây dựng và tăng cường cơ
sở hạ tầng nông thôn Phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm các công trình hạ tầng kỹthuật và hạ tầng xã hội thuộc sở hữu của nhiều thành phần kinh tế, phục vụ trực tiếpcác hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ và sinh hoạt văn hoá xã hội của cộngđồng dân cư nông thôn
Các yếu tố lịch sử, xã hội như lịch sử phát triển xã hội, trình độ chính trị, văn hoá
xã hội của dân cư tác động trực tiếp đến hình thành các ngành sản xuất mới và phát huycác ngành truyền thống Đây là yếu tố quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấungành của các vùng kinh tế Bởi lẽ các đặc điểm dân tộc, phân bố dân cư, trình độ vănhoá, tập quán sản xuất và tiêu dùng, tâm lý xã hội đều tác động đến bố trí sản xuất và
Trang 34hình thành cơ cấu kinh tế
Bên cạnh các yếu tố kể trên, quan hệ sản xuất cũng tác động không nhỏ đến hìnhthành cơ cấu ngành Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và xã hội hoá về lao động cùngvới tâm lý của những người sản xuất hàng hoá lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hìnhthành những vùng chuyên môn hoá lớn Ngược lại, chế độ sở hữu cá thể nhỏ và ý thứccủa người tiểu nông dễ tạo ra sự phát triển phân tán, sản xuất nhỏ, gây hạn chế cho việcchuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Một yếu tố rất quan trọng có tác động đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấungành kinh tế là quá trình đô thị hóa Cùng với quá trình công nghiệp hóa, phát triểnDịch vụ thương mại, quá trình đô thị hóa được tiến hành và có tác động trở lại đến sựphát triển kinh tế - xã hội cũng như chính trị và an ninh quốc phòng
Quá trình đô thị hóa tác động đến cơ cấu kinh tế trên các mặt chủ yếu như: hìnhthành và phát triển nhiều ngành sản xuất, nhiều lĩnh vực đặc thù phục vụ nhu cầu tiêudùng và sinh hoạt của các tầng lớp cư dân đô thị; đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổisản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ do yêu cầu giảm diện tích đất nôngnghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp - tư liệu sản xuất chủ yếu và đặcbiệt trong nông nghiệp sang đất chuyên dùng đô thị; thúc đẩy và yêu cầu kinh tế pháttriển ở trình độ cao hơn: yêu cầu về sản xuất công nghiệp và nông nghiệp theo hướng sửdụng công nghệ sạch, công nghệ cao và phát triển bền vững; đồng thời kinh tế đô thịcũng đòi hỏi phát triển những ngành dịch vụ có chất lượng cao, trình độ cao phục vụ sảnxuất và tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại
1.2.5 Sự cần thiết đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển:
Cơ cấu ngành kinh tế được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sảnxuất và phân công lao động xã hội, vì vậy quá trình phát triển và biến đổi cơ cấungành kinh tế luôn gắn bó chặt chẽ với sự biến đổi của các yếu tố về lực lượng sảnxuất và phân công lao động xã hội Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, khoa
Trang 35học công nghệ ngày càng hiện đại phân công lao động ngày càng tỉ mỉ và phức tạp,tất cả những điều đó dẫn tới cần phải thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế nông thôn cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vàphân công lao động xã hội.
Chính vì cơ cấu ngành kinh tế là cái phản ánh trực tiếp mối quan hệ của yếu tốluôn luôn vận động của lực lượng sản xuất dưới tác động chi phối của các quy luật
tự nhiên và sự vận động của xã hội con người, nên sự vận động và biến đổi của cơcấu ngành kinh tế cũng gắn liền với sự vận động và biến đổi không ngừng của cácyếu tố, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong kinh tế nông thônnói riêng Cơ cấu ngành kinh tế cũng sẽ vận động, biến đổi và phát triển thông qua
sự chuyển hoá của ngay bản thân nó Cơ cấu cũ hình thành và mất đi để ra đời cơcấu mới, cơ cấu mới ra đời lại tiếp tục vận động, phát triển rồi lại lạc hậu, nó lạiđược thay thế bằng cơ cấu mới tiến bộ hơn và hoàn hiện hơn Như vậy chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tấtyếu Nhưng quá trình đó không phải là quá trình vận động tự phát mà cần phải có sựtác động của con người để thúc đẩy quá trình chuyển dịch này nhanh và hiệu quảhơn Con người cần phải nhận thức và nắm bắt được quy luật vận động khách quan
để tìm và đưa ra các biện pháp đúng đắn tác động nhằm làm cho quá trình chuyểndịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra đúng mục tiêu và định hướng đã xác định trongchiến lược phát triển kinh tế xã hội
Mặt khác, xã hội loài người ngày càng phát triển, nhu cầu của con người vềsản phẩm để tiêu dùng ngày càng nhiều cả về số lượng, chủng loại và mẫu mã, chấtlượng tốt hơn Chính sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi cần phải xác lập cơ cấu ngànhkinh tế mới để thoả mãn những nhu cầu có tính xã hội hoá trên Tính xã hội hoá của
cơ cấu ngành kinh tế quốc dân là ở chỗ nhằm đảm bảo và thoả mãn nhu cầu, tậpquán, sở thích tiêu dùng của con người
- Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay đòi hỏi cần phải chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước ta có những bước phát triển đáng kể trên
Trang 36nhiều mặt chủ yếu: Sản xuất lương thực, thực phẩm đã tăng khá nhanh và vữngchắc đảm bảo được nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu Đãhình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, từng bước được thuỷlợi hoá, cơ khí hoá, điện tử hoá và áp dụng các thành tựu của cách mạng sinh học đãgóp phần thúc đẩy sản xuất phát triển Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã vàđang được phục hồi và phát triển góp phần quan trọng tạo việc làm và tăng thu nhập
ở nông thôn Đời sống vật chất và tinh thần của nhiều vùng đã được cải thiện rõ rệt.Trình độ học vấn của người dân được nâng lên rõ rệt Nhìn chung bộ mặt xã hội từthành thị đến nông thôn đã có nhiều thay đổi
Mặc dù đã có những thay đổi trên, nhưng Việt nam vẫn có nhiều mặt tồn tại,yếu kém Các chuyên gia đã liệt kê ra những vấn đề xã hội bức xúc, nan giải trong
20 năm qua Đó là vấn đề khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội; tìnhtrạng thiếu việc làm, di dân tự phát; xung đột xã hội gia tăng; dân trí và quan tríthấp; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe yếu kém; đời sống văn hóa có nhiều biểu hiệntiêu cực, xuống cấp; năng lực quản lý xã hội, kết cấu hạ tầng thấp kém; môi trường
bị ô nhiễm và suy thoái ở mức báo động Mức độ giảm nghèo chung của Việt Namtiến bộ liên tục Tuy nhiên, xu hướng phân hóa giàu nghèo gia tăng trong nội bộ khuvực nông thôn, đặc biệt là giữa nông thôn với đô thị Nhiều chuyên gia còn đưa racon số về chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn - thành thị lên tới trên 6,9 lần(2004) chứ không phải con số 3,5 lần như vẫn nhắc đến
Thiếu hụt nhất ở khu vực này là tri thức và thông tin khoa học hiện đại khôngđược chuyển giao một cách có hệ thống Người nông dân thiếu kiến thức, nên khóchuyển giao được khoa học công nghệ để họ thực sự làm chủ Điều này tiếp tục đặt
họ và thế bất lợi hơn nữa
Một thách thức to lớn nữa là sức ép trong chi tiêu cho giáo dục, áp lực của tìnhtrạng gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường đến mức báo động Làng nghề vàcác khu công nghiệp gây ô nhiễm đất, nước và không khí rất nặng, làm suy thoái tàinguyên môi trường do khai thác tự phát, không theo quan điểm phát triển kinh tế -
xã hội bền vững Khu vực đô thị - công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm và suy thoái
Trang 37môi trường nặng nề hơn và cư dân ven đô lại là những người trực tiếp chịu hậu quả Ngoài ra kinh tế Việt Nam nhất là ở nông thôn còn mang tính chất thuần nông.Nếu xét về cơ cấu lao động cơ cấu nhân khẩu, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản phẩm và sảnphẩm hàng hoá thì nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt đối, còn công nghiệp vàdịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ bé Tính chất thuần nông đó làm cho sản xuất còn mangtính chất tự túc, tự cấp là chủ yếu Sản xuất hàng hoá, năng suất đất đai, năng suất laođộng , thu nhập và đời sống trong nông thôn còn thấp Trong nông thôn, lâm nghiệp
và thuỷ sản chiếm tỷ trọng thấp Việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn
Kết cấu hạ tầng nhất là trong nông thôn còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêucầu của sản xuất và đời sống Cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ cho sản xuất cònrất lạc hậu Lao động trong nông thôn và nông nghiệp chủ yếu là thủ công Nhữngyếu kém này đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc tăng năng suất lao động trong nôngthôn Một vấn đề nữa là người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do xu thế tích
tụ ruộng đất ngay tại nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát triển các khu côngnghiệp hiện nay (20 năm qua, 300.000 héc-ta đất nông nghiệp bị mất đi do quá trìnhnày) Điều này đã làm cho vấn đề thiếu việc làm tại nông thôn và xu hướng di dân
ra thành phố để mưu sinh là không thể tránh khỏi Đây là xu thế của một xã hội pháttriển là giảm tương đối cơ cấu của nông nghiệp trong nền kinh tế, tăng tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ
Tỷ lệ tăng dân số và lao động khá cao gây sức ép khá lớn về việc làm Tìnhtrạng thất nghiệp hoàn toàn ở nông thôn không nhiều, nhưng tình hình thiếu việclàm và chia việc làm trong thời gian nông nhàn là khá phổ biến Thiếu việc làm đãảnh hưởng khá nhiều đến đời sống, đến trật tự trị an xã hội, đến việc di dân tự phát
ồ ạt vào các đô thị Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn tuy đãđược cải thiện nhưng vần còn khó khăn, thiếu thốn hơn nhiều so với người dân ởvùng đô thị Trình độ lao động nông thôn còn thấp
Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch chậm, chưa theo sát với thị trường Sản xuấtnông nghiệp nhiều nơi còn mang yếu tố tự phát Công nghiệp nhất là công nghiệpchế biến nông - lâm - thuỷ sản phát triển chậm Ngành nghề dịch vụ chưa thu hút
Trang 38- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
do yêu cầu đảm bảo tính chất hiệu quả của nền kinh tế:
Phát triển kinh tế nhất thiết phải có hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường, do
đó cần phải thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hợp lý, qua đómới có thể đảm bảo được tính chất hiệu quả trên, vì:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hợp lý nó sẽ cho phép khaithác và sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên đất đai, vốn, cơ sở vật chất kỹthuật và nguồn lao động , từ đó nó sẽ phát huy những lợi thế vốn có của các vùngtrong quá trình phát triển
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập, tăng tích luỹ
để tái sản xuất mở rộng một cách nhanh chóng, thúc đẩy quá trình chuyển từ sảnxuất tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hoá và xuất khẩu
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóamột cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết việc làm, tăngthu nhập, thực hiện được việc xoá đói giảm nghèo, số hộ khá và giầu tăng lên, thựchiện được dân chủ, công bằng, xã hội văn minh, xoá bỏ được các tệ nạn xã hội,những hủ tục lạc hậu, kìm hãm sự phát triển về văn hóa – xã hội, phát huy đượcnhững truyền thống tốt đẹp của cộng đồng
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
Trang 39hóa cũng cần phải đảm bảo được hiệu quả về môi trường sinh thái như chống sóimòn, chống ô nhiễm không khí, nguồn nước, cải thiện được cảnh quan môitrường sinh thái
Như vậy, để đảm bảo được tính chất hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội, cần phải thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách hợp lý, từ đó mới có thể thúc đẩy được quátrình phát triển kinh tế xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế do yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá:
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá gắn liền với quá trình phát triển côngnghiệp và dịch vụ, với quá trình phát triển các đô thị( thành phố, thị trấn ), các khucông nghiệp, hệ thống giao thông vận tải Các thị trấn, các khu công nghiệp, các nhàmáy không chỉ phát triển ở các đô thị mà còn phát triển ở cả vùng nông thôn Dovậy, đất đô thị, đất các khu công nghiệp ngày càng tăng lên, còn đất nông nghiệp vàcác loại đất khác ngày càng giảm Cộng thêm vào đó là sự gia tăng về nhu cầu xâydựng nhà ở và các công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân làm cho đất đainông nghiệp và các loại đất khác giảm nhiều hơn Tình hình đó đã làm cho lao độngnông nghiệp nông thôn ngày càng dôi dư
Mặt khác, sự phát triển của các đô thị sẽ kéo theo sự di dân từ khu vực nôngthôn vào các đô thị, các khu công nghiệp làm cho dân số ở đô thị ngày càng tănglên Từ đó làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc xã hội như giải quyết việc làm, anninh trật tự, nhà ở, giáo dục, y tế, môi trường
Từ tình hình trên, trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá cần phảithúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọngngành nông nghiệp, đồng thời tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong
cơ cấu ngành kinh tế nông thôn nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập chongười dân nông thôn, giảm bớt khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa nôngthôn và thành thị
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHUYỂN DỊCH
Trang 40CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương
1.3.1.1 Kinh nghiệm của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc:
Định hướng và xác định mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của huyện Sông Lô làtập trung khai thác tiềm năng, lợi thế nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,theo hướng sản xuất hàng hóa
Dựa vào đặc điểm các vùng đất khác nhau, các cấp, ngành của huyện Sông Lô
đã chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chuẩn bị mọi điều kiện cho sản xuất nông nghiệp,khai thác tốt tiềm năng về đất đai để gia tăng sản phẩm nông nghiệp Thực hiện chủtrương đó, trong 5 năm trở lại đây, đặc biệt năm 2010, nông dân các địa phương đãtriển khai gieo trồng cây hàng năm đạt hơn 6.800ha, tăng 597ha, trong đó diện tíchcây lúa, ngô hơn 3.500ha Hoạt động phục vụ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôiđược huyện quan tâm chỉ đạo sâu sát; tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụngrộng rãi
Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã chỉ đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu trà lúaxuân muộn đạt tỷ lệ gần 55%, kết hợp với việc đưa vào gieo cấy các giống lúa lai,lúa thuần nên năng suất lúa vụ xuân đạt cao hơn, trung bình 50,15 tạ/ha, trong đónăng suất trà xuân muộn đạt 51,6 tạ/ha; các giống lúa thuần, lúa lai BC15 và BTEcho năng suất 65 tạ/ha
Triển khai Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thônnâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, những năm qua, huyện đã tậptrung chỉ đạo các xã lập dự án xây dựng khu chăn nuôi tập trung và trồng trọt côngnghệ cao tại các xã: Đồng Thịnh, Bạch Lưu, Đôn Nhân, Đồng Quế, Nhạo Sơn, thịtrấn Tam Sơn Các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với các ban, ngành,đoàn thể tuyên truyền thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND huyện, các chủtrương chính sách, các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp Phòng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh,huyện tổ chức nhiều lớp nâng cao kỹ thuật và đào tạo nghề ngắn hạn cho hàng ngàn