Những thành tựu

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 111)

Cùng với những thành công trong chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường của cả nước, nền kinh tế của huyện trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn có xu hướng tăng trong những năm gần đây và dự báo sẽ tăng trong những năm tới do tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhiều; tỷ trong dịch vụ từ 2005 đến 2009 có giảm nhẹ nhưng giá trị thực tế vẫn tăng lên, đến năm 2010 và những năm tiếp theo dự báo tăng nhanh hơn. Tuy mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn trung bình của tỉnh nhưng tăng trưởng kinh tế của huyện tương đối cao và ổn định, nên đã góp phần ổn định nền kinh tế trong huyện, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi ngày càng phát triển và đang là ngành sản xuất chính. Đây là xu hướng phát triển phù hợp vì xu hướng đô thị hóa, và trong lúc Đảng và nhà nước đang thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Điều nay cho phép Yên Mô phát triển ngành nông nghiệp đa dạng, phong phú, phù hợp với tiếm năng, thế mạnh của một huyện nông nghiệp.

Ngành Lâm nghiệp tuy có tỷ trọng nhỏ cũng được quan tâm và ngày càng phát triển, nhất là trồng rừng, đang mở ra tiềm năng lớn về du lịch và bảo vệ môi trường.

Ngành thủy sản đã có chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế mới ra đời, nhiều diện tích sản xuất lúa không hiệu quả được chuyển đổi kết hợp giữa trồng lúa và thả cá, giữa thả cá và trồng cây ăn quả hoặc mô hình đa canh…Sự phát triển các

loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; việc quan tâm khai thác đất hợp lý kết hợp với chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp đã góp phần tăng giá trị sản xuất trên một ha canh tác, hệ số sử dụng đất tăng lên qua các năm.

Với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, Yên Mô có nhiều tiềm năng phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tiềm năng phát triển du lịch rất lớn với hồ Yên Đồng, khu du lịch – nghỉ mát- sân gôn Yên Thắng, nhà lưu niệm Tạ Uyên. Lĩnh vực dịch vụ có những tiến bộ nhất định, góp phần quan trọng vào việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân sinh, tạo thêm nhiều công ăn, việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện khá cao và tăng đều hàng năm, do vậy đã đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Triển vọng phát triển sản xuất công nghiệp đã bắt đầu được mở, trước hết với cụm công nghiệp Mai Sơn với diện tích khoảng 20 ha đã được triển khai xây dựng, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện. Một số ngành nghề truyền thống nhưng khai thác đá, sản xuất gạch, đan lát, sản xuất vật liệu xây dựng đang được khôi phục và phát triển.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã đáp ứng cơ bản về nhu cầu trước mắt của sản xuất và đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn của huyện, nhất là hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi đã được quan tâm đầu tư nâng cấp.

Bên cạnh đó các chủ trương, chính sách xã hội được chú trọng và thực hiện tốt, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác y tế, giáo dục được quan tâm, đây là tiền đề tốt cho việc cải thiện chất lượng nguồn lao động.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

- Nhìn chung, do xuất phát điểm của kinh tế trên địa bàn huyện thấp, nên tốc độ tăng trưởng trung bình của huyện cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước trong giai đoạn 2001-2005. Song sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Yên Mô còn chậm hơn so với cả nước và nếu xét về trình độ phát triển kinh tế nói chung (bao gồm cả quy mô, tốc độ, cơ cấu, chất lượng phát triển), thì hiện tại Yên Mô là

một huyện có trình độ phát triển thấp so cả nước và so toàn tỉnh, với tổng sản phẩm chỉ chiếm khoảng 0,047% của cả nước và khoảng 8,8% tổng sản phẩm của tỉnh. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong nền kinh tế. Ngành chăn nuôi phát triển chưa hết tiềm năng; một số mô hình chăn nuôi tập trung, nuôi bán thâm canh thủy sản đã đạt những thành công bước đầu, nhưng chưa được nhân rộng; phần lớn chăn nuôi trâu, bò, gia cầm đều ở quy mô hộ gia đình. Việc chăn nuôi ở khu dân cư đang là vấn đề bức xúc gây ô nhiễm môi trường. Ngành thủy sản, Lâm nghiệp phát triển nhỏ bé, chưa ổn định. Nếu trong 10-15 năm tới Yên Mô không tích cực gia tăng tốc độ tăng trưởng, không tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khai thác triệt để mọi tiềm năng, thế mạnh cho phát triển sản xuất kinh doanh, thì nguy cơ tụt hậu của huyện khá lớn.

- Ngành công nghiệp phát triển chậm, quy mô sản xuất còn nhỏ bé; các đơn vị sản xuất trên địa bàn chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. Chưa có sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế lớn, tính cạnh tranh không cao, kể cả cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Tỷ lệ lao động trên địa bàn huyện còn thấp; sản xuất còn tiềm ẩn nhiều rủi do và thiếu bền vững. Sự phát triển của công nghiệp, tiểu htủ công nghiệp còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch cụ thể, đa số các cơ sở nằm trong các khu dân cư, khu buôn bán…gây ô nhiễm môi trường.

Đầu tư cho kết cấu hạ tầng còn rất hạn chế, chất lượng nhiều công trình giao thông, thủy lợi hiện còn thấp. Một số lĩnh vực như giao thông nông thôn, cấp nước sạch nông thôn đã có nhiều cải thiện, nhưng để mở rộng sản xuất, dịch vụ cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa.

- Ngành dịch vụ chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện; sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện. Gía trị ngành dịch vụ có tăng nhưng không nhiều, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế còn thấp. Hoạt động thương mại chủ yếu là bán lẻ, thông qua các chợ và còn phân tán. Du lịch, dịch vụ chưa phát triển mặc dù có thế mạnh; các tài nguyên du lịch chưa được điều

tra tổng thể và khai thác hiệu quả. Năng lực cạnh tranh trong hệ thống ngành dịch vụ chưa cao.

Những hạn chế trên đây đang là rào cản đối với sự phát triển kinh tế trong huyện, để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, cần phải có quyết tâm cao, tìm ra những bước đột phá, những ngành, sản phẩm mũi nhọn có thể cho giá trị kinh tế lớn, tạo ra giá trị gia tăng lớn, với các giải pháp hết sức thực tế và cầu thị, tạo cơ hội theo kịp các địa phương khác trong tỉnh và trong vùng Châu thổ sông Hồng.

* Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là:

- Do vị trí địa lý của huyện và hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện chưa phù hợp với việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tình hình giá cả thị trường thế giới và trong nước nhất là giá các mặt hàng thiết yếu như nguyên liệu vật tư đầu vào của sản xuất (xăng, điện, giá nhân công…) làm tăn cao chi phí sản xuất, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân.

- Việc triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước còn chậm, chưa đồng bộ, chất lượng không tốt như quy hoạch về đất đai và sử dụng đất đai; về bồi thường, giải phóng mặt bằng; về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất làm khu, cụm công nghiệp; về dạy nghề và tạo việc làm mới cho lao động ở nông thôn.

- Các ngành của huyện chưa xây dựng một cách khoa học về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành mình. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch về chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đầu tư nghiên cứu khoa học, chưa bám sát thực tế địa phương và yêu cầu phát triển; chưa thu hút được sự tham gia đóng góp ý kiến của các ngành, các địa phương và nhân dân. Chất lượng triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch không theo lộ trình, còn tùy tiện. Do vậy ảnh hưởng đến tính khả thi khi tổ chức thực hiện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng, chủ yếu làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế.

- Vai trò quản lý, điều hành kinh tế của chính quyền còn hạn chế, nhiều lúng túng. Mặc dù đã có những thành công bước đầu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

nhưng cơ cấu kinh tế còn nặng về nông nghiệp, với nền sản xuất tự cấp, tự túc, quy mô nhỏ, manh mún. Đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Bước đầu mới tập trung vào tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp khai thác đá, với hình thức sản xuất còn nặng về chế biến gia công, sản xuất quy mô nhỏ, trên địa bàn huyện hầu như chưa có sản phẩm, mặt hàng mũi nhọn có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao.

Tiềm năng về du lịch chỉ mới được quan tâm đầu tư những năm gần đây, còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ trong đầu tư nên mới dừng ở tiềm năng, chưa thực sự trở thành một trong những động lực cần thiết cho phát triển kinh tế;

Mặc dù kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội những năm gần đây đã có nhiều cải thiện, nhưng do mức tích lũy nội bộ nền kinh tế trên địa bàn thấp, khả năng huy động từ bên ngoài thấp nên mức đầu tư góp phần tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư;

- Trí và lực của lực lượng lao động gần đây đã được nâng lên, nhưng chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp.

- Cơ chế chính sách hỗ trợ tuy nhiều nhưng thiếu đồng bộ, quản lý thực hiện chính sách còn yếu nên hiệu quả chưa được như mong muốn. Môi trường và hành lang đầu tư chưa thực sự thông thoáng do cải cách hành chính chưa hiệu quả .

- Yên Mô vẫn đang là huyện nghèo, khu vực miền núi lại càng khó khăn, nguồn lực chủ yếu vẫn là trông chờ từ bên ngoài. Do vậy trước hết cần tập trung lúc này là tính chủ động, tính linh hoạt trong quá trình đề ra chiến lược cũng như thực hiện các biện pháp dài hạn. Các chủ trương, giải pháp đề ra phần nhiều mang tính trước mắt, ngắn hạn do không làm chủ được nguồn lực phát triển.

Trên đây là những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thuận lợi tuy rất lớn nhưng cơ bản đang ở dạng tiềm năng, chưa thực sự nhanh chóng chuyển thành nguồn lực cho quá trình phát triển. Nhận dạng đầy đủ những khó khăn trước mắt tìm ra giải pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn, biến tiềm năng thành nguồn lực là điều kiện tiên quyết của

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với địa bàn huyện Yên Mô.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

3.1. NHŨNG CĂN CỨ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾHUYỆN YÊN MÔ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓAHUYỆN YÊN MÔ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HUYỆN YÊN MÔ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

3.1.1. Căn cứ vào xu thế toàn cầu hóa, khu vực hoá và hội nhập quốc tê

Hiện nay, toàn cầu hoá và khu vực hoá vẫn là xu thế đặc trưng nhất của nền kinh tế thế giới, nó xoá bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan; chuyển dịch hàng hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, dịch vụ, công nghệ và lao động giữa các quốc gia thuận tiện với quy mô lớn. Xu thế khu vực hoá phản ánh mối quan hệ giữa những quốc gia trong từng khu vực với mục đích thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực; tạo lập những khu vực rộng lớn với một chính sách tài chính tiền tệ, công nghệ, thị trường thống nhất. Khu

vực hóa giúp cho các quốc gia thành viên tiết kiệm chi phí, tạo môi trường kinh doanh hiệu quả, tạo lợi thế cho từng quốc gia trong hợp tác và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khu vực hoá là bước đi cần thiết cho mỗi quốc gia tiến tới toàn cầu hoá. Tiêu biểu nhất của quá trình toàn cầu hoá là sự bùng nổ tự do hoá thương mại toàn cầu, là sự hình thành kinh tế thị trường toàn cầu, thị trường khu vực với các trình độ khác nhau nhưng gắn kết với nhau chặt chẽ hơn trong đó có vai trò hoạt động ngày càng tăng của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy vậy, cùng với những cơ hội xu thế này cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với mỗi cá nhân, tổ chức và quốc gia. Đó là yêu cầu cao hơn về trình độ lao động; là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường; là yêu cầu ổn định quản lý vĩ mô đối với nhà nước.

3.1.2. Căn cứ vào thực trạng kinh tế xã hội và yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay, rõ nhất là từ đầu năm 1990, nền kinh tế nước ta có bước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá. Nền kinh tế đã và đang chuyển mạnh từ nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang sản xuất kinh doanh hàng hoá theo cơ chế thị trường. Đây là một trong những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng và sâu sắc, làm thay đổi tính chất và các quan hệ cơ bản trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu khách quan hiện nay. Bản thân quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế: cơ cấu chuyển đổi chậm, tổ chức sản xuất còn nhiều yếu kém, chủng loại tuy đa dạng, phong phú nhưng tỷ suất hàng hoá, chất lượng hiệu quả thấp, thu nhập của đa số người dân còn thấp. Nhìn chung, nền kinh tế chưa đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục, ổn định, chưa đủ để tạo một sự chuyển biến căn bản, tạo tiền đề vững chắc cho việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bên cạnh đó, xu thế đô thị hoá đang ngày càng pphát triển mạnh mẽ.Sự phát triển của quá trình đô thị hóa sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế.

Như vậy, đối với Việt Nam, trong điều kiện hiện nay, để phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ, bền vững, đủ sức hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đặt ra là cần phải có các giải pháp để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện địa hoá.

3.1.3. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh NinhBình đến năm 2020Bình đến năm 2020

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 74 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w