Mở rộng thị trường tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển dịch

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 102 - 104)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung là nhằm mục đích sản xuất ra nhiều hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong những năm qua, việc trao đổi nông sản hàng hoá được thuận lợi và cởi mở hơn so với trước. Đó là do kết quả của sự phát triển sản xuất hàng hóa, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất và khai thác lợi thế của từng vùng. Tuy nhiên, thị trường nông sản của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên biến động, không ổn định đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế và hiệu quả kinh tế. Bởi vì, đời sống của người dân còn thấp, phong tục tập quan của hình thức sản xuất cũ vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề đến quá trình sản xuất, nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài nên chưa được người mua chấp nhận. Vì vậy giải pháp về thị trường là một trong những giải pháp quan trọng nhất để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn có hiệu quả. Do đó, một mặt phải hết sức coi trọng khai thác thị trường trong tỉnh, song quan trọng hơn là phải thực hiện cơ chế thông thoáng trong lưu thông để hàng hoá dễ dàng tiêu thụ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp nằm trong vành đai trọng điểm kinh tế Miền Bắc. Nâng cao chất lượng sản phẩm cùng với làm tốt công tác thông tin, tư vấn, tiếp thị, dự báo thị trường cho người sản xuất để mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Các giải pháp cơ bản cần tập trung là:

- Tập trung tăng mức đầu tư mở rộng mạng lưới chợ nông thôn ở khắp các thị trấn, thị tứ, thôn, xã....để thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của người sản xuất, từ đó sẽ thúc đẩy nông dân chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá.

- Xúc tiến xây dựng mới các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm như định hướng phát triển công nghiệp đã nêu, để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

- Cùng với các biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, Huyện cần phải vận dụng các chính sách kích cầu tiêu dùng và đầu tư của nông nghiệp như: bán trả chậm vật tư hàng hoá, ứng trước vật tư thiết bị,…Đồng thời bố trí ngân sách cần thiết cho hỗ trợ phát triển kinh tế, nhất là cho sản xuất nông nghiệp.

xuất ngoài quốc doanh nói chung và các làng nghề nói riêng tiếp cận, tìm kiếm, khai thác mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước, tạo ra cơ hội giao lưu thương mại thông thoáng, thành lập tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, hội nghề nghiệp,…

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 102 - 104)