Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Mô theo hướng công

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 83 - 85)

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người, khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, chuẩn bị tốt môi trường đầu tư cạnh tranh với các chính sách hữu hiệu để thu hút các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế, từng bước rút ngắn khoảng cách GDP bình quân đầu/ người so với tỉnh và cả nước.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công

nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ , đặc biệt là du lịch, kết hợp phát triển toàn

diện nông lâm ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, đặt mục tiêu phát triển của huyện trong mối quan hệ hữu cơ với phương hướng phát triển chung của cả nước, của cùng đồng bằng sông Hồng và của tỉnh.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và môi

trường. Tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, khắc phục các

tệ nạn xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp nhân dân, tăng cường an ninh – quốc phòng xã hội. Bảo vệ và cải thiện môi trường.

- Tạo dựng nguồn nhân lực trong bối cảnh mới (hội nhập sâu vào nền kinh tế

quốc tế). Nâng cao thể lực và trí lực cho mọi người dân. Nâng tầm hiểu biết và nhận

thức, xây dựng quyết tâm, kích thích cho nỗ lực vươn lên đóng góp của mỗi người dân cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

- Phát huy tối đa các nguồn lực của huyện, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước-thủy lợi, bưu chính viễn thông, bệnh viện , trạm xá, trường học…), gắn với phát triển và cải thiện các dịch vụ kinh tế - xã hội.

3.2.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Mô theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

* Mục tiêu tổng quát:

hiện đại hóa phải bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn, đồng thời, phát huy thế mạnh, nâng cao vị thế, vai trò của huyện trong nền kinh tế chung của tỉnh, của cả nước. Về lâu dài, chú trọng đẩy mạnh khu vực du lịch-dịch vụ để ngành này dần dần trở thành mũi nhọn của huyện, với khâu đột phá là phát triển du lịch trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của huyện.

Hình thành các khu thăm quan kết hợp nghỉ dưỡng, cho cả hai đối tượng trong và ngoài nước trên địa bàn vùng hồ Yên Đồng, Yên Thắng và các xã lân cận.

Phát triển và mở rộng cụm công nghiệp Mai Sơn thành cụm dịch vụ và sản xuất công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ gắn với phát triển công nghiệp của tỉnh…

Nông nghiệp và công nghiệp sẽ tiến tới trở thành các ngành bổ trợ cho phát triển dịch vụ, du lịch và công nghiệp không chỉ trên địa bàn, mà của tỉnh và các vùng lân cận. Nông nghiệp, ngoài việc tiếp tục là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư, sẽ là nguồn cung cấp các loại lương thực thực phẩm, hoa quả… cho khách du lịch trên địa bàn huyện/tỉnh với chất lượng ngày càng được nâng cao và bảo đảm đủ sức cạnh tranh khu nước ta thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) …

Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, duy trì, khôi phục và mở rộng các làng nghề truyền thống, hướng tới sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại chỗ cho khách tham quan, du lịch.

Khôi phục và phát triển các làng cổ, với các nét văn hóa và lễ hội truyền thống, chuyển mạnh cơ cấu kinh tế tại các xã vùng hồ và ven hồ sang phát triển dịch vụ du lịch.

Từng bước hoàn thành công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn: Đây mạnh sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, kết hợp đồng bộ với phát triển du lịch và quá trình đô thị hóa của tỉnh cũng như vùng ảnh hưởng, tiến tới phát triển các nông sản phẩm có hàm lượng tri thức

cao. Phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp thuần túy, tăng thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn.

* Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất nông- nghiệp đạt 100 triệu đồng/ha đất nông nghiệp/cả năm, đến năm 2020 đạt trên 130 triệu đồng/ha đất nông nghiệp/cả năm.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt 15-16%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 14-15%/năm.

Sản lượng lương thực có hạt bình quân năm đạt 75 nghìn tấn;

Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 21 triệu đồng/người; phấn đấu đến năm 2020 đạt 35 triệu đồng/người.

Gía trị sản xuất trên địa bàn (tính theo giá cố định 1994) đến 2015 đạt 1.519 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp chiếm 25%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 45,5%, dịch vụ chiếm 29%; đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp chiếm 20%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 48%, dịch vụ chiếm 32%.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn phấn đấu đến năm 2015 đạt 84 tỷ đồng; đến năm 2020 đạt 100 tỷ đồng trở lên.

Trong những năm trước mắt phải đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho từng người, thức ăn cho chăn nuôi và một phần hàng hóa để xuất ra ngoài huyện. Để đạt được mục tiêu đó cần khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại đất nông nghiệp, ứng dụng các thành tựu về KHKT, giống và công nghệ sau thu hoạch vào sản xuất; hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất cây vụ đông hàng hóa, vùng sản xuất đa canh: Vườn- Ao- Chuồng- Ruộng. Phát triển nông lâm nghiệp gắn với xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch mức sống dân cư giữa các khu vực và lãnh thổ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 83 - 85)