Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 85 - 94)

nghiệp hóa, hiện địa hóa ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

3.2.2.1. Định hướng chuyển dịch ngành nông nghiệp.

* Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

- Cây lương thực:

+ Cây lúa:

Duy trì diện tích gieo trồng lúa ở mức ổn đinh 12000ha/năm trong giai đoạn 2006-2010. Chuyển dịch cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng lúa lai và dành khoảng 20% diện tích mỗi vụ để trồng lúa đặc sản có chất lượng cao, còn đối với các xã có điều kiện như : Yên Nhân, yên Mỹ, Yên Mạc, Yên Thái, Khánh Thịnh, Yên Hưng phấn đấu cấy từ 50% diện tích trở lên; sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 72000 tấn, lương thực bình quân đầu người 600 kg/năm trở lên. Theo tính toán của các cơ quan chức năng, đến năm 2020 do nhu cầu lấy đất phát triển cơ sở hạ tầng, nhà ở, khu công nghiệp, diện tích gieo trông lúa còn 11.000 ha, năng suất lúa dự kiến đạt 65 tạ/ha, lương thực bình quân đầu người đạt 550 kg/người.

+ Cây ngô:

Diện tích gieo trồng cây ngô duy trì ở mức 600 ha trong giai đoạn 2006-2010 (hiện nay 649 ha) và giảm còn 500 ha vào năm 2020. Năng suất ngô dự kiến tăng từ 45 tạ/ha lên 54 tạ/ha (năm 2010) và 61 tạ/ha (năm 2020).

- Cây công nghiệp

Hai cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là lạc và đậu tương được trồng vào vụ xuân và vụ đông. Cây Lạc vụ xuân trồng 900 ha trở lên; Vụ đông trồng 200 ha trở lên. Cây Đỗ tương phấn đấu vụ hè thu trồng 700 ha; vụ đông đạt 1000 ha.

- Rau đậu thực phẩm.

Đảm bảo cung cấp đủ rau tươi hàng ngày cho nhân dân trong huyện với chất lượng cao, ngoài ra còn có rau đậu hàng hóa xuất cho các khu vực đô thị, dự kiến sản lượng rau đậu đạt trên 14.000 tấn năm 2010.

sang trồng cỏ để phát triển đàn bò

- Nhóm cây ăn quả

Cây ăn quả chủ yếu được trồng ở đất vườn của các hộ gia đình. Các loại cây ăn quả chính là cam, quýt, bưởi, nhãn, chuối và na. Phấn đấu đến năm 2010 cải tạo hơn 200 ha vườn tạp sang trồng cây ăn quả và cung cấp các thông tin cần thiết như nguồn giống, cách chăm bón, thị trường… sản lượng quả phấn đấu đạt trên 4000 tấn/năm vào năm 2010 với các cây chủ lực là chuối, nhãn, vải, cam, quýt và bưởi.

* Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi:

Phấn đấu đưa tỷ trọng của ngành chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp tăng từ 29% năm 2004 lên 32-35% năm 2010 và 40% vào năm 2020. Trong chăn nuôi, chú trọng phát triển đàn lợn, bò và gia cầm. Phát triển các mô hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và trang trại.

- Đàn bò:

Phát triển đàn bò sinh sản và bò thịt, bò sữa để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đàn bò tăng từ 6300 con năm 2004 lên 10000 con năm 2010, tốc độ tăng trưởng là 7,7%. Phấn đấu đưa tỷ lệ sind hóa đàn bò từ 70% hiện nay lên 100% vào năm 2010. Để phát triển đàn bò theo hướng trên, cần phát triển một số trang trại chăn nuôi bò với quy mô lớn (50-100 con), kết hợp với chăn nuôi theo quy mô gia đình. Trang trại nuôi bò phát triển thích hợp ở vùng núi, nơi có đất đai rộng, xa các khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngoài ra, cần có các chính sách cho vay vốn, hỗ trợ vốn để mua bò giống, phối giống, tạo điều kiện thuận lợi cho một số hộ nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp.

- Đàn lợn:

Phát triển đàn lợn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng địa phương và có sản phẩm hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất ra bên ngoài. Phấn đấu phát triển đàn lợn từ 59000 con năm 2004 lên 80000 con năm 2010- tăng bình quân 3,5%/năm. Hình thức chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi theo kiểu công nghiệp và bán công nghiệp là chính. Huyện cần quy hoạch tập trung để phát triển trang trại chăn nuôi lợn, mỗi

trang trại có 100-300 con. Chăn nuôi lợn sữa xuất khẩu sang Hồng Kông là một hướng đi có nhiều tiềm năng. Để đáp ứng nhu cầu lợn sữa cho nhà máy đông lạnh phục vụ xuất khẩu,Yên Mô cần phát triển 40.000 con nái (hiện nay huyện mới có 10.000 con). Hiện lợn nái chủ yếu nuôi theo kiểu tận dụng thức ăn của hộ gia đình, cho nên không nuôi được nhiều. Cần nghiên cứu khả năng nuôi bán công nghiệp, vì nuôi theo kiểu công nghiệp không có lãi.

- Đàn gia cầm:

Giai đoạn 2006-2010, tốc độ phát triển đàn gia cầm dự kiến đạt mức như giai đoạn 2000-2004, năm 2010 đạt 600000 con. Đến năm 2020 dự kiến đạt 800000 con với tốc độ phát triển đạt 2,9% giai đoạn 2011-2020, nếu có thị trường thì có thể đạt mức cao hơn. Để phát triển đàn gia cầm, thủy cầm cần thực hiện tốt công tác phòng và chống dịch bệnh (nhất là cúm) cho gà, vịt, ngan, ngỗng.

- Đàn trâu: Duy trì ở mức trên dưới 3000 con đến 2020.

Bảng 3.1: Định hướng phát triển chăn nuôi

Chỉ tiêu ĐV 2004 2005 2010 2020 Tốc độ tăng % 2006-10 2011-20 1 Đàn trâu Con 2594 2750 3000 3500 1.5 1.6 2 Đàn bò Con 6298 6400 10000 12000 7.7 1.8 3 Đàn lợn Con 58857 65000 80000 90000 3.5 1.2 4 Đàn dê Con 2603 2800 3500 4500 3.8 2.5 5 Gia cầm Con 479086 570000 600000 800000 0.9 2.9 6 Thịt hơi xuất chuồng Tấn 5510 6200 8500 12000 5,4 3,5 Trong đó Thịt lợn 4508 5000 6500 9000 4,5 3,3 Gia cầm 773 800 1000 1500 3,8 4,1 Trâu bò 118 300 300 480 0,0 4,8 7 Giá trị sản phẩm Giá so sánh tr đ 60832 68450 93842.31 132483 5,4 3,5 Giá thực tế tr đ 92388 103957 142522.3 201208 5,5 3.5 Giá cố định 94 11,0 11,1 11,2 11,3 Giá thực tế 2005 16,8 16,9 16,10 16,11

* Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản

Huyện có tiềm năng phát triển thủy sản ở các ruộng trũng và các hồ chứa nước. Phát triển thủy sản dựa trên nuôi trồng là chủ yếu. Hình thức nuôi trồng đa dạng nhưng như nuôi thâm canh theo kiểu công nghiệp và bán công nghiệp ở các hồ đầm tự nhiên và nhân tạo; chuyển một số diện tích trồng lúa năng suất thấp sang mô hình nuôi cá + 1 vụ lúa hoặc chuyển hẳn sang nuôi cá. Nuôi trồng thủy sản nên tập trung ở các xã có điều kiện về tự nhiên, trình độ kỹ thuật như Yên Đồng, Yên Thắng, Yên Thái, Yên Hòa, Mai Sơn và Yên Thành với diện tích 500 ha (2010) và 1000 ha (2020). Song song với việc tăng diện tích nuôi trồng, năng suất nuôi trồng cũng phải là một hướng ưu tiên. Năng suất nuôi trồng dự kiến tăng từ 1,4 tấn/ha hiên nay lên 2 tấn (năm 2010) và 4-5 tấn (năm 2020). Sản lượng thủy sản, kể cả đánh bắt, tăng từ 756 tấn (năm 2004) lên khoảng 1000 tấn (năm 2010) và 4500 tấn (năm 2020).

Nuôi thủy sản ở các hồ chứa theo hướng kết hợp nuôi thả với bảo vệ nguồn lợi và du lịch sinh thái.

Bảng 3.2. Dự kiến kế hoạch phát triển thủy sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2004 Kế hoạch 2005 2010 2020 % tăng 06-2010 % tăng 2011-2020

I Diện tích tiềm năng ha 2168 2168 2168 2168 0 0

II Diện tích nuôi ha 534 670 1040 1400 9,2 3,0

III Sản lượng thủy sản tấn 806 990 2130 4320 16,6 7,3

Nuôi trồng tấn 758 930 2050 4200 17,1 7,4

Đánh bắt tấn 48 60 80 120 5,9 4,1

Năng suất nuôi trồng tấn/ha 1,4 1,4 2,0 3,0 7,3 4,3

GT sản xuất (2005) tr đồng 11284 13860 29820

6048

0 16,6 7,3

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Yên Mô

* Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành Lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp của huyện chủ yếu là vùng núi đá, các vùng đầu nguồn sông, suối. Đất lâm nghiệp có rừng của huyện hiện nay là 72,41 ha. Do vậy định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện là tiếp tục thực hiện trồng mới và khoanh nuôi, bảo

vệ rừng trên diện tích 1524,6 ha đất đồi núi chưa sử dụng của xã: Yên Thắng Yên Đồng, Yên Thái và Yên Lâm.

3.2.3.2. Định hướng chuyển dịch ngành Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

* Định hướng chuyển dịch ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Đặc biệt coi trọng vấn đề tạo thêm việc làm và tăng thu nhập phi nông nghiệp cho dân cư nông thôn trên cơ sở ưu tiên các ngành nghề mà huyện có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và tay nghề và tiếp tục tạo mọi điều khiên thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện.

Trong những năm trước mắt hướng đầu tư vào khai thác vật liệu xây dựng, hoàn thành và đi vào sản xuất nhà máy gạch tuynen 20 triệu viên/năm ở Yên Phong, nhà máy gạch Khánh Thượng công xuất 25 triệu viên năm và tiếp tục xây dựng thêm một nhà máy nữa vào giai đoạn 2011-2015. Các lò nung gạch thủ công hiện nay gây ô nhiễm môi trường sẽ ngừng hoạt động.

Đẩy mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, phát triển tiểu thủ công nghiệp thông qua khôi phục và phát triển các làng nghề hướng vào xuất khẩu cói, mây, tre, giang, các sản phẩm công nghiệp dệt may, thêu ren, sản xuất đồ gỗ, trang thiết bị nội thất… Từng bước triển khai hình thành các cụm công nghiệp, làng nghề phù hợp với điều kiện và nhu cầu của địa phương, đồng thời có các chính sách hỗ trợ cho các cụm công nghiệp phát triển, trước mắt cụm công nghiệp Mai Sơn.

Giá trị sản phẩm CN-TTCN dự kiến đạt trên 170 tỷ đồng năm 2010- gấp hơn 3 lần so với năm 2005 (giá so sánh 2004) hay tốc độ tăng trưởng 2004-2010 trung bình đạt 20,1%, trong đó tốc độ tăng trưởng công nghiệp khai thác: 30%, công nghiệp chế biến 20% và công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 15%. Sang giai đoạn 2011-2020, dự kiến giá trị sản xuất CN-TTCN tăng 15,6%, trong đó công nghiệp khai thác tăng 13%, công nghiệp chế biến: 16% và công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước: 8%.

Bảng 3.3: Dự kiến phát triển CN-TTCN đến năm 2020

Đơn vị: triệu đồng

2004-2010 2011-2020 Tổng giá trị sản lượng 56879 170612,3 724423,8 20,1 15,6 C/nghiệp khai thác 1785 8615,9 29247,1 30 13 % 3.1 5.0 4.0 C/nghiệp chế biến 51359 153357,2 676525,1 20 16 % 90.3 89,9 93,4

SX và phân phối điện nước 3735 8639,3 18651,6 15 8

% 6.6 5,1 2,6

Nguồn: Phòng hạ tầng kinh tế huyện Yên Mô

Để CN-TTCN phát triển theo đúng hướng, tránh gây lãng phí không cần thiết, huyện dự kiến quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các làng nghề sau:

Cụm công nghiệp Mai Sơn có diện tích: 17,3 ha ở phía Bắc, giáp quốc lộ 1A thuộc xã Mai Sơn (hiện đã đi vào hoạt động). Các ngành nghề dự kiến thu hút: Chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp dệt may, gia công cơ khí. Giai đoạn 2010 – 2015 sẽ mở rộng về phía nam đường sắt khoảng 10-20 ha, mở rộng thêm các ngành nghề: Chế biến thực phẩm, dệt may, thức ăn gia súc, đồ gỗ mỹ nghệ.

Khi QL 12B được xây dựng kéo dài nối với QL 10, có thể hình thành một số cụm công nghiệp hoặc làng nghề trên địa bàn các xã dọc QL này.

- Cụm công nghiệp Yên Thịnh: Diện tích 10 ha ở thị trấn Yên Thịnh, dự kiến các ngành nghề: dệt may, sản xuất chế biến hàng thủ công truyền thống và chế biến cói xuất khẩu…

- Cụm công nghiệp Yên Mạc diện tích 10 ha, dự kiến các ngành nghề: sản xuất đồ gỗ, hàng thủ công truyền thống, chế biến nông sản, thực phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dự kiến xây dựng các làng nghề sau:

- Làng nghề Hà Thanh sản xuất chiếu cói, chế biến giang và thêu ren xuất khẩu, diện tích khoảng 3-5 ha.

- Làng nghề sản xuất chiếu cói, chế biến giang và vật liệu xây dựng xã Yên Từ với diện tích 2-3 ha

- Làng nghề sản xuất thảm thêu, mây tre đan xuất khẩu ở xã Yên Thắng với diện tích 2-3 ha

- Làng nghề sản xuất cói, chế biến giang và vật liệu xây dựng xã Yên Lâm với diện tích 2-3 ha

- Xây dựng làng nghề sản xuất thảm thêu và vật liệu xây dựng xã Yên Thành với diện tích 2-3 ha

- Xây dựng làng nghề sản xuất thảm thêu, mây tre đan xuất khẩu ở xã Yên Hòa với diện tích 1-2 ha

- Xây dựng làng nghề sản xuất mây tre đan xuất khẩu tại xã Yên Hưng với diện tích 1-2 ha.

- Xây dựng làng nghề chế biến đồ gỗ nội thất xuất khẩu tại xã Yên Mỹ với diện tích 1-2 ha.

Như vậy, tổng diện tích đất xây dựng các làng nghề CN-TTCN đến năm 2015 khoảng 50 ha.

* Định hướng chuyển dịch ngành Xây dựng:

Phát triển xây dựng phải gắn kết hợp lý với việc hình thành hệ thống đô thị trong tương lai.

Trong giai đoạn 2006-2010 hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng và quy hoạch vật liệu xây dựng đối với các xã, thị trấn và hoàn chỉnh quy hoach các thị trấn, thị tứ. Tiếp tục đẩy mạnh cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống, trọng tâm là đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng trường học và các công trình thiết yếu. Phấn đấu đến hết năm 2012, 100% đường giao thông thôn, xóm được cứng hóa; 60% số trường mầm non và tiểu học, 80% số trường THCS được kiên cố hóa, từng bước hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi theo quy hoạch thủy lợi huyện Yên Mô năm 2001, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cấp và xây mới một số trạm bơm, kiên cố hóa kênh mương để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của sản xuất nông nghiệp.

3.2.2.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

* Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành Thương mại, dịch vụ

Phát triển nhanh hệ thống thương mại dịch vụ, để các hoạt động này ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, cung cấp đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm, làm đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển. Tiếp tục củng cố và mở rộng chợ nông thôn để các chợ đạt tiêu chuẩn loại 3 trở lên, xây dựng chợ

ở Trung tâm huyện, có các biện pháp chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh mở rộng quy mô kinh doanh, dịch vụ. Thực hiện quản lý tốt thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Tích cực tìm kiếm thị trường cho các mặt hàng nông lâm sản và thủ công mỹ nghệ. Mặt khác, tạo nguồn nguyên liệu ổn định như mây tre, nứa, cói cho các cơ sở sản xuất. Trong khi chưa đủ điều kiện đê xuất khẩu trực tiếp được, thì cần tìm kiếm một giải pháp thiết thực để người sản xuất có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để chủ động về mẫu mã, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa người sản xuất, công tu xuất nhập khẩu.

Quy hoạch mạng lưới dịch vụ trên địa bàn huyện để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân như dịch vụ ăn uống, cắt may quần áo, thẩm mỹ… Hoàn thiện hệ thống kinh doanh xăng dầu đến 2015, ngoài hệ thống cung cấp xăng dầu đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2003, nghiên cứu bổ sung thêm một số cửa hàng xăng dầu, nhất là ở các tuyến đường mới, các tuyến đường cải tạo nâng cấp.

Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ như bưu chính- viễn thông, tài chính-tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân. Mở rộng quy mô ngân hàng liên xã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vay vống. Tăng cường công tác giám sát và kiểm tra các

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 85 - 94)