Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 101 - 102)

Để có thể đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng cứng, việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đội ngũ chuyên gia công nghệ, về nguồn nhân lực không chỉ đòi hởi đáp ứng các nhu cầu phát triển của địa phương, của cả nước mà còn có thể tham gia vào thị trường lao động trong khu vực và trong thế giới.

Để phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh giáo dục đào tạo và y tế là những lĩnh vực trực tiếp ảnh hưởng đến trí lực, thể lực con người, đặc biệt cần coi trọng phát triển văn hóa-thông tin- thể dục thể thao dưới nhiều hình thức để nhanh chón rút ngắn sự chênh lệch về trình độ dân trí với thị trường cung cấp dịch vụ trong tương lai.

Đối với cán bộ công chức nhà nước: cần chuẩn hóa, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đảm bảo vừa hồng vừa chuyên. Kiến nghị cới tỉnh có các chính sách ưu tiên đại ngọ thỏa đáng để thu hút lực lượng cán bộ quản lý kinh tế, chuyên gia kỹ thuật giỏi đến làm việc lâu dài tại địa phương. Huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ KHKT, cán bộ quản lý được thường xuyên học tập nâng cao trình độ KHKT, chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật các kiến thức mới. Có mức thu nhập xứng đáng với đóng góp của mình.

Hàng năm trích từ nguồn kinh phí đầu tư cho sự nghiệp khoa học kỹ thuật của huyện để khuyến khích, động viên thỏa đáng cho những tập thể, và cá nhân có sáng kiến, đề tài được ứng dụng KHKT vào sản xuất, phát triển các ngành nghề sản xuất truyền thống, các ngành nghề mới. Tạo điều kiện để các cán bộ KHKT, cán bộ quản lý ngành và địa phương đi thăm quan học tập điển hình tiên tiến để áp dụng vào địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng theo mục tiêu đặt ra, cần coi trọng việc nâng cao chất lượng toàn diện nguồn lực con người, cả thể lực và trí lực.

Để phát triển thể lực con người, cần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng: hệ thống khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu; phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, bướu cổ; kết hợp phòng chống, khắc phục tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm), ngăn chặn sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS… Từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Tăng cường nâng cao dân trí, tuyên truyền, khuyến khích ý thức vượt khó vươn lên, mong muốn làm giàu cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội. Quy hoạch và phân loại cán bộ, đào tạo theo năng lực và sở trường, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn giỏi. Khuyến khích phát triển đội ngũ doanh nhân. Đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động cho phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch. Coi trọng và đầu tư đúng mức vấn đề nâng cao kiến thức toàn diện, đào tạo kỹ năng, dạy nghề cho người lao động với các hình thức đào tạo khác nhau. Phấn đấu đến năm 2011 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25-30% lực lượng lao động và đến 2020 con số này đạt 40-45%.

Bên cạnh việc phát triển, cần có sự phân bố hợp lý nguồn nhân lực, sử dụng thời gian lao động với tỷ lệ cao và có hiệu quả, tạo dựng lực lượng lao động có phong cách công nghiệp.

Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết là chất lượng, kiến thức của đội ngũ giáo viên; kiện toàn trường lớp, đổi mới và đầu tư thiết bị, dụng cụ giảng dạy theo hướng trang bị kiến thức đi đôi với khơi gợi năng lực sáng tạo cho học sinh.

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần huy động nguồn lực trong nhân dân, đẩy mạnh huy động xây dựng quỹ “khuyến học”

Có chính sách cụ thể và thiết thực trong xử lý, giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là bảo đảm việc làm và các chính sách đãi ngộ đối với các đối tượng chính sách: các gia đình có công với nước, các gia đình thương binh liệt sĩ, người tàn tật, gia đình neo đơn, trẻ em không có người nuôi dưỡng…

Ngoài ra, cần áp dụng một số giải pháp khác như đẩy mạnh áp dụng khoa học, công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường mở rộng thị trường…

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w