NHŨNG CĂN CỨ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ HUYỆN YÊN MÔ THEO

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 79 - 81)

HUYỆN YÊN MÔ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

3.1.1. Căn cứ vào xu thế toàn cầu hóa, khu vực hoá và hội nhập quốc tê

Hiện nay, toàn cầu hoá và khu vực hoá vẫn là xu thế đặc trưng nhất của nền kinh tế thế giới, nó xoá bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan; chuyển dịch hàng hoá, vốn đầu tư, tiền tệ, dịch vụ, công nghệ và lao động giữa các quốc gia thuận tiện với quy mô lớn. Xu thế khu vực hoá phản ánh mối quan hệ giữa những quốc gia trong từng khu vực với mục đích thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư, dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực; tạo lập những khu vực rộng lớn với một chính sách tài chính tiền tệ, công nghệ, thị trường thống nhất. Khu

vực hóa giúp cho các quốc gia thành viên tiết kiệm chi phí, tạo môi trường kinh doanh hiệu quả, tạo lợi thế cho từng quốc gia trong hợp tác và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khu vực hoá là bước đi cần thiết cho mỗi quốc gia tiến tới toàn cầu hoá. Tiêu biểu nhất của quá trình toàn cầu hoá là sự bùng nổ tự do hoá thương mại toàn cầu, là sự hình thành kinh tế thị trường toàn cầu, thị trường khu vực với các trình độ khác nhau nhưng gắn kết với nhau chặt chẽ hơn trong đó có vai trò hoạt động ngày càng tăng của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy vậy, cùng với những cơ hội xu thế này cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với mỗi cá nhân, tổ chức và quốc gia. Đó là yêu cầu cao hơn về trình độ lao động; là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường; là yêu cầu ổn định quản lý vĩ mô đối với nhà nước.

3.1.2. Căn cứ vào thực trạng kinh tế xã hội và yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay, rõ nhất là từ đầu năm 1990, nền kinh tế nước ta có bước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá. Nền kinh tế đã và đang chuyển mạnh từ nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp sang sản xuất kinh doanh hàng hoá theo cơ chế thị trường. Đây là một trong những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng và sâu sắc, làm thay đổi tính chất và các quan hệ cơ bản trong nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, xã hội và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu khách quan hiện nay. Bản thân quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế: cơ cấu chuyển đổi chậm, tổ chức sản xuất còn nhiều yếu kém, chủng loại tuy đa dạng, phong phú nhưng tỷ suất hàng hoá, chất lượng hiệu quả thấp, thu nhập của đa số người dân còn thấp. Nhìn chung, nền kinh tế chưa đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục, ổn định, chưa đủ để tạo một sự chuyển biến căn bản, tạo tiền đề vững chắc cho việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bên cạnh đó, xu thế đô thị hoá đang ngày càng pphát triển mạnh mẽ.Sự phát triển của quá trình đô thị hóa sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế.

Như vậy, đối với Việt Nam, trong điều kiện hiện nay, để phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ, bền vững, đủ sức hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đặt ra là cần phải có các giải pháp để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện địa hoá.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện yên mô, tỉnh ninh bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w