Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 47 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
47
Dung lượng
444,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ o0o CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN KIM BẢNG THEO HƯỚNG CNH - HĐH GIAI ĐOẠN 2010-2015 Giáo viên hướng dẫn : THS. NGUYỄN QUANG HUY Sinh viên thực hiện : CAO NGỌC TRUNG Líp : QUẢN LÝ KINH TẾ MSSV : TX 071583 Hà Nội, 2012 1 MỤC LỤC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN KIM BẢNG 1 THEO HƯỚNG CNH - HĐH GIAI ĐOẠN 2010-2015 1 Hà Nội, 2012 1 1 PHẦN MỞ ĐẦU Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là con đường tất yếu để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Mục tiêu của CNH - HĐH là xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc… Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH thì vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải xuất phát từ sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Kim Bảng là huyện bán sơn địa của tỉnh Hà Nam, thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, kinh tế còn kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, cơ cấu kinh tế đó cú bước chuyển dịch tích cực nhưng chưa vững chắc; cơ cấu lao động, nhất là lao động ở nông thôn chuyển dịch còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Vì vậy, việc vận dụng những quan điểm tư tưởng của Đảng qua các kỳ Đại hội để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đòi hỏi phải nghiên cứu một cách khoa học, đồng bộ có hệ thống giữa lý luận và thực tiễn kinh tế xã hội của huyện. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng theo hướng CNH - HĐH giai đoạn 2010-2015 làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ 1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1. Cơ cấu kinh tế 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Cơ cấu biểu hiện những yếu tố cấu thành và mối quan hệ cơ bản, tương đối ổn định của đối tượng đó trong một thời gian nhất định. Trong cơ cấu kinh tế mặt chủ đạo của nó là hệ thống QHSX, tức là QHSX giữa người với người trong tất cả cỏc khõu của quá trình tái sản xuất xã hội. Các quan hệ đó phải được biểu hiện ở lợi ích kinh tế với tư cách là động lực của sự phát trển sản xuất. Cơ cấu kinh tế là tổng hợp các mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế. Đó là mối quan hệ giữa LLSX và QHSX của một nền kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định. Thực chất việc thay đổi và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý là một quá trình phân công lao động xã hội. “Cơ cấu kinh tế xã hội là toàn thể những QHSX phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của LLSX vật chất” 1 . Từ đó ta thấy cơ cấu kinh tế không chỉ là mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành mà bao hàm sự phát triển của từng bộ phận trong cơ cấu đó. Cơ cấu kinh tế là cơ sở hình thành cơ cấu xã hội. C.Mỏc cũng chỉ rõ: “…chớnh toàn bộ các QHSX giữa người đảm nhận sản xuất với nhau và giữa họ với tự nhiên, tức là điều kiện trong đó họ tiến hành sản xuất, toàn bộ những quan hệ đó hợp thành về mặt xã hội của nú” 1 . 1 C.Mác - Góp phần phê phán kinh tế chính trị học - NXB: Sự Thật - Hà Nội 1964 (Trang 17) 1 C.Mác - Tư bản quyển 3, tập 2; NXB: Sự Thật - Hà Nội 1973.(Trang 281) 2 Nội dung cơ cấu kinh tế quốc dân có thể xem xét trên nhiều góc độ khác nhau: - Cơ cấu theo ngành kinh tế kỹ thuật (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ): Là sự kết hợp giữa các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Sự vận động của các ngành kinh tế và các mối liên hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sản xuất xã hội, lại vừa mang những nét đặc trưng của mỗi giai đoạn, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, phản ánh chất lượng của nền sản xuất và chất lượng tăng trưởng. Từ việc nghiên cứu này để tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý giữa các ngành và lĩnh vực cần ưu tiên tập trung những nguồn lực có hạn của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ trong mỗi thời kỳ để thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách hiệu quả, hay nói cách khác, là tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý và hiện đại. - Cơ cấu theo vùng lãnh thổ: loại cơ cấu này là sự kết hợp giữa cỏc vựng, lãnh thổ trong toàn quốc hoặc trong toàn bộ đơn vị cơ sở trong mỗi vùng, hoặc cơ cấu theo địa phương. Cơ cấu này thể hiện sự phân bố LLSX, sự phân công lao động trờn cỏc vựng lãnh thổ khác nhau và mối quan hệ giữa cỏc vựng lãnh thổ này trong một nền kinh tế. - Cơ cấu các thành phần kinh tế: phản ánh mối quan hệ, tỷ lệ chủ yếu giữa các thành phần kinh tế như kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. - Cơ cấu kinh tế theo các lĩnh vực: cơ cấu của khu vực sản xuất, khu vực tích luỹ, khu vực tiêu dùng. Với các cách tiếp cận trờn đó phản ánh một số vấn đề chủ yếu của cơ cấu kinh tế đó là: + Thứ nhất: cơ cấu kinh tế là tổng thể cỏc nhúm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế (mà cụ thể là: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thanh phần kinh tế của) mỗi quốc gia. 3 + Thứ hai: sự tác động qua lại, tương tác lẫn nhau giữa các ngành, các yếu tố… Hướng vào các mục tiêu đã xác định. + Thứ ba: vấn đề về số lượng và tỷ trọng của cỏc nhúm ngành và của các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước. 1.1.2. Tính chất của cơ cấu kinh tế Mọi sự vật hiện tượng cũng như nền kinh tế quốc dân đều vận động theo những quy luật khách quan, theo những cấu trúc và biến đổi nhất định. Cơ cấu kinh tế phản ánh cơ bản, cô đọng nội dung của chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế trong từng giai đoạn. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phản ánh được sự vận động của quy luật khách quan trong nền kinh tế. Vai trò chủ quan của con người chính là sự nhận thức và vận dụngtheo đúng quy luật khỏch quanđú để xây dựng cơ cấu, hoạch định chiến lược kinh tế - xã hội đúng đắn. Mọi sự áp đặt chủ quan, nóng vội hay bảo thủ trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế đều mang lại tác động xấu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển bình thường khi giữa các mặt các bộ phận có những mối liên hệ cân đối theo tỷ lệ hợp lý trong sự phân công lao động xã hội. Tuy nhiên tính ổn định của cơ cấu kinh tế chỉ là tương đối, cơ cấu kinh tế luôn luôn vận động tới một chừng mực nhất định. Tính hai mặt, vừa ổn định (tương đối) vừa vận động biến đổi thường xuyên của cơ cấu kinh tế nói lên tính phức tạp của việc thay đổi cơ cấu kinh tế, đòi hỏi Nhà nước và các chủ thể quản lý cần phảI tránh cả hai xu hướng đó là: nếu quá nhấn mạnh tính duy trì ổn định thì dễ dẫn đến tính bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và ngược lại, quá trình nhấn mạnh tính biến đổi sẽ rơi vào chủ quan, nóng vội, duy ý chí. 1.1.3. Các loại hình cơ cấu kinh tế (theo ngành, vùng, thành phần kinh tế). 4 Cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế quốc dân được hình thành trờn cỏc cơ cấu sau: Thứ nhất, cơ cấu ngành kinh tế, bao gồm: - Nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp - diêm nghiệp. - Công nghiệp - xây dựng. - Dịch vụ - du lịch. Thứ hai, cơ cấu vùng kinh tế. Thứ ba, cơ cấu các thành phần kinh tế. 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH 1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình tác động có hướng đích của các chủ thể quản lý, nhằm biến đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả sang một cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn, tiến bộ hơn, hiệu quả hơn. Đó là quá trình tác động liên tục, tổng hợp trên nhiều phương diện cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định. Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, cỏc vựng, cỏc thành phần do sự xuất hiện hoặc biến chất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều. Từ những khái niệm và nội dung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ta có thể khẳng định: mục tiêu của sự chuyển dịch kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhằm khắc phục tính tự cung, tự cấp khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, gắn thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường tích luỹ nội bộ nền quốc dân để nhanh chóng đưa đất nước tiến lên văn minh và hiện đại. 5 Về bản chất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống theo những định hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống đó từ một trạng thái nhất định tới trạng thái phát triển tối ưu để đạt hiệu quả mong muốn, thông qua sự điều khiển có ý thức của con người, trên cơ sở vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan. Cơ cấu kinh tế quốc dân đa dạng, phong phú, bao gồm: Cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế xã hội, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế đối ngoại. Đối với chúng ta, đây là một vấn đề khó khăn và phức tạp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, để có được một cơ cấu kinh tế hợp lý, đem lại hiệu quả cao, đồi hỏi chung ta phải có nhận thức và quan điểm đúng đắn về vấn đề này. đồng thời trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chúng ta phải đảm bảo được những yêu cầu mang tính nguyên tắc sau: + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với mô hình kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của mô hình kinh tế lựa chọn. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo nền kinh tế hoạt động với hiệu quả cao nhất. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo phát triển quy mô sản xuất hợp lý, từng bước áp dụng phương pháp công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã xác định: “Thỳc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH” 1 . Sự 1 Văn kiện hội nghị giữa nhiệm kỳ BCH TW khoá VII trang 26 6 nghiệp CNH - HĐH ngày nay mà Đảng ta đã chỉ ra là: “Quỏ trỡnh chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một các phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại dự trên sự phát triển công nghiệp và khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao ” 2 . Trong mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế quốc gia, mọi khu vực đều có sự thay đổi số lượng cỏc nhúm kinh tế và tương quan tỷ trọng cỏc nhúm ngành và vùng lãnh thổ trong tổng thể nền kinh tế. Do đó, nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải tạo cái cũ, cái chưa phù hợp để xây dựng một cơ cấu mới, tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ, biến đổi cơ cấu cũ thành cơ cấu hiện đại và phù hợp với xu thế phát triển. Khi phân tích cơ cấu ngành kinh tế người ta thường phân tích theo ba nhóm ngành chính sau: - Nhóm ngành công nghiệp bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng. - Nhóm ngành dịch vụ bao gồm các ngành như thương mại, bưu điện, du lịch. - Nhóm ngành nông nghiệp bao gồm các ngành nụng-lõm-ngư nghiệp. Nếu như phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ, thì chế độ sở hữu lại là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ. Sự tác động đó là một biểu hiện sinh động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một mặt thông nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao động xã hội. Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn 2 Văn kiện hội nghị lần thứ 7 BCH TW khoá VII trang 65 7 với cơ cấu ngành và thống nhất trong nền kinh tế. Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế theo lãnh thổ cho phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán truyền thống của mỗi vùng, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của vựng đú. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có nhân tố thúc đẩy có nhân tố kìm hãm. Sự tác động đan xen nhau đó làm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ và hiệu quả khác nhau. Có thể chia các nhân tố tác động cơ cấu kinh tế theo ba nhóm sau: - Nhúm các nhân tố địa lý, tự nhiên. - Nhúm các nhân tố kinh tế - xã hội bên trong đất nước. - Nhúm các nhân tố bên ngoài. 2. Tính tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế. Nội dung chính của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, thực hiện cách mạng khoa học kỹ thuật và phân công lại lao động xã hội. Do vậy nó động chạm đến tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Vấn đề quan trọng là phải hiểu một cách thống nhất bản chất của quá trình công nghiệp hoỏ, hiờn đại hoá từ đó vận dụng một cách phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ này. điều đó thể hiện ở các mặt sau: Một là, cụng nghiệp hoá, hiện đại hoá gồm những nội dung khác nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai là, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một quá trình mang 8 [...]... chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, vùng lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong đó cơ cấu ngành có vai trò quyết định vỡ nú phát triển theo quan hệ cung - cầu trên thị trường còn cơ cấu thành phần kinh tế là lực lượng kinh tế quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành 10 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN KIM BẢNG THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế. .. đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng theo hướng CNH HĐH giai đoạn 201 0-2 015 2.2 Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Kim Bảng trong thời gian qua Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVII, XVIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, XXIV; Đảng bộ, quân và dân huyện Kim Bảng 15 đã phát... Đại hội đề ra Biểu: Cơ cấu kinh tế của huyện năm (2008 - 2010) Cơ cấu % Năm 2008 Năm 2009 Công nghiệp, xây dựng % 16,4 20 Nông - lâm - Thuỷ sản % 70,1 62,7 Dịch vụ % 13,5 17,3 Nguồn: Phòng thống kê huyện Kim Bảng - Cơ cấu kinh tế năm 2008: + Công nghiệp, xây dựng: 16,4 % (mục tiêu 20,7%) + Nụng - lâm - thuỷ sản: 70,1 % (mục tiêu 60,4%) + Dịch vụ: 13,5 % (mục tiêu 18,9%) - Cơ cấu kinh tế năm 2009: 16 Năm... lãnh đạo ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ 28 cách mạng mới Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH ở Kim Bảng là con đường tất yếu để xoỏ đúi giảm nghèo tiến lên làm giàu nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng ta đã đề ra là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH của huyện Kim Bảng chính là quá trình tổ chức và phân công lại lao động... dân trong thực thi công vụ - Môi trường đầu tư thiếu hấp dẫn, chưa có chính sách ưu đãi thoả đáng đối với đầu tư trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho các ngành, các thành phần kinh tế phát triển 30 CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN KIM BẢNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Kim Bảng là quá trình tổ chức... thì mới đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoỏ trờn quê hương Kim Bảng 31 1 Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng giai đoạn 2010 - 2015 1.1 Phương hướng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng quê hương và sử dụng... nghề bằng kinh nghiệm trong từng gia đình, từng làng xóm, từ đời này qua đời khác 1 Với vị trí địa lý, tự nhiên và nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào như vậy, Kim Bảng rất có lợi thế để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… và có điều kiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoỏhiện đại hoá 2.1 2 Điều kiện kinh tế - xã hội Về kinh tế: Kim Bảng vốn là huyện một huyện bán... biểu Đảng bộ huyện Kim Bảng lần thứ XXIV (tháng 8/2010) đề ra trong 5 năm tới (201 0-2 015) là: chuyển dịch cơ cấu nhanh, mạnh, bền vững theo hướng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp” Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2015 Chỉ tiêu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngành nông, lâm, thuỷ sản Ngành công nghiệp, xây dựng Ngành dịch vụ Lao động nông nghiệp Lao động ngành nghề dịch vụ Tổng... nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện 2.1.1 Điều kiện tự nhiên - Điều kiện địa lý và tài nguyên thiên nhiên: Kim Bảng là một huyện nông nghiệp, hơn nữa lại là một huyện bán sơn địa, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam Có vị trí địa lý vào khoảng 20 độ 3 vĩ độ Bắc, 105 độ 30 kinh độ Đông, Kim Bảng nằm sát ngay cạnh trung tâm tỉnh lỵ - nơi có đường... 30%) + Nụng - lâm - thuỷ sản: 62,7 % (mục tiêu 50,4%) + Dịch vụ: 17,3 % (mục tiêu 19,6%) - Cơ cấu kinh tế năm 2010: + Công nghiệp, xây dựng: 42 % (mục tiêu 40,4%) + Nụng - lâm - thuỷ sản: 29 % (mục tiêu 29,4%) + Dịch vụ: 29 % (mục tiêu 30,2%) Qua bảng biểu diễn cơ cấu kinh tế của huyện năm (2008 - 2010), tỷ trọng các ngành nụng, lõm, Thuỷ sản có xu hướng giảm, công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng, . I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ 1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1. Cơ cấu kinh tế 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Cơ cấu. mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng theo hướng CNH - HĐH giai đoạn 201 0-2 015 2.2. Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Kim Bảng trong thời gian. nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp - diêm nghiệp. - Công nghiệp - xây dựng. - Dịch vụ - du lịch. Thứ hai, cơ cấu vùng kinh tế. Thứ ba, cơ cấu các thành phần kinh tế. 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo