Trong đó có chính sách thuế tài nguyên là một trong nhữngcông cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý việc khai thác sử dụng cóhiệu quả nguồn tài nguyên.. Các nhân tố ảnh hưởng và sự
Trang 1DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN 6
1.1 Lý luận chung về chính sách thuế tài nguyên 6
1.1.1 Những vấn đề chung về thuế, chính sách thuế 6
1.1.2.Thuế tài nguyên, chính sách thuế tài nguyên và vai trò chính sách thuế tài nguyên đối với nền kinh tế thị trường 14
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên 24
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện chính sách thuế 24
1.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên 28
1.3 Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở một số nước trên thế giới 31
1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở một số nước 31
1.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN Ở TỈNH NINH BÌNH 37
2.1 Khái quát quá trình cải cách chính sách thuế và chính sách thuế tài nguyên 37
2.1.1 Giai đoạn 1990- 1995: Cải cách chính sách thuế bước 1 37
2.1.2 Giai đoạn 1995- 2004: cải cáchchính sách thuế bước 2 38
2.1.3 Giai đoạn 2005 - 2010: cải cách chính sách thuế bước 3 41
2.2 Tình hình thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh bình 42
2.2.1 Kết quả đạt được 42
Trang 2về hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên 60
2.3.1 Những nguyên nhân về mặt chính sách 60
2.3.2 Ý thức chủ quan của người thực hiện 62
2.3.3 Những vấn đề đặt ra hiện nay trong thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình 64
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN 68
3.1 Phương hướng hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên 68
3.1.1 Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước 68
3.1.2 Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên hướng đến không ngừng nâng cao hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước 70
3.1.3 Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên cần phải hợp lý nhằm tăng cường nguồn thu và vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước 71
3.1.4 Hoàn thiện chính sách thuế TN theo hướng đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế 72
3.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên 74
3.2.1 Chính sách thuế phải đơn giản, minh bạch, công bằng dễ thực hiện .74
3.2.2 Đảm bảo tăng nguồn thu cho NSNN 75
3.2.3 Đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực TN 76
3.2.4 Đảm bảo yêu cầu về tính hiệu quả của chính sách 77
3.2.5 Đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác sử dụng tài nguyên……… 78
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên 79
3.3.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý của chính sách thuế tài nguyên 79
3.3.2 Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy cơ quan quản lý thuế 81
3.3.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên gia hoạch định chính sách, thực hiện chính sách 84
Trang 3KẾT LUẬN 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
Trang 4STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT
6 WTO Tổ chức thương mại quốc tế
9 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Trang 5BIỂU ĐỒ
Biểu 1.1: Thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô 25Biểu 1.2: Số thu từ thuế tài nguyên cả nước từ năm 2005 đến năm 2009 30Biểu 2.1: Kết quả thu thuế TN theo đơn vị hành chính ở tỉnh Nnh Bình từ
năm 2005 đến 2009 43Biểu 2.2: Thuế suất thuế TN tái tạo và TN không tái tạo được 46Biểu 2.3: Giá một số loại tài nguyên qua các năm ở tỉnh Ninh Bình 48Biểu 2.4: Tổng hợp số thu thuế TN từ năm 2005 đến 2009 ở địa bàn tỉnh Ninh Bình
53Biểu 2.5: Giá tính thuế một số loại TN đang áp dụng ở một số tỉnh 57Biểu 2.6: Thuế suất thuế tài nguyên năm 2010 58Biểu 2.7: Tổng hợp số lượng TN đất san lấp của một số các doanh nghiệp
khai thác ở tỉnh Ninh Bình năm 2008-2009 62Biểu 2.8: Tổng hợp số thuế TN năm 2008 đơn vị đã kê khai so với số phải kê khai
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Tài nguyên là tài sản quan trọng của quốc gia, cần phải khai thác, sửdụng có hiệu quả nguồn lực tài nguyên của đất nước Đảng và Nhà nước đã cónhiều công cụ để bảo vệ, quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồnlực tài nguyên Trong đó có chính sách thuế tài nguyên là một trong nhữngcông cụ tài chính quan trọng để Nhà nước quản lý việc khai thác sử dụng cóhiệu quả nguồn tài nguyên
Pháp lệnh thuế tài nguyên được ban hành từ năm 1990, đến nay quanhiều lần sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới việcquản lý, khai thác, sử dụng nguồn TNTN của đất nước
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp tham gia hoạtđộng khai thác tài nguyên Song, việc thực thi pháp luật, nhất là Luật thuế TNcủa các doanh nghiệp khai thác còn nhiều yếu kém
Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên còn là yêu cầu cấp thiết của hệthống chính sách thuế Việt Nam để bảo đảm tính đồng bộ của các chính sáchthuế hiện hành đã và đang tiến hành sửa đổi
Với những lý do nêu trên đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình)” được chọn làm đề tài
luận văn thạc sỹ của tôi
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Luận văn góp phần đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn vềchính sách thuế TN;
Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế TN ở tỉnh Ninh Bình, chỉ
ra những mặt hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách;
Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách thuế TN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập chung nghiên cứu lý luận và thực tiễn
Trang 7dưới góc độ kinh tế chính trị; dưới giác độ các chính sách chung về thuế tàinguyên đã tác động như thế nào đến hoạt động thực tiễn
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chinh sách thuế tài nguyên, xuất phát
từ chính sách thuế tài nguyên đang áp dụng từ năm 1990 và Luật thuế tàinguyên được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hànhngày 25/11/2009
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong đề tài là phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài còn sử dụngphương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh trong quátrình nghiên cứu
5 Dự kiến đóng góp của luận văn:
Thứ nhất: Góp phần hệ thống hoá những cơ sở lý luận và thực tiễn về
chính sách thuế tài nguyên; Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách; Sự cầnthiết phải nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên
Thứ hai: Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở
tỉnh Ninh Bình, kết quả đạt được và những hạn chế; Nguyên nhân của nhữngmặt hạn chế
Thứ ba: Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách thuế
tài nguyên
6 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị, kết luận, tài liệu tham khảo luận vănđược bố cục thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện chính sách thuế TNChương II: Thực trạng thực hiện chính sách thuế TN ở tỉnh Ninh Bình.Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn chính sách thuế TN
Trang 8CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN
1.1 Lý luận chung về chính sách thuế tài nguyên:
Tại phần này luận văn đã sử dụng các vấn đề lý luận và thực tiễn để làmsáng tỏ các nội dung về:
Thứ nhất: Khái niệm về thuế, chính sách thuế, vai trò của thuế nói chung
trong nền kinh tế thị trường, có số liệu minh chứng
Thứ hai: Khái niệm thuế TN, chính sách thuế TN, vai trò của chính sách
thuế TN đối với nền kinh tế thị trường, phân tích làm rõ vai trò nổi bật củachính sách thuế TN là đảm bảo nguồn thu và là công cụ Tài chính quản lýkhai thác, sử dụng hiệu quả TNTN; Nội dung về hoàn thiện chính sách thuếtài nguyên
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên:
Phần này luận văn đưa ra và lập luận nội dung về:
(i) Các nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện chính sách thuế thông qua phân tích:Quan điểm, chủ chương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhànước; Các định hướng cải cách chính sách thuế trong quá trình hội nhập, ảnhhưởng của các Luật thuế hiện hành và Trình độ năng lực cán bộ xây dựng vàthực hiện chính sách thuế
(ii) Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên thông quaviệc phân tích các nội dung :
Chính sách thuế TN phải đảm bảo sự phù hợp trong từng giai đoạn, gópphần bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; Tập chungnguồn thu cho ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối lại nguồn thu củangân sách Nhà nước
Trang 91.3 Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở một số nước
trên thế giới:
Luận văn sau khi nghiên cứu những kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiệnchính sách thuế tài nguyên ở một số quốc gia trên thế giới gồm các nước pháttriển và đang phát triển, các nước trong khu vực đã rút ra bài học kinh nghiệmcho Việt Nam về hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên, đó là:
Thứ nhất: Đối tượng chịu thuế phải mở rộng để bao quát hết nguồn thu;Thứ hai: Mức thuế suất phải điều chỉnh hợp lý ở mỗi giai đoạn khác nhau;Thứ ba: Nên lựa chọn phương pháp tính thuế theo giá hàng để đơn giản,
dễ thực hiện;
Thứ tư: Thu hẹp diện miễn giảm thuế để đảm bảo khai thác, sử dụng tiếtkiệm hiệu quả nguồn lực tài nguyên
Trang 10CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ
TÀI NGUYÊN Ở TỈNH NINH BÌNH
Trong phần này luận văn đã dùng những số liệu cụ thể ở tỉnh Ninh Bình
để phân tích đánh giá tổng quan về những thực trạng thực hiện chính sáchthuế TN, kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế
trong việc thực hiện chính sách thuế TN
2.1 Khái quát quá trình cải cách chính sách thuế và chính sách thuế tài nguyên:
Luận văn đã trình bày khái quát quá trình cải cách chính sách thuế vàchính sách thuế TN qua các thời kỳ từ 1990 đến nay theo ba giai đoạn: Giaiđoạn 1990- 1995, cải cách chính sách thuế bước 1; Giai đoạn 1995- 2004, cảicách chính sách thuế bước 2; Giai đoạn 2005 – 2010, cải cách chính sách thuếbước 3 Phần này luận văn nêu bật mục tiêu của cải cách chính sách thuế TN
là tập trung nguồn thu cho NSNN, đảm bảo sử dụng tiết kiệm hiệu quảTNTN
2.2 Tình hình thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình:
Trang 11
Thứ hai: Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực, chính sách thuế TN cũng còn những mặthạn chế: Chính sách thuế TN chưa tập trung nguồn thu đáng kể cho NSNN;Chính sách thuế TN chưa thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để quản
lý nguồn lực TN; Chưa bao quát chặt chẽ người nộp thuế, còn nhiều đốitượng chịu thuế chưa đưa vào quản lý thu; Giá tính thuế và thuế suất của cácloại tài nguyên còn nhiều bất cập; Về miễn giảm thuế còn nhiều vướng mắctrong quá trình thực hiện
2.3 Nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra về hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên:
Qua phân tích cho thấy, việc thực hiện chính sách thuế TN sau 20 năm,bên cạnh những thành tựu đạt được nhưng vẫn còn tồn tại hạn chế Nhữnghạn chế này là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Những nguyên nhân về mặt chính sách
Chính sách thuế TN vẫn còn nhiều kẽ hở như: Chưa bao quát hết cáctrường hợp người nộp thuế TN, chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế TN Dovậy, nhiều TNTN các đơn vị khai thác sử dụng vào kinh doanh nhưng khôngthu thuế; Chế tài xử phạt vi phạm Luật thuế TN chưa thoả đáng đối với cáchành vi vi phạm Luật hay nói cách khác là mức xử phạt còn qúa nhẹ
Thứ hai: Những hạn chế của cán bộ xây dựng và thực hiện chính sách
Cán bộ làm công tác xây dựng chính sách còn phải kiêm nhiệm nhiềuviệc, năng lực một số cán bộ còn hạn chế, chưa bao quát hết được những vấn
đề nảy sinh trong thực tiễn, nhất là những vấn đề sẽ phát sinh trong tương lai;Trình độ quản lý của một bộ phận cán bộ thuế chưa đáp ứng được đòi hỏi củathực tiễn quản ký thuế TN; Cán bộ các ngành tham mưu cho Uỷ Ban nhântỉnh ban hành giá tính thuế TN trên địa bàn chưa sát với giá của thị trường, do
Trang 12trình độ năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế chưa khảo sát tính toán đúng cácyếu tố cấu thành giá tính thuế TN
Đây là nguyên nhân làm giảm vai trò của chính sách thuế TN “là công
cụ quan trọng để tập chung nguồn thu cho NSNN, quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực TN.”
Thứ ba: Những vấn đề đặt ra hiện nay trong thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình.
Vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách thuế TN ở tỉnh Ninh Bình
đó là: Cách xác định giá tính thuế còn nhiều hạn chế trong việc thực thi chínhsách; Thuế suất thuế TN đá vôi và sản xuất xi măng đang là vấn đề đặt ra đốivới việc thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng Luật; Việc miễn thuế TN đốivới đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình đê điều, an ninh, quốc phòngđang là vấn đề cần giải quyết
Các văn bản quy định về thuế TN, về hoạt động khai thác khoáng sảnthiếu đồng bộ, chậm sửa đổi là một trong những vấn đề đặt ra trong việc thựchiện chính sách hiện nay Sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan hữuquan khác trong quản lý, kiểm tra giám sát, chưa được chặt chẽ nhất là ngànhTài nguyên và Môi trường Ý thức chấp hành của người nộp thuế cũng là vấn
đề bức xúc hiện nay ở tỉnh Ninh Bình
Trang 13CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN
3.1 Phương hướng hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên:
Luận văn đã đề cập tới các phương hướng hoàn thiện chính sách thuế tàinguyên trên cơ sở: Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên theo đường lốichiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ở mỗi thời kỳ củađất nước; Chính sách thuế tài nguyên phải hướng đến mục tiêu không ngừngnâng cao hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước trong việc phát triểnkinh tế - xã hội hợp lý, nhằm tăng cường nguồn thu và vai trò điều tiết vĩ môcủa Nhà nước; Đồng thời chính sách thuế TN phải theo hướng đơn giản, ổnđịnh, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và phù hợpthông lệ quốc tế
3.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên:
Luận văn đã nêu một số quan điểm nổi bật về hoàn thiện chính sách thuếtài nguyên, đó là: Chính sách thuế phải đơn giản, minh bạch, công bằng, dễthực hiện, đảm bảo nguồn thu cho NSNN ngày càng tăng, khai thác, sử dụngtiết kiệm, hiệu quả nguồn lực TN; Chính sách thuế TN thực sự hiệu quả cả vềmặt kinh tế và xã hội, đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp khai thác sửdụng tài nguyên
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên:
Sau khi phân tích định hướng chiến lược, quan điểm hoàn thiện chínhsách và căn cứ vào những mặt mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắcphục, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách thuế
TN như sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ sở pháp lý của chính sách thuế tài nguyên
Nhà nước cần tạo lập một hệ thống pháp luật đồng bộ liên quan tới Luật
Trang 14thuế TN, có nghĩa là chính sách thuế và các chính sách liên quan về hoạt độngkhai thác TN phải được hoàn thiện đồng thời để đảm bảo tính đồng bộ, hiệuquả trong việc thực thi chính sách thuế TN.
Hệ thống chế tài xử phạt không chỉ về mặt hành chính mà cả về mặt hình sự Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy đồng bộ để hướng dẫn tổchức thực hiện Đồng thời các văn bản pháp quy hướng dẫn Luật và các vănbản liên quan đến chính sách thuế TN phải tiến hành rà soát để xem xét bãi
bỏ, sửa đổi cho phù hợp với chính sách hiện hành
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy cơ quan quản lý thuế.
Trước hết phải tinh giảm biên chế, đào tạo cán bộ chuyên nghiệp,chuyên sâu theo từng lĩnh vực quản lý thuế; Tổ chức phân cấp thẩm quyềnquản lý TN và công tác quản lý thuế cho cơ quan thuế cấp dưới; Phân côngcán bộ quản lý đúng người đúng việc, dựa theo năng lực sở trường của mỗicán bộ thuế trong đơn vị để bố trí công việc cho hợp lý; Phối hợp chặt chẽ vớicác cấp các ngành trong việc thực hiện chính sách thuế TN
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị khai thác TN ngay từkhi thực hiện khai thác và kê khai với cơ quan thuế; Cải cách hành chính ứngdụng công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại hoá trang thiết bị quản lý thu thuế
Thứ ba: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên gia hoạch định chính sách, thực hiện chính sách.
Đào tạo đội ngũ chuyên gia hoạch định chính sách chuyên nghiệp, mỗicán bộ nghiên cứu đảm nhiệm một lĩnh vực thuế nhất định; Đào tạo đội ngũcán bộ ngành thuế có năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ cao đáp ứngđược yêu cầu quản lý thuế hiện đại; Tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ làmcông tác hoạch định chính sách và đội ngũ cán bộ thuế đảm bảo thu hút đượccán bộ giỏi nhiệt tình với công việc Có nghĩa là, ngành thuế cần xét tuyển,các sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá giỏi ở những ngànhnào, trường nào thì được tuyển thẳng không cần qua thi tuyển Hoặc tất cả
Trang 15sinh viên khi tốt nghiệp đại học tiếp tục theo học sau đại học có bằng thạc sỹ
thuộc các lĩnh vực chuyên ngành kinh tế cũng được tuyển thẳng vào ngành
Tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao nhận thức trong việc thực thichính sách thuế TN Đối với người nộp thuế còn phải thường xuyên tổ chứctập huấn, đối thoại trực tiếp, gián tiếp mỗi khi chính sách sửa đổi bổ sung đểngười nộp thuế thực thi chính sách kịp thời theo quy định của pháp luật thuế
Thứ tư: Hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ
Trong phần này Luận văn đã đưa ra các giải pháp nghiệp vụ về hoàn
thiện chính sách thuế TN, đó là: Hoàn thiện căn cứ tính thuế, đối với căn cứ
tính thuế cần phải hoàn thiện những nội dung về giá tính thuế đối với TN xuấtkhẩu, cách giải quyết vấn đề hạn chế trong việc xây dựng giá tính thuế TNhiện nay; Sửa đổi thuế suất để giải quyết những bất cập đang vướng mắc Hoàn thiện đối tượng chịu thuế và người nộp thuế, cần bao quát quản lýchặt chẽ người nộp thuế; Rà soát các đối tượng chịu thuế để đưa vào quản lý thuđảm bảo công bằng xã hội giữa các đơn vị khai thác TN Đồng thời tiếp tục thuhẹp đối tượng miễn, giảm thuế TN để hạn chế các trường hợp lách Luật
KIẾN NGHỊ
Xuất phát từ tình hình thực hiện chính sách thuế TN ở tỉnh Ninh Bình
đề tài đưa ra các kiến nghị sau:
Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng quy chếphối hợp quản lý thuế TN, phối hợp thực hiện chính sách thuế TN
Thường xuyên công khai các doanh nghiệp khai thác TN vi phạm Luậtthuế TN, Luật khoáng sản và các quy định khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh vềkhai thác TN trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh
Kiến nghị UBND tỉnh trình Quốc hội sửa những bất cập của chính sáchthuế TN như: Thuế suất, giá tính thuế, miễn giảm thuế mà Ninh Bình và cáctỉnh đang vướng mắc
Trang 16Ngoài việc tập trung nguồn thu cho NSNN chính sách thuế tài nguyêncòn góp phần quan trọng vào việc quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệuquả nguồn TNTN của đất nước Đồng thời, thông qua các nội dung của chínhsách đã nâng cao được ý thức của các tổ chức cá nhân trong việc quản lý khaithác, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực TN Cũng nhờ các chế tài xử phạtcủa Luật thuế mà người nộp thuế đã có ý thức trách nhiệm trong việc kê khainộp thuế
Do vậy, việc hoàn thiện chính sách thuế TN là một trong những vấn đềhết sức cần thiết nhằm thực hiện tốt vai trò tập trung nguồn thu cho NSNN,đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường, quản lý khai thác sử dụnghiệu quả, tiết kiệm nguồn TNTN của đất nước
Trong luận văn này tác giả đã giải quyết một số vân đề cơ bản sau:
Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chính sách thuế TN từ góc độ lýluận và thực tiễn; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện chínhsách, sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách;
Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế TN ở NinhBình;
Luận văn đã chỉ rõ những thành công, hạn chế nguyên nhân của nhữnghạn chế đó, luận văn đưa ra các phương hướng và giải pháp hoàn thiện chínhsách thuế TN
Trang 17MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết chọn đề tài nghiên cứu:
Tài nguyên là tài sản quan trọng của quốc gia, cần phải khai thác, sửdụng có hiệu quả nguồn lực tài nguyên của đất nước Đảng và Nhà nước đã
có nhiều công cụ để bảo vệ, quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm hiệu quảnguồn lực tài nguyên như: Luật bảo vệ môi trường; Luật khoáng sản; Luậtdầu khí; các chính sách thuế, phí trong đó chính sách thuế tài nguyên cũng
là một trong những công cụ tài chính để quản lý của Nhà nước Tuy nhiên,cho đến nay việc quản lý khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập về quy hoạch,
về quản lý Chính sách thuế tài nguyên cũng là một trong những công cụquan trọng của Nhà nước để quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tàinguyên Do vậy, cần phải xây dựng chính sách thuế tài nguyên đáp ứng đượcyêu cầu “là công cụ quản lý của Nhà nước về khai thác, sử dụng hiệu quảnguồn lực tài nguyên của đất nước”
Pháp lệnh thuế tài nguyên được ban hành từ năm 1990, đến nay quanhiều lần sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa bao quát hếtđược đối tượng chịu thuế, giá tính thuế một số loại tài nguyên chưa rõ ràngkhó thực hiện, đối tượng miễn giảm còn rộng ảnh hưởng tới việc quản lý,khai thác, sử dụng kém hiệu quả, khai thác bừa bãi gây tác động xấu đến môitrường hiện tại và sau này
Việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá, quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN cùng với việc hội nhập sâu rộng vào kinh tếkhu vực và thế giới, phát triển nhiều thành phần kinh tế đã bung ra hàng loạtcác loại hình doanh nghiệp Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp ngoài Nhànước tham gia hoạt động khai thác tài nguyên Song, việc thực thi pháp luậtcủa các doanh nghiệp khai thác tài nguyên còn nhiều yếu kém Các tổ chức,
cá nhân khai thác tài nguyên bừa bãi, chạy đua vì mục đích lợi nhuận mà
Trang 18không nghĩ tới việc bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quảnguồn TN và thực hiện nghĩa vụ với NSNN Trong đó có việc chấp hànhchính sách thuế tài nguyên còn nhiều hạn chế Nhiều doanh nghiệp do chưahiểu hết chính sách nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụthuế tài nguyên để mưu lợi cho riêng doanh nghiệp mình.
Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên còn là yêu cầu cấp thiết của hệthống chính sách thuế Việt Nam để bảo đảm tính đồng bộ của các chính sáchthuế hiện hành đã và đang tiến hành sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với quátrình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế quốc dân, làm cho chính sáchthuế của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện cho nước ta hộinhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới
Với những lý do nêu trên đề tài: “Hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình)” được chọn làm đề tài
luận văn thạc sỹ của tôi
2 Tổng quan nghiên cứu đề tài:
Thuế tài nguyên ra đời rất sớm nhưng mãi tới năm 1990 mới chỉ banhành dưới dạng Pháp lệnh, ngày 25/11/2009, Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam chính thức ban hành Luật thuế tài nguyên Cho tới naychưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề này Qua nghiên cứutìm hiểu các vấn đề liên quan đến chính sách thuế tài nguyên chỉ có một côngtrình nghiên cứu nổi bật đó là của tác giả:
Nguyễn Văn Hưng - K14 khoa kinh tế chính trị trường Đại học Kinh tế
Quốc dân đã nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện chính sách thuế góp phần bảo
vệ môi trường ở Việt Nam” ( Luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2008)
Tuy nhiên, trong đề tài mới chỉ đề cập tới những vấn đề chính sáchchung về thuế, phí ảnh hưởng tới môi trường Từ đó đưa ra những giải phápchung về các chính sách thuế có tác động tới việc bảo vệ môi trường như thế
Trang 19nào Ngoài ra, còn có một số công trình khác nhưng chỉ ở dưới dạng bài báođăng trên các tạp chí, báo cáo hội thảo khoa học Các nghiên cứu này mới chỉ
đề cập tới một khía cạnh nào đấy của chính sách thuế tài nguyên tác độngđến sự phát triển nền kinh tế của đất nước Nhìn chung, các công trìnhnghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu toàn diện chính sách thuế tài nguyênmột cách có hệ thống
Nội dung luận văn này, tôi muốn đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thựctiễn, thực trạng thực hiện chính sách thuế TN và những phương hướng, quanđiểm và các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên Chính sách thuếtài nguyên đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ban hànhdưới dạng Luật thuế tài nguyên ngày 25/11/2009 Mặc dù mới được sửa đổi,
bổ sung và nâng lên thành Luật nhưng không phải đã hoàn toàn phù hợp vớiyêu cầu đòi hỏi của thực tiễn Chính vì vậy, ở luận văn này tôi muốn hoànthiện chính sách thuế tài nguyên để chính sách này vừa là công cụ tài chínhđảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước nhưng đồng thời chính sách thuếtài nguyên cũng góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức khai thác sửdụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên của đất nước ngày một tốt hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung, thực trạng chính sách thuế tàinguyên đang thực hiện, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, nguyênnhân của những mặt hạn chế Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiệnchính sách thuế tài nguyên hiện hành để chính sách thuế tài nguyên thực sự
là công cụ tài chính của Nhà nước, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và cácmục tiêu khác
Chính sách thuế tài nguyên phải phù hợp với tình hình thực tiễn của đấtnước để đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng và bền
Trang 20vững, đảm bảo chính sách phải phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực đểViệt Nam có điều kiện hội nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu và khu vực Chính sách thuế tài nguyên phải đảm bảo góp phần sử dụng hiệu quảnguồn tài nguyên của đất nước, góp phần bảo vệ cải tạo môi trường nơi khaithác tài nguyên.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thuế tài nguyên,các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách, sự cần thiết phải nghiên cứu hoàn thiệnchính sách thuế tài nguyên, phân tích chính sách thuế TN ở một số nước trênthế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thực trạng thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình, kếtquả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân của những mặt hạn chế
Phương hướng, quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập chung nghiên cứu lý luận và thực tiễn dưới góc độ kinh tếchính trị; dưới giác độ các chính sách chung về chính sách thuế tài nguyên đãtác động như thế nào đến hoạt động thực tiễn không đi sâu nghiên cứu cáctác nghiệp cụ thể trong quá trình quản lý thu
Phạm vi nghiên cứu
Hoàn thiện chinh sách thuế tài nguyên xuất phát từ chính sách thuế tàinguyên đang áp dụng từ năm 1990 và Luật thuế tài nguyên được Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/11/2009
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong đề tài làphương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài còn sử
Trang 21dụng phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh trongquá trình nghiên cứu.
6 Dự kiến đóng góp của luận văn:
- Khái quát chính sách thuế tài nguyên ở một số quốc gia trên thế giới từ
đó rút ra những kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thuế hiện hành cho phùhợp với thực tiễn Việt Nam
- Đi sâu phân tích đánh giá thực trạng thực hiện chính sách thuế tàinguyên kể từ khi Pháp lệnh thuế TN được ban hành năm 1990 cho tới nay.Chỉ ra những mặt được, mặt chưa được của chính sách đồng thời tìm ranguyên nhân của những mặt tồn tại hạn chế
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên
7 Kết cấu luận văn:
- Mở đầu
- Nội dung gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện chính sách thuế
Trang 22CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TÀI NGUYÊN1.1 Lý luận chung về chính sách thuế tài nguyên:
1.1.1 Những vấn đề chung về thuế, chính sách thuế:
1.1.1.1 Khái niệm về thuế:
Thuế ra đời, phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhànước Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhànước Hệ thống và chính sách thuế của Nhà nước được xây dựng trên cơ sởnhững điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sửnhất định
Ngày nay trong tiến trình hội nhập, thuế lại đang có vị thế lớn trongchiến lược toàn cầu hoá Do vậy, việc quản lý thuế của các Nhà nước là rấtcần thiết, dù cho Nhà nước đó là Nhà nước phát triển hay đang phát triển.Những tri thức về thuế và quản lý thuế đang là nhu cầu thường trực khôngchỉ với các nhà quản lý, với các doanh nhân mà còn cần phổ cập tới tất cảmọi công dân
Về quan hệ giữa Nhà nước và thuế, Mác đã viết: "Thuế là cơ sở kinh tếcủa bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay sảnvật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhànước" Ăng-ghen cũng đã viết: "Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có
sự đóng góp của công dân cho nhà nước, đó là thuế"
Bên cạnh đó, cũng có các quan điểm khác nhau về thuế, được nhìn nhậntrên các bình diện khác Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người AnhChrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế đãcho rằng : "Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải
Trang 23và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việcchi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản".
Một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn thiện được nêu lên trong
cuốn sách "Economics" của hai nhà kinh tế Mỹ, dựa trên cơ sở đối giá như
sau: "thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giaobằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho chính phủ,
mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được trực tiếp hàng hoá, dịch vụ nào
cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi viphạm pháp luật"
Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế.Theo từ điển tiếng Việt, trung tâm từ điển học (1998) thì: thuế là khoản tiềnhay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thunhập, nghề nghiệp v.v buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định
Dù trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều giác độ khácnhau, nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn cònđang được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường, điểnhình là khái niệm về thuế của Gaston Jèze đưa ra trong Giáo trình Tài chínhcông Dựa vào định nghĩa này và các yêu cầu nêu trên, có thể đưa ra một kháiniệm tổng quát về thuế phù hợp với giai đoạn hiện nay như sau:
Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân cónghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo Luật đối với Nhà nước; không mangtính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng đểtrang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng
1.1.1.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trongnhững điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Trong điều kiện nền kinh tế thịtrường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động
Trang 24kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh
tế - xã hội Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước:
Với chức năng phân phối lại thu nhập quốc dân, thuế bằng nhiều cáchhình thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục vụ cho chi tiêu côngcộng, đó là NSNN Ngân sách Nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thukhác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng.Trong tất cả các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhấttrong tổng số thu ngân sách nhà nước Hầu như mọi khoản chi tiêu của ngânsách nhà nước đều dựa vào sự đóng thuế của người dân Vì vậy, xã hội cótrách nhiệm phải tôn trọng người nộp thuế, những người thông qua hành vicủa mình đóng góp tài chính cho Nhà nước một cách trực tiếp và gián tiếp.Hình 1.1 dưới đây qua các năm thể hiện thuế là nguồn thu chủ yếu củaNSNN Xu hướng tăng dần qua các năm: Năm 1990 chiếm 75%; năm 1998chiếm 90%; năm 2004 chiếm 95%; năm 2006 chiếm 96%; năm 2008chiếm 97%
Hình 1.1 Biểu đồ tỷ lệ % số thu từ thuế, phí trong tổng thu NSNN hàng năm
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
1990 1998 2004 2006 2008
East
Nguồn: Số liệu báo cáo hàng năm của Tổng cục thuế
Trang 25Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng nhiều biệnpháp như: giáo dục chính trị tư tưởng, hành chính, luật pháp và kinh tế; trong
đó biện pháp kinh tế là gốc Trong các biện pháp kinh tế, thuế là công cụquan trọng và sắc bén nhất Thông qua chính sách thuế, Nhà nước khuyếnkhích hay không khuyến khích đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở mỗi giaiđoạn khác nhau đảm bảo phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đấtnước, khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ khai thác góp phầnthực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Để khuyến khích ngành, lĩnh vựcnào đó phát triển trong mỗi giai đoạn khác nhau để nhằm khai thác tốt nhấtnguồn TN của mình, Nhà nước ban hành các chính sách thuế, tính thuế haykhông tính thuế, điều chỉnh mức thuế suất cao hay thấp vào các ngành nghề,lĩnh vực, mặt hàng cụ thể ở các mức thuế suất khác nhau để hạn chế haykhuyến khích tiêu dùng Thông qua đó để thúc đẩy phát triển những ngànhkinh tế quan trọng ở giai đoạn đó
Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội:
Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường là có sự chênhlệch lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.Kinh tế thị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầnglớp dân cư ngày càng có xu hướng gia tăng Sự phát triển mọi mặt của mộtđất nước là thành quả của sự nỗ lực của cả cộng đồng, mỗi thành viên trong
xã hội đều có những đóng góp nhất định Nếu không chia sẻ thành quả pháttriển kinh tế cho mọi thành viên sẽ thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập vềquyền lợi và của cải giữa các tầng lớp dân cư và gây ra bất ổn xã hội Chính
vì vây, Nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cảicủa xã hội Thuế là công cụ quan trọng mà Nhà nước sử dụng để tác độngtrực tiếp vào quá trình này
Trang 26Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Vai trò này được xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luậtthuế trong thực tiễn Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quyđịnh của các luật thuế đã ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quanphải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất,kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinhdoanh cũng như các định mức chi tiêu đặc thù và các phương thức hạch toánriêng có Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khókhăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ Đồng thời,cũng qua công tác thu thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức quản
lý kinh tế để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này Như vậy,qua công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diệncác mặt hoạt động của các cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhànước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội
Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển:
Thuế trong cơ chế thị trường không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủyếu của ngân sách nhà nước, mà còn là một công cụ làm đòn bẩy để thúc đẩysản xuất, kinh doanh phát triển Theo quan điểm công bằng, bất kỳ một tổchức, cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế của mình với đấtnước, họ được quyền thụ hưởng và cung ứng những lợi ích công cộng nhấtđịnh và được tạo thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chủ trương kinh tế đất nước, mà Nhà nước có thểdùng thuế để tác động, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh ở một sốngành, vùng để khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm tạo ra một
cơ cấu hợp lý hơn
Trang 271.1.1.3 Chính sách thuế Việt Nam:
* Chính sách chung:
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng phổ biến trên các sách, báo, cácphương tiện thông tin đại chúng và đời sống xã hội Mọi chủ thể kinh tế - xãhội đều có những chính sách của mình Có chính sách của cá nhân, chínhsách của doanh nghiệp, chính sách của Đảng, của Nhà nước, của liên minhcác nước hay các tổ chức quốc tế Theo quan niệm phổ biến thì khái niệmchính sách được hiểu như sau:
Chính sách là tổng thể các mục tiêu, các giải pháp và công cụ nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng lặp đi lặp lại trong một hệ thống.
Theo khái niệm trên thì chính sách chỉ dẫn chung cho quá trình raquyết định Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyếtđịnh, nhắc nhở các nhà quản lý quyết định nào là có thể và những quyếtđịnh nào là không thể Bằng cách đó, các chính sách hướng suy nghĩ vàhành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện các mục tiêuchung của tổ chức
* Chính sách thuế:
Khi nói đến chính sách của một đất nước là nói về quan điểm, cáchnhìn nhận chính thống của Nhà nước đó về một lĩnh vực, một hoạt độngtrong một giai đoạn nhất định Chính sách thuế nằm trong hệ thống chínhsách chung của một đất nước, vì vậy, có thể khái quát khái niệm chính sáchthuế như sau:
Chính sách thuế là tổng hợp các quan điểm chính thống của Nhà nước
về từng loại thuế trong một giai đoạn nhất định để sử dụng chức năng của thuế nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược chung của đất nước.
Các quan điểm chính thống của Nhà nước thuộc phạm trù ý trí, vì vậychúng là vô hình Để cụ thể hóa các quan điểm chính thống này, Nhà nước
Trang 28thông qua các hình thức văn bản quy phạm pháp Luật cụ thể Vì vậy có thểhiểu chính sách thuế là tập hợp hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vềthuế được ban hành trong một giai đoạn nhất định để thực hiện đầy đủ cácchức năng của thuế.
Trong mỗi quốc gia khác nhau, khái niệm văn bản quy phạm pháp luậtcũng khác nhau, Vì vậy khi nghiên cứu chính sách thuế của mỗi nước cầnphải xuất phát từ những quy định cụ thể của nước đó về văn bản quy phạmpháp luật
Chính sách thuế Việt Nam được chia thành nhiều loại chính sách khácnhau như:
- Chính sách thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu
- Chính sách thuế Giá trị gia tăng
- Chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Chính sách thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Chính sách thuế Thu nhập cá nhân
- Chính sách thuế Sử dụng đất nông nghiệp
- Chính sách thuế Nhà đất
- Chính sách thuế Tài nguyên
- Chính sách thuế về quản lý thuế
- Chính sách thu phí, lệ phí
- Chính sách thuế môn bài ; tiền sử dụng đất ; tiền thuê đất, thuê mặtnước
1.1.1.4 Vai trò của chính sách thuế đối với phát triển kinh tế - xã hội:
Chính sách thuế luôn tồn tại và trở thành một yếu tố chủ yếu chi phốitoàn hệ thống thuế Chính vì vậy, trên một giác độ nào đó nhiều người hiểuđồng nghĩa hệ thống thuế với hệ thống chính sách thuế Việc hiểu như vậy làkhông đúng về mặt lý luận, tuy nhiên cũng cho thấy vai trò quan trọng củachính sách thuế trong hệ thống thuế Có thể thấy vai trò của chính sách thuế
Trang 29thông qua việc tác động đến các yếu tố khác như sau:
Hoàn thiện các yếu tố cấu thành trong mỗi sắc thuế nhất định để làm
cở sở cho việc tổ chức thực thi chính sách
Hoàn thiện bộ máy tổ chức thu thuế Bộ máy tổ chức thu thuế là yếu tốthực hiện chính sách thuế Chính sách thuế tác động trực tiếp đến mô hình vàquy mô của bộ máy tổ chức thu thuế Chính sách thuế phức tạp sẽ dẫn đến tổchức bộ máy thu thuế cũng phức tạp Việc hình thành bộ máy thu thuế địaphương và trung ương hoặc hình thành bộ máy thu thuế gián thu, thuế trựcthu tùy thuộc vào quy định của chính sách thuế Tuy nhiên, bộ máy tổ chứcthuế, trong quá trình hành thu của mình cũng có những kiến nghị tác độngngược trở lại hệ thống chính sách thuế, để hệ thống hoá các phát sinh thựctiễn, nhằm hoàn thiện chính sách thuế ngày càng tốt hơn
Phát triển, mở rộng và nâng cao trình độ đối tượng nộp thuế Để tuânthủ tốt nghĩa vụ thuế các đối tượng nộp thuế cần phải được nắm vững cácchính sách thuế Thông qua việc nghiên cứu chính sách thuế, các đối tượngnộp thuế có thể hoạch định phương hướng kinh doanh tốt hơn để mang lạinhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Đồng thời trong quá trình thực thi,đối tượng nộp thuế cũng phản hồi những thông tin bất cập của chính sáchthuế để sửa đổi hoàn thiện Thực tiễn cho thấy phần lớn những điều chỉnhchính sách thuế đều xuất phát từ sự phản hồi thông tin từ người nộp thuế
thông qua quá trình thực hiện
Tạo điều kiện cho các dịch vụ thuế phát triển, nền kinh tế dịch vụ cao
đã làm cho vai trò của các loại hình dịch vụ phát huy tác dụng trong hệ thốngthuế Làm cánh tay nối dài trong việc đưa chính sách thuế đến đối tượng nộpthuế thường xuyên và nhất quán Thông qua các dịch vụ này, chính sách thuếbằng nhiều kênh và nhiều cách trong nhiều thời điểm đến được với đối tượngnộp thuế một cách liên tục và kịp thời Các vướng mắc về chính sách thuếcủa đối tượng nộp thuế cũng được hệ thống và phản hồi kịp thời để bổ khuyết
Trang 30cho các hạn chế của chính sách thuế
Quy định các mối quan hệ giữa các yếu tố trong tương quan hệ thống,các yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại khăng khít với nhau Trong hệthống thuế, việc quy định các mối quan hệ này thường được cụ thể hoá trongLuật quản lý thuế Tuy nhiên, nội dung cốt lõi không thể thiếu được là quyđịnh mối quan hệ giữa bộ máy thu thuế với đối tượng nộp thuế trong việcthực hiện việc thu, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo chính sách thuếđang áp dụng
Phản ảnh nội dung các cam kết quốc tế về thuế Khi tham gia hội nhập
kinh tế quốc tế, các nước phải chấp nhận những điều khoản về thuế mà các tổchức thương mại, tài chính chi phối để áp dụng chung Việc ký kết các hiệpđịnh và cam kết về thuế buộc các nước phải điều chỉnh hệ thống chính sáchthuế nội địa cho tương thích
1.1.2.Thuế tài nguyên, chính sách thuế tài nguyên và vai trò chính sách thuế tài nguyên đối với nền kinh tế thị trường:
1.1.2.1 Khái niệm, bản chất của thuế tài nguyên và chính sách thuế tài nguyên:
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn năng lượng, nguyênliệu, vật liệu tự nhiên có trên trái đất, trong không gian mà con người có thểkhai thác, sử dụng phục vụ cuộc sống, sự phát triển của mình và của xã hội.Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản của quốc gia, thuộc quyền sởhữu của Nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý Đối với các quốc gia cónguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nếu quản lý khai thác, sử dụng hiệuquả thì nó là nguồn lợi lớn và lâu dài cho sự phát triển của quốc gia đó.Ngược lại, nếu việc quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên bừa bãi, lãng phí,
sẽ gây ra hậu quả xấu không chỉ cho sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởngxấu đến môi trường sống của quốc gia đó Để bảo đảm việc bảo vệ khai thác,
Trang 31sử dụng tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả, tránh việc khai thác, sử dụngbừa bãi, lãng phí, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, các quốc giathường sử sụng nhiều công cụ và biện pháp quản lý khác nhau Công cụ tàichính là một trong những công cụ quan trọng để quản lý tài nguyên, trong đó
có việc thu thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, đó chính
là thuế tài nguyên Ngoài thuế tài nguyên ra, hiện nay còn có một khoản thunữa thu vào từ việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đó là phí bảo vệ môitrường, ở các nước trên thế giới gọi là thuế bảo vệ môi trường
Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên của các tổ chức, cá nhân, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên.
Xét về mặt bản chất, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, thu vào ngườitiêu dùng, vì thuế tài nguyên đã được tính trong giá thành sản phẩm tàinguyên Người khai thác chỉ là người nộp hộ cho người tiêu dùng Tuy nhiên,xét ở góc độ quan hệ sở hữu, nó mang tính chất là một khoản thu thu về từviệc chuyển nhượng tài nguyên thiên nhiên giữa một bên là Nhà nước, mộtbên là các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên Bản chất của vấn đề nàytương tự như việc các tổ chức, cá nhân trả tiền để mua tài nguyên từ các quốcgia khác về để sản xuất, kinh doanh
Để thực hiện được mức thu thuế tài nguyên theo mục tiêu đề ra ngưòi taphải sử dụng công cụ để thực hiện đó chính là chính sách thuế TN
Chính sách thuế tài nguyên là hệ thống các biện pháp, cách thức của Nhà nước tác động vào việc sử dụng tài nguyên nhằm mục đích khai thác sử dụng mọi nguồn tài nguyên của đất nước một cách có hiệu quả và tiết kiệm,
Trang 32phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Chính sách thuế tài nguyên là một trong những công cụ về tài chính,thể hiện vai trò sở hữu Nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tàinguyên của các tổ chức, cá nhân
1.1.2.2 Vai trò của chính sách thuế tài nguyên đối với nền kinh tế thị trường:
Tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Nhànước thống nhất quản lý Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về TN ngàycàng tăng, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên chắc chắn sẽ xảy ranhất là các loại TN không có khả năng tái tạo Cho nên, yêu cầu đặt ra là phảikhai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn TN sẵn có, nuôi dưỡng, bảo vệ cácnguồn TN tái sinh Nhà nước thông qua nhiều công cụ khác nhau để bảo vệ
và sử dụng hiệu quả nguồn lực TN, trong đó có công cụ tài chính đó là chínhsách thuế tài nguyên Chính vì thế chính sách thuế tài nguyên có vai trò:
- Chính sách thuế TN đảm bảo nguồn thu cho NSNN để chi phí cho việccải tạo môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng nơi khai thác tài nguyên và cáckhoản chi khác Số thu hàng năm từ thuế tài nguyên của cả nước chiếm trêndưới 10% trong tổng thu NSNN hàng năm Thuế tài nguyên (trừ dầu thô) làkhoản thu điều tiết 100% cho ngân sách địa phương Đây là nguồn thu quantrọng đối với ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạomôi trường nơi khai thác và đảm bảo an ninh xã hội địa phưong
- Chính sách thuế TN là một công cụ để phân phối lại, đảm bảo côngbằng xã hội Một trong những khuyết tật của kinh tế thị trường là sự phânphối không công bằng và đi cùng với nó là sự phân hoá giàu nghèo Rấtnhiều các tổ chức, cá nhân giàu lên nhanh chóng từ việc khai thác tài nguyên.Thuế tài nguyên là chi phí đầu vào ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà đầu tư,chính vì thế có tác dụng tham gia điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư Đồngthời NSNN quản lý sử dụng nguồn thu từ thuế tài nguyên để đầu tư cơ sở hạ
Trang 33tẩng, cải tạo môi trường phục vụ an sinh xã hội.
- Chính sách thuế TN đảm bảo khoản chi phí đầu vào của quá trình sảnxuất cho nên nó có vai trò điều tiết sản xuất, tiêu dùng Nếu việc thu thuế tàinguyên quá cao sẽ khiến các nhà sản xuất kinh doanh tìm các nguyên vật liệukhác rẻ hơn để thay thế hoặc có thể chuyển hướng kinh doanh Ngược lại thuthuế tài nguyên quá thấp các tổ chức cá nhân khai thác sẽ kiếm được nhiềulợi nhuận dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư tập chung vào ngành khai thác tàinguyên thiên nhiên
- Chính sách thuế TN khuyến khích các tổ chức, cá nhân đổi mới côngnghệ khai thác, chế biến tại chỗ Khi tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạnkiệt, việc khai thác tác động xấu đến môi trường, buộc Nhà nước phải có cáccông cụ quản lý để hạn chế khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lựctài nguyên Chính sách thuế TN là một trong những công cụ Nhà nước sửdụng để bắt buộc các nhà đầu tư khai thác tài nguyên phải đổi mới công nghệkhai thác, chế biến tài nguyên, hạn chế xuất khẩu thô
- Chính sách thuế TN tác động tới khuynh hướng tiêu dùng Tài nguyênthiên nhiên không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước trên thế giới ngàycàng cạn kiệt do vậy Nhà nước phải quản lý ngày càng chặt chẽ hơn Chínhsách thuế tài nguyên cũng đuợc hoàn thiện phù hợp với mỗi thời kỳ khácnhau Vì thế, nếu một loại tài nguyên nào đó có thuế suất cao tức là mức thucao, giá thành sản phẩm từ loại tài nguyên đó sẽ cao, người tiêu dùng sẽ tìmđến sản phẩm khác thay thế Ví dụ như một số sản phẩm kim loại đang dầnđược thay thế bằng các sản phẩm nhựa có giá thành rẻ hơn
1.1.2.3 Nội dung chính sách thuế tài nguyên:
*Phạm vi áp dụng chính sách:
Chính sách thuế tài nguyên quy định về đối tượng chịu thuế tài nguyên,người nộp thuế tài nguyên, căn cứ tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn
Trang 34thuế, giảm thuế tài nguyên.
*Người nộp thuế:
Đối tượng chịu thuế là tài nguyên thiên nhiên khai thác thuộc chủ quyềncủa Nhà nước Việt Nam, nên mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên đềuphải nộp thuế tài nguyên, không phân biệt ngành nghề, quy mô hình thức,mục đích khai thác TN, có khai thác TNTN đều phải nộp thuế tài nguyên Người nộp thuế tài nguyên gồm:
Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữuhạn, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài hay Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, hộ sảnxuất kinh doanh, các tổ chức và cá nhân khác có khai thác tài nguyên thiênnhiên hợp pháp theo đúng quy định của pháp Luật Việt Nam Ngoài ra còn cóquy định riêng về nghĩa vụ nộp thuế đối với một số trường hợp cụ thể
* Đối tượng chịu thuế tài nguyên:
Theo quy định hiện hành của pháp luật thuế tài nguyên thì đối tượngchịu thuế TN là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo,nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, bao gồm vùng biển chồng lấngiữa Việt Nam và quốc gia liên quan thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam Các loại TN nhân tạo không thuộc đối tượng chịuthuế tài nguyên
Để phục vụ cho mục đích quản lý thuế thì TNTN được phân thành cácnhóm như sau:
- Khoáng sản kim loại: Gồm khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, titan ) và khoáng sản kim loại màu (vàng, đất hiếm, bạch kim, thiếc, wonfram, đồng, chì, kẽm, nhôm )
- Khoáng sản không kim loại, bao gồm: đất làm gạch, đất khai thác sanlấp, xây dựng công trình, đất khai thác sử dụng cho các mục đích khác; đá,
Trang 35cát, sỏi, than, đá quý, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.
vệ rừng và phương án trồng dược liệu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Hải sản tự nhiên: Các loại động vật, thực vật tự nhiên ở biển
- Nước thiên nhiên gồm:
Nước mặt, như: Nước trong biển, hồ, sông, suối, kênh, rạch, ao, đập,đầm, phá;
Nước dưới đất, như: Nước ngầm khoan khai thác;
-Yến sào thiên nhiên;
Căn cứ tính thuế TN là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế đơn
vị tài nguyên và thuế suất thuế tài nguyên
Trang 36Việc xác định số thuế tài nguyên phải nộp được tính như sau:
x
Giá tínhthuế đơn
vị tàinguyên
x Thuế
suất
-Số thuế tàinguyênđược miễn,giảm (nếucó)
Sản lượng TN tính thuế là sản lượng tài nguyên thực tế khai thác có thểbán ra được trên thị trường Tuỳ theo tính chất lý, hoá của loại TN để xácđịnh theo số lượng, trọng lượng hay khối lượng TN khai thác trong kỳ làmcăn cứ tính thuế Sản lượng TN làm căn cứ tính thuế là sản lượng TN khaithác trong kỳ, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tàinguyên (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuấttiếp theo ) Với quy định này đảm bảo người khai thác TN phải kê khai, nộpthuế TN đầy đủ, kịp thời vào NSNN, đảm bảo bình đẳng trong việc khai thác
sử dụng TN
Sản lượng TN làm căn cứ tính thuế được xác định như sau:
Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặckhối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặckhối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế
Đối với loại tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọnglượng, hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều tạp chất khác nhau thìsản lượng TN tính thuế xác định theo số lượng, khối lượng, trọng lượng củatừng chất Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, trọng lượngcủa từng chất thì sản lượng TN tính thuế của từng chất được xác định theo sảnlượng TN khai thác và tỷ lệ của từng chất có trong TN đã được kiểm định.Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà đưa vào sản xuất sảnphẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc
Trang 37khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác địnhcăn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sửdụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm
Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tàinguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất điện bán cho bên muađiện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trườnghợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếmđạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bênbán hoặc bên giao, bên nhận
Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiênnhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuếđược xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêuchuẩn đo lường chất lượng Việt Nam
Giá tính thuế: Giá tính thuế tài nguyên là căn cứ đặc biệt quan trọng để
xác định số thuế phải nộp, ngoài ra còn thể hiện bản chất đặc trưng công tácquản lý thuế TN của nước ta hiện nay là giá tính thuế được căn cứ vào giá thịtrường, nên phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường Có nghĩa là sốthuế tài nguyên thu được tăng hay giảm phụ thuộc chặt chẽ vào giá bán củaloại tài nguyên đó trên thị trường được người mua chấp nhận thanh toán Vìvậy, công tác quản lý thuế cũng phải áp dụng một cách linh hoạt theo sự biếnđộng của thị trường trong từng thời kỳ để xác định đúng giá tính thuế Giátính thuế tài nguyên là giá bán của một đơn vị tài nguyên tại nơi khai thác,theo nguyên tắc giá thị trường, không bao gồm thuế giá trị gia tăng
Nhưng theo quy định của pháp Luật thì tài nguyên khai thác trong thángphải được kê khai thuế nộp thuế vào tháng tiếp theo, không phụ thuộc vàoviệc tài nguyên khai thác đã được bán ra, còn để trong kho, hay đưa vào quytrình sản xuất tiếp theo Đối với loại tài nguyên khai thác và bán ra ngay thì
Trang 38giá tính thuế tài nguyên được xác định theo giá bán Vấn đề đặt ra là loại TNkhai thác lên, nhưng chưa bán ra mà đưa vào quy trình sản xuất sản phẩmkhác, hoặc phải qua chế biến, hoặc do năng lực quản lý của người khai tháckhông hạch toán, xác định được giá tính thuế TN, nên không có căn cứ đểxác định giá tính thuế TN thì việc quản lý thu thuế TN thực hiện như thế nào.
Để giải quyết vấn đề này, đảm bảo việc kê khai, nộp thuế vào NSNN phảiđược kịp thời, đúng thời hạn, Pháp Luật Thuế TN đã có những quy định đốivới từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp xác định được giá bán đơn vị sản phẩm TN: Giá tính thuế
TN là giá bán đơn vị sản phẩm TN khai thác chưa bao gồm thuế GTGTkhông phân biệt địa bàn tiêu thụ và được áp dụng làm giá tính thuế cho toàn
bộ sản lượng TN khai thác trong tháng có cùng phẩm cấp, chất lượng, khôngphân biệt một phần vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất,chế biến, sàng tuyển, phân loại; Giá bán của một đơn vị TN được tính bằngtổng doanh thu chưa có thuế GTGT của loại TN bán ra chia cho tổng sảnlượng loại TN tương ứng bán ra trong tháng
Trường hợp trong tháng có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác,nhưng không phát sinh doanh thu bán TN thì giá tính thuế đơn vị tài nguyênđược xác định theo giá tính thuế đơn vị TN bình quân gia quyền của thángtrước liền kề, nhưng nếu tính thuế bình quân gia quyền của tháng trước liền
kề thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuếtài nguyên theo giá UBND cấp tỉnh quy định
Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giátính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từngchất trong tài nguyên khai thác, nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷban nhân dân cấp tỉnh quy định
Trường hợp tài nguyên khai thác đưa vào chế biến, sản xuất sản phẩm
và thu được sản phẩm TN đồng hành thì áp dụng giá tính thuế đơn vị tài
Trang 39nguyên theo giá UBND tỉnh quy định.
Thuế suất thuế tài nguyên: Thuế suất thuế TN là căn cứ rất quan trọng,
thể hiện quyền quản lý, điều tiết của Nhà nước đối với tài nguyên quốc gia, là
tỷ lệ huy động của Nhà nước đối với người khai thác TN, đảm bảo thực hiệnmục tiêu quản lý các nguồn TN, tạo lập nguồn tài chính duy trì, nuôi dưỡng,tái tạo, phát triển các nguồn tài nguyên đảm bảo cho sự phát triển của nềnkinh tế một cách ổn định, bền vững
Nhà nước căn cứ vào yêu cầu quản lý Nhà nước, căn cứ tính chất, đặcđiểm, giá trị sử dụng, mục đích sử dụng của loại TN, nhu cầu, tập quán sinhsống của dân cư để quy định các mức thuế suất thuế TN phù hợp, đảm bảođời sống kinh tế xã hội ổn định và phát triển
Thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên quy định tại Biểuthuế suất thuế TN ban hành kèm theo Nghị quyết 928/2010/UBTVQH12
ngày 19/04/2010 của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội
* Miễn giảm thuế:
Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia và ngày càng có nguy cơ cạnkiệt, cần phải khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả Vì vậy không khuyếnkhích khai thác sử dụng tài nguyên bằng chính sách miễn, giảm thuế Việcmiễn, giảm thuế tài nguyên chỉ được áp dụng trong một số trường hợp đặcbiệt, bất khả kháng, khi thực hiện chủ quyền an ninh quốc gia hoặc đáp ứngtheo tập quán sinh sống của dân cư, thực hiện các mục tiêu chung của xã hội
Cơ sở kinh doanh xác định điều kiện miễn, giảm thuế, xác định số thuế tàinguyên miễn, giảm, chịu trách nhiệm về số liệu kê khai Một số trường hợpmiễn, giảm thuế tài nguyên cụ thể như sau:
Người nộp thuế TN gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất
đến TN đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số
TN bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc
Trang 40trừ vào số thuế TN phải nộp của kỳ sau
Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre,trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụsinh hoạt
Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiênnhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuấtphục vụ sinh hoạt
Miễn thuế TN đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùngcho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do
hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt
Miễn thuế TN đối với tổ chức, cá nhân khai thác đất và sử dụng tại chỗtrên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựngcông trình an ninh, quân sự, đê điều
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết hoàn thiện chính sách thuế tài nguyên:
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện chính sách thuế:
1.2.1.1 Quan điểm, chủ chương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước:
Quan điểm, chủ chương của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp tớiviệc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế nói chung, chính sách thuế tàinguyên nói riêng Để thể hiện chủ quyền của đất nước Đảng và Nhà nước ta
có những chính sách khuyến khích khai thác tài nguyên xa bờ thông quanhững công cụ tài chính khác nhau trong đó có công cụ thuế tài nguyên Đốivới các mỏ dầu khai thác xa bờ khuyến khích đầu tư mức thuế suất thuế tàinguyên theo Nghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của chính phủ được