1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

89 687 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 284,41 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này mà phải nắm bắt cơ hội để đưa đất nước hội nhập một cách chủ động, tích cực, đạt hiệu quả cao. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO kể từ ngày 11012007. Đối với Việt Nam, hội nhập sẽ mang đến cơ hội giao lưu kinh tế với nhiều quốc gia, có thêm nhiều đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài..., từ đó có thể tận dụng được những nguồn lực từ bên ngoài để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu kém cùng với hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn bị đánh giá ở mức thấp. Vì vậy, trong quá trình hội nhập, Nhà nước phải áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý để giúp các ngành kinh tế có thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài. Có thể nói, chính sách thuế nhập khẩu là thước đo phản ánh rõ nhất mức độ hội nhập và sự bảo hộ của Nhà nước đối với nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu như thế nào để một mặt bảo hộ đúng mức, hợp lý dựa trên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mặt khác vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế. Xuất phát từ nhận thức trên, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, mối quan hệ giữa chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, bước đầu đưa ra đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách này nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam và quá trình hoàn thiện chính sách này trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam từ khi ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch ngày 29121987 đến nay. Phần nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu, người viết lựa chọn hai nước Trung Quốc và Singapore vì:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾKINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Thương mại quốc tế QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Họ và tên sinh viên : Trịnh Thị Thùy Dương Mã sinh viên : 0851020193 Lớp : Anh 15 - Khối 7 KT Khóa : 47 Người hướng dẫn khoa học : TS Nguyễn Xuân Nữ Hà Nội, tháng 5 năm 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt ACV Agreement on Customs Valuation Hiệp định về Trị giá Hải quan AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ACFTA ASEAN-China Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc AKFTA ASEAN-Korea Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc AHTN ASEAN Harmonised Tariff Nomenclature Danh mục thuế quan hài hoà ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BDV Brussels Definition of Value Xác định Brussels về Giá trị CEPT Common Effective Preferential Tariff Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CIF Cost, Insurance and Freigh Giá thành, Bảo hiểm và Cước phí CMEA Council for Mutual Economic Assistance Hội đồng Tương trợ Kinh tế C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTZ Free Trade Zone Khu mậu dịch tự do GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GEL General Exclusion list Danh mục Loại trừ hoàn toàn GST Goods and Services Tax Thuế dịch vụ và hàng hoá HS Harmonized Commodity Description and Coding System Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa IL Inclusion list Danh mục Giảm thuế ITA Information Technology Agreement Hiệp định công nghệ thông tin SGD Singapore dollar Đôla Singapore SL Sensitive list Danh mục Nhạy cảm TEL Temporary Exclusion list Danh mục Loại trừ tạm thời USD United States dollar Đôla Mỹ WCO World Customs Organization Tổ chức Hải quan Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Thu cân đối ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2007 – 2011 9 Bảng 2.1. Số dòng thuế và tỷ trọng cắt giảm theo CEPT (2003) 28 Bảng 2.2. Mức thuế cam kết bình quân của Việt Nam trong WTO 34 Bảng 2.3. Danh mục các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế nhập khẩu 38 Bảng 2.4. Thuế suất MFN của một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam năm 2011 55 Bảng 3.1. Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác giai đoạn 2007 – 2009 61 1. Danh mục các bảng Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu thu ngân sách Nhà nước năm 2011 9 Hình 2.1. Biểu đồ tình hình thu thuế nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1992 – 1995 46 Hình 2.2. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001- 2011 54 2. Danh mục hình vẽ _5_ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng này mà phải nắm bắt cơ hội để đưa đất nước hội nhập một cách chủ động, tích cực, đạt hiệu quả cao. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO kể từ ngày 11/01/2007. Đối với Việt Nam, hội nhập sẽ mang đến cơ hội giao lưu kinh tế với nhiều quốc gia, có thêm nhiều đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài , từ đó có thể tận dụng được những nguồn lực từ bên ngoài để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật còn yếu kém cùng với hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn bị đánh giá ở mức thấp. Vì vậy, trong quá trình hội nhập, Nhà nước phải áp dụng chính sách bảo hộ hợp lý để giúp các ngành kinh tế có thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài. Có thể nói, chính sách thuế nhập khẩu là thước đo phản ánh rõ nhất mức độ hội nhập và sự bảo hộ của Nhà nước đối với nền kinh tế. Vấn đề đặt ra là, cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu như thế nào để một mặt bảo hộ đúng mức, hợp lý dựa trên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mặt khác vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế. Xuất phát từ nhận thức trên, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam hiện nay, mối quan hệ giữa chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam với các cam kết quốc tếViệt Nam _6_ tham gia, bước đầu đưa ra đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn vừa qua, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách này nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế nhập khẩu của Việt Namquá trình hoàn thiện chính sách này trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam từ khi ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch ngày 29/12/1987 đến nay. Phần nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu, người viết lựa chọn hai nước Trung Quốc và Singapore vì:  Về Trung Quốc, tốc độ phát triển kinh tế vô cùng nhanh chóng của quốc gia này những năm vừa qua đã chứng minh tính hiệu quả trong chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách thuế nhập khẩu nói riêng. Hơn nữa đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Vì vậy, những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc sẽ có giá trị thực tiễn rất lớn đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập.  Về Singapore, đây là một quốc đảo nhỏ bé và nghèo tài nguyên nhưng luôn nằm trong số những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới. Đạt được thành tựu trên, một phần không nhỏ là do chính sách thuế nhập khẩu của Singapore luôn tạo được môi trường tự do, thông thoáng cho hoạt động ngoại thương. Việt Nam tuy chưa đạt tới trình độ phát triển như Singapore, song những kinh nghiệm từ quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Singapope sẽ là một bài học quý báu để Việt Nam tham khảo trong dài hạn. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn. - Phương pháp tiếp cận thông tin, thu thập và tổng hợp tài liệu. - Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích và đánh giá. 5. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, nội dung của khóa luận được chia làm làm 3 chương: _7_ - Chương 1: Tổng quan về chính sách thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 2: Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo hướng dẫn – TS. Nguyễn Xuân Nữ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất nỗ lực trong quá trình thực hiện khóa luận, nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, người viết rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn nữa hiểu biết của mình về đề tài này. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ _8_ 1.1. Lý luận chung về thuế nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm thuế nhập khẩu Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế ra đời là một tất yếu khách quan gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Trong đó, thuế được hiểu là “một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, các nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước” (GS.TS Bùi Xuân Lưu (chủ biên), TS. Nguyễn Hữu Khải, Th.S Nguyễn Xuân Nữ, 2003, tr. 13). Trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia thì thuế nhập khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là một nguồn đóng góp vào ngân sách, một công cụ quản lý hàng nhập khẩu, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ thị trường trong nước. Đồng thời thuế nhập khẩu còn là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại, tác động mạnh mẽ đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Đứng trên góc độ là một công cụ quản lý nhập khẩu, có thể định nghĩa thuế nhập khẩu như sau: “ Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch khi hàng hóa đi vào lãnh thổ hải quan của một nước”. Từ định nghĩa trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của thuế nhập khẩu, bao gồm: - Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, do thuế nhập khẩu là một bộ phận cấu thành trong chi phí, làm tăng giá cả hàng nhập khẩu mà không tác động trực tiếp đến thu nhập của người nộp thuế. - Thuế nhập khẩu tính trên cả hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch. Trong đó, hàng mậu dịch là hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích thương mại sinh lời, còn hàng phi mậu dịch là hàng nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại như: quà biếu, quà tặng, hàng của cơ quan đại diện ngoại giao, hàng viện trợ nhân đạo, hàng mẫu (Bộ Tài chính, 2005, Mục 3 Điểm I). - “Lãnh thổ hải quan” trong định nghĩa trên được hiểu không chỉ là biên giới ngăn cách lãnh thổ trong và ngoài nước mà nó còn là sự phân định giữa các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế với những vùng lãnh thổ bên ngoài. Như vậy, ngay cả khi hàng hóa trong các vùng phi thuế trên được đưa ra bán tại thị trường trong nước thì vẫn phải chịu thuế nhập khẩu. [1] Việt Nam bắt đầu ban hành thuế nhập khẩu vào năm 1951. Thời điểm này thuế nhập khẩu là công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc nhập khẩu _9_ hàng hoá giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triển kinh tế vùng tự do đồng thời hạn chế nhập khẩu hàng hoá từ vùng địch. Thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu là từ 30% trở lên. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 29/12 /1987. Luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch, do đó có sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng hoá mậu dịch với các loại hàng hoá phi mậu dịch khác. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngày 26/12/1991 Quốc hội đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng thống nhất cho cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch. Từ đó đến nay, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu luôn được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tếhội nhập của Việt Nam, cụ thể là: - Luật số 17-L/CTN sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 05/07/1993. - Luật số 04/1998/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 20/05/1998. - Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005. 1.1.2. Phân loại thuế nhập khẩu Tùy theo từng tiêu chí phân loại, thuế nhập khẩu được chia làm nhiều loại [1] Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vục kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (Chính phủ, 2010, Điều 1 Khoản 2). khác nhau. Sau đây là một số phân loại chính mà các nước thường áp dụng. 1.1.2.1. Phân loại theo phương pháp tính thuếThuế nhập khẩu tính theo giá trị (ad valorem tariff): Là loại thuế quy định mức thuế theo một tỷ lệ phần trăm (%) nhất định trên giá hàng nhập khẩu. Ví dụ, mức thuế MFN của Hoa Kỳ năm 2012 đối với chè xanh (không lên men) đóng gói không quá 3 kg/gói là 6,4% (United States International Trade Commission, 2012, c.9). _10_ - Ưu điểm: đây là cách tính thuế phổ biến, dễ dàng so sánh mức thuế áp dụng giữa các quốc gia nên thường được dùng để đàm phán, thỏa thuận trong các hiệp định về thuế quan. - Nhược điểm: việc áp dụng cách tính thuế theo giá làm cho số tiền thuế thu được biến động theo sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu. Nếu giá cả trên thị trường quốc tế của hàng hóa giảm xuống thì thuế nhập khẩu cũng giảm theo, do đó số tiền thuế thu được thấp và vai trò bảo hộ của thuế không rõ rệt. Ngoài ra, các tổ chức nhập khẩu cũng có thể khai báo giá/giá trị của mặt hàng mà họ đang kinh doanh thấp hơn nhiều so với giá thị trường nhằm mục đích giảm số tiền thuế phải nộp. Vì thế việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải xác định chính xác giá trị của hàng nhập khẩu, gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý thuế.  Thuế nhập khẩu tính theo lượng hay thuế tuyệt đối (specific tariff): Là loại thuế quy định mức thuế theo giá trị tuyệt đối tính trên đơn vị hàng hóa nhập khẩu (số lượng, trọng lượng, dung tích ). Ví dụ, mức thuế MFN của Hoa Kỳ năm 2012 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi trong khoảng 1,13 – 1,80 USD/m 3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập khẩu trong năm (United States International Trade Commission, 2012, c.8). - Ưu điểm: cách tính này không phụ thuộc vào giá cả lô hàng nhập khẩu, do đó các doanh nghiệp có thể xác định trước số thuế phải nộp để tính toán chi phí kinh doanh và công tác thu thuế được tiến hành dễ dàng, phần nào hạn chế hiện tượng gian lận liên quan đến kê khai giá trị hàng hóa để trốn thuế, từ đó đảm bảo ổn định số thuế thu vào ngân sách Nhà nước. - Nhược điểm: mức thuế tuyệt đối cứng nhắc, không phù hợp với sự biến động giá cả của thị trường và không phản ánh giá trị thực tế của lô hàng nhập khẩu, gây thất thoát nguồn thu hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng nộp thuế.  Thuế hỗn hợp (compound tarrif or mixed tarrif): Là sự kết hợp giữa thuế nhập khẩu tính theo giá trị và tính theo lượng. Ví dụ, thuế suất MFN của Hoa Kỳ đối với nấm mã HTS 0709.51.01 năm 2012 là 8,8 cent/kg + 20% giá trị hàng nhập (United States International Trade Commission, 2012, c.7). - Ưu điểm: kết hợp được ưu điểm của cả hai loại thuế nhập khẩu tính theo giá trị và theo lượng, vừa dễ dàng so sánh mức thuế suất giữa các quốc gia, vừa phản ánh giá trị thực tế của lô hàng và hạn chế hiện tượng gian lận trong kê khai thuế. - Nhược điểm: cách tính này khá phức tạp và yêu cầu phải theo dõi kịp thời sự biến động của thị trường về giá cả hàng nhập khẩu. [...]... Nghiên cứu các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong AFTA, APEC và WTO sẽ cho thấy những nét khái quát cơ bản về quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập 2.1.1 Cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong AFTA 2.1.1.1 Nội dung cơ bản của AFTA _30_ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức liên kết giữa các nước trong khu vực nhằm mục tiêu... nền kinh tế và hiệu quả thu thuế, ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thuế _18_ - Hiệu quả đối với nền kinh tế: chính sách thuế nhập khẩu phải đảm bảo phân bổ hợp lý nguồn lực củahội - Hiệu quả thu thuế: chính sách thuế nhập khẩu nhằm giảm bớt chi phí hành chính thuế, bao gồm chi phí quản lý của cơ quan thuế và những chi phí của người nộp thuế 1.2.2.4 Tính rõ ràng, minh bạch Chính sách thuế nhập khẩu. .. quốc tế mà nước này tham gia Hiện nay, Singapore được coi là thị trường tự do nhất khu vực Đông Nam Á Nhờ việc thực hiện thành công chính sách tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan, hoạt động thương mại quốc tế của Singapore ngày càng được mở rộng tới các quốc gia và các vùng lãnh thổ CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ... 1.2.3.2 Yếu tố kinh tế Thuế nhập khẩu là một phần thu nhập của nền kinh tế quốc dân được tập trung vào ngân sách Nhà nước Thuế nhập khẩu luôn luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu Nguồn thu từ thuế nhập khẩu chỉ có thể ổn định, tăng trưởng trên cơ sở nền kinh tế phát triển một cách hiệu quả Những yếu tố kinh tế thường tác động đến chính sách thuế nhập khẩu là mức... hơn biểu thuế quan của mình 2.1.3.2 Cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong WTO Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO Để được tham gia tổ chức này, Việt Nam đã nỗ lực trong hơn 10 năm đàm phán gia nhập Về thuế nhập khẩu, tổng hợp chung toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO như được thể hiện trong Biểu cam kết về Hàng hoá của Việt Nam, có thể... 1.4 Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của một số nước trong tiến trình hội nhập 1.4.1 Tham khảo chính sách thuế nhập khẩu của Trung Quốc Để xây dựng khuôn khổ cơ bản về chính sách thuế quan, ngày 22/01/1987 Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn Luật Hải quan và các quyết định về thuế quan Các văn bản luật và dưới luật này đã được sửa đổi nhiều lần cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. .. tiêu của mình _16_ Đứng trên góc độ thương mại, chính sách thuế nhập khẩu được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật liên quan đến hoạt động nhập khẩu mà Nhà nước áp dụng để thực hiện các mục tiêu kinh tếhội của một đất nước trong một thời kỳ nhất định Chính sách thuế nhập khẩu là một bộ phận cấu thành trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia... góp phần giải quyết nạn thất nghiệp 1.1.3.6 Thuế nhập khẩu là công cụ quan trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thuế là nội dung quan trọng hàng đầu trong vấn đề đàm phán gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực hay thế giới Giảm thuế giúp thương mại hàng hóa phát triển nhanh, kích thích quá trình hội nhập Chính phủ các nước luôn dành cho hàng hóa có... nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu trong cả nước 1.2 Lý luận chung về chính sách thuế nhập khẩu 1.2.1 Khái niệm chính sách thuế nhập khẩu Đứng trên góc độ tài chính, chính sách thuế nhập khẩu là một bộ phận của chính sách thuế Trong đó, chính sách thuế được hiểu là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để ra quyết định về thu nhập và huy động nguồn thu nhằm... linh hoạt Xây dựng chính sách thuế nhập khẩu phải đảm bảo khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế trong thời kỳ hội nhập Đồng thời khi hoạch định chính sách thuế nhập khẩu phải đảm bảo can thiệp ở mức độ, thời điểm và đối tượng thích hợp mới có thể tạo ra sự ổn định và đáp ứng được mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước - Về mức độ can thiệp: chính sách thuế nhập khẩu phải đảm bảo . thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Qua. cứu của đề tài là chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam và quá trình hoàn thiện chính sách này trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình chính. THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Thương mại quốc tế QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Họ

Ngày đăng: 14/06/2014, 09:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Mức thuế cam kết bình quân của Việt Nam trong WTO - Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.2. Mức thuế cam kết bình quân của Việt Nam trong WTO (Trang 37)
Bảng 2.4. Thuế suất MFN của một số mặt hàng  nhập khẩu vào Việt Nam năm 2011 - Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.4. Thuế suất MFN của một số mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam năm 2011 (Trang 58)
Bảng 3.1. Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác  giai đoạn 2007- 2009 - Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 3.1. Đóng góp của khu vực FDI so với các khu vực khác giai đoạn 2007- 2009 (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w