xã hội hóa du lịch trong nền kinh tế thị trường việt nam, lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình

157 749 1
xã hội hóa du lịch trong nền kinh tế thị trường việt nam, lấy ví dụ ở tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP TÓM TẮT LUẬN VĂN PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNĐQ Chủ nghĩa Đế quốc CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNTB Chủ nghĩa Tư bản CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ĐH KTQD Đại học Kinh tế quốc dân KH - CN Khoa học - Công nghệ KH - KT Khoa học - kỹ thuật KT - XH Kinh tế - xã hội HĐND Hội đồng nhân dân GDP Tổng sản phẩm nội địa LLSX Lực lượng sản xuất ODA Hỗ trợ phát triển chính thức. PA - TA Hiệp hội du lịch Châu Á PTSX Phương thức sản xuất QHSX Quan hệ sản xuất TLSX Tư liệu sản xuất UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UN - WTO Tổ chức Du lịch thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới WTTC Hội đồng lữ hành và Du lịch quốc tế XHH Xã hội hóa ơ DANH MỤC BẢNG, BIỂU Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế năm 2008 (%) . . Error: Reference source not found Biểu đồ 2.2: Số lượng khách du lịch Error: Reference source not found BẢN ĐỒ DU LỊCH NINH BÌNH PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết ĐH Đảng X nêu rõ: "Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”. Ninh Bình nằm trong vùng kinh tế Đồng bằng Bắc bộ, có vị trí chiến lược quan trọng, có tiềm năng dồi dào và phong phú để phát triển du lịch về: điều kiện tự nhiên, hệ thống giao thông, điều kiện lịch sử - văn hóa - tâm linh… Ninh Bình được xác định là một trong các khu du lịch trọng điểm của quốc gia. Thực tế phát triển ngành du lịch trong những năm qua của Ninh Bình còn nhiều hạn chế, chưa từng xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh chỉ rõ: "Thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, du lịch và xuất khẩu để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Coi kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch ". Vì vậy, cần phải huy động mọi nguồn lực, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các thành phần kinh tế để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Vấn đề XHH du lịch còn đang hết sức mới mẻ về mặt lý luận và thực tiễn. Mặc dù trong thực tiễn các hoạt động du lịch đã mang màu sắc XHH, nhưng tình hình hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn diễn ra tình trạng lộn xộn, chồng chéo, làm suy giảm, xuống cấp tài nguyên du lịch, ảnh hưởng đến tâm lý du khách, thiếu động lực cho sự phát triển của ngành du lịch. Từ tình hình đó, đặt ra yêu cầu khách quan cho việc nghiên cứu để có nhận thức khoa học, xác định rõ vấn đề XHH, khái niệm và nội hàm cũng như các điều kiện, tiền đề và giải pháp XHH du lịch. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài: “XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ kinh tế. i 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước xu thế hội nhập Quốc tế và toàn cầu hóa, các chiến lược phát triển vùng và phát triển địa phương ngày càng có thêm cơ hội lựa chọn và tất nhiên kèm theo là những thách thức và áp lực trong sự lựa chọn. Bối cảnh đó đòi hỏi Ninh Bình cần có định hướng chiến lược trong phát triển du lịch. Ninh bình đã và đang rà soát lại các sự lựa chọn phát triển du lịch trong quan hệ vùng và liên vùng để nghiên cứu, định hướng phát triển du lịch của tỉnh. Đã có những công trình khoa học, các luận văn, luận án nghiên cứu về đề tài du lịch ở tỉnh Ninh Bình, từ những cách tiếp cận khác nhau, song việc nghiên cứu du lịch từ sự phát triển XHH, có cách tiếp cận một cách hệ thống, toàn diện trên các phương diện kinh tế - xã hội, kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - tổ chức nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của du lịch tỉnh Ninh Bình cho đến nay chưa có công trình nào được nghiên cứu và công bố. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này không trùng lắp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung, tiền đề và tính chất đặc thù của XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường, đồng thời nêu rõ thực trạng XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở đó đề tài đã làm sáng tỏ XHH du lịch là một quá trình kinh tế khách quan biểu hiện sự phát triển tính chất xã hội các hình thức hoạt động du lịch dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hóa về lý luận; làm rõ nội dung XHH "thực tế" du lịch trên các phương diện: Mở rộng các liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch dựa trên cơ sở phân công hợp tác lao động; phân phối lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch; quản lý nhà nước (với tư cách là người nhạc trưởng) phối hợp các hoạt động du lịch, đảm bảo cho hoạt động du lịch có hiệu quả, bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, truyền thống dân tộc; Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường. ii 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là XHH du lịch với tư cách quá trình kinh tế khách quan, thể hiện sự phát triển tính chất xã hội của hình thức liên kết kinh tế trong hoạt động: sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ - du lịch. Nghiên cứu tính chất đặc thù của XHH “thực tế” hoạt động du lịch. Phạm vi nghiên cứu: Do đây là một đề tài rộng và khó, nên đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các nội dung chính sách, các vấn đề hoạt động thực tiễn liên quan đến XHH du lịch được khái quát từ nghiên cứu XHH du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, từ sau tái lập tỉnh (1992) đến nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi cho đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa kết hợp phương pháp lịch sử và lôgic, kết hợp với phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh… 6. Những đóng góp của luận văn - Khái quát lý luận, xu hướng khách quan của XHH du lịch và tính đặc thù của XHH du lịch; Làm sáng tỏ nội dung của XHH “thực tế” hoạt động du lịch và thực tế quá trình XHH du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường Việt Nam. Chương 2: Thực trạng XHH du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy XHH du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. iii NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÃ HỘI HÓA DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1. DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG NỀN KT QUỐC DÂN 1.1.1. Khái niệm du lịch, các loại hình và lĩnh vực kinh doanh du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia tạo ra một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá - xã hội. 1.1.1.2. Các loại hình du lịch: Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau người ta có thể phân loại du lịch thành nhiều loại hình du lịch. + Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế và Du lịch nội địa. + Căn cứ vào nhu cầu: Du lịch chữa bệnh, Du lịch nghỉ ngơi giải trí, Du lịch thể thao, Du lịch văn hoá, Du lịch công vụ, Du lịch thương gia, Du lịch tôn giáo, Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương, Du lịch quá cảnh. 1.1.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh du lịch: Bao gồm kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ khác. 1.1.2. Du lịch - ngành kinh tế đặc thù và vai trò của nó trong cơ cấu kinh tế hiện đại - Tính đặc thù của ngành du lịch: Đặc điểm của quá trình sản xuất, cung ứng và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch; Ngành du lịch được phát triển với tốc độ, quy mô và chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn so với các ngành kinh tế truyền thống; Tính chất XHH cao trong tổ chức sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm dịch vụ du lịch. - Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân: Sản xuất cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tăng về du iv lịch; Khai thác tiềm năng, thế mạnh, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tích lũy cho nền kinh tế; Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hiệu quả; Quảng bá, gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XHH DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.2.1. Khái quát cơ sở lý luận của XHH du lịch: XHH du lịch đó là sự thể hiện của XHH sản xuất trong các hình thức kinh tế cụ thể của hoạt động du lịch. XHH sản xuất đó là quá trình kinh tế khách quan phản ánh sự phát triển biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, nó thể hiện sự phát triển tính chất xã hội của các hình thức sản xuất dựa trên cơ sở phân công và hợp tác lao động. 1.2.2. XHH du lịch và nội dung cơ bản của XHH du lịch: XHH du lịch được hiểu là quá trình kinh tế diễn ra sự liên kết các đơn vị, các bộ phận, các giai đoạn làm tăng tính xã hội của các hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hoá. Quá trình đó được thực hiện bằng việc giải quyết hợp lý các lợi ích kinh tế của các chủ thể và có sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo cho ngành du lịch phát triển bền vững. XHH du lịch, trước hết nó được xem xét là một quá trình kinh tế khách quan biểu hiện sự phát triển tính chất xã hội các hình thức hoạt động du lịch. Sự liên kết giữa các đơn vị, các chủ thể kinh tế đặt trong nền kinh tế thị trường và đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước đảm bảo cho hoạt động du lịch có hiệu quả, bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, truyền thống dân tộc. Nội dung của XHH du lịch: 1,2.2.1. XHH du lịch phản ánh quá trình phát triển tính chất xã hội của các hình thức hoạt động du lịch, đó là quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch dựa trên sự phân công và hợp tác lao động. 1.2.2.2. XHH du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường và được thực hiện thông qua phân phối lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia hoạt động du lịch. 1.2.2.3. XHH du lịch trên thực tế được thực hiện thông qua quản lý của Nhà nước trong ngành du lịch. 1.2.3. Những điều kiện tiền đề của XHH du lịch bao gồm v 1.2.3.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu du lịch của xã hội ngày càng tăng. 1.2.3.2. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và phân công lao động chuyên môn hoá sản xuất. 1.2.3.3. Điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, cảnh quan thiên nhiên, môi trường khí hậu và những giá trị văn hoá truyền thống, tập quán, tâm linh. 1.2.3.4. Sự phát triển của kinh tế thị trường tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 1.2.3.5. Năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực du lịch. 1.3. KINH NGHIỆM XHH DU LỊCH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 1.3.1. XHH du lịch của các tỉnh Kinh nghiệm xã hội hóa du lịch tương đối thành công trong thực tiễn những năm vừa qua tại một số tỉnh có tiềm năng, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng như: Quảng Ninh - "Hạ long trên biển", còn Ninh Bình được mệnh danh là "Hạ Long cạn"; Thừa Thiên - Huế với Cố đô Huế và Ninh Bình với Cố đô Hoa Lư; Lâm Đồng - Du lịch Đà Lạt với tài nguyên du lịch vùng rừng núi; Bà Rịa - Vũng Tàu với tài nguyên du lịch biển. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho XHH du lịch Ninh Bình. 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm về XHH cho Ninh Bình. Thứ nhất: Khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực kinh tế, tiềm năng du lịch của các vùng, miền để phát triển ngành du lịch, đa dạng các loại hình du lịch dựa trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch. Thứ hai: Thực hiện liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp tham gia sản xuất cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch khác nhau, đảm bảo tính tự chủ, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. Hợp tác liên kết kinh tế dựa trên nguyên tắc tự nguyện và các lợi ích kinh tế được giải quyết công bằng. Thứ ba: Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và dần từng bước hiện đại hóa đường giao thông, nhà ga, bến cảng, các phương tiện giao thông; năng lượng, điện, nước; thông tin liên lạc; khách sạn, nhà hàng, các trung tâm vui chơi, giải trí v.v đưa ra các dịch vụ chất lượng cao, tiện ích và an toàn cho du khách đó là điều kiện vật chất cho XHH du lịch. vi [...]... tài du lịch ở tỉnh Ninh Bình, từ những cách tiếp cận khác nhau, ví dụ như: - Đánh gía một số tác động của du lịch đến sự phát triển kinh tế ở tỉnh Ninh Bình; - Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Ninh Bình; - Phát triển du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; - Thực trạng phát triển các loại hình kinh doanh du lịch nông thôn ở tỉnh Ninh Bình; - Thực trạng giá cả sản phẩm dịch vụ du lịch. .. tiễn của xã hội hóa du lịch trong nền kinh tế thị trường Việt Nam Chương 2: Thực trạng xã hội hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xã hội hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XÃ HỘI HÓA DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 1.1 DU LỊCH VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH DU LỊCH TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1.1 Khái... điểm du lịch chính ở tỉnh Ninh Bình; - Nghiên cứu các đặc điểm chi tiêu ở một số điểm du lịch chính ở tỉnh Ninh Bình - Khai thác tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Ninh Bình; - Du lịch Ninh Bình hướng tầm nhìn 2020 Và nhiều tác phẩm liên quan khác Song việc nghiên cứu du lịch từ sự phát triển xã hội hóa, có cách tiếp cận một cách hệ thống, toàn diện trên các 4 phương diện kinh tế - xã hội, kinh. .. loại du lịch thành các loại hình du lịch chính sau: - Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch Theo tiêu thức này du lịch được phân thành: Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau Ở hình thức du lịch này khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch Du lịch nội địa: Là hình thức du lịch mà... - Ngành du lịch được phát triển với tốc độ, quy mô và chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn so với các ngành kinh tế truyền thống Du lịch được coi là ngành siêu kinh tế Ngày nay, hoạt động du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội Du lịch là nguồn... lịch trong nền kinh tế thị trường - Nghiên cứu thực trạng tình hình, những thành tựu và những tồn tại, hạn chế của hoạt động xã hội hóa du lịch trong nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Về lý luận: Làm sáng tỏ xã hội hóa du lịch là một quá trình kinh tế khách quan biểu hiện sự phát triển tính chất xã hội các hình thức hoạt động du lịch dựa trên cơ sở phân công... HÌNH XHH DU LỊCH Ở NINH BÌNH TỪ KHI TÁI LẬP TỈNH (1992) ĐẾN NAY 2.2.1 Những thành tựu của quá trình thực hiện XHH du lịch 2.2.1.1 Huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư cho du lịch • Sự tham gia vào các hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế và phát huy lợi ích cộng đồng • XHH nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch ix 2.2.1.2 XHH du lịch thúc... tăng trưởng kinh tế, tăng tích lũy cho nền kinh tế Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng KT - XH Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (WTTC) đã công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong. .. phát triển du lịch và giáo dục cộng đồng vào phát triển du lịch 3.2.4 XHH du lịch, dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch để nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của tỉnh xii 3.2.5 XHH du lịch Ninh Bình phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận... của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế đang làm cho nó trở thành một luận cứ tốt cho sự phát triển của thế giới Vai trò thiết thực của du lịch trong hoạt động kinh tế quốc dân, trong trao đổi quốc tế và trong sự cân bằng cán cân thanh toán, đang đặt du lịch vào vị trí trong số các ngành hoạt động kinh tế thế giới quan trọng nhất Tuyên bố Osaka Nhật Bản, tháng 11/1994 khẳng định: Du . pháp XHH du lịch. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài: “XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ kinh tế. i 2 cứu nội dung, tiền đề và tính chất đặc thù của XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường, đồng thời nêu rõ thực trạng XHH du lịch trong nền kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trên. nhu cầu: Du lịch chữa bệnh, Du lịch nghỉ ngơi giải trí, Du lịch thể thao, Du lịch văn hoá, Du lịch công vụ, Du lịch thương gia, Du lịch tôn giáo, Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương, Du lịch quá

Ngày đăng: 06/10/2014, 06:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan