Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Tại mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ, hệ thống thuế luôn giữ một vaitrò hết sức quan trọng Thuế vừa là nguồn thu ngân sách, vừa là công cụkinh tế để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế Cácquốc gia luôn luôn hướng tới việc xây dựng một hệ thống chính sách thuếphù hợp, đồng bộ và luôn theo kịp sự phát triển của thực tiễn Trong nhiềunăm qua, chính sách và cơ chế quản lý thuế nhập khẩu đã có những thayđổi lớn và mang lại những kết quả đáng khích lệ cả về yêu cầu thu ngânsách Nhà nước (NSNN) cũng như quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế đốingoại; góp phần quan trọng làm ổn định tình hình kinh tế- xã hội, tạo ranhững tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triểnmới “ Thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”
Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói chung vàhội nhập kinh tế trong khu vực ASEAN nói riêng, đặc biệt là khi tham giakhu vực mậu dịch tự do ASEAN- AFTA và tương lai là gia nhập Tổ chứcthương mại thế giới WTO, chính sách thuế nhập khẩu ở nước ta đã bộc lộnhiều tồn tại, gây thất thu lớn cho NSNN và hạn chế kết quả của tiến trìnhhội nhập
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ” trong
bối cảnh hiện nay để nghiên cứu là việc làm cần thiết
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương I: Thuế nhập khẩu với hội nhập kinh tế quốc tế
Chương II: Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam
Chương III: Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đápứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 2CHƯƠNG I THUẾ NHẬP KHẨU VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
1.1.Tổng quan về thuế nhập khẩu.
1.1.1 Bản chất của thuế nhập khẩu.
a Khái niệm.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, thuế rađời là đòi hỏi cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và pháttriển của Nhà nước Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu ( chicho việc duy trì và củng cố bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phươngthuộc phạm vi lãnh thổ mà Nhà nước đó đang cai quản; chi cho các côngviệc thuộc chức năng của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, xây dựng vàphát triển các cơ sở hạ tầng; chi cho các vấn đề phúc lợi công cộng.v.v ),Nhà nước sử dụng ba hình thức động viên là: quyên góp của dân, vay dân
và dùng quyền lực bắt dân phải đóng góp Trong đó, hình thức quyên góp
và vay của dân là những hình thức không mang tính ổn định lâu dài,thường chỉ được sử dụng giới hạn trong những trường hợp đặc biệt Để đápứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, Nhà nước dùng quyền lực chính trịbuộc dân phải đóng góp Đây chính là hình thức cơ bản nhất để huy động
tập trung nguồn tài chính Nhà nước Hình thức này gọi là Thuế.
Từ những nội dung trên, chúng ta có thể nêu một khái niệm tổngquát về thuế như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc do Nhà nước quyđịnh đối với các tổ chức và các nhân trong xã hội nhằm sử dụng cho mụcđích chung của toàn xã hội
Thuế nhập khẩu là một phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt độngnhập khẩu mà các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhập khẩu có nghĩa
Trang 3vụ phải đóng góp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật thuế nhậpkhẩu , nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cũng như các chính sách của Nhànước.
Nói cách khác, thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vịhàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia hoặc từ khuchế xuất xuất vào thị trường thuộc lãnh thổ của quốc gia đó
b Bản chất.
Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa nhập khẩu,làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một quốc gia Người tiêu dùnghàng hoá phải gánh chịu loại thuế này
Nghiên cứu bản chất của thuế nhập khẩu, chúng ta có thể rút ra một
số kết luận sau:
Thứ nhất, thuế nhập khẩu là phần thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
nhập khẩu
Thứ hai, việc xây dựng thuế suất thuế nhập khẩu phải đảm bảo giải quyết
hài hoà quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp thamgia hoạt động nhập khẩu
Thứ ba, thuế suất thuế nhập khẩu được xây dựng ở mức thấp nhưng hợp lý Thứ tư, chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước phải đảm bảo tính khả
thi và tính hiệu quả
1.1.2 Những đặc điểm của thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là một loại thuế nên cũng mang các đặc điểm củathuế nói chung:
Thứ nhất, mang tính quyền lực Nhà nước.
Đặc điểm này được thể chế hóa trong hiến pháp của mỗi quốc gia.Đối với mỗi quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trongnhững nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức kinh tế và của mỗi công dân choNhà nước Các tổ chức kinh tế và công dân thực hiện nghĩa vụ thuế theocác luật thuế cụ thể được cơ quan quyền lực tối cao ở quốc gia đó quy định
Trang 4phù hợp với các hoạt động và thu nhập của từng tổ chức kinh tế và côngdân Tổ chức và cá nhân nào không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình,tức là họ đã vi phạm pháp luật của quốc gia đó.
Đặc điểm này phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản đónggóp mang tính tự nguyện cho NSNN và thuế với các khoản vay mượn củaChính phủ
Thứ hai, thuế nhập khẩu là khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước và không mang tính hoàn trả trực tiếp.
Khác với các khoản vay, Nhà nước thu thuế từ các tổ chức kinh tế vàcác cá nhân nhưng không phải hoàn trả lại trực tiếp cho người nộp thuế saumột khoảng thời gian với một khoản tiền mà họ đã nộp vào NSNN Số tiềnthuế thu được, Nhà nước sẽ sử dụng cho các chi tiêu công cộng, phục vụcho các nhu cầu của Nhà nước và của mọi cá nhân trong xã hội Mọi cácnhân, người có nộp thuế cho Nhà nước cũng như người không nộp thuế,người nộp nhiều cũng như người nộp ít đều bình đẳng trong việc nhận đượccác phúc lợi công cộng từ phía Nhà nước Số tiền thuế mà các đối tượngphải nộp cho Nhà nước được tính toán không dựa trên khối lượng lợi íchcông cộng họ nhận được mà dựa trên những hoạt động cụ thể và thu nhậpcủa họ
Đặc điểm này giúp phân biệt thuế với phí và lệ phí
Thứ ba, chứa đựng các yếu tố kinh tế - xã hội.
Tuy thuế được coi là biện pháp tài chính mang tính chất bắt buộc củaNhà nước, nhưng sự bắt buộc đó luôn được xác lập dựa trên nền tảng củacác vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quan hệ kinh tế thế giới
Nó thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước về việc muốn khuyến khích hayhạn chế sự phát triển của bất cứ ngành nào hoặc lĩnh vực nào trong toàn bộnền kinh tế Bên cạnh đó, thuế còn là công cụ để thực hiện việc kiểm tra,kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế
Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn có các đặc điểm riêng của nó Cụ thể là:
Trang 5Thứ nhất, thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu chỉ đánh vào hàng hoá nhập khẩu ở khâu nhập khẩu
và hàng hoá từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước, không thu vàohàng hoá sản xuất hoặc lưu thông khác ở trong nước ( khác với thuế nhậpkhẩu, thuế giá trị gia tăng cũng là một loại thuế gián thu nhưng thu cả vàohàng hoá nhập khẩu, hàng hoá sản xuất hoặc lưu thông trong nước )
Mọi hàng hoá được phép nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới ViệtNam, hàng hoá từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước đều là đốitượng chịu thuế nhập khẩu Ngoài những đối tượng nêu trên, số còn lại sẽkhông chịu sự tác động của loại thuế này
Thứ hai, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu.
Thuế gián thu là loại thuế mà đối tượng nộp thuế có thể chuyển dịch
số thuế mình đã nộp cho Nhà nước sang cho một đối tượng khác Điều đó
có nghĩa là người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu phải gánh chịu loại thuếnày Người nộp thuế nhập khẩu nếu không đồng thời là người tiêu dùnghàng hoá nhập khẩu thì không phải gánh chịu mà chỉ nộp thuế thay chongười tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu đó
Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu đã chuyểndịch số thuế phải nộp sang cho người tiêu dùng chịu Nói cách khác, ngườinộp thuế và người chịu thuế không đồng thời là một Người nộp thuế làngười kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu, còn người chịu thuế là ngườitiêu dùng các hàng hoá đó Nhà kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu đứng
ra thu hộ thế cho Nhà nước và nộp hộ người tiêu dùng số thuế thu được vàoNSNN
Thứ ba, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Khác với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trong cơ chế kinh tế thịtrường, Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào các hoạt động kinh tế - xãhội bằng các mệnh lệnh hành chính Thay vào đó, Nhà nước thực hiện điều
Trang 6tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô, tức là Nhà nước chỉ đưa ra các chuẩn mựcmang tính định hướng lớn trên một diện rộng và bằng các công cụ đòn bẩy
để hướng các hoạt động xã hội đi theo nhằm đật được các mục tiêu đề ra,tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiệntrong khuôn khổ luật pháp
Nhà nước sử dụng nhiều công cụ để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh
tế như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng… Trong đó, thuế được coi làmột trong những công cụ sắc bén nhất Bằng việc ban hành hệ thống Luậtthuế, Nhà nước sẽ quy định việc đánh thuế hoặc không đánh thuế, đánhthuế với thuế suất cao hoặc thuế suất thấp vào các ngành nghề, các mặthàng cụ thể thuộc lĩnh vực nhập khẩu nhằm thực hiện chính sách thươngmại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế; thông qua đó mà tác động và làmthay đổi mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, nhằm góp phần điềutiết vĩ mô
Thứ tư, thuế nhập khẩu chỉ do cơ quan Hải quan thu, cơ quan thuế các cấp không thu ( thuế GTGT, thuế TTĐB vừa do cơ quan hải quan thu vừa
do cơ quan thuế thu; thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập các nhân,thuế môn bài… chỉ do cơ quan thuế các cấp thu ), nhằm gắn công tác quản
lý thu thuế nhập khẩu với công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt độngnhập khẩu
1.1.3 Vai trò của thuế nhập khẩu.
Thứ nhất, thuế nhập khẩu đóng vai trò là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
Nhà nước ra đời, dựa vào quyền lực chính trị của mình, Nhà nước đãđặt ra các thứ thuế để bắt buộc các thành viên trong xã hội đóng góp mộtphần thu nhập của họ cho Nhà nước Nhờ có khoản đóng góp đó, bộ máyNhà nước mới tồn tại và hoạt động được
Lịch sử phát triển của ngành thuế qua các thời kỳ đã cho thấy: Tỷtrọng thu bằng thuế chiếm phần lớn trong tổng thu NSNN, tỷ trọng này
Trang 7thường chiếm tới trên 90% tổng số thu, trong đó, thuế nhập khẩu đóng vaitrò là một nguồn thu quan trọng.
Vai trò truyền thống của thuế quan là động viên một phần thu nhậpcho NSNN từ hoạt động ngoại thương Tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tếđối ngoại và quan điểm sử dụng thuế quan của mỗi nước mà thuế quan cóvai trò khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN
Đối với các nước phát triển, số thu từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ
lệ không đáng kể trong tổng thu NSNN ( 1%-5% ) Còn ở các nước đangphát triển thì thuế nhập khẩu luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đemlại nguồn thu cho NSNN Đối với Việt Nam, nguồn thu từ thuế xuất, nhậpkhẩu chiếm khoảng 19%-20% tổng số thu về thuế và phí của Nhà nước; sốthu này có xu hướng giảm dần do việc Việt Nam thực hiện cắt giảm thuếsuất thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế kể từ năm 1999
Thứ hai, là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Để quản lý hoạt động ngoại thương, Nhà nước đã sử dụng nhiềucông cụ khác nhau trong đó có thuế nhập khẩu Đây được coi là một trongnhững công cụ hữu hiệu nhất Thông qua thuế nhập khẩu, Nhà nước có thểtác động một cách trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu của quốc gia bằngcách thay đổi mức thuế suất đối với từng mặt hàng, từ đó có thể điều chỉnh
cơ cấu nhập khẩu theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mìnhtrong từng giai đoạn phát triển Nhà nước sử dụng thuế nhập khẩu để điềutiết hoạt động nhập khẩu, cân bằng cán cân thương mại quốc tế, tăng dự trữngoại tệ cho đất nước, thực hiện chiến lược phát triển kinh đối ngoại
Thứ ba, thuế nhập khẩu giữ vai trò bảo hộ sản xuất trong nước.
Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội thế giới đã chứng minh rằng: cho đếnnay, không một quốc gia nào là không sử dụng công cụ thuế quan để bảo
hộ sản xuất trong nước, giữa các nước chỉ khác nhau về mức độ bảo hộ màthôi Ở các nước phát triển, người ta hạ thấp hoặc xoá bỏ hàng rào thuế
Trang 8nhập khẩu; còn ở các nước đang phát triển thì hoàn toàn ngượcc lại, thuếnhập khẩu lại được sử dụng như một hàng rào đắc lực nhất che chắn chosản xuất trong nước phát triển, chống lại sự cạnh tranh và thâm nhập củahàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tràn vào.
Thuế nhập khẩu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoánhập khẩu Vì vậy, việc quy định thuế suất thuế nhập khẩu cao hay thấp cóảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trongnước Đồ thị dưới đây sẽ minh hoạ rõ hơn cho những tác động ấy:
Giả sử một quốc gia A nào đó đứng trước một mức giá quốc tế Pw của sản phẩm X, theo đó quốc gia A có thể mua bao nhiêu sản phẩm X từ nước ngoài Các đường D, S biểu thị mức cầu của người tiêu dùng quốc gia
A về sản phẩm X và mức cung sản phẩm X của các nhà sản xuất ở quốc gia
A Ta giả thiết rằng, sản phẩm X nội địa và sản phẩm X nước ngoài hoàn
toàn có thể thay thế cho nhau, người tiêu dùng chắc chắn sẽ mua loại nào
có giá bán rẻ hơn
Tại mức giá Pw, người tiêu dùng quốc gia A sẽ mua Qd sản phẩm X ( họ muốn ở điểm G trên đường cầu D ), trong khi các doanh nghiệp nội địa chỉ sản xuất Qs sản phẩm X ( họ muốn tại điểm C trên đường cung S ).
Do vậy, sẽ có sự chênh lệch giữa mức cung trong nước Qs và mức cầu trong nước Qd, mức chênh lệch này được bù đắp thông qua nhập khẩu
hàng hoá
Bây giờ, chính phủ quốc gia A đánh thuế Nhập khẩu đối với sản
phẩm X là t% Sau khi có thuế, giá sản phẩm X sẽ là Pt : Pt = Pw ( 1+ t
% ) cao hơn Pw.
Như vậy, ảnh hưởng của thuế nhập khẩu là nâng giá hàng hoá nướcngoài nhập khẩu cao hơn mức giá quốc tế
Trang 9Bằng cách nâng giá nội địa, thuế nhập khẩu đã khuyến khích ngành
sản xuất sản phẩm X trong nước Các doanh nghiệp tăng mức sản xuất từ
Qs lên Qs’ Thuế nhập khẩu đã bảo hộ cho người sản xuất nội địa bằng
cách nâng giá nội địa lên mức mà tại đó hàng nhập khẩu trở nên kém cạnh
tranh hơn Khi chuyển dịch trên đường cung từ điểm C đến điểm E, những
người sản xuất trong nước sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì giá hàng nhập khẩuvào trong nước đã bị nâng lên do có thuế nhập khẩu
Về phía cầu, việc tăng giá cả làm người tiêu dùng chuyển tiêu dùng
của họ trên đường cầu từ điểm G đến điểm F Lượng cầu đối với sản phẩm
X giảm từ Qd xuống Qd’ Người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm X.
Trang 10Đồ thị trên cho thấy ảnh hưởng kết hợp của việc tăng cường sản xuấtnội địa, đó là giảm nhập khẩu Việc nhập khẩu giảm vừa do sản xuất nộiđịa tăng, vừa do tiêu dùng nội địa giảm Với bất kỳ mức thuế nhập khẩucho trước, mức độ giảm nhập khẩu phụ thuộc vào hệ số góc của đườngcung và đường cầu nội địa Các đường này càng co giãn thì một mức tăngnhất định của giá nội địa đã có thuế nhập khẩu sẽ càng làm giảm mức nhậpkhẩu Trái lại, khi cả 2 đường đều rất dốc thì mức tăng do thuế trong giánội địa sẽ có ảnh hưởng nhỏ tới lượng cung và lượng cầu, do đó ảnh hưởng
ít đến số lượng nhập khẩu
Bên cạnh việc sử dụng thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trongnước, các nước còn sử dụng thuế nhập khẩu để khuyến khích xuất khẩuthông qua việc không thu thuế hoặc áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoáxuất khẩu; hạ thấp, không thu thuế, hoàn thuế thuế nhập khẩu đối vớinguyên vật liệu dùng để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu
Ngoài ra, bằng việc thay đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu, Nhànước cũng có thể áp đặt ý muốn chủ quan của mình về việc muốn khuyếnkhích phát triển ngành nào hoặc hạn chế sự phát triển của ngành nào thôngqua việc giảm thuế suất hoặc tăng thuế suất đối với các ngành đó Việc làmnày đã gián tiếp góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự thâmnhập của hàng hoá quốc tế vào Việt Nam
Thứ tư, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.
Hai đặc quyền cơ bản của việc thu thuế đối với mỗi quốc gia là :quyền đối với đối tượng cư trú và quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốcgia đó Một quốc gia có quyền đánh thuế vào hàng hoá được tiêu thụ ởchính quốc gia của mình, hay nói một cách khác là có quyền đánh thuế vàonguồn thu nhập phát sinh tại chính lãnh thổ mình quản lý; nếu từ bỏ quyềnnày cũng đồng nghĩa với việc tự mình đánh mất đi chủ quyền quốc gia Mặt
Trang 11khác, trước xu thế toàn cầu hoá thì sự khác nhau về chính sách thuế giữacác quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển càng trở nên rõ rệt.Bởi vậy, thuế nhập khẩu sẽ là cầu nối quan trọng giúp cho các quốc giađang phát triển chống lại sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.
Thứ năm, thuế nhập khẩu là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc
tế của các quốc gia.
Với quan điểm cho rằng thuế nhập khẩu là một công cụ thu hút đầu
tư nước ngoài, một số nhà kinh tế học đã cho rằng : bằng cách đánh thuếnhập khẩu ở mức cao, nước đánh thuế đã gửi thông điệp kêu gọi các nhàsản xuất ở các quốc gia khác đến đầu tư sản xuất tại nước mình Thay vìxuất khẩu hàng hoá, các nhà sản xuất có thể chuyển vốn, thiết bị, côngnghệ tới nước đánh thuế nhập khẩu cao để sản xuất hàng hoá tại đó Việclàm này đã làm tăng đầu tư nước ngoài vào quốc gia thực hiện việc đánhthuế
Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người laođộng, người tiêu dùng của nước đánh thuế nhập khẩu còn được mua hàng
có giá trị tương đương hàng nhập khẩu nhưng giá rẻ hơn hàng nhập khẩucùng loại sản xuất ở chính quốc
1.2 Nội dung của chính sách thuế nhập khẩu.
Chính sách thuế nhập khẩu nói chung ở tất cả các quốc gia trên thế giớithường bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1.2.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng.
a Đối tượng chịu thuế.
Hàng hoá được phép nhập khẩu quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/
CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ đều là đối tượng chịu thuế nhập khẩu;trừ những trường hợp sau:
* Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam
* Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
Trang 12* Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanhnghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hoá từ khu chế xuất,doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nướcngoài; Hàng hoá đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế,kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảothuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá nhập khẩuvào các khu vực được phép miễn thuế theo quy định của Chính phủ.
* Hàng viện trợ nhân đạo
Trừ một số loại hàng hoá cấm nhập khẩu vào Việt Nam do ảnhhưởng tới an ninh trật tự và đời sống xã hội, số còn lại đều có thể nhập khẩu
b Đối tượng nộp thuế.
Mọi tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận uỷ thác nhậpkhẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu đều là đối tượng nộpthuế nhập khẩu
* Cá nhân là đối tượng nộp thuế nhập khẩu khi cá nhân, hộ kinhdoanh cá thể trực tiếp đứng ra nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận uỷ thác nhậpkhẩu hàng hoá
* Tổ chức được coi là đối tượng nộp thuế nhập khẩu khi tổ chức, đơn
vị đó có tư cách pháp nhân, trực tiếp đứng ra nhập khẩu và nhận uỷ thácnhập khẩu hàng hoá hoặc được thuê làm dịch vụ kê khai, nộp thuế nhậpkhẩu
1.2.2 Căn cứ tính thuế nhập khẩu.
Căn cứ tính thuế nhập khẩu là số lượng hàng hoá, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng nhập khẩu
a Số lượng hàng hoá nhập khẩu.
Số lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từngmặt hàng thực tế nhập khẩu
b Giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế.
Có hai phương pháp xác định giá tính thuế đó là:
Trang 13Thứ nhất, phương phỏp xỏc định giỏ tớnh thuế nhập khẩu bằng giỏ tối thiểu.
Theo quy định hiện hành, hàng hoỏ nhập khẩu chịu thuế nhập khẩutớnh trờn giỏ tớnh thuế tối thiểu nếu giỏ của mặt hàng đú ghi trong hợp đồngthấp hơn giỏ tham chiếu trong bảng giỏ tớnh thuế tối thiểu Tuy nhiờn, hệthống xỏc định trị giỏ tớnh thuế hiện hành cũn mang nặng tớnh ỏp đặt chủquan của cỏc cơ quan quản lý chứ khụng phải là giỏ CIF do người nhậpkhẩu khai bỏo
Giá tham khảo trên thực tế thờng đợc biến thành công cụ bảo hộ.Trong nhiều trờng hợp rõ ràng là giá tham khảo có cao hơn đáng kể so vớigiá hiện hành trên thị trờng thế giới Bên cạnh đó, giá tham khảo tính bằngngoại tệ (ví dụ USD) không phản ánh đợc đầy đủ những dao động trong các
điều kiện hiện hành của thị trờng quốc tế và tỷ giá hối đoái Không nhữngthế, hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành đợc xây dựng dựa trênnhững nền tảng pháp lý thiếu tính minh bạch, dễ thay đổi Thể hiện là: mặc
dù đợc áp dụng một cách công khai, nhng bảng giá tính thuế tối thiểu thờng
đợc các cơ quan quản lý giữ bí mật trong quá trình soạn thảo, các doanhnghiệp không đợc tham gia vào quá trình xây dựng những nguyên tắc xác
định trị giá và bảng giá tối thiểu Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều bịbất ngờ trong quá trình "áp giá" qua mỗi lần sửa đổi, gây bất lợi cho doanhnghiệp trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh Rõ ràng việc áp dụng hệthống giá tính thuế tuỳ tiện nh vậy là không tôn trọng nỗ lực đàm phán giácủa ngời nhập khẩu thông qua việc cào bằng về thuế, đồng thời vô tình tạonên môi trờng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, gây hiệntợng trốn thuế và thất thu cho ngân sách nhà nớc
Thứ hai, phương phỏp xỏc định giỏ tớnh thuế nhập khẩu theo trị giỏ GATT.
( Hiệp định chung về thương mại và thuế quan )
Đối với hệ thống giỏ tớnh thuế tối thiểu cần phải được thay thế bằngmột hệ thống xỏc định trị giỏ tớnh thuế hiện đại hơn, thụng thoỏng hơn, hoạtđộng theo những nguyờn tắc cụng bằng, bỡnh đẳng, thống nhất, minh bạch,phự hợp với thụng lệ quốc tế, bảo vệ quyền lợi hợp phỏp của nhà nhập khẩu
và lợi ớch của Nhà nước, thiết lập một mụi trường cạnh tranh lành mạnh.Việc xỏc định trị giỏ tớnh thuế theo Hiệp định trị giỏ Hải quan GATT/WTO
Trang 14không những đáp ứng được yêu cầu này mà còn đảm bảo cho Việt Namhoàn thành nghĩa vụ của mình trong những cam kết quốc tế
Hệ thống xác định trị giá theo GATT/WTO: Trị giá Hải quan là trị
giá giao dịch của hàng hoá đó- là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phảithanh toán cho hàng hoá trong giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến nướcnhập khẩu, do người nhập khẩu - người mua trả trực tiếp hay gián tiếp chongười xuất khẩu - người bán; giá thực tế phải thanh toán của hàng hoákhông chỉ gồm giá ghi trên hoá đơn mua bán hàng giữa người mua vàngười bán mà còn có cả những chi phí do người mua chịu Các chi phí này
được gọi là các khoản điều chỉnh, chia thành 2 nhóm chính: Các khoản điều chỉnh bắt buộc như hoa hồng, môi giới, chi phí thuê thùng đựng hàng, chi phí nguyên vật liệu và nhân công gói hàng.v.v, các khoản điều chỉnh không bắt buộc, như chi phí vận tải hàng hoá đến cảng nước nhập khẩu, chi
phí bảo hiểm hàng hoá đến cảng nước nhập khẩu, chi phí liên quan đếnviệc xếp hàng lên tàu, dỡ hàng, chuyển hàng, sang mạn.v.v
áp dụng Hiệp định này sẽ đem lại cho các doanh nghiệp tham giahoạt động nhập khẩu một số lợi ích:
- Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá giao dịch trong chừngmực lớn nhất có thể, hoặc được xác định theo một trị giá gần gũi nhất vớigiá thực tế mua bán của hàng hoá Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp mộtkhoản thuế đúng theo giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu chứkhông phải trên cơ sở giá tính thuế áp đặt, tất cả các vướng mắc về trị giágiao dịch sẽ được kiểm tra lại và giải thích sau khi hàng hoá được giải phóng
- Nâng cao tính tích cực, chủ động trong doanh nghiệp do hệ thốngcác nguyên tắc xác định giá mới mang tính rõ ràng, ổn định và hoàn chỉnhnên các doanh nghiệp có thể xây dựng những kế hoạch kinh doanh lâu dài
mà không sợ ảnh hưởng bởi những thay đổi về chính sách quản lý giá
Trang 15- Với cơ chế xác định giá trị tính thuế ổn định, quy trình thủ tục xácđịnh giá đơn giản, hàng hoá được giải phóng nhanh, tạo thuận lợi cho cácdoanh nghiệp bán hàng và thu hồi vốn.
- Doanh nghiệp được quyền tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mìnhtrước những quy định về trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan mà họ cho
là không hợp lý
Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam và được thực hiệnnhư sau:
* Đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá
- Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc đốitượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 của BộTài chính, hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 củaChính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đố với hàng nhậpkhẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7- Hiệp định chung vềthuế quan và thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tạiThông tư số 118/2003/TT/BTC nêu trên
- Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá nhưngkhông thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày8/12/2003 của Bộ Tài chính thì giá tính thuế là giá thực tế phải thanh toán
mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán về hànghóa nhập khẩu
Tổng cục hải quan hướng dẫn cụ thể việc xác định giá tính thuế nêutại điểm này
- Một số trường hợp đặc biệt được hướng dẫn thêm như sau:
+ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đi thuê thì giá tính thuếnhập khẩu là giá thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải thực phải trảtheo hợp đồng đã ký với nước ngoài phù hợp với các chứng từ hợp pháp,hợp lệ có liên quan dến việc đi thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải
Trang 16+ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đưa ra nước ngoài để sửachữa thì giá tính thuế khi nhập khẩu trở lại Việt Nam là chi phí sửa chữathực phải trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phù hợp với các chứng từhợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc sữa chữa máy móc, thiết bị, phươngtiện vận tải.
Giá thuê thực phải trả hoặc chi phí sửa chữa thực phải trả tại điểmnêu trên nếu chưa bao gồm chi phí vận tải ( F ) và phí bảo hiểm ( I ) thìphải cộng chi phí vận tải và phí bảo hiểm vào để xác định giá tính thuếnhập khẩu
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu được các doanh nghiệp tại ViệtNam cung cấp dịch vụ bảo hiểm và vận tải hàng hoá thì giá tính thuế nhậpkhẩu không bao gồm khoản thuế giá tị gia tăng đối với phí bảo hiểm ( I ) vàchi phí vận tải ( F )
+ Hàng hóa nhập khẩu có bao gồm hàng hoá bảo hành theo hợpđồng mua bán hàng hoá ( kể cả hàng hoá gửi sau) nhưng giá ghi trên hợpđồng mua bán hàng hoá không tính thanh toán riêng đối với số hàng hoábảo hành thì giá tính thuế là giá bao gồm cả trị giá hàng hoá bảo hành
+ Hàng nhập khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế, tạm miễnthuế, đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam nhưng sau đó được cơ quan Nhànước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích đượcmiễn thuế, tạm miễn thuế trước đây phải nộp thuế thì giá tính thuế nhậpkhẩu được xác định dựa trên cơ sở giá trị còn lại của hàng hoá tính theothời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam ( tính từ thời điểm nhập khẩu đếnthời điểm tính thuế ) và được xác định cụ thể như sau:
Trang 17Bảng 1: Giá tính thuế đối với hàng hoá mới ( chưa qua sử dụng ).
Nguồn: Thông tư số 87/2004/TT/BTC ngày 31/8/2004 của Bộ Tài chính
Bảng 2: Giá tính thuế đối với loại hàng hoá đã qua sử dụng.
Nguồn: Thông tư số 87/2004/TT/BTC ngày 31/8/2004 của Bộ Tài chính
* Đối với hàng hoá nhập khẩu không theo hợp đồng mua bán hàng hoáhoặc hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Luật Thương mại thì giátính thuế nhập khẩu do Cục Hải quan địa phương quy định Tổng cục Hảiquan hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá tính thuế theo nguyên tắc
Trang 18phù hợp với giá giao dịch trên thị trường nhằm chống gian lận thương mạiqua giá.
Đối với các đồng ngoại tệ không có giao dịch trên thị trường ngoại tệliên Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giáđồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam giao dịch bình quân trên thịtrường liên Ngân hàng và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ kháctrên thị trường quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố
Thông thường thuế suất thuế nhập khẩu được xây dựng theo 3 cấp độ:
Thứ nhất, cấp độ bảo hộ thông thường.
Thứ hai, cấp độ bảo hộ triệt để.
Thứ ba, cấp độ bảo hộ th ấp hay không bảo hộ.
Tương ứng với mỗi cấp độ bảo hộ thì có một loại thuế suất riêngtượng ứng với nó, bao gồm: Thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt vàthuế suất thông thường, cụ thể như sau:
* Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu cóxuất xứ từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong
Trang 19quan hệ thương mại với Việt Nam Mức thuế suất ưu đãi được quy định cụthể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:
- Hàng hoá nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trongquan hệ thương mại với Việt Nam Nước hoặc khối nước đó phải nằmtrong danh sách các nước hoặc khối nước do Bộ Thương mại thông báo đã
có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với ViệtNam
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợp với quyđịnh của pháp luật hiện hành
* Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế suất được áp dụng cho hàng hoánhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặckhối nước đó đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thểchế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợicho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo quyđịnh trong thoả thuận
Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
- Hàng hoá nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từnước hoặc khối nước đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩuđối với Việt Nam Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợpvới quy định của pháp luật hiện hành
- Hàng hoá nhập khẩu phải là những mặt hàng được quy định cụ thểtrong Danh mục hàng hoá được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho từngnước hoặc khối nước do Chính phủ hoặc các cơ quan được Chính phủ uỷquyền công bố
Trang 20- Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặcbiệt thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng chotừng nước hoặc khối nước mà Việt Nam có cam kết về thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Đối với các trường hợp chưa xuất trình được (C/O) theo đúng quyđịnh khi làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan vẫn tính thuế theo mứcthuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất ưu đãi theo cam kết và kê khai củađối tượng nộp thuế Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khaihàng hoá hàng hoá nhập khẩu, đối tượng nộp thuế phải xuất trình (C/O)theo đúng quy định cho cơ quan Hải quan Trường hợp không xuất trìnhđược C/O theo đúng quy định thì cơ quan Hải quan tính lại thuế và xử phạt
vi phạm theo quy định hiện hành
* Thuế suất thông thường là thuế suất được áp dụng cho hàng hoánhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam không có thoảthuận về đối xử tối huệ quốc hoặc không có thoả thuận ưu đãi đặc biệt vềthuế nhập khẩu
Thuế suất thông thường cao hơn không quá 70% (bảy mươi phần trăm) sovới thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi và được tính như sau:
Thuế suất = Thuế suất + Thuế suất 70%
Thông thường ưu đãi ưu đãi
* Hàng hoá nhập khẩu trong một số trường hợp thuộc diện phải chịu thuế bổ sung, thuế suất theo hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối được thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng Cụ thể như sau:
- Hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam với giá bán của hàng hoá
đó quá thấp so với giá thông thường của hàng hoá cùng loại do có sự trợcấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuấthàng hoá tương tự của Việt Nam
Trang 21- Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó
có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phânbiệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam
Thông qua việc quy định 3 loại thuế suất thuế nhập khẩu (thuế suất
ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường) để áp dụng chohàng hoá nhập khẩu từ nước hoặc khối nước có quan hệ thương mại khácnhau đối với Việt Nam đã góp phần thúc đẩy các nước có quan hệ thươngmại với Việt Nam nhưng chưa ký kết Hiệp định thương mại về đối xử tốihuệ quốc với Việt Nam thực hiện ký kết Hiệp định thương mại với ViệtNam (Hiệp định Việt Nam-Hoa Kỳ được ký trong bối cảnh như vậy) Hoặcquy định thuế bổ sung nhằm tạo cơ sở răn đe những nước, những tổ chức
có các hành vi này đối với Việt Nam
1.2.3 Phương pháp tính thuế nhập khẩu.
Số thuế Số lượng hàng hoá Giá Thuế suất nhập khẩu = nhập khẩu tính từng
phải nộp thực tế thuế mặt hàng
Có thể sử dụng một trong những phương pháp sau để xác định sốthuế nhập khẩu phải nộp cho Nhà nước đó là:
* Thứ nhất, phương pháp tính thuế theo tỷ lệ.
Thuế nhập khẩu được tính theo một tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trịthực tế của hàng hoá nhập khẩu Số thuế nhập khẩu phải nộp theo tỷ lệphần trăm sẽ thay đổi tuỳ theo trị giá nhập khẩu thực tế của hàng hoá.Chẳng hạn như quy định thuế nhập khẩu phải nộp của một lít xăng là 20% /giá nhập khẩu của một lít xăng
Phương pháp tính thuế này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nênđược áp dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay trên thế giới trong việc tínhthuế nhập khẩu cho các hàng hoá nhập khẩu
Trang 22* Thứ hai, phương pháp tính thuế theo đơn vị hàng hoá.
Thuế nhập khẩu được tính theo đơn vị hàng hoá nhập khẩu (gọi làthuế tuyệt đối) Số thuế được tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn
vị hàng hoá nhập khẩu
Đây là hình thức thuế phức tạp và đòi hỏi rất khoa học khi tính toánxây dựng số tiền thuế phải nộp nhưng lại đơn giản trong khi thu thuế Dothu thuế theo một số tiền cụ thể nên số thuế thu được không phụ thuộc vàogiá kê khai Ví dụ quy định thuế nhập khẩu phải nộp là 500 VN đồng/ mộtlít xăng nhập khẩu không phân biệt giá nhập khẩu là bao nhiêu
Phương pháp này tuy đơn giản ở khâu thu thuế nhưng lại rất khókhăn trong việc xác định số tiền thuế phải nộp cho mỗi đơn vị hàng hoá Vìvây, nó không được áp dụng phổ biến như phương pháp tính thuế tỷ lệ.Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp Nhà nước muốnlàm cho thị trường tiêu dùng trong nước trở thành thị trường hàng hoá cao cấp
* Thứ ba, phương pháp tính thuế kết hợp.
Thuế nhập khẩu hỗn hợp là phương pháp tính thuế dựa theo tỷ lệphần trăm trên giá trị hàng hoá sau đó cộng với mức thuế tính theo đơn vịhàng hoá Đây là trường hợp áp dụng kết hợp của thuế tuyệt đối và thuếtheo tỷ lệ Ví dụ, quy định thu thuế nhập khẩu đối với xăng nhập khẩu làthu thuế nhập khẩu 15% + 30 USD / tấn
Phương pháp tính thuế này cũng ít được áp dụng phổi biến bởi vì rấtphức tạp trong khâu tính thuế nhập khẩu cho các mặt hàng nhập khẩu, đặcbiệt là việc tính thuế nhập khẩu cho nhiều mặt hàng cùng một lúc
* Thứ tư, phương pháp tính thuế theo hạn ngạch hàng hoá nhập khẩu (hạn ngạch thuế quan).
Hạn ngạch thuế quan là việc áp dụng mức thuế suất thấp (đôi khibằng không) cho một lượng nhập khẩu cụ thể của một hàng hoá xác địnhgọi là thuế trong hạn ngạch và áp dụng thuế suất cao hơn cho lượng nhậpkhẩu vượt quá mức hạn ngạch cho phép gọi là thuế ngoài hạn ngạch
Trang 23Hạn ngạch thuế quan một mặt vừa đảm bảo cho các nước vẫn có thểduy trì được mức bảo hộ tương đương, mặt khác tạo cơ hội thâm nhập thịtrường cho hàng hoá của các nước khác vào thị trường trong nước, gópphần thực hiện từng bước tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Cơ chế tác động của hạn ngạch thuế quan đối với hàng nhập khẩu:
Hạn ngạch thuế quan có thể tác động đến động cơ nhập khẩu củacác nhà nhập khẩu Ảnh hưởng của hạn ngạch thuế quan đối với thươngmại phụ thuộc vào lượng cầu nhập khẩu
Trường hợp 1: Nếu nhu cầu nhập khẩu trong nước không đủ lớn để hỗ trợ
nhập khẩu ở mức giá thế giới, thậm chí ngay cả khi không có thuế tronghạn ngạch thì sẽ không có nhập khẩu, vì khi đó nhập khẩu là không có lãi(Đường cầu nhập khẩu 1)
Trường hợp 2: Cầu nhập khẩu trong nước tăng dẫn đến nhập khẩu trong
hạn ngạch là có lãi nhưng nhu cầu này không đủ lớn để nhập khẩu hết hạnngạch Do đó, hạn ngạch thuế quan trong trường hợp này chỉ có tác dụngnhư thuế nhập khẩu thông thường với mức thuế suất trong hạn ngạch.(Đường cầu nhập khẩu 2)
Trường hợp 3: Nhu cầu nhập khẩu trong nước đủ lớn để nhập khẩu hết
hạn ngạch nhưng không đủ để nhập khẩu vượt quá hạn ngạch mà vẫn cólãi Như vậy, các nhà nhập khẩu sẽ muốn có được cơ hội nhập khẩu tronghạn ngạch để hưởng thuế suất thấp Ngoài ra, cơ hội được nhập khẩu tronghạn ngạch còn tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu kiếm lợi mà không phảichịu rủi ro đối với lô hàng nhập khẩu vì nhu cầu trong nước là xác định Do
có rất nhiều nhà nhập khẩu muốn được như vậy nên việc tiến hành phân bổhạn ngạch cho các nhà nhập khẩu là cần thiết Trong trường hợp này xuấthiện khái niệm lãi hạn ngạch, đây là phần chênh lệch giữa giá trong nước
và giá thế giới đã tính thuế trong hạn ngạch mà nhà nhập khẩu trong hạnngạch sẽ được hưởng Trên thực tế, khi phân bổ hạn ngạch bằng đấu giá,
Trang 24các nhà nhập khẩu sẽ trả giá cho quyền được nhập khẩu trong hạn ngạchxấp xỉ bằng phần lãi hạn ngạch này (Đường cầu nhập khẩu 3).
Đồ thị 2 Ghi chú:
W: Giá thế giới (quy ước bằng 1); P: Giá trong nước; Q: Hạn ngạch t: Thuế trong hạn ngạch; T: Thuế ngoài hạn ngạch (t < T)
Trường hợp 4: Nhu cầu trong nước khá lớn, đủ để nhập khẩu vượt quá
hạn ngạch vẫn có lãi, lúc này lượng nhập khẩu không còn bị giới hạn bởihạn ngạch nữa vì cho dù thuế ngoài hạn ngạch có cao thì nhà nhập khẩuvẫn có lãi khi nhập khẩu vượt quá Tuy nhiên, trường hợp này cũng cầnphải phân bổ hạn ngạch cho các nhà nhập khẩu vì nhập khẩu trong hạnngạch sẽ đem lại cho nhà nhập khẩu nhiều lợi nhuận hơn và ít rủi ro hơn lànhập khẩu ngoài hạn ngạch (Đường cầu nh?p kh?u 4)
Như vậy, so với thuế nhập khẩu thông thường, hạn ngạch thuế quantạo ra nhiều nấc thang nhập khẩu hơn và có khả năng tự động điều chỉnh
Trang 25lượng hàng nhập khẩu theo những biến động của nhu cầu nhập khẩu trongnước Nước nhập khẩu có thể khống chế được lượng hàng nhập vào nướcmình thông qua việc điều chỉnh thuế suất trong hoặc ngoài hạn ngạch.
1.3 Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với chính sách thuế nhập khẩu.
Trên thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế mà cao rộng hơn làtoàn cầu hoá đang là một xu thế tất yếu không thể nào khác được WTO làmột siêu thị quốc tế, có tác dụng tích cực cho sự phát triển của mỗi quốcgia.Gia nhập WTO là một bước đi cần thiết của Việt Nam để hội nhập vàotoàn cầu hoá, vào WTO cũng để tự bảo vệ mình
Bởi vì, tổ chức thương mại thế giới lớn nhất thế giới này có những
“luật chơi” chung nhằm đảm bảo sự công bằng lớn nhất có thể cho cácthành viên Gia nhập WTO không chỉ để mở rộng thị trường buôn bán màhơn nữa mỗi quốc gia sẽ có một khuôn khổ để tự bảo vệ mình; đó là cơ sởgiải quyết các tranh chấp thương mại mà không phải dựa vào các hiệp địnhsong phương và các hiệp định khu vực
Thực tế vụ kiện giữa Mỹ và Costa Rica đã cho thấy nước lớn cũng
có thể bị thất bại Việc thiết lập toà án quốc tế này đã làm cho hiệu quả của
hệ thống thương mại đa biên được nâng cao Vào WTO, những nước yếunhư Việt Nam sẽ có quyền thương lượng và khiếu nại một cách công bằnghơn với các cường quốc thương mại trong tranh chấp dựa trên những luật lệ chung
Những tác động của hội nhập tới chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam:
Thứ nhất, hội nhập tác động tới việc đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Cùng với các loại thuế khác, thuế nhập khẩu đã trở thành một nguồnthu lớn và ổn định góp phần đảm bảo mức huy động cho NSNN của ViệtNam luôn duy trì ở mức cao
Trong những năm tới, khi mà Việt Nam chính thức tham gia hộinhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới thì việc cắt giảm
Trang 26thuế suất theo lộ trình gia nhập AFTA và giảm thuế nhiều mặt hàng nhậpkhẩu là nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành sản xuất trong nước là việclàm bắt buộc và cần thiết Vì vậy mà tỷ trọng thuế nhập khẩu trong tổng thuNSNN chắc chắn sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, nếu tính cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăngđánh vào hàng hoá nhập khẩu thì tổng thu từ nguồn này vẫn ổn định, nếunhư không muốn nói là vẫn tăng Vì vậy, khi Việt Nam gia nhập các tổchức thương mại trong khu vực và trên thế giới thì thuế nhập khẩu vẫn sẽphải đảm nhận vai trò đảm bảo nguồn thu cho NSNN, mặc dù chúng ta đềubiết rằng để thực hiện được điều này hoàn toàn không phải dễ
Thứ hai, hội nhập tác động tới việc bảo hộ sản xuất trong nước.
Khi chúng ta đã mở cửa để hội nhập cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận
sự tấn công ồ ạt của hàng hoá quốc tế vào thị trường Việt Nam Lúc nàymọi sự đối xử, phân biệt đều bị dỡ bỏ, tất cả đều bình đẳng và theo đúngthông lệ quốc tế Vì vậy, việc bảo hộ của Nhà nước đối với nền sản xuấttrong nước dường như không còn có tác dụng Một số ngành sản xuất nonyếu không đủ sức cạnh tranh thì sẽ bị tiêu diệt và ngược lại, ngành nào đủsức cạnh tranh thì sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển Đây là một thực tế màchúng ta phải chấp nhận khi tham gia hội nhập
Thứ ba, hội nhập tác động tới vấn đề gian lận thương mại
Việc tính thuế đôi lúc còn tuỳ tiện ở các cửa khẩu biên giới, cộng vớitình trạng đánh thuế quá cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu đã dẫn đếntình trạng nhập lậu gia tăng, hàng ngoại lấn át hàng nội, làm cho hàng hoásản xuất trong nước không thể cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài và gâythiệt hại nhiều cho các doanh nghiệp
Bên cạnh đó, việc buông lỏng quản lý, không giám sát chặt chẽ tình hìnhhoạt động của các doanh nghiệp ở các cơ quan quản lý thuế đã giúp cho đốitượng nộp thuế có cơ hội trốn thuế và tránh thuế gây ra hiện tượng thất thuthuế cho NSNN
Trang 27Thứ tư, hội nhập tác động tới cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành xây dựng một cơ cấu kinh tế hiệnđại và hợp lý theo cả ngành và lĩnh vực Trong quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta phải hết sức coi trọng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn theo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường;thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá nhằm nâng cao năng suất,chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địaphương Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành côngnghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp
Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện
để phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng trồng trọt vàchăn nuôi tập trung, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn liền vớicác làng nghề, các loại hình sản xuất trang trại, hợp tác xã, sản xuất các loạisản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao
Tất cả những yêu cầu trên đều là những đòi hỏi của quá trình hộinhập, chúng ta muốn hội nhập thành công thì cần phải làm tốt được nhữngđiều đó
Trang 28CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHẬP KHẨU Ở
đó thu từ thuế nhập khẩu là 19,3%, từ thuế xuất khẩu là 2,06% Trong giaiđoạn 1999-2004, do việc cắt giảm thuế xuất theo lộ trình gia nhập AFTA
và giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu đầu vào cho cácngành sản xuất trong nước, vì vậy mà tỷ trọng thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu trong tổng thu NSNN đã giảm xuống còn 15,9% Tuy nhiên, nếu tính
cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hoá xuất,nhập khẩu thì tổng thu từ nguồn này chiếm tới 31% tổng thu NSNN
Dựa vào bảng số liệu dưới đây chúng ta có thể thấy rằng: số thu thuếxuất, nhập khẩu từ năm 1998 không tăng , thậm chí có năm còn giảm là docác nguyên nhân sau:
Đã thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu của hơn 5.500 / tổng số hơn6.400 dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định CEPT/ AFTA
- Đã thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu của hơn 400 / tổng số hơn6.400 dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu để thực hiện Hiệp định hàng dệtmay với EU
- Đã giảm thuế nhập khẩu của hơn 1000 / tổng số hơn 6400 dòngthuế của Biểu thuế nhập khẩu để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giaiđoạn đầu thực hiện thuế giá trị gia tăng
Trang 29Bảng 3: Tỷ trọng thuế xuất, nhập khẩu trong tổng số thu về thuế giai
đoạn 1998-2005.
Đơn v tính: %ị tính: %
kim ngạch XNK (triệu USD)
Thuế GTGT hàng hoá XNK (tỷ đồng)
Thuế TTĐB hàng hoá XNK (tỷ đồng)
Thuế XNK hàng hoá XNK (tỷ đồng)
Tổng thu thuế
từ hàng hoá XNK (tỷ đồng)
Tỷ lệ thuế XNK so với tổng thu về thuế (%)
- Tổng số thu về thuế từ hàng nhập khẩu (gồm thuế nhập khẩu, thuếgiá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) lại tăng cao hơn nhiều so với trướckhi chỉ thu thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu Trong những năm tới, khi Việt Nam chính thức gia nhập các tổ chứcthương mại trong khu vực và trên thế giới thì thuế nhập khẩu vẫn sẽ phảiđảm nhận vai trò đảm bảo nguồn thu cho NSNN
Trang 302.1.2 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành từ năm 1991,Quốc hội đã đưa ra hai quy định quan trọng đảm bảo cho việc chủ độngtham đàm phán vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới,
đó là tại Điều 4: Hàng hoá xuất, nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực hiện theo điều ước quốc tế.
Và tại Điều 8 quy định: Căn cứ vào chính sách xuất, nhập khẩu trong từng thời kỳ, uỷ ban Thường Vụ Quốc hội quy định Biểu thuế theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thế suất đối với từng nhóm hàng Căn cứ vào Biểu thuế do uỷ ban Thường Vụ Quốc hội ban hành, Chính phủ quy định Biểu thuế cụ thể theo danh mục mặt hàng
và thuế suất đối với từng mặt hàng
Các quy định này đã tạo ra sự chủ động, linh hoạt trong việc điềuchỉnh các mức thuế suất đáp ứng kịp thời những yêu cầu trong quá trìnhđàm phán gia nhập các tổ chức thương mại và các cam kết quốc tế
Các cam kết khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và sẽ thamgia về thuế nhập khẩu bao gồm:
* Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu để thực hiện khu vực mậu dịch
tự do AFTA / ASEAN
* Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng dệt may trong Hiệp địnhthương mại hàng dệt may giữa Việt Nam với Cộng đồng Châu Âu (EU)
* Cam kết về việc xoá bỏ chính sách phân biệt đối xử quốc gia, xoá
bỏ biện pháp cấm và hạn chế nhập khẩu bằng giấy phép, chuyển sang bảo
hộ duy nhất bằng thuế nhập khẩu trong Hiệp định thương mại Việt Hoa Kỳ
* Cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) về xoá bỏ biện pháp cấm và hạn chế nhập khẩu bằng giấy phép,
Trang 31chuyển sang bảo hộ duy nhất bằng thuế nhập khẩu nhưng không được vượtquá mức thuế trần tối đa.
* Những nghĩa vụ phải thực hiện về thuế nhập khẩu khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO
Tính đến nay, Việt Nam đã thực hiện đúng lộ trình cắt giảm thuếnhập khẩu để thực hiện CEPT / AFTA; chúng ta cũng đã thực hiện đàmphán với nhiều quốc gia để có thể tham gia gia nhập WTO, đồng thời cũng
đã cắt giảm thuế nhập khẩu cho các nhóm hàng nhằm thực hiện Hiệp địnhthương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, Hiệp định dệt may Việt Nam- EU
Theo dự báo của Tổng cục thuế, nếu nước ta tiếp tục cắt giảm thuế nhậpkhẩu với ASEAN, EU, Hoa Kỳ theo đúng tiến độ cam kết và không cónhững sửa đổi thích hợp về Biểu thuế, giá tính thuế, các ưu đãi thuế, quản
lý thuế.v.v… thì trong thời gian tới tỷ trọng thuế xuất, nhập khẩu trongtổng thu NSNN sẽ giảm đáng kể.Bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng tathấy mức độ giảm thu đó:
Trang 32Bảng 4: Tỷ trọng thuế xuất, nhập khẩu trong tổng thu NSNN giai đoạn
2002-2006.
Đơn v tính: %ị tính: %
nhập khẩu (Tỷ đồng)
Tổng thu NSNN (Tỷ đồng)
Thuế xuất, nhập khẩu/ Thu NSNN (%)
tế được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:
Trang 33Bảng 5: Bảng dự kiến số thu thuế xuất, nhập khẩu giai đoạn 2003-2010 trong điều kiện cắt giảm và không cắt giảm thuế nhập khẩu theo các
cam kết quốc tế.
Năm dự
kiến
Kim ngạch XNK dự kiến
(Triệu USD)
Số thuế XNK dự kiến khi cắt giảm
(Tỷ đồng)
Số thuế XNK dự kiến nếu không cắt giảm (Tỷ đồng)
Chênh lệch
số thuế XNK
dự kiến khi cắt giảm và không cắt giảm (Tỷ đồng)
khẩu tăng bình quân 10% / năm, tỷ giá 15.500 / USD, chính sách thuế nhậpkhẩu quy định vào thời điểm tháng 6/2003
Bài toán đặt ra cho chúng ta trong thời gian tới là phải đảm bảo hạnchế đến mức thấp nhất của sự giảm thu NSNN, tức là phải biết lựa chọn cácmặt hàng cắt giảm, bước đi thích hợp, phối hợp với các sắc thuế khác, sửagiảm thuế nhập khẩu những mặt hàng có mức thuế nhập khẩu cao; đồngthời với việc tăng dần mức thuế nhập khẩu của những mặt hàng có mứcthuế nhập khẩu thấp, cải tiến quy trình quản lý thu, tăng cường quản lýchống thất thu NSNN.v.v…
Trang 34Trong nước, việc ổn định thuế suất đối với các mặt hàng là nguyênliệu đầu vào cho sản xuất đã góp phần hạn chế những tác động bất lợi do sựbiến động về giá trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, việc quy định ba loại thuế suất đối với thuế nhập khẩu làthuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường vừaphù hợp với thông lệ quốc tế vừa hỗ trợ tích cực cho quá trình mở rộngquan hệ kinh tế đối ngoại
2.1.3 Bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu được quy định với mức thuế suất phân biệt đối vớicác loại sản phẩm hàng hoá khác nhau, cụ thể là với hàng hoá trong nước
đã sản xuất được hoặc đang khuyến khích trong nước sản xuất thì chịu mứcthuế nhập khẩu cao (trên 20%), còn các mặt hàng máy móc, thiết bị, vật tư,nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước chưa tự sản xuất được thì áp dụngmức thuế suất thuế nhập khẩu thấp (0%-5%)
Việc bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế nhập khẩu đãchuyển hướng tích cực từ bảo hộ theo chiều rộng sang bảo hộ theo chiềusâu Việc bảo hộ bằng thuế nhập khẩu chỉ tiến hành ở các mặt hàng màViệt Nam có lợi thế cạnh tranh, vì vậu vừa đảm bảo được nguồn thu NSNNvừa phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhưng vẫn tạo điều kiệncho sản xuất trong nước phát triển
Không thể phủ nhận vai trò bảo hộ của chính sách thuế nhập khẩutrong hơn 10 năm thực hiện, đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Những ngành sản xuấttrước đây trong nước chưa phát triển, hay mới phát triển ở quy mô nhỏ thìhiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng đáp ứng từng bước nhu cầutiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài Mấy năm gần đây,kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của nước ta tăng nhanh, nhiều mặt hàng có
Trang 35tốc độ tăng trưởng khá cao như: dệt may, dầu thô, da dày, thuỷ sản, sắtthép, vật liệu xây dựng.v.v…là những minh chứng rõ ràng nhất.
Thêm vào đó là việc hầu như không thu thuế với tất cả các mặt hàngxuất khẩu, giảm từ 20 nhóm mặt hàng chịu thuế xuất khẩu xuống còn 6nhóm mặt hàng Đồng thời, miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị,phương tiện vận tải chuyên dùng của các dự án nhằm khuyến khích đầu tư.Bên cạnh đó, việc kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với các loại vật
tư nguyên liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu đã góp phần tích cực trongviệc hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu theo đúng định hướng kinh tế của Nhà nước
2.2 Thực trạng chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
2.2.1 Quá trình hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
Để quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá qua vùng tự do vàvùng bị tạm chiếm nhằm góp phần bảo vệ và phát triển kinh tế của vùng tự
do, cùng với nhiều sắc thuế khác, năm 1951, Nhà nước ban hành thuế nhậpkhẩu lần đầu tiên Đây là loại thuế được tính trên giá hàng hoá nhập khẩuvới thuế suất cao, thấp tuỳ theo yêu cầu hạn chế hay khuyến khích nhậpkhẩu nhằm đấu tranh kinh tế với địch, có lợi cho ta Hàng nhập khẩu đượchạn chế trong phạm vi hàng cần thiết cho kháng chiến và đời sống nhândânvùng tự do Biểu thuế gồm 116 mặt hàng với thuế suất từ 30% trở lên
để bảo vệ sản xuất trong vùng tự do
uối năm 1954, Nhà nước đã công bố hệ thống thuế mới hoàn chỉnh
áp dụng thống nhất trên toàn Miền Bắc, trong đó có thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu (Nghị định số 492/ TTg ngày 23/12/1954 của Thủ Tướng chínhphủ) Thuế nhập khẩu trong thời kỳ này đánh vào các loại hàng hoá nhậpkhẩu qua các cửa khẩu Hải Phòng, Vĩnh Linh (Quảng Trị ) Biểu thuế đượcxây dựng trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền, bảo hộ và khuyếnkhích sản xuất trong nước phát triển, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuấtkhẩu Nghị định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói trên đã được sửa
Trang 36đổi, bổ sung nhiều lần để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời kỳchiến tranh.
Bắt đầu từ năm 1975, do đặc điểm của một nền kinh tế kế hoạch hoátập trung, Nhà nước độc quyền ngoại thương, nền kinh tế phụ thuộc nhiềuvào sự trợ giúp của các nước xã hội chủ nghĩa trong khối SEV (Hội đồngtương trợ kinh tế), Nhà nước đã cho áp dụng chế độ “thu bù chênh lệchngoaị thương” đối với hàng hoá nhập khẩu mậu dịch và áp dụng chế độ thuthuế hàng hoá đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch
Ngày 29-12-1987, Quốc hội khoá VIII đã thông qua “Luật thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch” để thay thế cho chế độ “Thu bùchênh lệch ngoại thương” trước đây Đây là Luật thuế đầu tiên của ViệtNam nhằm phục vụ yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động xuất, nhậpkhẩu mậu dịch của các xí nghiệp trung ương và địa phương đang phát triển,góp phần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nướctrong giai đoạn đầu đổi mới, hình thành cơ cấu xuất, nhập khẩu hợp lý, bảo
hộ nền sản xuất trong nước, hướng dẫn nhập khẩu và tiêu dùng một cáchhợp lý và tạo nguồn thu cho NSNN
Từ năm 1990, Nhà nước thực hiện chính sách kinh tế bình đẳng giữacác thành phần kinh tế Nền kinh tế nước ta chuyển mạnh từ một nền kinh
tế đóng sang nền kinh tế mở, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, quan hệvới Liên xô và các nước Đông Âu không còn như cũ, đặc biệt với sự tan rãcủa khối SEV, quan hệ kinh tế đối ngoại của ta được mở rộng Trước bốicảnh kinh tế trong nước và quốc tế thay đổi, chính sách thuế nhập khẩutrong thời gian này đã bộc lộ những hạn chế như: phạm vi điều chỉnh hẹp,không còn phù hợp với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan
hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới; cònmang nặng tính phân biệt đối xử, thiếu bình đẳng giữa các nước và khôngcòn phù hợp
Trang 37Để thực hiện mục tiêu bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nướcthay thế hàng nhập khẩu, tăng nguồn thu cho NSNN, tạo môi trường cạnhtranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, phù hợp với chính sách mở rộngquan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước, ngày 26-12-1991, tại kỳhọp thứ 10 Quốc hội khoá III đã thông qua “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu” có hiệu lực thi hành từ ngày 01-3-1992 Do yêu cầu về kinh tế- xãhội, Luật thuế này lại được sửa đổi, bổ sung vào tháng 7 năm 1993.
Về cơ bản, Luật mới ban hành đã thống nhất được chế độ thu thuếgiữa hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch, do đó đối tượng chịu thuế có sựthay đổi Thuế nhập khẩu đánh vào các hàng hoá nhập khẩu của các tổ chứckinh tế thuộc các thành phần kinh tế qua cửa khẩu biên giới Việt Nam,không phân biệt đó là hàng hoá mậu dịch hay hàng hoá phi mậu dịch, kể cảhàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuấtđưa ra thị trường trong nước,
Thuế nhập khẩu được tính dựa trên số lượng hàng hoá ghi trên tờkhai hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng đó Giá tính thuế được quy định đối với hàng hoá nhập khẩu là giá mua tại
cửa khẩu nhập theo hợp đồng ngoại thương, kể cả phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F).
Thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm: thuế suất thông thường được quyđịnh trong Biểu thuế và thuế suất ưu đãi do Chính phủ quy định để áp dụngđối với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán vớiViệt Nam
Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng dựa trên “Danh mục mô tả và mãhàng hoá” của tổ chức Hải quan thế giới thay thế cho “Danh mục hànghoá” theo khối SEV trước đây
Trang 38Biểu thuế nhập khẩu gồm 36 mức thuế, thấp nhất là mức 0%, ápdụng đối với các mặt hàng hoá chất, thuốc tân dược, máy bay, xe tăng và
đa số các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuấtđược; cao nhất là mức 200%, áp dụng đối với mặt hàng ô tô con từ nămchỗ ngồi trở xuống
Để thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, khuyếnkhích sản xuất hàng nhập khẩu, một số chính sách xã hội của Nhà nước,Luật mới ban hành còn quy định một số trường hợp miễn thuế: Hàng tạmnhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập để dự hội trợ triển lãm, hàng nhậpkhẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoahọc và giáo dục đào tạo, hàng biếu tặng, hàng là vật tư nguyên liệu nhậpkhẩu để gia cho phía nước ngoài, hàng là tài sản di chuyển, hàng nhập khẩuthuộc tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao
Nhìn chung Chính sách thuế nhập khẩu trong thời gian này về cơ bản
đã thực hiện được yêu cầu đặt ra là: bảo hộ sản xuất trong nước, tăng thucho NSNN, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho cácdoanh nghiệp, Luật thuế nhập khẩu bước đầu đã có những nội dung cơ bảnphù hợp với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, từ đầu năm 1996 nền kinh tế nước
ta bắt đầu tham gia hội nhập vào các Tổ chức kinh tế khu vực và thế giớithì Chính sách thuế nhập khẩu đã bộc lộ những hạn chế đó là: thiếu nhữngyếu tố cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nướctham gia vào quá trình buôn bán quốc tế cũng như việc bảo vệ nền sản xuấttrong nước khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
Để phù hợp với nội dung cải cách thuế bước I, đặc biệt là Luật thuếTTĐB, tháng 10/1995, UBTVQH đã thông qua Nghị quyết về việc sửa đổikhung thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng theo hướng giảm mức tối
đa khung thuế suất xuống 60%, phần chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩuđang thu và mức thuế nhập khẩu sẽ thu được chuyển sang thu thuế TTĐB
Trang 39Do chuyển sang thu thuế TTĐB nên từ đầu năm 1996, số lượng mức thuếsuất của Biểu thuế nhập khẩu đã giảm đi còn khoảng 28 mức thuế, với mứcthuế thấp nhất là 0%, cao nhất là 60%.
Thực hiện cải cách thuế bước II, phù hợp với một số Luật thuế mớiđược ban hành (đặc biệt là Luật thuế GTGT) và các quy định thương mạiquốc tế mà Việt Nam đã và sẽ thực hiện, tháng 4/1998 Quốc hội đã thông
qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Nội dung sửa đổi chủ yếu là:
- Sửa đổi quy định về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi: thuế suất ưuđãi được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khốinước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ Thương mại vớiViệt Nam được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong Biểu thuế thuếnhập khẩu ưu đãi
- Sửa đổi quy định về thuế suất thuế nhập khẩu thông thường: thuếsuất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nướchoặc khối nước không có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệThương mại với Việt Nam Thuế suất thông thường được quy định cao hơnthuế suất ưu đãi của từng mặt hàng
- Bổ sung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: áp dụng chohàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thoả thuận ưuđãi đặc biệt về thuế nhập khẩu
- Để tăng cường công cụ pháp lý bảo vệ sản xuất trong nước cho phùhợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại, Luật sửađổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn quy địnhthu thuế nhập khẩu bổ sung đối với 3 trường hợp:
+ Hàng phá giá;
Trang 40+ Hàng được nước xuất khẩu trợ cấp làm cho giá hàng nhập khẩuthấp hơn giá của hàng hoá cùng loại trong nước;
+ Hàng nhập khẩu từ các nước có chính sách phân biệt đối xử hàngnhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam
Ngoài ra, còn sửa đổi một số nội dung khác như: nơi kê khai, kiểm trahàng nhập khẩu, thời hạn thông báo thuế và thời hạn nộp thuế, xét miễnthuế, kiểm tra truy thu thuế, xử lý vi phạm…
Với việc ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991,Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩunăm 1993 và 1998, cùng các Nghị định, Thông tư của Chính Phủ và Bộ TàiChính; Công cụ thuế nhập khẩu được Nhà nước đặc biệt coi trọng để tạonguồn thu cho NSNN, bảo hộ nền sản xuất trong nước và điều tiết các hoạtđộng ngoại thương
Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, cần phải hoàn thành cáccam kết trong khuôn khổ hội nhập AFTA, theo đó các mặt hàng nhập khẩuthuộc diện cắt giảm thuế theo hiệp định CEPT chỉ còn thuế suất thuế nhậpkhẩu từ 0%-5%, đồng thời phải loại bỏ các rào cản phi thuế quan đối vớicác hàng hoá này
2.2.2 Nội dung cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay 2.2.2.1 Các quy định chung.
Pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm một tập hợp cácquy phạm pháp luật trong đó những quy phạm quy định trong Luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành là những quy phạm chủđạo, có giá trị pháp lý cao nhất Cũng như các quy phạm pháp luật khác vềthuế, các quy phạm pháp luật thuế nhập khẩu quy định trong Luật thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu bao gồm các nội dung chủ yếu của một đạo luật vềthuế như: những quy định chung; căn cứ tính thuế; chế độ kê khai thu nộp