tìm hiểu mức độ thiếu hụt kiến thức về bệnh trên các bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại khoa nội tiết- bệnh viện bạch mai năm 2012- 2013 bằng bộ câu hỏi adknowl
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
1,05 MB
Nội dung
ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, đái tháo đường (ĐTĐ) đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu với số lượng bệnh nhân (BN) ngày một gia tăng, đặc biệt ở những nước đang phát triển cũng như một vài dân tộc thiểu số trên thế giới [2, 18, 19]. ĐTĐ là một trong ba bệnh không lây nhiễm, có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhưng lại là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương vào cuối tháng 10 - 2008 cho thấy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam tăng nhanh từ 2,7% (năm 2001) lên 5% (năm 2008) , trong đó có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh [4]. Ở cả ĐTĐ typ 1 và typ 2 thì hậu quả của việc chăm sóc không đầy đủ (biểu hiện ở mức đường máu cao) dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như: mù lòa, suy thận, bệnh thần kinh, bệnh lý bàn chân phải cắt cụt chi… Cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi bệnh nhưng nếu không điều trị, không quản lý bệnh tốt thì bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều biến chứng cấp và mạn tính nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Vì vậy, xu hướng hiện nay của điều trị ĐTĐ được tập trung vào việc phòng ngừa sự phát triển các biến chứng của bệnh. Và một trong những điều kiện quan trọng để tiến hành phòng ngừa bệnh ở cả 3 cấp một cách hiệu quả là phải nâng cao trình độ hiểu biết về bệnh không chỉ ở người bệnh mà là cả cộng đồng. Do đó, ở các BN ĐTĐ thì việc thiếu hụt kiến thức về bệnh sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng do thiếu đi sự chăm sóc đúng mực nhằm dự phòng các biến chứng của bệnh. 1 Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ (Audits of Diabetes Knowledge – ADKnowl) [23] ra đời năm 1993 đã được chứng minh là một công cụ hữu ích nhằm đánh giá mức độ hiểu biết về bệnh của các bệnh nhân ĐTĐ. Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của bệnh nhân về bệnh nhưng các tác giả mới chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của kiến thức như: dinh dưỡng và chế độ ăn hoặc chăm sóc bàn chân… chứ chưa có bộ câu hỏi nào đánh giá hoàn chỉnh các khía cạnh của chăm sóc và theo dõi bệnh như bộ câu hỏi ADKnowl của Bradley. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tìm hiểu mức độ thiếu hụt kiến thức về bệnh trên các bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại khoa Nội tiết- Bệnh viện Bạch Mai năm 2012- 2013 bằng bộ câu hỏi ADKnowl” với 2 mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu mức độ hiểu biết về bệnh của BN ĐTĐ typ 1 và typ 2 sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ hiểu biết về bệnh với một số yếu tố như: tuổi, thời gian mắc bệnh, HbA1c, và BMI. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về đái tháo đường 1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, là hậu quả của tình trạng thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối, bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu kết hợp với các rối loạn quan trọng về chuyển hóa carbonhydrat, chất béo và protein. Các rối loạn này có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính, tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ [2, 18, 19]. 1.1.2. Dịch tễ học bệnh ĐTĐ trên thế giới và tại Việt Nam. Tỷ lệ người mắc ĐTĐ thay đổi theo từng vùng lãnh thổ. Nó còn phụ thuộc theo từng nhóm tuổi và chủng tộc được nghiên cứu. Nói chung tỷ lệ ĐTĐ ngày càng tăng nhanh đặc biệt ở các nước đang phát triển. 1.1.2.1. Dịch tễ học trên thế giới. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội ĐTĐ quốc tế, năm 2000 có trên 151 triệu người mắc bệnh (chiếm khoảng 2,1% dân số) . Đến năm 2006, các tổ chức trên dự báo sẽ có khoảng 246 triệu người mắc ĐTĐ trong đó ĐTĐ typ 2 chiếm 85-95% ở các nước phát triển và con số này còn tăng lên ở các nước đang phát triển [21]. Tỷ lệ ĐTĐ cũng gia tăng mạnh mẽ ở Châu Á đặc biệt khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng này là do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ nông thôn ra thành thị nhiều và thay đổi lối sống theo chiều hướng công nghiệp hóa cùng với chế độ ăn không cân đối chứa nhiều dầu mỡ. 3 1.1.2.2. Dịch tễ học tại Việt Nam Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ học của Tạ Văn Bình và cs, năm 2001, trong 4 thành phố lớn của cả nước là: Huế, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỷ lệ BN mắc ĐTĐ là 4%, riêng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lên đến 7%. Phần lớn người bệnh phát hiện và điều trị muộn trong khi hệ thống dự phòng, phát hiện bệnh sớm chưa hoàn thiện [2,3] . Theo số liệu của dự án phòng chống ĐTĐ quốc gia, năm 2007, số BN ĐTĐ nước ta ước tính lên đến gần 1,3 triệu người và đối tượng mắc bệnh thì ngày càng trẻ hóa. 1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. Năm 2010, Hội đồng Chuyên môn Quốc tế (International Expert Committee – IEC) và Hiệp hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association – ADA) đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ dựa trên xét nghiệm HbA1c với giá trị >6,5% [15]. Chẩn đoán xác định ĐTĐ dựa theo tiêu chuẩn của ADA 2010 khi có một trong các tiêu chuẩn dưới đây [15]: 1. HbA1c trong máu >6,5% được thực hiện bởi phương pháp sắc ký lỏng. 2. Glucose máu lúc đói ≥7,0 mmol/l (126mg/dl) khi BN không ăn gì trong vòng ít nhất 6-8 giờ. 3. Glucose máu 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥11,1 mmol/l (200mg/dl) . Nghiệm pháp này phải được làm theo đúng quy trình của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) : sử dụng 75g glucose hòa vào 250ml nước để uống. 4. Glucose máu bất kỳ ở bất kỳ thời điểm nào >11,1mmol/l (200mg/dl) kèm theo triệu chứng kinh điển của ĐTĐ như: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều. 4 - Nếu BN không có các triệu chứng rõ ràng của ĐTĐ thì các tiêu chuẩn 1-3 cần được xét nghiệm lại 2-3 lần (có thể sử dụng lại 1 trong 3 tiêu chuẩn bất kỳ) [15]. 1.1.4. Phân loại bệnh 1.1.4.1. Đái tháo đường typ 1 ( thể phụ thuộc insulin ) ĐTĐ typ 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân mắc ĐTĐ trên thế giới. Nguyên nhân: do tế bào β của đảo tụy bị phá hủy, sự phá hủy này có thể nhanh hoặc chậm. Dạng phá hủy nhanh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất hoàn toàn). ĐTĐ typ 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước 30 tuổi. Người bệnh ĐTĐ typ 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn suốt đời. 1.1.4.2. Đái tháo đường typ 2 ( thể không phụ thuộc insulin ) ĐTĐ typ 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% tổng số BN ĐTĐ trên thế giới (ở Việt Nam khoảng 91,2 %) [11] . Nguyên nhân gây ĐTĐ typ 2: Kháng insulin làm giảm tác dụng của insulin, là nguyên nhân chính ở hầu hết BN mắc ĐTĐ typ 2. Ở giai đoạn đầu do có cơ chế bù trừ nên đường huyết vẫn trong giới hạn bình thường, dần dần khả năng tiết insulin của tế bào β của đảo tụy giảm dần dẫn đến thiếu hụt insulin, không đáp ứng thỏa đáng nhu cầu chuyển hóa, hậu quả là đường huyết sẽ tăng cao. Suy các tế bào β sẽ nặng dần theo thời gian bị ĐTĐ typ 2, nên theo thời gian BN mắc ĐTĐ typ 2 sẽ cần phải điều trị phối hợp thuốc, tăng liều thuốc, và phải điều trị bằng insulin giai đoạn muộn. 5 Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Ở ĐTĐ typ 2 thì nguy cơ mắc bệnh liên quan chặt chẽ với lối sống ít vận động và bệnh béo phì, thường gặp ở người trưởng thành trên 35 tuổi. Tuy nhiên, ĐTĐ typ 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển do lối sống công nghiệp hóa. Người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì bệnh nhân cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng thêm insulin. 1.1.4.3. Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) ĐTĐTK là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai. ĐTĐ trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc các tai biến sản khoa như: dị tật thai nhi, thai chết lưu, thai to hơn so với tuổi thai và các tai biến quanh cuộc đẻ. Sau đẻ, bệnh nhân mắc ĐTĐTK sẽ có 3 khả năng: ♦ Trở thành ĐTĐ thực sự ♦ Chỉ là giảm dung nạp glucose ♦ Đường huyết trở lại bình thường. Tỷ lệ mắc ĐTĐTK vào khoảng 5-8% phụ nữ có thai, nguy cơ mắc ĐTĐTK cao hơn ở những thai phụ béo, có thai muộn (> 35 tuổi), tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ hoặc đã bị ĐTĐTK ở lần có thai trước. 1.1.4.4. Đái tháo đường thể khác. Nhóm này bao gồm các nguyên nhân hiếm gặp hơn gây ĐTĐ như: thiếu hụt di truyền chức năng tế bào β, hội chứng kháng insulin, các bệnh tụy ngoại tiết, và ĐTĐ thứ phát sau dùng thuốc corticoid…. 6 1.1.5. Biến chứng của bệnh. 1.1.5.1. Biến chứng cấp tính Các biến chứng cấp tính của bệnh bao gồm: - Nhiễm toan ceton và hôn mê do nhiễm toan ceton. - Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. - Hạ đường huyết (HĐH) và hôn mê HĐH. Trong các biến chứng cấp tính nêu trên thì các BN hay gặp phải biến chứng HĐH do có chế độ ăn quá khắt khe, dùng thuốc quá liều hay hoạt động thể lực quá mức. 1.1.5.2. Biến chứng mạn tính. Các biến chứng mạn tính của ĐTĐ bao gồm: - Biến chứng võng mạc: đục thủy thinh thể, xuất huyết dịch kính… - Biến chứng thận: suy thận… - Biến chứng thần kinh ngoại vi - Biến chứng tim mạch: tăng huyết áp, bệnh mạch vành… - Biến chứng nhiễm khuẩn: viêm răng lợi, lao phổi, viêm đường tiết niệu - Bệnh lý bàn chân do ĐTĐ. Trong các biến chứng mạn tính kể trên, biến chứng tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bệnh nhân ĐTĐ. Theo nghiên cứu của nước ngoài cho thấy, tỉ lệ BN chết vì bệnh lý tim mạch là 55%, tỷ lệ suy vành cao gấp 2-5 lần so với người bình thường. Có một tỷ lệ lớn BN nhập viện vì bệnh lý liên quan đến bàn chân và khi nhập viện điều trị họ mới phát hiện ra mắc ĐTĐ. Theo NC của Đào Thị Dừa nguy cơ cắt cụt chi dưới ở các BN mắc ĐTĐ cao gấp 15 lần so với những người không mắc bệnh [12]. 7 1.2. Giới thiệu về bộ câu hỏi ADKnowl (Audits of Diabetes Knowledge) 1.2.1. Bộ câu hỏi ADKnowl. Đây là bộ câu hỏi quốc tế được thiết kế bởi GS.Speight J & Bradley năm 1993 và chỉnh sửa lại năm 1998 [23]. ADKnowl ra đời đã được tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn như: y học, điều dưỡng, bác sĩ nhãn khoa, chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên nghành chữa trị chân… Bởi vậy, ADKnowl là công cụ hữu ích được khuyến cáo dùng để xác định sự thiếu hụt kiến thức về chăm sóc và theo dõi bệnh ở các bệnh nhân ĐTĐ. Đây là bộ câu hỏi được thiết kế dành cho BN ĐTĐ typ 1 và typ 2 trên 18 tuổi. ADKnowl được dịch ra nhiều thứ tiếng và có nhiều nghiên cứu nước ngoài đã sử dụng bộ câu hỏi này để đánh giá mức độ thiếu hụt kiến thức về chăm sóc và tự theo dõi bệnh ở BN ĐTĐ như: của Speight J & Bradley C (2001) tại Anh, nghiên cứu của A.Khamis và cộng sự (2004) tiến hành trên các bệnh nhân typ 1 tại Vương quốc Anh, NC của PA Dyson và cộng sự trên các BN mắc typ 2 tại Kuwait. 1.2.2. Thiết kế và cách sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl. ADKnowl được thiết kế riêng biệt từng mục để phân tích, mỗi mục đều có các câu hỏi riêng biệt với 3 phương án trả lời: đúng, sai, không biết để BN lựa chọn. Chính vì được thiết kế riêng biệt từng mục nên có thể loại bỏ những mục không liên quan đến tính chất bệnh của BN để phù hợp với NC, ví dụ như: với BN ĐTĐ typ 1 không dùng thuốc viên điều trị bệnh thì sẽ loại bỏ phần câu hỏi liên quan đến điều trị bằng thuốc viên ở những BN mắc ĐTĐ typ 1. Sử dụng phương án “Không biết” nhằm ngăn chặn xu hướng BN “đoán” về một mảng kiến thức nào đó. ADKnowl gồm 104 câu phân bố trong 23 mục (phụ lục 1) bao gồm những mảng kiến thức có liên quan đến: ♦ Điều trị bệnh và theo dõi chỉ số HbA1c. ♦ Chế độ ăn và dinh dưỡng. 8 ♦ Sử dụng insulin hoặc thuốc viên điều trị trong những ngày bị bệnh. ♦ Chăm sóc bàn chân. ♦ Ảnh hưởng của hoạt động thể lực đến bệnh. ♦ Ảnh hưởng của thuốc lá và bia rượu đến tình trạng bệnh. ♦ Hạ đường huyết: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí khi bị hạ đường huyết. ♦ Các biến chứng của bệnh và theo dõi làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh. Ngoài ra, ADKnowl cũng được khuyến cáo sử dụng để đánh giá kiến thức của nhân viên y tế, những người liên quan trực tiếp đến chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Từ đó giúp đánh giá được các yếu tố tác động đến mức độ hiểu biết của bệnh nhân. 1.2.3. Một số nghiên cứu về kiến thức sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl. Hiện nay ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá kiến thức của BN mắc ĐTĐ. Tuy nhiên các nghiên cứu đó chỉ tiến hành ở một mảng nào đó của kiến thức như: NC về “ Đánh giá dinh dưỡng của bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại BV Bạch Mai” của Trần lệ Giang (2007) , chế độ tập luyện của các BN tại Viện lão khoa TW (2012) của Lê Thị Thúy Hiền, chăm sóc bàn chân… chứ chưa có nghiên cứu nào đánh giá hoàn thiện mức độ kiến thức của BN về tất cả các mặt của chăm sóc và theo dõi bệnh như bộ câu hỏi ADKnowl. 1.2.3.1. Tìm hiểu mức độ hiểu biết chung của các BN mắc ĐTĐ về chăm sóc và theo dõi bệnh. Nghiên cứu của Speight J & Bradley năm 2001 trên 789 BN (451 BN dùng insulin điều trị và 338 BN dùng thuốc viên và hoặc điều chỉnh chế độ ăn) tại 2 phòng khám ngoại trú thuộc Oxford Anh [23]. Các BN này được đánh giá kiến thức hàng năm thông qua việc trả lời bộ câu hỏi ADKnowl. Kết 9 quả nghiên cứu cho thấy: số điểm kiến thức cao hơn ở những BN điều trị bằng insulin, với điểm chung là 34,875 điểm và sự khác biệt giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 [23]. Kết quả trong nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy: thiếu hụt kiến thức ở tất cả các BN được xác định rõ ràng liên quan đến: chế độ ăn và dinh dưỡng, ảnh hưởng của bia rượu và thuốc lá đến ĐH và chăm sóc bàn chân. Kiến thức liên quan đến chăm sóc bàn chân, HĐH, và chế độ ăn là những mảng khó giải quyết nhất với điểm trung bình của các BN lần lượt là: 59,5%, 62,4% và 64,5%. BN có kiến thức tốt hơn liên quan đến các biến chứng và theo dõi chúng định kỳ khi kết quả điểm là 81% cho mục này [23] . Theo Khamis và cộng sự tiến hành NC năm 2004 trên 41 BN mắc ĐTĐ typ 1 tại phòng khám của 1 bệnh viện giảng dạy thuộc Vương quốc Anh [16]. Kết quả cho thấy, thiếu hụt kiến thức liên quan đến điều chỉnh liều lượng insulin khi mắc bệnh lý khác kèm theo, lựa chọn thực phẩm và khám mắt định kỳ. Khamis cũng thấy được mức hiểu biết của các BN là khá tốt khi được hỏi đến các kiến thức liên quan đến HĐH, tác dụng của tập thể dục, rượu và thuốc lá đến ĐH [16] . 1.2.3.2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến mức độ kiến thức của BN. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc chăm sóc bệnh ĐTĐ được đánh giá là tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giới, mức thu nhập, khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế và lượng kiến thức BN có được liên quan đến bệnh. Tuy nhiên để có được kiến thức tốt yêu cầu phải có quá trình tích lũy và thu nhặt từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nó bao gồm: từ hệ thống y tế, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ bạn bè và từ chính ý thức tìm tòi của mỗi BN về bệnh của mình. Qua tiến hành NC trên 789 BN mắc ĐTĐ tại Anh năm 2001, Speight J & Bradley đã tìm thấy sự khác biệt về điểm kiến thức giữa hai nhóm BN có chế 10 [...]... 0,05 22 3.2.2 Mức độ kiến thức của BN trong từng mục 3.2.2.1 Kiến thức BN liên quan đến điều trị bệnh Trình bày trong bảng 3.5 Bảng 3.5: Kiến thức BN liên quan đến điều trị bệnh Tỷ lệ BN (%) Có KT Có KT KB đúng sai Ý kiến về điều trị bệnh Bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được bằng điều trị Kiểm tra đường niệu dương tính là dấu hiệu tốt Bệnh tiểu đường sẽ tử vong nhanh sau 1 thời gian mắc bệnh Căng thẳng... chất câu hỏi, sau khi tính điểm của từng mục riêng ta sẽ so sánh điểm của các mục với nhau để đánh giá xem các BN thiếu hụt KT lớn nhất và trầm trọng nhất ở mảng kiến thức nào ▪ Và cuối cùng tính điểm chung của cả bộ câu hỏi cho 200 BN và tính điểm chung cho các BN có chế độ điều trị bằng insulin và thuốc viên Từ điểm tổng kết đó ta đánh giá xem mức độ kiến thức chung về bệnh của BN đạt mức nào bằng cách:... tuổi hơn, có mức thu nhập thấp hơn và trình độ học vấn kém hơn có điểm kiến thức thấp hơn đáng kể [17] 12 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu Địa điểm: khoa Nội tiết- ĐTĐ bệnh viện Bạch Mai Thời gian: từ tháng 10 /2012- tháng 5 /2013 2.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 200 BN nhập viện điều trị tại khoa Nội tiếtĐTĐ Bệnh viện Bạch Mai từ tháng... - Thiếu hụt kiến thức của BN thấy rõ nhất liên quan đến theo dõi xét nghiệm HbA1c với 95% BN được đánh giá là có kiến thức kém - Mức độ thiếu hụt kiến thức về ảnh hưởng của rượu và thuốc lá đến ĐH cũng khá trầm trọng khi có đến 36% BN hiểu biết kém, chỉ có 4,5% BN có hiểu biết tốt - Kiến thức về chăm sóc bàn chân cũng rất yếu kém khi chỉ có 17% BN là có KT tốt và 32,5% BN là kiến thức kém - Thiếu hụt. .. BN điều trị bằng thuốc viên thì đa số BN được đánh giá là hiểu biết ở mức trung bình khi có 62 BN chiếm 49,2% BN được đánh giá là hiểu biết kém chiếm 42,3% trong khi số BN hiểu biết tốt chỉ là 12% - Với 96 BN điều trị bằng insulin thì mức độ kiến thức là rất kém khi có đến 73 BN chiếm 76% không biết cách điều chỉnh liều lượng insulin khi bị bệnh hoặc có tăng hoạt động thể lực quá mức 3.3 Tìm hiểu các. .. BN có HbA1c đạt mức 7-9%, chỉ có 11% BN được đánh giá là kiểm soát glucose máu tốt với HbA1c . Tìm hiểu mức độ thiếu hụt kiến thức về bệnh trên các bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại khoa Nội tiết- Bệnh viện Bạch Mai năm 2012- 2013 bằng bộ câu hỏi ADKnowl với 2 mục tiêu sau: 1. Tìm. thiện mức độ kiến thức của BN về tất cả các mặt của chăm sóc và theo dõi bệnh như bộ câu hỏi ADKnowl. 1.2.3.1. Tìm hiểu mức độ hiểu biết chung của các BN mắc ĐTĐ về chăm sóc và theo dõi bệnh. Nghiên. Tìm hiểu mức độ hiểu biết về bệnh của BN ĐTĐ typ 1 và typ 2 sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa mức độ hiểu biết về bệnh với một số yếu tố như: tuổi, thời gian mắc bệnh,