Kiến thức về tự chăm sóc bàn chân và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2.. Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và kiến thức về chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ .... Hơ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học,
Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Ths.Bs Nguyễn Quang Bảy - người đã tận tình chỉ bảo, quan tâm, động viên và cho tôi những kinh nghiệm, bài học quí báu trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, cũng như hoàn thành khóa luận này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể thầy cô giáo khoa Khoa học sức khỏe trường Đại học Thăng Long đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như ở bệnh viện
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo khoa, các bác sỹ, điều dưỡng và nhân viên trong khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập cũng như trong quá trình thu thập số liệu
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bệnh nhân tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai đã hợp tác giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Sinh viên
Chu Thị Thảo
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả trong nghiên cứu này là hoàn toàn đúng sự thật và chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2015
Sinh viên
Chu Thị Thảo
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADA American Diabetes Association: Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
BN Bệnh nhân
ĐTĐ Đái tháo đường
WHO World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới
Trang 4MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 3
1.1 Đại cương về đái tháo đường 3
1.1.1 Định nghĩa 3
1.1.2 Chẩn đoán 3
1.1.3 Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam 3
1.1.4 Phân loại ĐTĐ 4
1.1.5 Biến chứng mạn tính ở bệnh nhân ĐTĐ 5
1.2 Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ 6
1.2.1 Tình hình biến chứng bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ 6
1.2.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sự hình thành các vết loét bàn chân do ĐTĐ 6
1.2.3 Yếu tố nguy cơ của loét bàn chân 8
1.3 Các biện pháp làm giảm biến chứng bàn chân 9
1.3.1 Kiểm soát tốt đường máu, huyết áp 9
1.3.2 Thăm khám bàn chân hàng ngày 9
1.3.3 Luôn mang giầy dép phù hợp và đúng cách 9
1.3.4 Khám bàn chân mỗi 3-6 tháng bởi bác sỹ chuyên khoa bàn chân 9
1.3.5 Khi có các triệu chứng 9
1.3.6 Kỹ thuật chăm sóc bàn chân 9
1.4 Giới thiệu về bộ câu hỏi ADKnowl 10
1.4.1 Bộ câu hỏi ADKnowl 10
1.4.2 Thiết kế và cách sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl 10
CHƯƠNG 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1 Đối tượng nghiên cứu 12
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
2.3 Phương pháp nghiên cứu 12
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 12
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu 12
2.3.3 Phương pháp đánh giá 13
Trang 52.3.4 Phương tiện thu thập số liệu 14
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 14
2.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 14
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
3.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu 15
3.2 Kiến thức về tự chăm sóc bàn chân và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 16
3.2.1 Kiến thức của bệnh nhân về kiểm tra bàn chân hàng ngày 16
3.2.2 Kiến thức của bệnh nhân về chăm sóc bàn chân 17
3.2.3 Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ khi cắt tỉa móng chân 18
3.3 Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và kiến thức về chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ 22
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN 27
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 27
4.1.1 Đặc điểm về tuổi, giới 27
4.1.2 Đặc điểm về địa dư 29
4.1.3 Đặc điểm về tiền sử phát hiện bệnh 29
4.2 Kiến thức của bệnh nhân về tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân 30
4.3 So sánh kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ bị bệnh trên 5 năm và dưới 5 năm 32
4.4 Ưu, nhược điểm : 34
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN 35
KIẾN NGHỊ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Đặc điểm của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu 15
Bảng 3.2: Kiến thức của bệnh nhân về kiểm tra bàn chân hàng ngày 16
Bảng 3.3: Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ type 2 về chăm sóc bàn chân 17
Bảng 3.4: Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ khi có tổn thương bàn chân 19
Bảng 3.5: Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ về lựa chọn giầy 20
Bảng 3.6: Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ về chăm sóc bàn chân khi da bị khô 21
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và kỹ năng kiểm tra bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ 22
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa mức độ hiểu biết về chăm sóc bàn chân của người bệnh và thời gian bị bệnh ĐTĐ với biến chứng bàn chân 23
Bảng 3.9: Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ khi có tổn thương bàn chân giữa 2 nhóm bệnh nhân ĐTĐ dưới 5 năm và trên 5 năm 24
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa thời gian bị bệnh và kiến thức về chọn giầy của bệnh nhân ĐTĐ 25
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kiến thức chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ 26
Biểu đồ 3.1: Kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ khi cắt tỉa móng chân 18
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 là một trong những bệnh lý mãn tính thường gặp nhất trong các bệnh lý nội tiết chuyển hóa Bệnh đang có tốc độ phát triển rất nhanh, tăng rõ rệt theo thời gian cùng với sự tăng trưởng kinh tế ở các nước công nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn thế giới trong thế kỷ XXI [20] Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2008 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số thế giới, nhưng chỉ sau 02 năm (2010) con số này đã lên đến 221 triệu người (chiếm 5.4%) [10] Dự kiến đến năm 2030 số người mắc ĐTĐ sẽ là 400 triệu người, con số này sẽ tiếp tục tăng nếu không có sự can thiệp kịp thời [6] Hiện nay ĐTĐ được coi là một trong ba bệnh có tốc độ gia tăng nhanh nhất thế giới [24] Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh của ĐTĐ đã trở thành một vấn đề lớn của ngành Y tế Tỷ lệ ĐTĐ năm 2002 chiếm 2,7% dân số, đến năm 2008 (sau 6 năm) đã tăng lên gấp đôi 5,7% dân số [10] Mặt khác, bệnh ĐTĐ có rất nhiều biến chứng nghiêm trọng cấp
và mạn tính, trong biến chứng mãn tính thì biến chứng ở bàn chân là một biến chứng thường xảy ra Khoảng 15% bệnh nhân (BN) ĐTĐ sẽ có những tổn thương, loét ở chân trong khoảng thời gian họ mắc bệnh [24] Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị cắt đoạn chi cao gấp 17-40 lần so với bệnh nhân không bị ĐTĐ Tính trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có một bệnh nhân ĐTĐ bị cắt cụt chi dẫn tới tàn phế [11] Tại Việt Nam, theo thống kê của khoa Nội tiết bệnh viện Chợ Rẫy người bệnh ĐTĐ nằm viện vì loét hoặc nhiễm trùng bàn chân chiếm 25-35% trong tổng số bệnh nhân điều trị nội trú [12] Điều trị cho những biến chứng bàn chân nghiêm trọng của bệnh nhân ĐTĐ rất tốn kém Bởi vậy đó là một gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và nguồn lực của hệ thống chăm sóc sức khỏe [27] Hơn nữa sự hiện diện của các biến chứng bàn chân có thể tác động tiêu cực về thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội cũng như kinh tế của các bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ [30] Đặc biệt khi có biến chứng ở bàn chân bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc tập luyện điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị của bệnh nhân ĐTĐ Các nhà nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của các hành vi chăm sóc bàn chân Trong khi đó những biến chứng ở chân của người bệnh ĐTĐ có thể phòng ngừa và hạn chế nếu
Trang 8được chăm sóc thích hợp [33], [23] Nguy cơ bị cắt đoạn chi của người bệnh có thể giảm từ 49% đến 85% nếu có những biện pháp phòng ngừa đúng [31] Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức về tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của chính bệnh nhân ĐTĐ Vấn đề này đã được nhiều tác giả quan tâm tuy nhiên do tỷ lệ mắc bệnh, và kiến thức của bệnh nhân về ĐTĐ luôn thay đổi theo thời gian, khác nhau về mục tiêu nghiên cứu Mặt khác kiến thức về bệnh cũng như việc chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ được nâng cao dần lên cùng với thời gian phát hiện bệnh Trong nghiên cúu này chúng tôi chọn mốc thời gian là 5 năm vì những bệnh nhân mới bị ĐTĐ thường chưa có đẩy đủ kiến thức về chăm sóc bàn chân Hơn nữa trong thời gian bị ĐTĐ người bệnh được tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo hướng dẫn chăm sóc bàn chân từ nhân viên y tế, cũng như sự tự tìm hiểu qua sách, báo…để có kiến thức về chăm sóc bàn chân ĐTĐ Hi vọng kết quả thu được
sẽ củng cố giả thuyết này của chúng tôi và có những biện pháp nâng cao kiến thức chăm sóc bàn chân ĐTĐ cho tất cả các bệnh nhân ĐTĐ và phòng được các biến
chứng bàn chân xảy ra Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “ Mô tả kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu:
- Mô tả kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type
2 tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai
- So sánh kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của người ĐTĐ type 2
bị bệnh trên 5 năm và dưới 5 năm tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa
Đái tháo đường là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng của insulin hoặc cả hai [6]
1.1.3 Tình hình đái tháo đường ở Việt Nam
Ở Việt Nam ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa
Nghiên cứu của Phan Sĩ Quốc và cộng sự năm 1991 tại thành phố Hà Nội xác định bệnh theo tiêu chuẩn của TCYTTG (WHO 1985), kết quả nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại thành là 0.63% [9]
Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới với sự giúp
đỡ của các chuyên gia hàng đầu WHO, được tiến hành ở 04 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh Kết quả điều tra này thực sự là một tiếng chuông cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ nói riêng và và bệnh không lây nói chung ở Việt nam, đó là tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở 4 thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và
Trang 10Hải Phòng ở đối tượng lứa tuổi 30-64 tuổi là 4.9%, tỷ lệ đối tượng có nguy cơ bệnh ĐTĐ là 38.55, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện và và không được hướng dẫn điều trị [10]
Năm 2008 theo kết quả của điều tra quốc gia, tỷ lệ bệnh ĐTĐ type 2 trong lứa tuổi từ 30-69 khoảng 5.7% dân số, nếu chỉ ở khu vực thành phố, khu vực công nghiệp tỷ lệ bệnh từ [6] 7.0%- 10% [13]
Năm 2012, theo kết quả điều tra của bệnh viện Nội tiết Trung Ương thực hiện trên 11.000 người thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 5.7% ( tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ
là 7.2%, thấp nhất là tây Nguyên 3.3.%) Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi Đay là con số đáng báo động vì trên thế giới phải trải qua
15 năm tỷ lệ mắc ĐTĐ mới tăng gấp đôi [1]
1.1.4.4 ĐTĐ thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ thường gặp ở phụ nữ có thai (chiếm 4-6% phụ nữ mang thai),
do đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, thường gặp khi có thai lần đầu
và mất đi sau đẻ Bệnh có khả năng tăng nguy cơ phát triển sau này thành ĐTĐ thực sự
Trang 11- Biến chứng thận: bệnh cầu thận ĐTĐ, viêm hoại tử đài bể thận, tổn thương thận mất bù sau tiêm thuốc cản quang trong một số trường hợp can thiệp mạch
1.1.5.1 Biến chứng bệnh lý mạch máu lớn:
- Bênh lý mạch vành: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
- Tai biến mạch não
- Bệnh mạch máu ngoại biên
- Nhiễm khuẩn phổi: viêm phổi, lao phổi
- Nhiễm khuẩn tiết niệu
1.1.5.5 Các biến chứng khác
- Biến chứng bàn chân ĐTĐ
- Biến chứng xương và khớp
- Biến chứng ngoài da
Trang 121.2 Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ
1.2.1 Tình hình biến chứng bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ
Bệnh lý bàn chân của người ĐTĐ là biến chứng hay gặp và là nguyên nhân dẫn tới cắt cụt và tử vong cao ở bệnh nhân ĐTĐ [3] Một thông báo của WHO tháng 3-2005 cho thấy có tới 15% số người mắc bệnh ĐTĐ có bệnh lý bàn chân, 20% số người phải nhập viện do nguyên nhân bị loét chân Bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi chiếm 45-70% tổng số trường hợp phải cắt cụt chi không do chấn thương [3]
Tại Việt Nam tỷ lệ cắt cụt của người bị biến chứng bàn chân ĐTĐ cũng khá cao, khoảng 40% tổng số người có bệnh lý bàn chân ĐTĐ [4] Đối với bệnh nhân ĐTĐ, biến chứng cắt cụt chân đặt ra một vấn đề nan giải xét cả mặt kinh tế, xã hội
và y tế: Chi phí điều trị tăng cao do phải kiểm soát đường huyết tích cực hơn, kèm theo kháng sinh phòng nhiễm khuẩn, chi phí chăm sóc biến chứng bàn chân Đáng
sợ hơn là nó làm bệnh nhân mất khả năng lao động, gây tàn phế, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tuổi thọ…
1.2.2 Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của sự hình thành các vết loét bàn chân do ĐTĐ
Cho tới nay, người ta thấy các tổn thương chân ở người ĐTĐ là hậu quả của nhiều nguyên nhân như: Tổn thương dây đa thần kinh, bệnh lý mạch máu, chấn thương và nhiễm trùng Các nguyên nhân này có thể phối hợp cùng lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau Nhiễm trùng làm nặng thêm các vết loét và cũng là yếu
tố nguy cơ gây cắt cụt chi nhưng ít khi là một yếu tố đơn độc gây nên loét bàn chân
1.2.2.1 Vai trò của bệnh lý thần kinh
Bệnh lý thần kinh hay gặp nhất trong số các biến chứng của ĐTĐ và là biến chứng sớm nhất của ĐTĐ Tỷ lệ của bệnh lý thần kinh rất khác nhau, nhưng tăng lên theo thời gian bị bệnh và mức độ nặng của bệnh lý thần kinh tăng lên cùng với tuổi của bệnh nhân và phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết [25] Bệnh lý thần kinh ĐTĐ tác động đến thần kinh cảm giác, thần kinh vận động và thần kinh tự động Đặc điểm của tổn thương thần kinh ĐTĐ là sự mất myelin từng đoạn, có tính
Trang 13chất đối xứng và lan tỏa dẫn đến làm giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, rối loạn tính nhạy cảm và tính tự động
* Thần kinh cảm giác – vận động:
Giảm cảm giác bản thể và yếu các cơ ở sâu trong bàn chân dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của bàn chân (ngón chân hình búa, hình vuốt, sập vòm bàn chân) và làm thay đổi các điểm tỳ đè của bàn chân [22]
Gây mất cân bằng trong động tác co, duỗi làm cho ngón chân có dạng như vuốt thú, phần đầu các đốt bàn chân bị nhô ra trước, từ đó xuất hiện các áp lực lớn ở phía dưới các đầu xương bàn chân [34]
Sự kết hợp của giảm nhạy cảm với cảm giác đau và cảm giác nhận biết bản thể, cùng với các áp lực lớn khi đi, đứng và trọng lượng cơ thể dồn lên phía đầu xương bàn chân làm cho các vị trí này dễ bị loét [22], [34] Mặt khác, giảm nhạy cảm với cảm giác đau làm cho bệnh nhân không nhận biết được các vết loét nhỏ nên thường được phát hiện muộn, làm nặng nề thêm tình trạng của loét bàn chân [29]
* Thần kinh tự động:
Tổn thương thần kinh tự động làm mở các shunt động – tĩnh mạch, tăng nhiệt
độ da, tăng quá trình tiêu xương của xương cổ chân và gây rối loạn vi tuần hoàn gây phù nề bàn chân – một yếu tố tiên lượng dẫn tới loét cả đối với tổn thương thiếu máu và bệnh lý thần kinh [34] Rối loạn thần kinh tự động làm tăng dòng máu đến
da, nhưng lại làm giảm dòng máu mao mạch có tác dụng dinh dưỡng cho mô bàn chân, gây hiện tượng thiếu máu vùng xa của bàn chân Mặt khác, rối loạn thần kinh
tự động gây giảm tiết mồ hôi tạo thuận lợi cho sự xuất hiện các vết nứt nhỏ ở da, tạo thành đường vào cho các chủng vi khuẩn bội nhiễm và là điểm bắt đầu thường gặp của loét sâu gan bàn chân
Cuối cùng, một trong các tiến triển của bệnh lý thần kinh trong ĐTĐ ở bàn chân là bệnh lý xương khớp, gây nên biến dạng bàn chân, tạo nên bàn chân của Charcot – với các điểm tỳ đè bất thường rất dễ bị loét
1.2.2.2 Vai trò của bệnh lý mạch máu
Tổn thương mạch máu gây tình trạng thiếu máu bàn chân, làm nặng thêm các rối loạn dinh dưỡng của bàn chân Tổn thương này liên quan đến các động mạch của chi dưới Ở người ĐTĐ, các tổn thương này xuất hiện thường sớm hơn, nặng
Trang 14hơn và gặp nhiều hơn ở người không bị ĐTĐ Bệnh lý mạch máu lớn thường phối hợp với bệnh lý thần kinh giải thích hiện tượng đau cách hồi có thể không có biểu hiện trên lâm sàng cho dù đã có tổn thương giải phẫu bệnh lý tiến triển ở các mạch máu chi dưới Bệnh lý mạch máu ở người ĐTĐ thường lan tỏa, ở đoạn xa, hay gặp
ở các động mạch của cẳng chân [29], nhưng cũng có thể phối hợp với các tổn thương mạch máu gần (gốc chi) quá trình tái tạo biểu mô được diễn ra thuận lợi, do
đó làm vết thương thu nhỏ lại Qúa trình liền vết thương được tiến hành theo quy trình định sẵn [32]
Đối với tổn thương mạn tính như loét do ĐTĐ, phản ứng viêm cấp cũng xảy
ra nhưng sau đó được thay thế bằng phản ứng viêm mạn tính kéo dài, do đó quá trình liền vết thương khôngdiễn ra theo cơ chế bệnh sinh thông thường Sự tăng tiết quá mức và tăng hoạt động của các protease làm cho quá trình liền vết thương khó diễn ra do các protease này phá hủy các tế bào mẫu mới, làm giảm số lượng collagen, fibronectin và các protein ngoại bào khác, đồng thời làm giảm số lượng các yếu tố tăng trưởng cần thiết để kích thích tái tạo vết thương(bao gồm: yếu tố tăng trưởng biểu bì – EGF, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi - FGF, yếu tố tăng trưởng giống insulin – IGF, yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu - PDGF) Dịch vết thươngtăng tiết là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm cung cấp oxy cho mô Các tế bào mô hạt kém phát triển và nhanh lão húa, kém đáp ứng với kích thích của các yếu tố tăng trưởng [26], [32]
1.2.3 Yếu tố nguy cơ của loét bàn chân
Nguy cơ loét bàn chân cao ở BN ĐTĐ có thời gian mắc bệnh > 10 năm, kiểm soát ĐM kém, có biến chứng tim mạch, võng mạc hay thận, nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng khả năng xuất hiện loét bàn chân như:
- Biến chứng thần kinh ngoại biên
- Bệnh mạch máu ngoại biên
- Tiền sử loét hoặc cắt cụt chân
- Chai chân
- Bằng chứng tăng áp lực lòng bàn chân
Trang 151.3 Các biện pháp làm giảm biến chứng bàn chân [8], [21]
1.3.1 Kiểm soát tốt đường máu, huyết áp
1.3.2 Thăm khám bàn chân hàng ngày
1.3.3 Luôn mang giầy dép phù hợp và đúng cách
- Giầy rộng và sâu ở phần mũi
1.3.4 Khám bàn chân mỗi 3-6 tháng bởi bác sỹ chuyên khoa bàn chân
1.3.5 Khi có các triệu chứng như : đau bỏng rát, tê bì, đau cách hồi, loét nhỏ không tự liền sau 02 ngày phải đi khám ngay bác sỹ chuyên khoa
1.3.6 Kỹ thuật chăm sóc bàn chân
1.3.6.1 Kiểm tra bàn chân hàng ngày
- Kiếm tra bàn chân hàng ngày tại nơi có đầy đủ ánh sáng
- Nhờ người nhà hoặc dung gương để kiểm tra góc khuất
- Kiểm tra kĩ tìm các dấu hiệu bất thường: phồng, rộp, chai chân…
1.3.6.2 Rửa chân
- Rửa kĩ bàn chân và kẽ ngón chân
- Rửa bằng nước ấm và xà phòng trung tính
- Sau khi rửa lau khô da và các kẽ ngón chân
- Nếu da chân bị khô, sử dụng kem dưỡng ẩm, lưu ý không được bôi kem vào kẽ ngón chân
Trang 161.3.6.3 Chăm sóc móng chân
- Không để móng chân mọc quá dài
- Cắt móng chân sau khi tắm ( khi móng chân còn mềm)
- Cắt móng chân thẳng, ngang qua và dùng dũa để làm nhẵn
- Không nên cắt cố vào trong gốc móng
1.4 Giới thiệu về bộ câu hỏi ADKnowl (Audits of Diabetes Knowledge)
1.4.1 Bộ câu hỏi ADKnowl
Đây là bộ câu hỏi quốc tế được thiết kế bởi GS.Speight J & Bradley (đại học Lon Don, vương quốc Anh) năm 1993 và chỉnh sửa lại năm 1998 [28] ADKnowl ra đời dựa trên sự tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn như: y học, điều dưỡng, bác sĩ nhãn khoa, chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên nghành bàn chân… Bởi vậy, ADKnowl là công cụ hữu ích được khuyến cáo dùng để xác định sự thiếu hụt kiến thức về chăm sóc và theo dõi bệnh ở các bệnh nhân ĐTĐ Đây là bộ câu hỏi được thiết kế dành cho BN ĐTĐ typ 1 và typ 2 trên 18 tuổi ADKnowl được dịch ra nhiều thứ tiếng và có nhiều nghiên cứu nước ngoài đã sử dụng bộ câu hỏi này để đánh giá mức độ thiếu hụt kiến thức về chăm sóc và tự theo dõi bệnh ở BN ĐTĐ như: của Speight J & Bradley C (2001) tại Anh, nghiên cứu của A.Khamis và cộng
sự (2004) tiến hành trên các bệnh nhân typ 1 tại Vương quốc Anh, NC của PA Dyson và cộng sự trên các BN mắc typ 2 tại Kuwait
1.4.2 Thiết kế và cách sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl
ADKnowl được thiết kế riêng biệt từng mục để phân tích, mỗi mục đều có các câu hỏi riêng biệt với 3 phương án trả lời: đúng, sai, không biết để BN lựa chọn Chính vì được thiết kế riêng biệt từng mục nên có thể loại bỏ những mục không liên quan đến tính chất bệnh của BN để phù hợp với nghiên cứu, ví dụ như: với BN ĐTĐ typ
1 không dùng thuốc viên điều trị bệnh thì sẽ loại bỏ phần câu hỏi liên quan đến điều trị bằng thuốc viên ở những BN mắc ĐTĐ typ 1
Sử dụng phương án “Không biết” nhằm ngăn chặn xu hướng BN “đoán mò”
về một mảng kiến thức nào đó
Trang 17ADKnowl gồm 104 câu phân bố trong 23 mục (phụ lục 1) bao gồm những mảng kiến thức có liên quan đến:
♦ Điều trị bệnh và mức độ kiểm soát đường huyết thông qua chỉ số HbA1c
♦ Chế độ ăn và dinh dưỡng
♦ Sử dụng insulin hoặc thuốc viên điều trị trong những ngày bị bệnh
♦ Chăm sóc bàn chân
♦ Ảnh hưởng của hoạt động thể lực đến bệnh
♦ Ảnh hưởng của thuốc lá và bia rượu đến tình trạng bệnh
♦ Hạ đường huyết: nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí khi bị hạ đường huyết
♦ Các biến chứng của bệnh và theo dõi làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh
Ngoài ra, ADKnowl cũng được khuyến cáo sử dụng để đánh giá kiến thức của nhân viên y tế, những người liên quan trực tiếp đến chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ Từ đó giúp đánh giá được các yếu tố tác động đến mức độ hiểu biết của bệnh nhân
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng một phần của bộ câu hỏi ADKnowl chuyên về kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ, và so sánh kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của người ĐTĐ type 2 bị bệnh trên 5 năm
và dưới 5 năm
Trang 18CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ type 2 đến điều trị nội trú tại khoa Nội Tiết bệnh viện Bạch Mai
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân bị ĐTĐ type 2 đến điều trị nội trú tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai, được chẩn đoán bị ĐTĐ type 2 bởi bác sỹ chuyên khoa
- Bệnh nhân có thể nghe, hiểu và nói được bằng tiếng Kinh và không có bất thường về ngôn ngữ cũng như ý thức
- Bệnh nhân không bị mù, lòa
- Bệnh nhân không bị cắt cụt chi
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân bị tai biến mạch não
- Bệnh nhân bị rối loạn ý thức
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai
- Thời gian nghiên cứu: từ 10/5/2015- 05/8/2015
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3.2 Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu thuận tiện
- Chọn ngẫu nhiên các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ type 2 đang điều trị
Trang 19mẫu ngẫu nhiên là áp dụng phương pháp tung đồng xu khi bệnh nhân vào điều trị tại khoa, mặt ngửa sẽ lựa chọn bệnh nhân để phỏng vấn
2.3.3 Phương pháp đánh giá
- Bệnh nhân được phỏng vấn trong vòng 2 ngày sau khi vào viện
- Thời gian của cuộc phỏng vấn diễn ra từ 15-20 phút, khi bệnh nhân thoải mái, nghỉ ngơi tại giường
- Với câu hỏi bệnh nhân chưa hiểu sẽ được tôi giải thích rõ ràng, nhưng không quá chi tiết, không gợi ý để bệnh nhân hiểu được và trả lời đúng mục đích của câu hỏi
Các biến số nghiên cứu:
2.3.3.1 Đặc điểm về bệnh nhân:
- Tuổi, giới
- Địa dư, nghề nghiệp
- Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ
2.3.3.2 Kiến thức tự chăm sóc và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ: sử dụng bộ câu hỏi ADknowl
- Cách phát hiện bất thường của bàn chân
- Cách chăm sóc bàn chân ĐTĐ
- Cách cắt tỉa móng chân
- Điều trị các tổn thương bàn chân
- Loại giầy sử dụng khi bị ĐTĐ
- Xử trí khi bị khô da chân
2.3.3.3 So sánh kiến thức về chăm sóc và bảo vệ bàn chân của 2 nhóm bệnh nhân phát hiện ĐTĐ type 2 dưới 5 năm và trên 5 năm
Trang 202.3.4 Phương tiện thu thập số liệu
- Sử dụng bộ câu hỏi Adknowl được thiết kế bởi GS.Speight J & Bradley năm
1993 và chỉnh sửa lại năm 1998 [21] Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ
sử dụng phần câu hỏi trong mục “Chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ”
- Nguồn số liệu: phỏng vấn trực tiếp từ các bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị nội trú tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi thu thập đủ, làm sạch và mã hóa dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm epidata và stata
2.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Đối với điều tra viên:
- Nghiên cứu kĩ bộ câu hỏi, cách điều tra, thu thập số liệu (phương pháp phỏng vấn, ghi chép cẩn thận, cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, tạo không khí thoải mái
để đối tượng có điều kiện trả lời)
- Không thực hiện phỏng vấn khi đối tượng nghiên cứu đang dùng thuốc, đau đớn ảnh hưởng đến câu trả lời
Đối với đối tượng được phỏng vấn:
- Được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn để đối tượng hiểu
rõ và chấp nhận hợp tác
- Tạo điều kiện tốt nhất để đối tượng hiểu rõ câu hỏi và trả lời trung thực,
rõ ràng
Trang 21CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 100 bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị nội trú tại khoa Nội tiết bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/5/2015 đến ngày 05/8/2015, chúng tôi thu được kết quả sau:
3.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Đặc điểm của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
Nhận xét:
- Tuổi trung bình là 59.85±1.2 Độ tuổi ≥ 65 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (34%)
- Tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 55%, nữ là 45%
- Tỷ lệ bệnh nhân sống tại nông thôn là 59%, thành phố là 41%
- 55% bệnh nhân có tiền sử ĐTĐ ≤ 5 năm và > 5 năm thì tỷ lệ này là 45%
Trang 223.2 Kiến thức về tự chăm sóc bàn chân và bảo vệ bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ type 2
3.2.1 Kiến thức của bệnh nhân về kiểm tra bàn chân hàng ngày
Bảng 3.2: Kiến thức của bệnh nhân về kiểm tra bàn chân hàng ngày
Bởi chính bạn hoặc một ai đó
Bất kì khi nào cảm thấy không thoải mái
- 71% BN nhận thức đúng về việc nên kiểm tra bàn chân trước khi đi giày mới, 11% nhận thức sai và 17% BN không biết
- Việc kiểm tra bàn chân hàng ngày bất kỳ khi nào cảm thấy không thoải mái
có 41 bệnh nhân đồng ý, 36% BN nhận thức sai, 22% BN không biết về kiến thức này
- Có 41% BN hiểu được việc chỉ kiểm tra bàn chân khi bàn chân có vấn đề là
Trang 233.2.2 Kiến thức của bệnh nhân về chăm sóc bàn chân
Bảng 3.3: kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ type 2 về chăm sóc bàn chân
Tốt nhất là chọn giầy có kích cỡ rộng hơn so với kích thước thực sự của bàn chân
- Tỷ lệ BN hiểu được tổn thương ở chân gây mất cảm giác khi bị tổn thương là 62%, số BN hiểu sai và không biết vẫn còn chiếm tỷ cao lần lượt là 21% và 17%