Người bệnh đái tháo đường nếu không tuân thủ theo các chế độ điều trị, không được theo dõi, kiểm tra thường xuyên thì đều có nguy cơ dẫn đến các biến chứng rất nặng nề đặt biệt là các bi
Trang 1Kong chunny
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc
điều trị đái tháo đường typ 2
tại khoa Nội tiết và Đái tháo đường
Bệnh viện Bạch Mai
luận văn thạc sĩ dược học
Hà Nội, 2008
Trang 2Kong chunny
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc
điều trị đái tháo đường typ 2
tại khoa Nội tiết và Đái tháo đường
Trang 3Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS TS
Hoàng Thị Kim Huyền- Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng Trường
Đại học Dược Hà Nội và BSCK.II Phạm Thị Hồng Hoa - Trưởng
khoa Nội tiết và Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai những người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ths Phan Quỳnh Lan và các thầy cô trong Bộ môn Dược lâm sàng Trường Đại học Dược Hà Nội
đã cho tôi những lời khuyên quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Dược
Hà Nội, Khoa Nội tiết và Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bố mẹ, bạn
bè và đồng nghiệp đã khích lệ động viên tôi đạt được những thành công ngày hôm nay
Hà nội, tháng 12 năm 2008
DS Kong Chunny
Trang 4đặt vấn đề
Bệnh đái tháo đường hiện nay là một trong những vấn đề đã và đang
được quan tâm của y dược học thế giới cũng như trong nước Người bệnh đái tháo đường nếu không tuân thủ theo các chế độ điều trị, không được theo dõi, kiểm tra thường xuyên thì đều có nguy cơ dẫn đến các biến chứng rất nặng nề
đặt biệt là các biến chứng tim mạch, mắt, thận, gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh
Đái tháo đường là một chứng bệnh khá phổ biến trên thế giới, và số người mắc bệnh càng ngày càng có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là bệnh đái tháo đường typ 2 chiếm hơn 90% tổng số bệnh nhân đái tháo đường, kể cả ở nước ta Theo công bố của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì năm 2000 trên thế giới có khoảng 171 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên 300 triệu người [36] Các nước châu Âu, châu Mỹ có tỷ
lệ mắc bệnh đái tháo đường là 2 – 8%, các nước châu Mỹ La tinh 4,5 – 6,9%, các nước châu á từ dưới 1% đến gần 5%, Hàn Quốc khoảng 2%, Malaysia 3%, Thái Lan 4,2% [5] Theo ước tính hiện nay ở Việt Nam có khoảng 2 triệu người mắc bệnh đái tháo đường nhưng đáng lo ngại hơn là có
đến 65% người không biết mình mắc bệnh [3]
Trong vài thập kỷ gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học nói chung, ngành Dược nói riêng, đã bào chế được nhiều thuốc điều trị đái tháo đường mới có hiệu quả điều trị cao Đây là thuận lợi lớn trong điều trị nhưng cũng là thách thức không nhỏ trong vấn đề lựa chọn thuốc Người thầy thuốc lâm sàng không chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn cho người bệnh biết sử dụng thuốc đúng, mà còn phải giúp người bệnh lựa chọn thuốc phù hợp nhằm
đảm bảo mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả mà chính sách quốc gia đã đề ra
Trang 5Từ những thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 tại khoa Nội tiết và Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai“
Với các mục tiêu:
1 Khảo sát thực trạng sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo
đường typ 2 tại khoa Nội tiết và Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai
2 Nhận xét hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tại khoa
Từ đó đề xuất những ý kiến nhằm thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý và an toàn
Trang 6Chương 1:
Tổng quan
1.1 Đại cương về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)
1.1.1 Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hoá thường gặp nhất và có tốc độ phát triển rất nhanh Theo công bố của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì năm
2000 trên thế giới có khoảng 171 triệu người mắc bệnh ĐTĐ và dự báo đến năm 2025 sẽ tăng lên 300 triệu người Mặc dù có sự gia tăng cả về ĐTĐ typ 1
và typ 2 nhưng tốc độ phát triển của ĐTĐ typ 2 đặc biệt tăng mạnh mẽ do sự gia tăng tỷ lệ béo phì và lối sống ít hoạt động thể lực ở các nước phát triển, thậm chí cứ 10 người mắc ĐTĐ thì có 9 người mắc ĐTĐ typ 2 [3], [36]
Bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm
ở các nước phát triển; bệnh cũng được xem là đại dịch ở các nước đang phát triển Nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ, Địa Trung Hải và Trung
Đông với tỷ lệ 7,8% và 7,7%, tiếp đến là khu vực Đông Nam á với tỷ lệ 3,5%; Châu Âu 4,9%; Trung Mỹ 3,7%; khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực
Đông Nam á là hai khu vực có con số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất là 44 triệu người và 34 triệu người [22]
ở Việt Nam, năm 1990 - 1991, tại khu vực Hà Nội tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ
là 1,1%, Huế là 0,96%, thành phố Hồ Chí Minh là 2,52 ± 0,4% [5] Năm
2002 theo nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc của bệnh viện Nội tiết, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở lứa tuổi 30-64 là 2,7%, thành phố là 4,4%, đồng bằng ven biển là 2,2%, miền núi là 2,1% [3]
Trang 7Theo những kết quả nghiên cứu trên thấy rằng, đây là một bệnh mang tính xã hội ở nhiều nước Vì vậy việc dự phòng và điều trị ĐTĐ là điều đáng quan tâm của mọi quốc gia
1.1.2 Vài nét về bệnh ĐTĐ
1.1.2.1 Các yếu tố nguy cơ ĐTĐ typ 2
Theo tiêu chuẩn của WHO năm 2003, các đối tượng sau được xem là có nguy cơ cao [23]:
Người béo có cân nặng quá cân so với tiêu chuẩn: chỉ số khối cơ thể BMI ≥ 23, kết hợp với vòng eo nam ≥ 90 cm; nữ ≥ 80 cm
Tuổi ≥ 45
Người có hội chứng buồng chứng đa nang
Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ
Phụ nữ có tiền sử sinh con ≥ 4kg
Người có rối loạn dung nạp glucose (IGT) hoặc rối loạn glucose lúc đói
Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ thế hệ F1 (bố, mẹ, anh, chị, em ruột)
ra trước khi có sự bất thường trong bài tiết Sự kháng insulin liên quan chặt chẽ tới tình trạng béo phì, đặc biệt là béo khu vực trung tâm- rất phổ biến trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Trong giai đoạn sớm của bệnh việc dung nạp glucose vẫn bình thường bởi vì mặc dù có kháng insulin nhưng bù lại, tế bào β lại sản xuất nhiều hơn mức bình thường Tuy nhiên những tế bào này không thể duy trì sự tăng tiết insulin quá mức trong một thời gian dài nên sau đó lượng
Trang 8insulin tiết ra cũng giảm Vì vậy cùng với gan tăng glucose, đường huyết sẽ tăng cao và kéo theo các triệu chứng lâm sàng Sau một số năm mắc bệnh tuỵ cũng cạn kiệt insulin và khi đó các bệnh nhân ĐTĐ typ 2 cũng phải phụ thuộc hoàn toàn vào insulin ngoại sinh [19]
Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO):
- ĐTĐ là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng
đường huyết mạn tính kết hợp với sự rối loạn chuyển hoá carbohydrat, chất béo và protein; hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai Tăng đường huyết mạn tính thường kết hợp với sự hủy hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiền cơ quan
đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [36]
- ĐTĐ typ 2 được đặc trưng bởi tình trạng kháng insulin kết hợp với suy giảm chức năng bài tiết insulin của tế bào β của tuỵ [3]
1.1.3 Chẩn đoán ĐTĐ
1.1.3.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ được Hiệp Hội Đái Tháo Đường của
Mỹ kiến nghị năm 1997 và được các chuyên gia về ĐTĐ của WHO công nhận vào năm 1998, tuyến bố áp dụng vào năm 1999 [36] Tháng 11/2005, WHO
và IDF (International Diabetes Federation- Liên Đoàn ĐTĐ Quốc Tế) đã họp tại Geneva và quyết định giữ nguyên các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ như
đã công bố năm 1999 [3]:
- Nồng độ glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1mmol/l (≥200mg/dl), kèm theo các triệu chứng lâm sàng
- Nồng độ glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0mmol/l (≥126mg/dl)
- Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 gam
đường (loại anhydrous) hoặc 82,5 gam đường (loại monohydrat)
Trang 91.1.3.2 Chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2
Bảng 1.1 Chẩn đoán phân biệt ĐTĐ typ 1 và ĐTĐ typ 2 [1]
Tuổi khởi phát < 30 > 30
Thể trạng Gầy Béo, bình thường, gầy Insulin máu Thấp hoặc không đo được Bình thường hoặc cao Kháng thể kháng
tiểu đảo
ICA (+) Anti GAD (+)
ICA (-) Anti GAD (-)
Triệu chứng
Khởi phát đột ngột Hội chứng tăng đường huyết * rầm rộ Ceton niệu (+)
Khởi phát và tiến triển âm thầm, không bộc lộ các triệu chứng lâm sàng Ceton niệu (-) Biến chứng cấp
tính Nhiễm toan ceton
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu Liệu pháp điều trị Bắt buộc insulin Thay đổi lối sống, thuốc
uống hoặc insulin
* ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh
ICA: Islet Cell Antibodies; Anti GAD: Antibodies Glutamic Acid Decarboxylase
1.1.4 Các biến chứng thường gặp ĐTĐ typ 2
1.1.4.1 Biến chứng cấp tính
♦ Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là một hội chứng của tình trạng rối loạn glucid nặng thường gặp ở người cao tuổi (trên 60) mắc ĐTĐ typ 2, tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới Biến chứng này có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời [15]
Trang 10♦ Hôn mê do nhiễm toan acid lactic
Người bệnh ĐTĐ typ 2 dễ bị nhiễm toan acid lactic khi có thiếu máu cục bộ cơ tim và shock tim, thậm chí gặp ở cả các trường hợp hôn mê nhiễm toan ceton nặng Nhiễm toan lactic thường gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 dùng biguanid và đó cũng là một trong các lý do mà hiện nay người ta không còn dùng phenformin và buformin nữa [15]
Biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch (mạch máu lớn) gồm 3 nhóm:
- Bệnh mạch vành: cơn đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, suy tim, đột tử
- Bệnh mạch máu ngoại vi: đau ở mông, đùi, bắp chân khi luyện tập hoặc nghỉ ngơi
- Bệnh mạch não: đột quị do huyết khối làm tắc mạch, chảy máu [3][18][28]
Trang 11♦ Biến chứng ở mắt
Biến chứng võng mạc là nguyên nhân gây mù loà ở bệnh nhân ĐTĐ typ
2 Ngoài bệnh võng mạc, các biến chứng khác do ĐTĐ còn có liệt mắt, tổn thương giác mạc, glaucoma, đục thủy tinh thể, các tật khúc xạ±[3][18][28]
♦ Biến chứng ở thận
Đến nay, cơ chế tổn thương thận do ĐTĐ còn nhiều giả thuyết khác nhau nhưng nhìn chung đều nhận định các tổn thương về thận do ĐTĐ ngày càng nặng dần: tăng kích thước và thể tích thận, tăng sinh tế bào gian mạch và dày màng đáy, xuất hiện protein niệu và cuối cùng là suy thận Trên lâm sàng, khi không sinh thiết, bệnh thận ĐTĐ được chẩn đoán khi kèm theo các yếu tố: mắc ĐTĐ ít nhất 10 năm, tăng huyết áp, có bệnh võng mạc ĐTĐ [3][18][28]
♦ Biến chứng bàn chân
Theo báo cáo của WHO 3/2005, 15% bệnh nhân ĐTĐ có bệnh lý bàn chân, 20% bệnh nhân ĐTĐ nhập viện do bị loét chân Các nguyên nhân gây bệnh lý bàn chân gồm tổn thương đa dây thần kinh, bệnh lý mạch máu và nhiễm trùng Chúng luôn kết hợp với nhau tạo thành một vòng xoắn bệnh lý Tổn thương bàn chân thường bắt đầu ở các ngón chân, đặc biệt ở những nơi đã
bị mất cảm giác, biến dạng và/hoặc thiếu máu Những ngón chân này dễ hình thành cục chai, tạo ổ loét, nhiễm trùng và hoại thư [3][18][28]
♦ Bệnh lý thần kinh ngoại vi
Bệnh lý về thần kinh xuất hiện ở ít nhất một nửa số bệnh nhân ĐTĐ và thường xuất hiện sau 10 năm mắc bệnh Có nhiều dạng bệnh thần kinh khác nhau mà kết quả là gây giảm cảm giác ở bàn chân, tay và đau ở bàn chân cũng như gây tổn thương chức năng một số cơ quan trong cơ thể như: tim, mắt, dạ dày, bàng quang và dương vật Việc kiểm soát tốt đường huyết là yếu tố quyết
định để hạn chế các biến chứng thần kinh [15]
Trang 121.1.5 Điều trị ĐTĐ typ 2
1.1.5.1 Mục tiêu điều trị
- Làm mất đi các triệu chứng liên quan đến tăng đường huyết
Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị bệnh ĐTĐ (WHO 2006) [36]
Chỉ số kiểm soát đường huyết:
- HbA1c
- Đường huyết mao mạch trước ăn
- Đường huyết mao mạch sau ăn 1-2h
√ Chế độ ăn thích hợp phải đủ các yêu cầu như sau:
Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường và phù hợp với những hoạt động khác như luyện tập thể dục
Cân đối tỷ lệ các chất protein (20%), glucid (55%), lipid (25%) và đủ vi chất
Trang 13 Chia nhỏ và phân bố bữa ăn phù hợp, duy trì nồng độ glucose trong máu tương đối ổn định, tránh tăng đột ngột đường huyết sau ăn, tránh hạ đường huyết ban đêm
Chế độ luyện tập
√ Mục đích của việc luyện tập đối với bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là điều chỉnh nồng độ glucose máu nhờ giảm cân nặng (nhất là những đối tượng béo phì) và giảm tính kháng insulin
√ Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ và sở thích cá nhân Nên tập những môn rèn luyện sự dẻo dai bền bỉ hơn những môn cần nhiều thể lực
√ Luôn kiểm soát đáp ứng glucose máu với từng mức độ và thời gian luyện tập Chú ý theo dõi nhịp tim, huyết áp, các dấu hiệu hạ huyết
áp, triệu chứng nhồi máu cơ tim trước, trong và sau khi tập
Giáo dục bệnh nhân: Nhằm cung cấp kiến thức cho bệnh nhân để họ có
thể tự phòng ngừa, theo dõi, kiểm soát đường huyết và các biến chứng
Điều trị bằng thuốc
√ Mục đích của việc dùng thuốc
- Duy trì nồng độ glucose máu gần như mức sinh lý, đạt mức HbA1c lý tưởng và giảm biến chứng do ĐTĐ
- Giảm cân nặng (người béo), không tăng cân (người không béo)
√ Nguyên tắc sử dụng thuốc
- Thuốc phải kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn và luyện tập
- Phối hợp với điều trị hạ đường huyết, điều chỉnh rối loạn chuyển hoá lipid, duy trì huyết áp lý tưởng, chống rối loạn đông máu
- Dùng insulin khi cần (không kiểm soát được đường huyết bằng thuốc uống, biến chứng hôn mê ĐTб)
√ Các nhóm thuốc uống hay sử dụng: sulfonylurea, metformin, ức chế α- glucosidase, thiazolidindion, meglitinid±[3][13][18]
Trang 141.2 Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2
1.2.1 Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 dùng đường uống
Bảng 1.3 Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 dùng đường uống
1 Nhóm Sulfonylurea
Thế hệ 1
Tolbutamid Acetohexamid Chlorpropamid
Orinase Dymelor Diabinese Thế hệ 2
Glimepirid Glyburid Gliclazid
Amaryl Diabeta Diamicron
3 Nhóm ức chế
α- glucosidase
Thế hệ 1 Acarbose Glucobay Thế hệ 2 Voglibose Basen
Repaglinide
Starlix Prandin
5 Nhóm Thiazolidindion Rosiglitazon
Pioglitazon
Avandia Actos
1.2.1.1 Nhóm Sulfonylurea
Nhóm này có 2 thế hệ [17][30]
Thế hệ 1 gồm: Tolbutamid, Chlorpropamid, Tolazamid, Acetohexamid±
Hiện nay rất ít dùng do độc tính cao với thận
Thế hệ 2 gồm: Glibenclamid, Gliclazid, Glipizid, Glyburid, Glimepirid
Trang 15 Cơ chế tác dụng: các sulfonylurea gắn lên receptor đặc hiệu ở màng
tế bào β của đảo tuỵ và kích thích giải phóng insulin Do đó nó chỉ có tác dụng khi tế bào β còn khả năng tiết ra insulin Nó còn làm tăng insulin ở ngoại vi do giảm độ thanh thải hormon này qua gan [17][30]
Tác dụng không mong muốn: gây tăng cân, hạ đường huyết kéo dài
Để hạn chế các tác dụng không mong muốn này, người ta đã phối hợp 2 nhóm thuốc trong một viên (sulfonylurea + biguanid) hoặc thay đổi dạng bào chế (Diamicron MR30) Ngoài ra, hay gặp tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hoá, đau đầu, phát ban±[17][30]
Chỉ định: ĐTĐ typ 2 khi thất bại trong việc kiểm soát đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân và tập luyện [17][30]
Các thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết sulfonylurea: barbituric, corticoid, thuốc lợi tiểu thải muối, thuốc tránh thai
đường uống
Trang 16ở gan và giảm hấp thu glucose ở ruột
√ Metformin không kích thích giải phóng insulin từ tế bào β nên không gây hạ đường huyết và không có tác dụng hạ đường huyết
√ Nếu đơn trị liệu không hiệu quả thì có thể phối hợp với sulfonylurea vì cả 2 thuốc đều cải thiện dung nạp glucose bằng những cơ chế khác nhau nên bổ sung cho nhau
√ Phối hợp insulin
Chống chỉ định [2]
√ Suy gan, suy thận, phụ nữ có thai
√ Nhiễm trùng nặng, tình trạng giảm oxy máu, nghiện rượu, tiền sử nhiễm toan ceton
√ Sử dụng thuốc cản quang đường tĩnh mạch
Trang 17 Tương tác thuốc [2]
√ Các thuốc làm giảm tác dụng của biguanid: thuốc lợi tiểu thiazid, corticoid, phenothiazin, chế phẩm tuyến giáp, oestrogen, thuốc tránh thai đường uống, phenytoin, thuốc chẹn kênh calci, isoniazid
√ Các thuốc làm tăng tác dụng phụ của biguanid: furosemid
√ Các thuốc làm tăng độc tính của biguanid: các thuốc cationic (amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, quinin, ranitidin, trimethoprim, vancomycin), cimetidin
1.2.1.3 Nhóm ức chế α- glucosidase
Nhóm này có 2 thế hệ [17][30]
√ Thế hệ 1: Nhóm Acarbose có tác dụng làm chậm hấp thu glucose
ở đường tiêu hoá
√ Thế hệ 2: Voglibose, Penclibose, Miglitol±được dùng rộng rãi hơn vì không có tác dụng phụ như Acarbose
Cơ chế tác dụng: Thuốc ức chế enzym α- glucosidase ở ruột, đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hoá và hấp thu carbohydrate Kết quả là giảm nồng độ glucose máu sau ăn [17][30]
Tác dụng không mong muốn: Đầy bụng, tiêu chảy, ngứa, phát ban, vàng da±[2]
Chỉ định [2]:
√ Người tăng glucose máu sau ăn Có thể phối hợp với sulfonylurea khi dùng đơn độc 1 trong 2 thuốc không kiểm soát được đường huyết
√ Không dung nạp metformin
Chống chỉ định [2]
√ Quá mẫn với thuốc
Trang 18√ Bệnh đường tiêu hóa, suy thận
√ Phụ nữ có thai và cho con bú
1.2.1.4 Nhóm Meglitinide
Các thuốc trong nhóm này (Repaglinide, Nateglinide) có cơ chế tác dụng tương tự như sulfonylurea nhưng thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương ngắn hơn và thời gian kéo dài tác dụng cũng ngắn hơn Nhóm này ít gây hạ đường huyết quá mức như sulfonylurea Trên lâm sàng cho thấy, kết hợp repaglinide với NPH trước khi ngủ đạt kết quả tốt trong điều trị hạ glucose máu ở người ĐTĐ typ 2 [17]
từ gan [17][30]
Tác dụng không mong muốn: Gây tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan Khi dùng thuốc cần làm xét nghiệm chức năng gan 2 tháng/lần [17][30]
Chỉ định: Dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc uống chống tăng
đường huyết khác trong điều trị ĐTĐ typ 2 [17][30]
Chống chỉ định: thận trọng với bệnh nhân suy tim sung huyết, bệnh gan khi men gan tăng gấp đôi bình thường [17][30]
Trang 191.2.2 Insulin
Tác dụng dược lý
ở người bình thường insulin tiết ra không đều, nhiều nhất là sau bữa ăn Insulin ức chế tạo glucose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi nên làm giảm nồng độ glucose máu Nó còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn cản tạo thể ceton Insulin còn có tác dụng đồng hoá do ảnh hưởng trên chuyển hoá glucid, lipid, protid [2][17]
Tác dụng không mong muốn
- Các trường hợp ĐTĐ typ 1, ĐTĐ thai kỳ
- ĐTĐ typ 2 khi thất bại trong việc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc chống tăng đường huyết đường uống, khi nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật lớn±
- Cấp cứu tăng đường huyết trong ĐTĐ nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu [2][16]
Trang 20Bảng 1.4 Phân loại insulin theo thời gian kéo dài tác dụng
Loại insulin
Thời gian bắt đầu tác dụng
Thời gian
đạt đỉnh tác dụng
Thời gian kéo dài tác dụng
Tác dụng nhanh
Lispro, Aspart, Glulisin 5-15 phút 30-90 phút 3-5 giờ Regular 30-60 phút 2-3 giờ 5-8 giờ Tác dụng bán
chậm NPH, Lente 2-4 giờ 4-12 giờ 10-18 giờ Tác dụng chậm Ultralente 6-10 giờ 10-16 giờ 18-24 giờ Hỗn hợp: Mixtard,
NPH/Regular
70/30,75/25, 50/50 30-60 phút 10-16 giờ
Liều lượng và cách dùng
- Liều insulin đối với mỗi bệnh nhân phụ thuộc tình trạng bệnh của người đó nhưng thông thường liều khởi đầu 0,5- 1,0 UI/kg/ngày Người ta thường tiêm dưới da 2 lần/ngày, 2/3 tổng liều vào buổi sáng
và 1/3 vào buổi chiều tối Liều dùng có thể tăng đến khi kiểm soát
được đường huyết nhưng không nên quá 40 UI/ lần [2]
- Một số chế độ điều trị
Chế độ tiêm 1 lần/ngày: thường áp dụng ở giai đoạn trăng mật, khi mà insulin do tế bào β tiết ra còn duy trì được đường huyết ở mức sinh lý Thường sử dụng NPH đơn độc hoặc phối hợp với insulin Regular với tỷ lệ khác nhau tùy tình trạng bệnh và thời gian tiêm thuốc
Trang 21 Chế độ tiêm 2 lần/ngày: thường áp dụng khi bệnh đã trở thành mạn tính và sử dụng với các insulin loại hỗn hợp
Chế độ tiêm nhiều lần/ngày: có thể tiêm 3-4 lần/ngày với mục
đích tạo ra lượng insulin trong máu như điều kiện bình thường
để duy trì lượng glucose máu gần với mức glucose máu sinh
lý [8]
Tương tác thuốc
- Các thuốc có tác dụng giảm đường huyết có thể làm giảm nhu cầu insulin: các steroid tăng đồng hoá, aspirin, fenfluramin, IMAO, thuốc ức chế men chuyển, guanethidin, mebendazole, oxytetracyclin
- Các thuốc có thể làm tăng nhu cầu về insulin: adrenalin, chlorpromazin, thuốc tránh thai đường uống, thuốc lợi tiểu thiazid, hormon giáp trạng, salbutamol, terbutalin, corticoid
- Các thuốc có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu insulin: rượu, thuốc ức chế beta, isoniazid, cyclophosphamid [2]
1.2.3 Các thuốc điều trị ĐTĐ mới
1.2.3.1 Incretin
Nguồn gốc
Incretin là tên gọi chung của 2 hormon ở ruột gồm: glucose-dependent insulinotropic polypeptide (GIP) do các tế bào K ở ruột non tiết ra và glucagon-like peptide (GLP-1) do các tế bào L ở ruột già và cuối ruột non tiết ra GLP-1 nhanh bị thủy phân bởi enzym Dipeptidyl peptidase 4 (DPP4) nên cần phải tiêm truyền liên tục Exendin 4 hay exenatide
được lấy từ tuyến nước bọt của Gila Monster (1 loài thằn lằn độc ở khu vực Bắc Mỹ) có 53% tương đồng với GLP-1 ở người Exenatide có khả năng kháng DPP4 và phù hợp hoàn toàn với receptor của GLP-1 [14],
Trang 22[24] Exenatide được FDA cho lưu hành từ tháng 4 năm 2005, còn chất
ức chế DPP4 là sitagliptin được FDA cho lưu hành từ tháng 10 năm
2006
Dược động học
Exenatide đạt đỉnh tác dụng sau khi tiêm 2 giờ và kéo dài tác dụng trong khoảng 10 giờ Exenatide được thải trừ qua thận vì vậy cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút Sitagliptin uống có sinh khả dục khoảng 80%, thời gian bán thải khoảng 8-14 giờ
Cơ chế
Kích thích bài tiết insulin
Ngăn chặn bài tiết glucagon sau ăn
Điều hòa tốc độ rỗng dạ dày
Giảm lượng thức ăn đưa vào
Làm tăng và bảo tồn số lượng tế bào β
Hạn chế tế bào β chết theo chương trình [12], [14], [24], [26], [33], [34]
Tác dụng
GLP-1 không giống như sulfonylurea, chỉ có ảnh hưởng kích thích vừa phải ở mức đường huyết bình thường Điều này nghĩa là GLP-1 ít có nguy cơ gây hạ đường huyết hơn sulfonylurea [24] Các nghiên cứu trên
động vật đã cho thấy tế bào β được bảo tồn tốt nhất với GLP-1 và chất
ức chế DPP4 Trong tương lai, vai trò của chất ức chế DPP4 như là lựa chọn đầu tiên sẽ tăng lên Chất ức chế DPP4 có khả năng “cạnh tranh”
đơn trị liệu với metformin Phối hợp chất ức chế DPP4 cho hiệu quả ngang bằng với phối hợp metformin & sulfonylurea Hơn nữa phối hợp này còn kèm theo lợi ích không tăng cân, không gây hạ đường huyết [31]
Trang 23a) Exenatide (GLP-1)
Ngoài tác dụng làm tăng tiết insulin dẫn đến làm giảm đường huyết, exenatide còn có tác dụng làm hạ mức HbA1c 0,4% đến 0,6%, giảm cân Tác dụng giảm cân phụ thuộc liều và giảm dần sau tuần thứ 30 [12]
Chỉ định: điều trị ĐTĐ typ 2 (phối hợp với metformin hoặc sulfonylurea hoặc cả 2 khi metformin, sulfonylurea hoặc cả 2 không có hiệu quả) [29]
Tác dụng không mong muốn
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, nôn, buồn nôn Tác dụng này phụ thuộc liều, cao nhất trong 8 tuần đầu sau đó giảm dần
- Hạ đường huyết (hiếm khi xảy ra và thường chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có phối hợp thuốc)
- Xuất hiện kháng thể (67% bệnh nhân) [12], [14], [29]
Chống chỉ định
- Nhiễm toan ceton
- Bệnh dạ dày- ruột nặng
- Phụ nữ có thai, cho con bú [29]
Chế phẩm và liều dùng: Byetta dạng bút tiêm 250mcg/ml Tiêm dưới da 5mcg*2 lần/ngày trước bữa sáng và tối 1 giờ (khoảng cách giữa 2 lần tiêm ít nhất là 6 giờ) Tăng liều lên 10mcg/lần sau khoảng 1 tháng nếu cần [24], [27], [29]
b) Sitagliptin (chất ức chế DPP4)
Khi uống chất ức chế DPP4 sẽ làm kéo dài hoạt tính GLP-1 và GIP nội sinh Do vậy có tác dụng hạ thấp đường huyết Một vai thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh sitagliptin làm giảm mức HbA1c từ 0,5% đến 1,4% [24], [25]
Trang 24 Chỉ định: ĐTĐ typ 2, phối hợp với metformin hoặc thiazolidindion khi metformin hoặc thiazolidindion không đạt hiệu quả [24], [27], [29]
Tác dụng không mong muốn
- Dễ bị nhiễm trùng mũi hầu và đường hô hấp trên
- Phù nề ở ngoại biên, viêm xương khớp mạn
- Tăng nhẹ bạch cầu trung tính khoảng 200 tế bào/mcl [24], [29]
Chế phẩm và liều dùng: Januvia viên nén 25mg, 50mg, 100mg Liều thường dùng 100mg/lần/ngày nhưng có thể giảm liều xuống 50mg ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 30-50ml/phút
và giảm xuống 25mg ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin thấp hơn 30ml/phút [29]
1.2.3.2 Pramlintid
Nguồn gốc
Pramlintid là chất được tổng hợp giống với polypeptid amyloid của tiểu
đảo (IAPP: Islet Amyloid PolyPeptid hay amylin) Amylin hoạt động phối hợp với insulin và glucagon để cân bằng glucose nội môi bằng cách cân bằng tốc độ hấp thu glucose với tốc độ sử dụng và dự trữ glucose Trong bệnh ĐTĐ quá trình điều hòa glucose này bị rối loạn, người bệnh ĐTĐ cả typ 1 và typ 2 có suy tế bào β đều biểu hiện tăng nồng độ glucose quá mức suốt cả ngày Khi suy tế bào β được nhận biết trên lâm sàng và liệu pháp insulin bắt đầu được sử dụng thì sự mất cân
đối giữa insulin và amylin huyết tương xảy ra Có thể đây là một yếu tố góp phần làm tăng glucose máu dai dẳng sau ăn, gây hạ glucose máu và hiệu quả đáng ngại nhất là gây tăng cân Vì thế hiện nay người ta cho rằng phải tiến hành liệu pháp thay thế amylin ở các typ ĐTĐ khi liệu pháp insulin được chỉ định [3] Pramlintid (còn gọi là Symlin) được FDA cho lưu hành từ tháng 3 năm 2005
Trang 25 Cơ chế
Khi tiêm dưới da, pramlintid làm chậm rỗng dạ dày, ngăn chặn tiết glucagon, giảm thèm ăn Một thử nghiệm kéo dài 6 tháng ở những người mắc ĐTĐ typ 1 và typ 2 có sử dụng liệu pháp insulin, pramlintid làm giảm HbA1c được duy trì liên lục trong 2 năm nhưng một số người lại tăng cân trở lại [24], [33]
Tác dụng không mong muốn
- Hạ đường huyết Để tránh nguy cơ hạ đường huyết nên giảm liều insulin tác dụng nhanh hoặc insulin mixtard xuống khoảng 50% khi mới bắt đầu điều trị
- Buồn nôn, chán ăn (xảy ra khoảng 40% bệnh nhân) [27], [33]
Chỉ định
Hiện nay, pramlintid chỉ được chỉ định dùng cùng insulin ở bệnh nhân
ĐTĐ typ 1 và typ 2 cần dùng insulin Thuốc được tiêm trước mỗi bữa
ăn Sử dụng ống tiêm riêng vì pramlintid không trộn lẫn với insulin
Vị trí tiêm đạt hấp thu tốt nhất là bụng và bắp đùi, kém nhất là ở cánh tay [27]
Trang 26Chương 2:
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh án của các bệnh nhân ĐTĐ typ 2, điều trị nội trú tại khoa Nội tiết và Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, thời gian
từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2008
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2
- Bệnh nhân được điều trị nội trú tại khoa ít nhất là 7 ngày
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không điều trị liên tục tại khoa (do chuyển khoa điều trị hoặc chuyển viện, do tự ý bỏ về hoặc do người nhà xin cho về)
2.2.2 Cỡ mẫu
Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên trong số bệnh án của 6 tháng đầu năm,
cứ cách 1 bệnh án rút 1, sau đó lựa chọn theo tiêu chuẩn trên để có được 200 bệnh án để nghiên cứu Trong 200 bệnh án đó thì bệnh nhân nhập viện ngày
đầu là 4/1/2008 và bệnh nhân nhập viện cuối cùng là ngày 23/4/2008
Trang 272.2.3 Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Tuổi/Giới
Thời gian mắc bệnh
Các chỉ số liên quan đến bệnh lúc nhập viện
Các biến chứng tại thời điểm nhập viện
- Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 sử dụng trong mẫu nghiên cứu
Danh mục các thuốc điều trị đái tháo đường gặp trong mẫu nghiên cứu
Insulin dùng trong mẫu nghiên cứu
Các phác đồ điều trị đái tháo đường đã gặp trong mẫu nghiên cứu
Các thuốc điều trị bệnh mắc kèm
- Nhận xét hiệu quả điều trị: so sánh thời điểm ra viện với lúc nhập viện
Nhận xét kiểm soát các triệu chứng lâm sàng
Nhận xét kiểm soát đường huyết thông qua đường huyết lúc đói
Nhận xét kiểm soát rối loạn lipid và lipoprotein
Nhận xét kiểm soát huyết áp sau điều trị
Nhận xét kiểm soát HbA1c
- Đánh giá tính an toàn trong điều trị
Những biểu hiện lâm sàng của ADR gặp trong quá trình điều trị
Thay đổi chức năng Gan- Thận của bệnh nhân sau quá trình điều trị
2.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá
Trang 28Bảng 2.1 Phân loại thể trọng theo chỉ số khối cơ thể (WHO 2000)
áp dụng cho khu vực Châu á - Thái Bình Dương [3]
Tình trạng kiểm soát đường huyết được đánh giá theo IDF 2005 [20]
Bảng 2.2 Phân loại mức độ đường huyết theo tiêu chuẩn của IDF 2005
Mức độ Đường huyết khi đói (mmol/l)
Tốt 4,4 – 6,1
Trung bình 6,2 – 7,0
2.2.4.3 Huyết áp
Tình trạng kiểm soát huyết áp được đánh giá theo IDF 2005 [20]
Bảng 2.3 Phân loại mức độ huyết áp của BN ĐTĐ
theo tiêu chuẩn của IDF 2005 Mức độ Huyết áp (tâm thu/tâm trương)
Tốt < 130/80 mmHg
Trung bình 130/80 – 140/90 mmHg
Kém > 140/90 mmHg
Trang 292.2.4.4 Tiêu chuẩn đánh giá chức năng Gan- Thận
Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá chức năng Gan- Thận
Đánh giá
XN chức năng thận XN chức năng gan
Creatinin (μmol/l) Ure
(mmol/l)
ALAT (U/L)
ASAT (U/L) Nam Nữ
Tốt 62-120 53-110 2,5-7,5 ≤ 37 ≤ 40 Không tốt > 120 > 110 > 7,5 > 37 > 40
2.2.4.5 Tiêu chuẩn đánh giá lipid máu và HbA1c
Bảng 2.5 Tiêu chuẩn đánh giá lipid máu và HbA1c [3]
Cholesterol toàn phần (mmol/l) < 4,5 4,5 – 5,2 > 5,2 HDL- cholesterol (mmol/l) > 1,1 0,9 – 1,1 < 0,9 Triglycerid (mmol/l) < 1,5 1,5 – 2,2 > 2,2 LDL- cholesterol (mmol/l) < 2,5 2,5 – 3,4 > 3,4 HbA1c (%) < 6,5 6,5 – 7,5 > 7,5
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập theo 1 mẫu phiếu điều tra thống nhất (phụ lục), được tổng hợp và xử lý theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính với 2 phần mềm là Microsoft Office Excel 2007 và SPSS 14.0
Trang 30BN nam, 63 BN nữ) và trong độ tuổi trên 65 thì nam chỉ chiếm 25,5% (25 BN) còn nữ chiếm 38,2% (39 BN) Như vậy, khi lớn tuổi nguy cơ mắc ĐTĐ ở phụ nữ cao hơn ở nam giới Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 60,14 ± 1,5 năm, tuổi thấp nhất là 34 tuổi và cao nhất là 87 tuổi Số BN nằm trong độ tuổi lao động của xã hội từ 40-65 chiếm tỷ lệ cao nhất 65,0% Số BN cao tuổi (>65 tuổi) cũng chiếm tỷ lệ khá lớn 32,0%
Trang 313.1.3 Các chỉ số liên quan đến bệnh lúc nhập viện
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 160 BN được đo chỉ số BMI và 174 BN được kiểm tra chỉ số lipid và lipoprotein Kết quả các chỉ số liên quan đến bệnh được trình bày trong bảng 3.3
Trang 32Bảng 3.3 Các chỉ số liên quan đến bệnh lúc nhập viện
LDL- cholesterol (34,0%)) cũng chiếm tỷ lệ khá cao
Trang 333.1.4 Các biến chứng tại thời điểm nhập viện
Bảng 3.4 Một số biến chứng điển hình của bệnh
(n = 200) Tỷ lệ % Tổng cộng Mắt Đục TTT 13 6,5 (8,0%) 16 BN
Thần
kinh
Biến chứng thần kinh ngoại vi 83 41,3
83 BN (41,3%)
Nhiễm
khuẩn
Viêm lợi 2 1,0
22 BN (11,0%)
Nhiễm khuẩn tiết niệu 15 7,5 Viêm phế quản 3 1,5 Lao phổi 2 1,0
Nhận xét:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các biến chứng điển hình như : tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,5% (143 BN) trong đó tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,0% (110 BN), thần kinh chiếm tỷ lệ 41,3% (83 BN) , thận chiếm tỷ lệ 22,0% (44 BN), nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 11,0% (22 BN) trong đó nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm tỷ lệ cao nhất 7,5% (15 BN), bàn chân chiếm tỷ lệ 9,5% (19 BN) trong đó loét chiếm tỷ lệ cao nhất 8,5% (17 BN), mắt chiếm tỷ lệ 8,0% (16 BN) trong đó đục TTT chiếm tỷ lệ cao nhất 6,5% (13 BN)
Trang 343.2 Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 sử dụng trong mẫu nghiên cứu
3.2.1 Danh mục các thuốc uống điều trị ĐTĐ gặp trong mẫu nghiên cứu
Sử dụng thuốc chống tăng đường huyết dùng đường uống là một biện pháp điều trị rất phổ biến và hữu ích ở BN ĐTĐ typ 2 Kết quả khảo sát nhóm các thuốc này trên mẫu nghiên cứu của chúng tôi được trình bày trong bảng 3.5
Bảng 3.5 Danh mục các thuốc ĐTĐ dạng uống gặp
Nhóm thuốc Tên
quốc tế
Tên biệt dược sử dụng trong mẫu nghiên cứu
Nơi sản xuất
Số BN (n=200)
Trang 353.2.2 Insulin dùng trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.6 Các loại insulin dùng trong mẫu nghiên cứu
Loại insulin Nguồn gốc Nơi
sản xuất
Số BN (n=200) Tỷ lệ %
Actrapid 1000UI Người Đan Mạch 131 65,5
Insulatard 1000UI Người Đan Mạch 89 44,5
Mixtard 30/70 1000UI Người Đan Mạch 163 81,5
Nhận xét:
Trong 4 loại insulin gặp trong mẫu nghiên cứu, loại insulin hỗn hợp mixtard 30/70 1000UI được sử dụng nhiều nhất (163 BN, chiếm 81,5%) Các loại insulin khác như: actrapid 1000UI (131 BN, chiếm 65,5%), insulatard 1000UI (89 BN, chiếm 44,5%) và lente 400UI (15 BN, chiếm 7,5%)
Các loại insulin sử dụng trong mẫu đều có mặt đầy đủ các nhóm insulin tác dụng nhanh, trung bình và hỗn hợp Trong các insulin được sử dụng đều
được sản xuất bởi các hãng thuốc châu Âu Ba biệt dược actrapid 1000UI, insulatard 1000UI, mixtard 30/70 1000UI cùng là sảm phẩm của hãng Novo Nordisk (Đan Mạch) đều có nguồn gốc từ người Một biệt dược còn lại là insulin lente 400UI là sản phẩm của hãng Bioton (Ba Lan)
Trang 363.2.3 Các phác đồ điều trị ĐTĐ đã gặp trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.7 Các phác đồ điều trị khởi đầu Phác đồ điều trị khởi đầu Số BN Tỷ lệ % Tổng
Đơn trị liệu
Insulin 169 84,5
175 BN (87,5%) Sulfonylurea 5 2,5
Metformin 1 0,5
Đa trị liệu
Insulin + Sulfonylurea 1 0,5
25 BN (12,5%)
Insulin + Acarbose 3 1,5 Insulin + Metformin 17 8,5 Sulfonylurea + Acarbose 1 0,5 Metformin + Acarbose 1 0,5 Metformin + Sulfonylurea 1 0,5 Insulin + Metformin +
Sulfonylurea 1 0,5
Nhận xét:
Trong số 200 BN ĐTĐ, có 175 trường hợp được chỉ định những phác đồ khởi đầu đơn trị liệu chiếm tỷ lệ 87,5% Trong đó, phác đồ dùng insulin được dùng nhiều nhất với 169 BN (84,5%) 25 trường hợp còn lại được sử dụng phác đồ đa trị liệu chiếm tỷ lệ 12,5% Trong đó, phác đồ phối hợp insulin và metformin được dùng nhiều nhất với 17 BN (8,5%)
Nghiên cứu của chúng tôi có 7 kiểu phác đồ phối hợp Trong đó, có 1 phác đồ phối hợp 3 thuốc kiểm soát đường huyết (0,5%) và 6 phác đồ phối hợp 2 thuốc (12,0%) Việc kết hợp insulin với thuốc đường uống chiếm tỷ lệ khá lớn (10,5%)
Trang 37Sulfonylurea 8 4,0 Metformin 1 0,5
Đa trị liệu
Insulin + Sulfonylurea 1 0,5
93 BN (46,5%)
Insulin + Acarbose 22 11,0 Insulin + Metformin 33 16,5 Sulfonylurea + Metformin 19 9,5 Sulfonylurea + Acarbose 5 2,5 Acarbose + Metformin 1 0,5 Insulin + Sulfonylurea
+ Metformin 7 3,5 Insulin + Acarbose
+ Metformin
3 1,5
Sulfonylurea + Acarbose + Metformin
2 1,0
Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các phác đồ điều trị duy trì có 107 BN
được chỉ định điều trị phác đồ đơn trị liệu chiếm tỷ lệ 53,5% và phác đồ đa trị liệu chiếm tỷ lệ 46,5% (93 BN) Trong các phác đồ đơn trị liệu phác đồ dùng insulin được dùng nhiều nhất (98 BN, chiếm 49,0%) Trong các phác đồ đa trị liệu, phác đồ phối hợp insulin + metformin (33BN, chiếm 16,5%) được dùng nhiều nhất và các phác đồ phối hợp khác cũng dùng khá nhiều sulfonylurea + metformin (19 BN, chiếm 9,5%), insulin + acarbose (22 BN, chiếm 11,0%)
Trong phác đồ điều trị duy trì có 9 kiểu phác đồ phối hợp Trong đó, có
3 phác đồ phối hợp 3 thuốc (6,0%) và 6 phác đồ phối hợp 2 thuốc (40,5%)
Trang 383.2.4 Các thuốc điều trị bệnh mắc kèm
Bảng 3.9 Các thuốc điều trị bệnh mắc kèm Nhóm
thuốc Tên thuốc Hàm lượng bào chế Dạng BN Số Tỷ lệ % Tổng
Benfuorex 150 mg Viên bao 18 21,7
Moxifloxacin 400 mg Viên bao phim 4 4,4 Cefoperazon 1 g Tiêm 22 24,4 Cefazolin 1 g Tiêm 5 5,6 Ciprofloxacin 200 mg Tiêm truyền 24 26,7
500 mg Viên nén Norfloxacin 400 mg Viên nén 10 11,1 Cefuroxim 250mg,500mg Viên nén bọc 13 14,4
Nhận xét:
Trong số các thuốc điều trị bệnh liên quan đến ĐTĐ typ 2, nhóm thuốc
điều trị nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 45,0% (90 BN) và trong đó nhóm quinolon thế hệ 2 (Ciprofloxacin) là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất 26,7%, nhóm thuốc điều trị tăng lipid máu chiếm tỷ lệ 41,5% (83 BN) trong
đó thuốc được sử dụng nhiều nhất là atorvastatin (49 BN, chiếm 75,4%) và nhóm điều trị rối loạn thần kinh chiếm tỷ lệ 29,5% (59 BN) trong đó thuốc
được sử dụng nhiều nhất là mecobalamin (33 BN, chiếm 56,0%)
Trang 393.3 nhận xét hiệu quả điều trị
Số BN (n=200) Tỷ lệ % Mệt mỏi 110 55,0 0 0
Đói nhiều, khát nhiều,
tiểu nhiều 53 26,5 0 0 Nhiễm trùng, các vết thương
chậm lành 18 9,0 0 0
Nhận xét:
Kết quả của mẫu nghiên cứu cho thấy, lúc nhập viện có 110 BN có triệu chứng lâm sàng mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,0% Các triệu chứng lâm sàng khác như: đói nhiều hoặc khát nhiều hoặc tiểu nhiều chiếm tỷ lệ 26,5% (53 BN) và nhiễm trùng hoặc các vết thương chậm lành chiếm tỷ lệ 9,0% (18 BN)
Sau quá trình điều trị chúng tôi không thấy BN có các triệu chứng lâm sàng kể trên Như vậy, các triệu chứng lâm sàng của BN trong mẫu nghiên cứu
đã được kiểm soát tốt