Mối tương quan giữa tổng điểm KT chung với HbA1c

Một phần của tài liệu tìm hiểu mức độ thiếu hụt kiến thức về bệnh trên các bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại khoa nội tiết- bệnh viện bạch mai năm 2012- 2013 bằng bộ câu hỏi adknowl (Trang 37 - 87)

21

3.3.2.Mối tương quan giữa tổng điểm KT chung với HbA1c

Bảng 3.18: Tương quan giữa mức độ kiến thức và HbA1c

( n = 200 BN) HbA1c (%)

trung bình Tổng điểm Hệ số tương quan r

10,3±2,72 59,9± 12,8 r = - 0,0922

Biểu đồ 3.11: Biểu diễn mối tương quan giữa HbA1c với điểm kiến thức của BN.

Nhận xét:

Từ bảng 3.18 và biểu đồ 3.11 cho thấy:

- Mối tương quan thấy được giữa tổng điểm KT và chỉ số HbA1c là tương quan nghịch mức độ yếu với r = - 0,0922.

- Những BN có HbA1c càng thấp thì điểm kiến thức càng cao nhưng sự phân bố này là rời rạc.

3.3.3 Tương quan giữa mức độ KT và thời gian mắc bệnh

Bảng 3.19: Tương quan giữa mức độ KT với thời gian mắc bệnh của BN.

Thời gian mắc bệnh Mức độ KT của BN Hệ số tương quan r Mức KT kém Mức KT TB Mức KT tốt <1 năm 22 39 1 r = 0.2875 1-5 năm 15 31 4 6-10 năm 5 25 2 >10 năm 7 47 2 Nhận xét:

Qua bảng 3.19 ta thấy: Trong số các BN được đánh giá là có hiểu biết kém thì phần lớn thuộc về nhóm BN có thời gian mắc bệnh là < 1 năm. Những BN có KT TB đa số là các BN có thời gian mắc bệnh > 10 năm. Còn các BN có KT tốt chiếm nhiều nhất ở nhóm BN mắc bệnh từ 1- 5 năm.

Hệ số tương quan giữa thời gian mắc bệnh với tổng điểm kiến thức tính toán được trong biểu đồ là r = 0,2875 < 0,3 cho thấy mối tương quan thuận mức độ yếu giữa 2 yếu tố này.

3.3.4. Mối liên quan giữa BMI với KT của BN

Bảng 3.20: Mối liên quan giữa chỉ số BMI với mức độ KT của BN.

( n =200 BN)

BMI trung

bình Tổng điếm Hệ số tương quan r

22,96± 3,4 59,9± 12,8 r = - 0,0309

Nhận xét: Qua bảng 3.20:

- Giữa BMI và tổng điểm kiến thức cũng là mối tương quan nghịch mức độ yếu với r = - 0,0309 <0,3.

Chương 4 BÀN LUẬN

Từ kết quả thu được tôi xin đưa ra một số nhận xét sau:

4.1. Đặc điểm chung của nhóm BN nghiên cứu.4.1.1 Phân bố tuổi, giới của BN. 4.1.1 Phân bố tuổi, giới của BN.

▪ Tuổi

Tuổi có liên quan tới sự phát triển bệnh ĐTĐ. Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, và tỷ lệ gia tăng nhiều nhất ở nhóm tuổi >50. Khi tuổi >50, chức năng của tụy nội tiết suy giảm, khả năng bài tiết insulin cũng giảm sút làm nguy cơ mắc ĐTĐ tăng lên. Và theo Al- Adsani AM và cs (2008) cũng như Spejght & cs 2001, tuổi có ảnh hưởng khá lớn đến mức độ hiểu biết của BN về bệnh.

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 200 BN cho thấy, tuổi trung bình của BN là 59,9 ± 12,8 tuổi, trong đó BN nhỏ nhất là 20 tuổi và BN lớn nhất là 90 tuổi.

BN từ 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ (81%), trong đó độ tuổi từ ≥ 60 là cao nhất chiếm 50,5%.

So với các NC trong nước khác:

Theo nghiên cứu của Trần Lệ Giang (2007) tại BV Bạch Mai, tuổi trung bình của bệnh nhân là 56,49± 14,81 tuổi, trong đó tuổi thấp nhất là 21, cao nhất là 81 tuổi [7], của Nguyễn Thị Loan (2012) tại BV Bạch Mai tuổi trung bình của BN là 59,2± 11,56 tuổi, với BN trong độ tuổi ≥ 60 là cao nhất chiếm 53%, trong đó tuổi cao nhất là 84 tuổi, thấp nhất là 21 tuổi [9]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy kết quả về nhóm tuổi các đối tượng tham gia trong NC của tôi tương đối giống với các nghiên cứu khác và hợp lý vì những lý do sau:

- BN ĐTĐ typ 2 chiếm tỷ lệ cao hơn

- BN sống ở thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn ở nông thôn nên có tuổi thọ trung bình cao hơn do có mưc sống tốt hơn và họ được tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt hơn so với ở nông thôn.

▪ Giới

Các nghiên cứu về phân bố giới tính ở các BN ĐTĐ trên thế giới đều thấy có sự khác nhau về tỉ lệ giới ở các bệnh nhân.

Hầu hết các báo cáo của Châu Âu đều nhận thấy sự khác nhau về giới trong các BN mắc ĐTĐ typ 1, còn ĐTĐ typ 2 sự khác nhau về giới có phần không rõ ràng do có nhiều kết quả trái ngược nhau. Lý giải cho sự khác nhau giữa tỷ lệ mắc bệnh của nam/ nữ ở typ 1 là do có sự tác động của hormone giới tính lên rối loạn miễn dịch qua trung gian tế bào [ 19, 24].

Trong NC của tôi có 117 nam chiếm 58,5%, 83 BN nữ chiếm 41,5%. Phân bố này trong NC của tôi có khác so với một số tác giả trong và ngoài nước khác như: của Trần Lệ Giang 2007 [7] nam: nữ là 36,8%: 63,2%, của Al- Adsani AM nam: nữ là 31,8%: 68,2%. Tuy nhiên theo NC của Lê Phong và cộng sự (2007) tỉ lệ mắc bệnh của nam là 51,6% cao hơn nữ là 48,4% [10].

Sở dĩ có sự khác nhau về giới giữa các NC là do có sự khác nhau về chọn mẫu trong NC.

4.1.2.Phân bố địa lý của BN

Ảnh hưởng của các yếu tố: địa lý, xã hội, nghề nghiệp đến bệnh ĐTĐ cũng như việc tiếp nhận các kiến thức liên quan đến bệnh đã được chứng minh. Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng: dân cư sống ở thành thị có nguy cơ mắc bệnh typ 2 cao hơn ở nông thôn do ảnh hưởng của lối sống công nghiệp hóa. Nghiên cứu ở Malaysia cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ ở thành thị là 6,59% còn nông thôn là 2,63%.

Tại Việt Nam, điều tra về tình hình bệnh ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước cho kết quả như sau: tỷ lệ mắc ĐTĐ ở vùng núi là 2,1%, đồng bằng ven biển là 2,7%, đô thị và khu công nghiệp là 4,4% [5]. Trong NC của tôi tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị là 59,5% cao hơn ở nông thôn là 40,5%. Điều này tương đối giống với nghiên cứu của các tác giả khác.

4.1.3. Phân bố theo BMI

Chỉ số khối cơ thể (BMI) từ lâu được sử dụng để đánh giá những người có yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ. Các y văn trên thế giới đều ghi nhận những người có BMI càng cao (BMI > 23) thì nguy cơ mắc ĐTĐ càng cao. Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu trong nước gần đây đều nhận thấy BMI của các BN Việt Nam thấp hơn ở châu Âu [13].

NC của tôi trên 200 BN thấy kết quả BMI trung bình là 22,96± 3,4, trong đó phần lớn BN có BMI nằm trong giới hạn trung bình chiếm 44,5%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì chỉ chiếm 40%.

Còn trong nghiên cứu của Tạ Văn Bình (2001) tại VN và một số quốc

gia Châu Á khác thì BMI trung bình của VN là 21,9±3,6 trong đó BN béo phì chiếm 16% [5], còn theo Lê Phong và cs (2007) NC trên 1334 BN thuộc 2 phường Ngọc Trạo và Ba Đình - TP Thanh Hóa cho kết quả có 111 BN gầy

chiếm 8,3%, số BN có BMI trung bình là 782 BN chiếm 58,6% còn thừa cân, béo phì chiếm 17,8% [5]. Như vậy kết quả NC của tôi cũng tương tự như các NC khác và phù hợp với đặc điểm nhân trắc của người dân VN.

4.1.4. Phân bố theo chỉ số HbA1c

HbA1c là chỉ số hàng đầu để đánh giá mức độ kiểm soát glucose máu trên các BN ĐTĐ [1]. Hiện nay trên thế giới giá trị của xét nghiệm HbA1c còn đem lại rất nhiều ý nghĩa khác cho BN ĐTĐ: ADA từ năm 2010 đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ĐTĐ dựa trên kết quả xét nghiệm HbA1c [15]. Việc kiểm soát glucose máu tốt, làm giảm HbA1c sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gặp biến chứng do ĐTĐ (HbA1c cứ giảm 1%, BN ĐTĐ sẽ giảm 38% nguy cơ mù lòa, giảm 28% nguy cơ suy thận và 43% nguy cơ cắt cụt chi) [15]. HbA1c càng cao chứng tỏ việc kiểm soát glucose máu càng kém. Và theo ADA, để đánh giá kết quả điều trị có thể dựa vào kết quả xét nghiệm HbA1c. Theo đó, nếu HbA1c <7% điều trị được đánh giá là đạt hiệu quả, còn HbA1c 7%- 9% là điều trị tạm ổn và giá trị HbA1c >9% là điều trị chưa hiệu quả.

Nghiên cứu của chúng tôi trên 200 BN với giá trị HbA1c trung bình là 10,3± 2,72 %. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Tạ văn Bình 2001 tại VN và các quốc gia Châu Á là: tại VN là 8,9± 2,2%, còn trong

khu vực là 8,6± 2% [5]. Còn theo NC của Nguyễn Anh Tuấn 2005, kết quả

HbA1c trung bình là: 8,087± 0,974%. Sở dĩ có sự khác nhau này là do có sự khác nhau giữa các BN đến điều trị, trong NC của Tạ Văn Bình 2001 tại VN đối tượng NC của tác giả là những BN mắc bệnh điều trị ngoại trú khi đó diễn biến bệnh thường ổn định hơn là các BN trong NC của tôi điều trị tại viện. Các BN trong NC của tôi đa số vào viện vì biến chứng hoặc phát hiện ĐH cao nên giá trị của HbA1c cao hơn của tác giả.

Theo một số tác giả trong nước, tỷ lệ BN ĐTĐ tại Việt Nam kiểm soát glucose máu tốt là khá thấp chỉ dưới 18% [13]. Trong kết quả NC của tôi, có 67% BN tham gia nghiên cứu không kiểm soát glucose máu tốt với HbA1c > 9%, chỉ có 11% BN có HbA1c <7%. Kết quả này phù hợp với thực tế bệnh ĐTĐ tại Việt Nam khi mà các bệnh nhân có mức kiểm soát glucose máu thường rất kém.

4.1.5. Thời gian phát hiện bệnh.

Thời gian mắc bệnh liên quan đến kiến thức, hành vi và thái độ chăm sóc bệnh. Qua nghiên cứu 200 BN tôi thấy, thời gian phát hiện bệnh <1 năm là cao nhất với 65 BN chiếm tỷ lệ (32.5%), thời gian phát hiện bệnh từ 1-5 năm, 6- 10 năm và >10 năm lần lượt là: 47 BN chiếm 23,5%, 32BN chiếm 16%, và 56 BN chiếm 28% (biểu đồ 3.3).

So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan 2012, BN có thời gian phát hiện bệnh <1 năm, 1-5 năm, 6-10 năm, >10 năm lần lượt là: 10%, 19%, 25% và 46% [9].

Sở dĩ có sự khác nhau đó là do tác giả chọn mẫu nghiên cứu trên các BN có tiêm insulin tại nhà nên có thời gian mắc bệnh lâu hơn các bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi.

4.2.Về mức độ kiến thức của bệnh nhân đái tháo đường.

4.2.1. Tổng điểm chung về kiến thức liên quan đến chăm sóc và theo dõibệnh của các BN tham gia NC. bệnh của các BN tham gia NC.

Giáo dục là rất quan trọng để các BN ĐTĐ quản lý và theo dõi bệnh có hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện chăm sóc bệnh đạt hiệu quả, hạn chế các biến chứng nhất thiết các BN phải trang bị cho mình một mức độ kiến thức đạt yêu cầu. Và nhiệm vụ đặt ra của ngành y tế đối với căn bệnh không lây nhiễm nhưng lại có tỷ lệ tử vong cao này là phải tiến hành truyền thông giáo dục sức khỏe cho BN và toàn cộng đồng. Chính vì kiến thức là một yếu tố quan trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giúp BN thực hành chăm sóc bệnh tốt nên đánh giá KT của BN ĐTĐ phải được tiến hành hàng năm trên tất cả các BN mới mắc và có tiền sử mắc.

Khi nghiên cứu về mức độ KT chung của 200 BN điều trị tại khoa nội tiết – ĐTĐ năm 2012 -2013, tôi đã thu được kết quả tổng điểm chung cho cả bộ câu hỏi ADKnowl là: 54,215± 10,29 điểm, thấp hơn kết quả trong nghiên cứu của PA- Dyson và cộng sự (2010), tiến hành tại bệnh viện Churchil- Oxford là 63,7 điểm [22]. Sở dĩ có sự khác nhau này là do trong nghiên cứu của tác giả có sự can thiệp đến các bệnh nhân thông qua cung cấp video hướng dẫn cách thực hành chăm sóc cho các BN mắc bệnh, vì vậy mà mức độ kiến thức của các bệnh nhân trong NC của PA- Dyson cao hơn trong nghiên cứu của tôi.

Những BN mắc ĐTĐ nếu đã chuyển sang điều trị bằng insulin thường thì họ có thời gian mắc bệnh lâu hơn so với những BN dùng thuốc viên và hoặc họ có những biến chứng đi kèm do không kiểm soát glucose máu tốt. Chính vì mắc bệnh lâu nên các BN này nhận được nhiều tư vấn từ các bác sĩ điều trị cũng như có nhiều thời gian tìm hiểu đến các kiến thức liên quan đến bệnh nhiều hơn những BN mới mắc. Trong số 789 BN mà Speight J & Bradley C nghiên cứu, có 422 BN dùng insulin và 323 BN dùng thuốc viên và hoặc điều chỉnh chế độ ăn thì tác giả đã tìm thấy sự khác biệt về điểm kiến thức giữa 2 nhóm BN này. Điểm của nhóm dùng insulin là 34,875 điểm cao hơn nhóm dùng thuốc viên là 31,245 điểm và sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo kết quả trong NC của tôi không tìm thấy sự khác biệt về tổng điểm kiến thức giữa 2 nhóm BN này với điểm trung bình kiến thức của nhóm BN dùng insulin là 56,563± 9,072 điểm còn nhóm dùng thuốc viên là 54,057± 9,748 điểm.

4.2.2. Mức độ kiến thức của BN theo từng mục.

Để xác định xem các BN mắc bệnh thiếu hụt kiến thức trầm trọng nhất ở mảng nào của chăm sóc bệnh để có biện pháp giáo dục phù hợp và tăng

cường giáo dục dựa trên những thiếu hụt đó thì lại là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thết.

Trong khi tiến hành nghiên cứu trên 200 BN thông qua trả lời 10 mục kiến thức trong bộ câu hỏi ADKnowl, tôi nhận thấy:

4.2.2.1. Kiến thức về điều trị.

Bệnh ĐTĐ là bệnh lý mạn tính nên các BN phải chung sống suốt đời với bệnh, nếu các BN thực sự có đầy đủ kiến thức về chăm sóc bệnh, họ sẽ chung sống vói nó như một người bình thường. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng BN không có ý nghĩ tích cực đó khi mắc bệnh. Vì vậy mà trong NC của tôi vẫn còn 7% BN không biết rằng “Bệnh ĐTĐ có thể được kiểm soát bằng điều trị”.

Trong quá trình điều trị bệnh thì có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến các kết quả điều trị và nồng độ ĐH như: stress, căng thẳng, tình trạng cân nặng…Hầu hết các BN trong NC của tôi đều biết rằng “stress, căng thẳng” là một trong các yếu tố làm tăng nồng độ ĐH. Và việc xuất hiện biến chứng của bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào việc BN có kiểm soát bệnh tốt hay không thông qua nồng độ ĐH. Có 73% BN tham gia NC biết đến điều này. Từ biểu đồ 3.8 cho thấy, các BN có KT khá tốt về mục này với 67% BN có kiến thức tốt và 16% BN có kiến thức trung bình về điều trị.

4.2.2.2.Kiến thức về HbA1c.

Thiếu hụt kiến thức lớn nhất xuất hiện trong theo dõi xét nghiệm HbA1c khi có đến 95% số BN được đánh giá là hiểu biết kém về điều này (biểu đồ 3.8). Mặt khác, chỉ có 26% BN nhận ra mặt đúng của nhận định “HbA1c là giá trị phản ánh mức độ ổn định của đường huyết trong vòng 6-8 tuần”. Kết quả này thấp hơn trong NC của Speight J & Bradley C (2001), trong nghiên cứu của tác giả có 49,4% BN [23] nhận ra đúng điều này là do tác giả tiến hành NC trên quần thể BN điều trị ngoại trú tại một phòng khám,

họ được đánh giá kiến thức hàng tháng nên có thể trước đó họ đã có một mức độ kiến thức khá tốt về điều này.

4.2.2.3. Kiến thức về dinh dưỡng và chế độ ăn.

Cải thiện chế độ ăn góp phần lớn vào công tác điều trị của tất cả các BN ĐTĐ nói chung. Nhưng kiến thức về dinh dưỡng và chế độ ăn của BN vẫn rất kém khi vẫn có 21% BN chưa có kiến thức về điều này. Cụ thể là: có đến 78,5% BN không nhận ra mặt sai của nhận định “Ăn lượng đường bằng lượng chất xơ”.Theo nghiên cứu của McIntosh Miller (2001), bệnh nhân đái đường ăn nhiều chất xơ từ nguồn tự nhiên, đặc biệt là quả chín (chứa 50% chất xơ hòa tan) trong vòng 6 tuần đã cải thiện có ý nghĩa chỉ số đường huyết và lipid máu [20]. Trong NC này, tôi nhận thấy chỉ có 79% BN biết rằng “Chất xơ giúp cải thiện tốt đường huyết” và có đến 18,5% BN không biết đến khuyến nghị này

Một phần của tài liệu tìm hiểu mức độ thiếu hụt kiến thức về bệnh trên các bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại khoa nội tiết- bệnh viện bạch mai năm 2012- 2013 bằng bộ câu hỏi adknowl (Trang 37 - 87)