1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan b của bệnh nhân viêm gan b điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương

79 1,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 417,61 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀViêm gan virus là một bệnh nhiễm trùng phổ biến và nguy hiểm gây bệnhcho hàng triệu người ở mọi vùng địa lý và đang là mối quan tâm của y tế toàncầu.Theo thống kê của Tổ chức Y

Trang 2

HOÀNG THỊ KIM NGÂN

§¸NH GI¸ KIÕN THøC, TH¸I §é, THùC HµNH VÒ BÖNH VI£M GAN B CñA BÖNH NH¢N VI£M GAN B §IÒU TRÞ T¹I BÖNH VIÖN BÖNH NHIÖT §íI TRUNG ¦¥NG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA

KHÓA 2009 - 2013

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

…………

HOÀNG THỊ KIM NGÂN

§¸NH GI¸ KIÕN THøC, TH¸I §é, THùC HµNH VÒ BÖNH VI£M GAN B CñA BÖNH NH¢N VI£M GAN B §IÒU TRÞ T¹I BÖNH VIÖN BÖNH NHIÖT §íI TRUNG ¦¥NG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA

KHÓA 2009 - 2013

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

ThS.BS NGUYỄN MẠNH TRƯỜNG

HÀ NỘI – 2013

Trang 4

Khoa Viêm Gan - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình tiến hành nghiên cứu.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Trường - giảng viên bộ môn TruyềnNhiễm - Trường Đại học Y Hà Nội - thầy là người đã luôn bên cạnh chỉ bảo,hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình từ khi bắt đầu tiến hànhđến khi hoàn thành khóa luận

Các thầy, cô trong bộ môn Truyền Nhiễm - Trường Đại học Y Hà Nội

đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản quan trọng

để em hoàn thành khóa luận này

Cuối cùng em xin dành tình cảm và lòng biết ơn tới gia đình và bạn bèthân thiết của em, những người đã luôn động viên, chia sẻ cùng em những lúckhó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành khóa luận tốtnghiệp này

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013Sinh viên: Hoàng Thị Kim Ngân

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

… ***…

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:

- Phòng đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà Nội

- Bộ môn Truyền Nhiễm Trường Đại học Y Hà Nội

- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp

Tên em là: Hoàng Thị Kim Ngân – sinh viên tổ 36 lớp Y4K Trường Đại học

Y Hà Nội, khóa 2009 – 2013

Em xin cam đoan các số liệu trong khóa luận này là có thật, kết quả hoàn toàn chính xác, khách quan, trung thực và không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào khác

Em xin hoàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013 Sinh viên: Hoàng Thị Kim Ngân

Trang 7

ALT : Alanine aminotransferasesAnti-HBe : Hepatitis B surface antibody

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm gan virus là một bệnh nhiễm trùng phổ biến và nguy hiểm gây bệnhcho hàng triệu người ở mọi vùng địa lý và đang là mối quan tâm của y tế toàncầu.Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có trên 2 tỷ ngườinhiễm virus viêm gan B, trong đó hơn 350 triệu người mang virus viêm gan Bmạn tính và hàng năm có trên 1 triệu người chết do bệnh viêm gan B tươngđương với khoảng 115 người chết trong một giờ[11].Nước ta là một nước nằmtrong vùng dịch viêm gan B lưu hành cao với tỷ lệ mang virus viêm gan B trongdân cư từ 15%-20% tương đương với 7 triệu-14 triệu người mắc bệnh, trong đó25% các trường hợp này sẽ chết vì xơ gan hoặc ung thư gan [7],[33]

Nhiễm virus viêm gan B có thểđể lại những hậu quả rất nặng nề chongười bệnhnhư viêm gan B mạn tính, xơ gan, ung thư gan do đó việc phòngchống, phát hiện vàđiều trị sớm bệnh nhân viêm gan B cóý nghĩa rất quantrọng Các nghiên cứu trên thế giới vàở Việt Nam đều chỉ ra rằngkiến thức,tháiđộ, thực hànhđối với bệnh viêm gan B có vai trò rất quan trọng trong việcphòng vàđiều trị bệnh viêm gan B [7],[10] Chúng ta hoàn toàn có thể phòngtránhđược bệnh viêm gan B nếu có kiến thức, tháiđộ, thực hànhđúng về bệnhnhư tiêm vacxin, thực hiện an toàn trong truyền máu, an toàn tình dục, an toàntiêm chích và dự phòng sau sinh…Khi đã bị bệnh viêm gan B nếu chúng ta cókiến thứcđúng, tháiđộ và thực hànhđúng chúng ta có thể khống chếđược bệnhvàlàm giảm tỷ lệ tử vong như: chếđộăn uống, dùng thuốc tuân theo chỉ dẫnvềđiều trị của bác sĩ chuyên khoa…

Trang 9

Chính vì vậy vai trò của sự hiểu biết, tháiđộ, thực hành về bệnh viêmgan B của cộngđồng nhất là của bệnh nhân viêm gan B là rất quan trọng Đã

có nhiều nghiên cứu về virus, cơ chế bệnh sinh của bệnh cũng như rấtnhiềucác loại thuốcđiều trị viêm gan B Tuy nhiên những nghiên cứu vềkiếnthức, tháiđộ, thực hành của cộngđồngđặc biệt của chính bệnh nhân viêm gan

B với bệnh viêm gan B chưa được quan tâm đúng mức Để góp phần tìm hiểu

rõ hơn về vấnđề nàychúng tôi tiến hành nghiên cứu“Đánh giá kiến thức, thái

độ, thực hành về bệnh viêm gan B của bệnh nhân viêm gan B điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương” với 2 mục tiêu:

1 Mô tả đặc điểm của bệnh nhân viêm gan B

2 Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan B

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1Đại cương

1.1.1 Lịch sử của bệnh VGB

Viêm gan virus là một bệnh khá phổ biến, tồn tại từ thời cổ đại và càngngày nhờ sự tiến bộ của y học những bí ẩn của VGB đã dần được khámphá.Từ thời Hypocrates (đầu thế kỷ 5 trước công nguyên) dịch hoàng đảmđầu tiên được ghi nhận [5],[16],[31].Năm 751 sau công nguyên, Giáo hoàngvùng Archbishop ra lệnh cách ly những người bị hoàng đảm, ông nói: “cầncách ly những người bị hoàng đảm để khỏi lây bệnh sang người khác”, nhưngđiều này chưa được mọi người thừa nhận [31].Năm 1799, quân đội Napoléon

bị dịch hoàng đảm khi tấn công Ả rập, lúc này nhiều người nghĩ tới hoàngđảm do nhiễm trùng [31] Đầu thế kỷ XX, nhiều trường hợp viêm gan sautruyền máu, dùng kim tiêm, bơm tiêm không vô trùng đã được mô tả[31],[33].Năm 1942, một trận viêm gan sau chích ngừa trong quân đội đồng minh làmảnh hưởng 2/5 quân số Nhưng nguyên nhân viêm gan do virus chưa được xácđịnh rõ ràng [31] Năm 1964, Blumberg tìm thấy kháng nguyên Australia ởnhững người thổ dân Australia được truyền máu nhiều lần và tác giảđã giảđịnh đó là tác nhân VGB hay ít nhất đó là một phần của kháng nguyên có liênquan đến virus VGB Mười năm sau, điều giả định thứ hai này đã được xácđịnh và kháng nguyên Australia này đúng là kháng nguyên bề mặt của virus

Trang 11

VGB, ký hiệu HBsAg HBsAg dưới kính hiển vi điện tử có hai dạng: Dạnghình cầu và dạng hình gậy, có kích thước 26nm [16],[31],[33].Năm 1975, tiểuthể Dane được tìm thấy kích thước 42nm, có một nhân và một màng bọc,HBsAg thuộc về phần màng bọc Tiểu thể Dane được xem như mộtvirusVGB hoàn chỉnh, có phần nhân chứa vòng xoắn đơn ADN, có men ADNpolymerase [4],[9].

Hiện nay các virus viêm ganđã được lập thành danh sách theo mẫu ký

tự Latinh ngày càng dài, thường xếp từ A, B, C, D, E, G Năm 1994, virusviêm gan F được thông báo, nhưng hiện nay người ta chỉ xem đây là biến dịcủa virus VGB gặp ở Nhật Bản [8]

1.1.2 Dịch tễ học bệnh VGB

a.Tình hình nhiễm virus VGB trên thế giới.

Viêm gan virus B phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở cácnước đang phát triển Tuy nhiên ở mỗi nước có tỷ lệ nhiễm trong toàn dânkhác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và tình trạng vệ sinh [11] Người tachia thế giới thành 3 khu vực dịch tễ nhiễmvirus VGB tùy theo tần suất mangvirus VGB mạn tính [35]

Trang 12

Hình 1.1:Dịch tễ VGB trên thế giới[35]

Vùng có tần suất cao (>7%) bao gồm: Đông Nam Á, lòng chảo TháiBình Dương (trừ Nhật Bản, Australia và New Zealand), nam sa mạc Sahara,lưu vực sông Amazon, một phần Trung Cận Đông, cộng hòa Nam Phi và một

số nước Đông Âu Ở khu vực này, 70-90% dân số bị nhiễm virus VGB ởtuổi40 và tần suất mang HBsAg mạn tính là 8-20% [33] Đặc biệt người tathấy một số vùng như Trung Quốc, Senegan, Thái Lan tỷ lệ nhiễm HBsAg ởtrẻ nhỏ rất cao và tăng dần cho đến hơn 25% ở thời niên thiếu Ở một số vùngkhác như Panama, Papua New Guinea, vùng đảo Sonomon, Greenland, dân

da đỏ Alaska, tần suất nhiễm virus VGB ở trẻ nhỏ không cao, nhưng tăng rấtnhanh trong những năm đầu thời niên thiếu [34]

Vùng có tần suất thấp (<2%): BắcMỹ, Tây và Bắc Âu, Australia và mộtphần Nam Mỹ

Vùng có tần suất trung bình (2-7%): Vùng còn lại của thế giới

Mục tiêu lâu dài mà Tổ chức Y tế Thế giớiđặt ra cho các nước trên thếgiới hiện nay là kiểm soát được sự lây nhiễm virus VGB trên toàn thế giới

Trang 13

bằng cách đưa tiêm chủng phòng VGB vào chương trình tiêm chủng mở rộngngay từ trẻ nhỏ để hạ tỷ lệ mới mắc các bệnh gan do nhiễm virus VGB ( viêmgan mạn, xơ gan, ung thư gan) trong dân chúng về sau.

b.Tình hình nhiễm virus VGB tại Việt Nam

Nước ta là một nước nằm trong vùng dịch viêm gan lưu hành cao và làmột trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus VGB cao nhất thế giới Cả nước

có khoảng 7-14 triệu người mang virus VGB; tỷ lệ mang virus VGB tại cộngđồng dao động 15-20% [19]

Ở những nhóm nguy cơ cao như bệnh nhân mắc bệnh máu được truyềnmáunhiều lần, người nghiện chích ma túy, gái mại dâm…tỷ lệ nhiễm virusVGB còn cao hơn [6]

1.1.3 Virus viêm gan B

a Cấu trúc virus viêm gan B

Virus VGB thuộc họ Hepadnaviriduae, là một virus hướng gan có cấutrúc ADN 2 sợi đơn khép kín một phần (cấu trúc mạch kép không hoàn toàn)được cấu tạo bởi 3.200 đôi acid nucleic, có trọng lượng phân tử 2.000.000dalton

Virus VGB là virus gây bệnh cho người nhưng cũng có thể gây bệnhtrên một số loài linh trưởng khác Trong huyết thanh ở giai đoạn hoạt độngnhân đôi của virus VGB, dưới kính hiển vi điện tử người ta thấy 3 kiểu cấutrúc: hình cầu, hình trụ và tiểu thể Dane

Các cấu trúc hình cầu có đường kính khoảng 22nm.Các cấu trúc hìnhống hay hình trụ có đường kính khoảng 22nm nhưng chiều dài thay đổi (từ40-400nm), cấu trúc này có thể do cấu trúc hình cầu chồng chất lên nhau mà

Trang 14

thành.Hai cấu trúc trên chính là phần kháng nguyên bề mặt của virusVGBđược sản xuất dư thừa tại bào tương của tế bào gan, cho nên cũng mangđặc tính của HBsAg.

Tiểu thể Dane hay hạt hoàn chỉnh có cấu trúc hình cầu, đường kínhkhoảng 42nm bao gồm 3 lớp:

Lớp vỏ bọc bên ngoài (bao ngoài) là kháng nguyên bề mặt của virusVGB (HBsAg)

Vỏ capsid là một nucleocapsid được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HBcAg).Lớp trong cùng có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADNpolymease, protein kinase…

Trung bình khoảng 100-1000 cấu trúc hình cầu và hình trụ thì có 01tiểu thể Dane

b.Sức đề kháng của virus viêm gan B

Virus VGB có sức đề kháng cao, virus này có thể tồn tại ở nhiệt độbuồng 6 tháng, ở 580C trong 24 giờ vàở 1000C trong 20 phút HBsAg rất bềnvững, có thểtồn tại 20 năm ở -200C Virus VGB bị bất hoạt bởi Fomalin5%/12 giờ Muốn hủy virusVGB hoặc HBsAg phải khử trùng thật kỹ (đun sôi

30 phút hoặc sấy khô, hấp ướt) [4],[9]

c.Khả năng gây bệnh của virus viêm gan B

Virus VGB có tính lây nhiễm cao, chỉ với 0,001-0,01 ml huyết thanhnhiễm virus VGBđã có thể lây được bệnh Virus VGB là tác nhân gây viêmgan quan trọng nhất trong các virus viêm gan Hàng năm, trên thế giới cókhoảng 380 triệu người nhiễm virus VGB; trong đó có khoảng 10% có triệu

Trang 15

chứng viêm gan cấp, 90% nhiễm virus không có triệu chứng Trong số nhữngngười lớn có nhiễm virus VGB cấp có khoảng 5%-10% chuyển thành viêmgan mạn Nguy cơ mắc ung thư ở những người mang virus VGB mạn tính caogấp 1000 lần so với những người không mang virus VGB [9].

1.2Đường lây truyền virus viêm gan B

Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xác địnhđược cách lây truyền virus VGB, chủ yếu là do tiếp xúc với máu và các dịch cơthể qua da hoặc qua đường tiêm truyền và qua đường tình dục [6],[30],[35]

1.2.1 Lây truyền dọc (lây truyền từ mẹ sang con)

Hiện đã xác định 3 loại virus viêm gan B, C và D có thể truyền từ mẹsang con trong thời kỳ mang thai và chu sinh TheoTổ chức Y tế Thế giới, haichâu lục có sự lưu hành virus VGB cao nhất là ChâuÁ và Châu Phi Tuynhiên, nếu ở Châu Phi lây truyền ngang là chủ yếu thì ở ChâuÁ lây truyền dọc

từ mẹ sang con đóng vai trò quan trọng nhất [30] Virus có thể lây từ mẹ sangcon qua các thời kỳ:Mang thai, chuyển dạ và nuôi con

Lây truyền virus VGB trong thời kỳ mang thai là đường lây truyền chủyếu, quyết định đến tỷ lệ tồn tại và làm gia tăng tỷ lệ HBsAg trong cộng đồng[6],[30] Về mặt lý thuyết virus VGB không qua được hàng rào rau thai nênkhông lây nhiễm sang bào thai, vì bánh rau ngăn không cho virus VGBđi từ mẹsang thai nhi Nhưng từ tháng thứ 5 của thai kỳ, lớp tế bào nuôi có thể bị mỏngdần, lớp tế bào Langhans đứt quãng từng chỗ và thay thế vào đó là khối tơ huyết

Vì vậy, sự trao đổi trực tiếp giữa mao mạch thai nhi và máu mẹ có thể xảy ra.Mặt khác, theo Eichewald (1965) thì vi khuẩn, virus ở trong máu có thể tạo ranhững ổ nhồi huyết ở gai rau nên từ đó mầm bệnh đi vào tuần hoàn thai nhi [30]

Trang 16

Lây truyền xảy ra trong thời kỳ chuyển dạ đẻ là cách lây phổ biến nhấttrong cơ chế lây truyền dọc từ mẹ sang con [39] Người ta thấy rằng, sự lâytruyền từ mẹ sang trẻ chủ yếu xảy ra vào thời điểm chuyển dạ là do có sự tổnthương của hàng rào rau thai ở nhiều mức độ khác nhau [35] Lee và cộng sựcho rằng sự truyền virus VGB trong cuộc đẻ có thể qua đường máu của người

mẹ vào tuần hoàn của thai trong khi kéo vào bánh rau lúc đẻ, có thể do phơinhiễm với máu mẹ, dịch âm đạo khi thai sổ hoặc có thể do hít phải nước ối,mặc dù để có thể bị nhiễm qua đường này lượng virus phải gấp 50 lần so với

số lượng virus cần có để gây nhiễm qua đường tiêm truyền Trong một nghiêncứu ở Hồng Công, Lee và cộng sự nhận thấy trên các bà mẹ có HBsAg dươngtính thì 93,5% dịch vị của trẻ sơ sinh và 33% nước ối có HBsAg.TheoCunningham và cộng sự, trong khi đẻ virus VGB có thể qua rau thai vàmàng ối bị tổn thương [30]

Sự truyền virus VGB từ mẹ sang con sau đẻ có thể liên quan đến cácdịch tiết bị nhiễm virus VGB của người mẹ đi qua da và niêm mạc bị xây sátcủa trẻ.Lây truyền qua sữa mẹ có thể do trẻ mút phải huyết thanh nhiễm trùng

vì núm vú bị rách hoặcsự có mặt của virus trong sữa mẹ với số lượng rất lớn

và trẻ bú phải [30] Người ta nhận thấy 71% sữa của bàmẹ có HBsAg dươngtínhthìcó HBsAg(+) Trong một nghiên cứu của Lin và cộng sự tiến hành ở ĐàiLoan năm 1993 cho thấy mối liên quan thuận có ý nghĩa giữa nồng độ HBsAg

và HBeAg trong sữa mẹ và trong máu [30].Lây bệnh trong thời kỳ chu sinh hầuhết xảy ra ở những phụ nữ mangvirus VGBkhông có triệu chứng nên họkhông biết tình trạng mang viruscủa mình trừ khi được làm xét nghiệm tìmHBsAg Những phụ nữ bị viêm gan virus B cấp cũng có thể truyền bệnh chocon vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén hoặc ngay khi sinh [30] Bất kỳ

Trang 17

một phương thức lây truyền nào cho trẻ, kết quả là phần lớn trẻ bị nhiễm sẽmang virus VGB mạn tính, không có triệu chứng biểu hiện bằng một tìnhtrạng nhiễmvirus VGBkéo dài trong nhiều năm và thường là suốt đời Mẹ bịbệnh có thể lây bệnh cho con trong suốt thời kỳ chu sinh và khả năng lây liênquan trực tiếp tới số lượng virus trong máu của người mẹ.Trong lây truyền từ

mẹ sang con, HBeAg đóng vai trò hết sức quan trọng Nếu bà mẹ mangHBsAg có HBeAg dương tính thì tỷ lệ lây truyền bệnh cho con rất cao: 70-90% trẻ có HBsAg dương tính trong 3 tháng đầu và khoảng 85-90% số này sẽtrở thành người mang HBsAg mạn tính [9],[30]

Như vậy việc mang HBsAg mạn tính ở các phụ nữ không chỉ là mốinguy hại cho chính họ mà còn là mối nguy hại cho cộng đồng bởi họ là nguồnlây lâu dài không chỉ cho con cái qua đường sinh nở mà còn cho chồng quađường tình dục, cho nhân viên y tế khi đỡ đẻ, chăm sóc sản phụ, nạo hútthai… Điều đó giải thích ở những nơi có tỷ lệ phụ nữ mang HBsAg vàHBeAg cao cũng là những nơi có sự lưu hành virus VGB cao [6]

1.2.2 Lây truyền ngang

Lây truyền ngang là lây truyền từ người này sang người khác (khônglây truyền từ mẹ sang con) Kiểu lây truyền này phổ biến ở nhiều nơi trên thếgiới, nhất là vùng có dân cưđông đúc, đời sống vệ sinh thấp kém

Trẻ em có thể bị lây truyềnvirus VGBtheođường tiêm truyền hoặc tiếpxúc với các dịch cơ thể của trẻem hay người lớnđang bị viêm gan có HBsAgdương tính Một số trẻ có thể bị nhiễmvirus VGB do tiêm truyền nhưng cómộttỷ lệđáng kể do tiếp xúc, virus VGB có thể qua nước bọt mặc dù hiệu giáHBsAg trong nước bọt thấp hơn nhiều so với máu thông qua vết cắn của trẻ.Ngay trong cùng một gia đình, nguy cơ lây nhiễm giữa anh-em ruột, đặc biệt

Trang 18

giữa trẻ với trẻ, lớn gấp 3 lần so với sự nhiễm virus giữa người bố và người

mẹ, mặc dù họ bị phơi nhiễm trong một thời gian dài [40] Nhiều nghiên cứucho thấy những gia đình có bố là người mang virus VGB thì 40% trẻ bị nhiễmvirus VGB[32],[40] Bản thân người mẹ mang virus có thể truyền cho conbằng đường lây truyền dọc, cho chồng qua đường tình dục và cho trẻ quađường truyền ngang

Ở người lớn, không chỉ có thể nhiễm virus VGBtheo các phương thứcnhư trên mà còn có thểlây truyền qua đường tình dục [46] Sự hiện diện củavirus VGB trong tinh dịch và dịch âm đạo là bằng chứng của phương thứctruyền bệnh qua đường tình dục cả trên nhóm đồng tính luyến ái lẫn quan hệtình dục khác giới Mặt khác, vì virus VGB nằm trong giọt máu có thể tồn tạikhi ở trên bề mặt các đồ dùng như quần áo, dao cạo râu đến một tuần, nên cóthể lây qua đường tiếp xúc nếu có vết xước hay tổn thương da hoặc niêm mạc

dù là rất kín đáo nhiều khi không nhìn thấy Đường lây truyền này có vẻ nhiềukhi không quan trọng so với lây từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh, nhưng

vì số người mang HBsAg trên thế giới là rất lớn, nên tỷ lệ lây nhiễm quađường này trở nên rất đáng kể nhất là ở khu vực có tỷ lệ HBsAg (+) ≥ 8% dân

số [35]

1.2.3 Lây truyền viêm gan do dụng cụ y tế

Bất cứ loại dụng cụ y tế nào làm tổn thương da và niêm mạc ngườibệnh hoặc người mang HBsAg sau đó lại làm tổn thương da và niêm mạcngười khác mà không được khử trùng cẩn thận đều có thể truyền nhiều loạivirus viêm gan, đặc biệt là virus VGB

Cơ chế truyền bệnh viêm gan qua bơm tiêmđược Hughes nghiên cứunăm 1946 Ông thấy những chất chứa trong kim, kể cả máu tự động được hút

Trang 19

vào bơm tiêm dù kimđã gỡ khỏi bơm Hồng cầu được tìm thấy trong bơmtiêm ở 17 trong số 30 lần tiêm bắp thịt, mặc dù mắt thường không nhìn thấy

và người tiêm không có dụng ý hút vào Chỉ cần 0,00004 ml máu người cóHBsAg là có thể gây viêm gan cho 5/10 người tình nguyện Ở Mỹ, việc sửdụng bơm kim tiêm an toàn trong nhóm tiêm chích đã làm giảm 40% tỷ lệmắc VGB trong nhóm này [30].Ngoài ra, nhiều dụng cụ y tế khác nếu khôngđược tiệt khuẩn chu đáo như dụng cụ khám răng, khám tai-mũi-họng, phụkhoa, xét nghiệm máu, châm cứu, dùng chung bơm kim tiêm của ngườinghiện chích…cũng có thể lây truyền bệnh

Viêm gan sau truyền máu, huyết tương và các chế phẩm từ máu:Truyền máu có thể làm lây nhiều loại viêm gan virus như A, B, C, D…song vìngoài virus VGB và virus viêm gan C các viêm gan virus khác không tồn tại lâutrong máu nên đại bộ phận viêm gan sau truyền máu là VGB và C Cùng vớimáu, nhiều chế phẩm từ máu cũng đóng vai trò quan trọng trong lây truyền virusVGB Iwarson và cộng sự thấy tỷ lệ viêm gan khá cao sau điều trị bằng yếu tố

IX sản xuất từ máu người LeonSchiff (1969) đã tổng hợp mức độ nguy hiểmcủa chúng thành 3 nhóm:

- Những chế phẩm nguy cơ vừa: Máu toàn bộ, huyết tương giàu tiểucầu,…

- Những sản phẩm nguy hiểm nhiều(lấy từ nhiều người, khó xử lý, tiệtkhuẩn): Huyết tương từ nhiều người được tiệt khuẩn bằng tia cực tím, tiền tơhuyết…

- Những sản phẩm an toàn; Albumin, Globulin miễn dịch…

Nhìnchung, càng dùng nhiều lần càng nguy hiểm, sản phẩm lấy từ máumột người ít nguy hiểm hơn sản phẩm chế từ máu nhiều người Tuy nhiên,

Trang 20

ngày nay VGB sau truyền máu đã được khống chế bởi sự kiểm soát chặt chẽHBsAg trong máu và các sản phẩm của máu Ở Nhật, tỷ lệ VGB sau truyềnmáu chỉ còn 0,25% [38].

1.3 Diễn biến và triệu chứng lâm sàngcủa nhiễm virus VGB

Hồi phục Hồi phục

hoàn toàn hoàn toàn

Không có biến chứng nguy kịch Biến chứng nặng

(xơ gan, ung thư gan )

Hình 1.2: Sơđồ diễn biến của nhiễm virus VGB [39]

1.3.1Nhiễmvirus VGB cấp

Viêm gan virus là một bệnh truyền nhiễm thường gặp, với đặc trưng làtổn thương viêm lan tỏa và hoại tử tế bào gan Bệnh cảnh lâm sàng điển hình

VGB lúc trưởng thànhVGB khi sinh

90% 10%

90%

10%

Viêm gan mạn tính

20%

80%

Trang 21

thường qua 2 thời kỳ: tiền hoàng đảm và hoàng đảm Nhiễm virus VGB cóthể tiến triển từ cấp tính sang mạn tính và dần tới xơ gan, ung thư tế bào gan.

Khoảng 90% trường hợp nhiễm virus VGB không có triệu chứng và10% có triệu chứng viêm gan cấp Thể thông thường điển hình của bệnh viêmgan virus cấp là thể có vàng da, với đầy đủ các thời kỳ và triệu chứng, diễn biếncấp tính và khỏi trong vòng 1-2 tháng

Thời kỳ nung bệnh: Từ 30-180 ngày và không có triệu chứng lâm sàngThời kỳ khởi phát (thời kỳ trước vàng da hay tiền hoàng đảm): Từ 2-12ngày, có thể 15 ngày với biểu hiện lâm sàngrất đa dạng:Rối loạn tiêu hóa, viêmkhớp, viêm xuất tiết, suy nhược thần kinh hoặc hỗn hợp Tất cả các kiểu khởiphát trên thường kèm theo sốt nhẹ hoặc vừa kéo dài một ngày đến một tuần, đautức vùng hạ sườn phải Đặc biệt là tình trạng mệt mỏi không tương xứng với sốt,thường sốt nhẹ, có thể không sốt nhưng mệt nhiều, không muốn đi lại, khôngmuốn làm việc kể cả việc nhẹ.Trong thời kỳ khởi phát: 90%-95% bệnh nhân cógan to, nước tiểu vàng sậm, xét nghiệm nước tiểu thấy có urobilinogen

Thời kỳ toàn phát (thời kỳ hoàng đảm):Bắt đầu vào thời kỳ vàng da,vàng mắt bệnh nhân thường hết sốt Những bệnh nhân nhẹ và vừa thườngthấy dễ chịu hẳn lên, ăn được, hết đau khớp… Ngược lại, những bệnh nhânnặng bước vào thời kỳ vàng da các triệu chứng bệnh phát triển nặng lên: Gan

to, đau, một số trường hợp có lách to, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa…Xét nghiệm trong thời kỳ này HBsAg thường dương tính, enzyme gan thườngtăng cao đặc biệt là ALT, bilirubin máu toàn phần tăng chủ yếu là bilirubintrực tiếp, phosphataza kiềm tăng ở những trường hợp tắc mật, urobilinogennước tiểuđang từ (+) chuyển thành (-), công thức máuít có sự biếnđổi[8],[9]

Trang 22

Giai đoạn phát triển của vàng da rất nhanh, diễn biến trong vòng 2-5 ngày.Vàng da đạt mức tối đa và giữ nguyên trong vài ngày đến vài tuần (2-4 tuần).Trong thời kỳ này triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng rõ rệt Những bệnhnhân vàng da nặng có phân bạc màu, nước tiểu ít và sậm màu như nước vốiđặc, ngứa ngoài da[9].

Giai đoạn thoái lui và hồi phục: Lâm sàng thường bắt đầu bằnghiệntượng đa niệu (hay cơn đa niệu) Các triệu chứng lâm sàng cùng với các rốiloạn sinh hóa bắt đầu giảm Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, các triệu chứng củabệnh mất dần, ăn ngủ được, nước tiểu trong, gan thu dần về bình thường.Cácxét nghiệm enzym gan, bilirubin và các chỉ tiêu sinh hóa khác dần trở về bìnhthường Tuy vậy cảm giác mệt mỏi và tức nặng vùng gan nhất là sau khi ăncòn có thể kéo dài [9]

1.3.2 Viêm gan B mạn tính

Biểu hiện của VGB mạn tính là hiện tượng viêm và hoại tử ở gan kéodài ít nhất là 6 tháng Viêm gan mạn thường là hậu quả của viêm gan cấp, tuynhiên nhiều trường hợp bệnh tiến triển âm thầm và chỉ biểu hiện ở giai đoạnmạn tính Tiến triển của viêm gan mạn có thểổnđịnh nhưng trường hợp nặng

có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan [8],[9]

Khả năng diễn biến tớiVGB mạn sau khi nhiễm virus VGB thay đổitheo lứa tuổi Trẻ em nhiễm virus VGB sau đẻ thường không có biểu hiệntriệu chứng nhưng 90% sẽ trở thành người mang virus mạn tính[3] Trẻ lớn vànhững người lớn khi nhiễm virus VGB thường có biểu hiện lâm sàng rõ rệtcủa viêm gan cấp nhưng nguy cơ thành VGB mạn chỉ 10% [30] Tuy vậyVGB mạn có thể xuất hiện ở bệnh nhân chưa phát hiện tiền sử VGB cấp

Trang 23

Mức độ của VGB mạn rất khác nhau từ nhẹ đến nặng Đánh giá mức độnặng của VGB mạn người ta căn cứ vào mô bệnh học, nhưng quan trọng hơn làdựa vào mức độ nhân lên của virus VGB Trong giai đoạn nhân lên mạnh củavirus VGBHBeAg (+), virus VGB-ADN (+), HBcAg (+) trong tế bào gan thìmức độ nặng hơn Khi virus VGB không nhân lên HBeAg (-), anti-HBe (+),HbcAg (-) trong tế bào ganthì VGB mạn nhẹ hoặc chỉ là mang virus VGBkhông triệu chứng [5].Hiện nay dựa vào tổn thương tế bào gan, các tác giả chialàm 2 loại viêm gan mạn tính:Viêm gan mạn tồn tại và viêm gan mạn thể hoạtđộng [9].

Viêm gan mạn tồn tại:

Đặc điểm về tổn thương trong viêm gan mạn tồn tại là cấu trúc của gancòn bình thường, quá trình viêm còn khu trú ở khoảng cửa, không có hiệntượng xơ hóa.Bệnh cảnh lâm sàng nghèo nàn, một số bệnh nhân không cótriệu chứng hoặc có những triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, kém ăn, hay tức nhẹ

hạ sườn phải, khám gan có thể hơi to Kết quả cận lâm sàng thấy enzym gantăng nhẹ, prothrombin bình thường vàHBsAg (+).Tiên lượng nói chung tốtvới thể tồn tại không tiến triển, tuy nhiên có thể tiến triển thành viêm gan mạnthể hoạt động [8]

Viêm gan mạn thể hoạt động:

Thường có sự tương quan giữa biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm sinh học

và tổ chức học Các biểu hiện lâm sàng đa dạng như mệt mỏi, chán ăn, đautức hạ sườn phải, vàng da…Các biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Cổchướng, xuất huyết tiêu hóa…xuất hiện ngay cả khi chưa có xơ gan Khámthấy gan to vừa, hạch to, đôi khi có thể thấy lách to Tiến triển từng đợt theohướng nặng dần, sau nhiều năm có thể thành xơ gan hay ung thư gan [8]

Trang 24

1.3.3 Hậu quả lâu dài của nhiễm virus VGB

Hiện nay các biện pháp điều trị viêm gan mạn do virus nói chung và dovirus VGB nói riêng vẫn còn là vấn đề khó khăn Các biến chứng nguy hiểmnhư xơ gan, ung thư gan…có thể xuất hiện sau viêm gan

Xơ gan sau viêm gan virus B: Xơ gan phát triển sau một viêm gan Bcấp hoặc sau tiến triển của viêm gan B mạn thể hoạtđộng Quá trình diễn biến

có thể nhanh hoặc chậm tùy trường hợp, nhanh là 2-3 tháng, chậm có thể kéodài hơn [18] Các biểu hiện lâm sàng thườngkhông phân biệtđược cănnguyên Dấu hiệu mô bệnh học có thể là mô xơ gan không hoạt động hoặc kếthợp với một viêm gan mạn Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của xơ gan tiến triển là55% [36] Phần lớn các bệnh nhân chết do suy gan nặng hoặc sau tiến triểnthành ung thư gan

Ung thư gan nguyên phát: Virus VGB là căn nguyên hàng đầu quantrọng nhất gây UTGNP TạiViệtNamso sánh người mang dấu ấn virus VGBvới người không mang dấu ấn virus VGB thì tần suất ở người có dấu ấn virusVGB bị UTGNP cao hơn 35 lần so với người không nhiễm virus VGB, còn ởĐài Loan tần suất cao hơn 98 lần [37] 80% UTGNP xảy ra trên xơ gan còn

bù hay mất bù có liên quan đến nhiễm virus VGB, hoại tử tế bào gan mạn tính

là yếu tố góp phần gián tiếp sinh ung thư gan [20] Theo Nguyễn Văn Văn,2/3-3/4 UTGNP là xuất hiện trên nền xơ gan[29]

1.4 Điều trị và chăm sóc bệnh nhân VGB

1.4.1 Nhiễm virus VGB cấp

Đối với bệnh nhân nhiễmvirus VGB cấp thì chủ yếu là chếđộăn uống nghỉngơi vàđiều trị triệu chứng: Nghỉ ngơi tại giường trong thời kỳ khởi phát và

Trang 25

toàn phát Sau đó hoạt động nhẹ nhàng, chế độ ăn giàu đạm, đường, vitamin,giảm mỡ động vật, và sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần [9].

1.4.2 Viêm gan B mạn tínhthể hoạt động

Mục tiêu cao nhất trong điều trị viêm gan mạn do virus VGB là loại trừ virus

ra khỏi cơ thể (HBsAg và virus VGB-ADN âm tính trong máu), hồi phụcnhững tổn thương ở gan và hết các triệu chứng lâm sàng Tuy nhiên, cho tớinay các biện pháp điều trị viêm gan mạn do virus nói chung và do virus VGBnói riêng vẫn còn là vấn đề khó khăn Do vậy, mục tiêu thực tế cần đạt trongđiều trị là làm giảm hoặc ngừng quá trình phát triển, nhân lên của virus VGB,giảm quá trình viêm trong gan, ngăn chặn hoại tử tế bào gan, ngăn quá trìnhtiến triển tới xơ gan và ung thư hóa Với mục tiêu này, sau điều trị thấy nồng

độ HBsAg và virus VGB-ADN giảm trong máu, có sự chuyển đảo huyếtthanh HBeAg (+) thành (-) và anti HBe xuất hiện…thì được đánh giá là tiếntriển điều trị tốt [8],[9],[20]

Chỉ định điều trị khi bệnh nhân VGB mạn cóđủ tiêu chuẩn sau:

- HBsAg (+)

- Enzym gan ALT tăng từ gấpđôi so với bình thường

- NếuHBeAg (+) thìHBV-AND ≥ 105 copies/ml còn nếu HBeAg(-) thìHBV-AND ≥ 104 copies/ml

Các thuốc điều trị đang được dùng phổ biến hiện nay:Interferon (IFN),Lamivudin, Adefovir, Entecavir, thuốc nguồn gốc thực vật (phyllantus,Haina…) và các thuốc kích thích miễn dịch[9]

1.5 Tình hình nghiên cứu về viêm gan B và kiến thức, tháiđộ thực hành

về viêm gan B

Trang 26

Trên thế giới nóichung vàở ViệtNam nói riêng đã có nhiều tác giảđi sâuvào nghiên cứu virus viêm gan B và bệnh viêm gan virus B.

1.5.1 Về dịch tễ học bệnh VGB

NguyễnĐìnhỨng và cộng sựqua nghiên cứu tình trạng nhiễmvirusVGBở một sốđối tượng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúcthấy rằng: Tỷ lệnhiễmvirus VGBtrong cộngđồng là 7,3%, trong đóđối tượng nghiện chích/gáimại dâm có tỷ lệ nhiễm cao nhất (8%) và thấp nhất làđối tượng nhân viên y tế(6,1%) Tỷ lệ nhiễmvirus VGBở nam cao hơn nữ (10,3% so với 3,2%)[26]

Tại tỉnhThừaThiênHuế, Ngô Viết Lộc và cộng sựnhận thấy: Tỷ lệnhiễmvirus VGBchung là 16,36%, ở nam cao hơn ở nữ (21,14% so với12,05%), cao nhấtở nhóm tuổi 20–29 tuổi (23,76%) và 30–39 tuổi (21,61%).Theo nghề nghiệp và nơi ở thì tỷ lệ nhiễmvirus VGB cao nhấtở những ngườilao động chân tay (26,43%) vàở vùng biển (20,14%)[12]

Trịnh Thị Ngọc nhận thấy một sốđặcđiểm dịch tễ của bệnh nhân viêmgan virus tại bệnh viện Bạch Mai làtuổi trung bình của bệnh nhận VGB là37,6 ± 13,6 và tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhấtở lứa tuổi từ 31 đến40tuổi (chiếm 31%), tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới (78% so với 22%) [15]

1.5.2 Về lâm sàng, cận lâm sàng bệnh VGB

Qua các nghiên cứu của Nguyễn Kim Thư, Lê Thị Thanh Vân nhậnthấy: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của VGB là mệt mỏi, chánăn (nghiên cứucủa NguyễnKim Thư là trên 90% và của Lê Thị Thanh Vân là trên 50%), tiếptheo là vàng mắt, vàng da, tiểu vàng (nghiên cứu của Nguyễn Kim Thư là trên90% và của Lê Thị Thanh Vân là 22,4%)[24],[27]

Nghiên cứu củaĐỗTuấnAnh tại Bệnh viện103cho thấy: Không thấy cómối liên quan giữa tần suất xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi,

Trang 27

chánăn, vàng da, gan to…) ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính với tảilượng virus Có sự khác biệt về mứcđộ tăng hoạtđộ enzym ALT và nồngđộbilirubin toàn phần giữa các nhóm có tải lượng virus khác nhau nhưng không

có sự khác biệt về tỷ lệ prothrombin [1]

Mối liên quan giữa VGB, uống rượu bia với viêm gan mạn tính, xơ gan

và ung thư gan: Đặng Thị Thúy nghiên cứu tại khoa Tiêu hóa - Bệnh viện BạchMai cho kết quả là trong nhóm viêm gan mạn có 32,9% uống rượu bia, 61%nhiễm virus VGB; trong nhóm xơ gan có 40,6% uống rượu bia, 55,2% nhiễmvirus VGB; trong nhóm ung thư gan có 32,5% uống rượu bia, 55,8% nhiễmvirus VGB Đặc biệt tỷ lệ mắc (viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan) caokhi có

sự phối hợp giữa nhiễm virus VGB và uống rượu bia (viêm gan mạn là 66,7%,

xơ gan là 72,7% và ung thư gan là 60%) [21] Tỷ lệ bệnh nhân ung thư gan cóphơi nhiễm với virus VGB trong nghiên cứu của Lê Thị Vân Anh là 89,47% vànghiên cứu của Hoàng Trọng Thảng là 84% [22],[27]

Hiệu giá kháng thể sau tiêm vacxin VGB, Nguyễn Thị Cự và Trần ThịMinh Diễm nhận thấy chỉ có 30,6% trẻ cóđápứng kháng thểở mức bảo vệ sautiêm vacxin VGB, trong đó 100% nồngđộ kháng thể thấp Các yếu tốảnhhưởngđến sự kémđápứng kháng thểđó là khoảng cách giữa các mũi tiêm, vịtrí tiêm.Đối với nguồn sản xuất trong nước, Đỗ Thủy Ngân và Nguyễn ThuVân qua nghiên cứu tìm hiểu thấy vacxin VGB duy trìđược công hiệu ban đầusau 36 thángở 40C và tỷ lệ giảm công hiệu cho phép khi được bảo quan ở370C sau 1 đến 8 tuần[14],[28]

1.5.3 Về kiến thức, thái độ, thực hành về VGB

Trong nghiên cứu “Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống nhiễm virusviêm gan B tại một số xã phường tỉnhThừaThiênHuế”, Ngô Viết Lộc và cộng

Trang 28

sự nhận thấy: Phần lớnđối tượng trong độ tuổi từ 31 đến 50 (chiếm trên 55%),

tỷ lệ nam nữ không có sự chênh lệchđáng kể, phần lớn cácđối tượng là nôngdân và công nhân (chiếm 42,36%).Tỷ lệ hiểu biếtđúng về triệu chứng bệnhVGB là 20,56% và tăng lên thành 30,14% sau khi đã can thiệp, tỷ lệ hiểubiếtđúng vềđường lây truyền virus VGB là31,25% và tăng lên thành46,81%sau khi can thiệp, tỷ lệ hiểu biếtđúng về các biện pháp dự phòng lây truyềnvirus viêm gan B là 29,58% và tăng lên thành 42,22% sau khi can thiệp, tỷ lệnhận thứcđúng vềcác biến chứng của VGB là 30,69% và tăng lên thành53,33% sau khi can thiệp, tỷ lệ nhận thứcđúng và thực hiện tiêm phòng vacxinVGB đủ 3 mũi là 22,50% và tăng lên thành 35,14% sau khi can thiệp [13]

Nghiên cứu củaHàThịMinhThi và cộng sự tại phườngThuậnThànhthành phố Huế nhận thấy: Phần lớn người dân biếtđượcvirusVGB lây truyền qua đường máu (67,50%), còn cácđường khác thìítđượcbiếtđến hơn Nhóm người có nguy cơ cao nhiễmvirus VGBđược biếtđếnnhiều nhất là nhóm tiêm chích ma túy và gái mại dâm (78,50% và 49,50%),nhóm nhân viên y tế và nhómđồng tínhđược biếtđếnít hơn (28,50% và16,50%) Khoảng 50% người dân biếtđến các hoạtđộng sinh hoạt có nguy cơcao lây truyềnvirus VGB là dùngchung dao cạo râu, làm móng tay, chích lễ.Đối với các biện pháp phòng chống thì 89,50% người dân biết vacxin VGB

có thể phòng ngừa lây nhiễmvirus VGB, 36% biếtđến dùng bao cao su và36% cho rằng cần cách ly người nhiễmvirus VGB[23]

Nghiên cứu về kiến thức, tháiđộ, thực hành của nhân viên y tế, NguyễnViệt Trường và cộng sự tại bệnh việnđa khoa tỉnh Tiền Giang chỉ ra rằng: Đa

số nhân viên y tế có hiểu biết vềđường lây truyền củavirus VGB, trongđóbiếtđến nhiều nhất là lây truyền qua máu, dịch tiết, kim đâm bị nhiễm

Trang 29

chiếm 93,2%; đa số nhận viên y tế nhân thứcđược sự cần thiết của việc thựchiện các biện pháp phòng chống lây nhiễmvirus VGB, 7,5% chưa tuân thủtuyệtđối vấnđề sử dụng dụng cụ y tế vô khuẩn, 33,5% không mang găng taykhi làm công tác chuyên môn [25].

Cũng vớiđối tượng là nhân viên y tế, trong nghiên cứu của Nguyễn VănQuân và cộng sự nhận thấy: Đa số cán bộ y tế hiểu biết về cácđường lâytruyềnvirus VGB(trên 78%) và về các biến chứng nguy hiểm của VGB (trên74%); Tháiđộđối với bệnh VGB là 100% ngườiđã nhiễmvirus VGB, 60,97%người chưa nhiễm và 84,4% người không biếtđã nhiễm hay chưa nhiễmvirusVGB cảm thấy lo lắng; 60% nhận thức và thực hànhđúng về các biện phápphòng chống lây nhiễmvirus VGB, 14,8%chưa tuân thủ tuyệtđối vấnđề sửdụng dụng cụ y tế vô khuẩn, 31,7% không đeo găng tay khi làm công tácchuyên môn [17]

Trong nghiên cứu tại xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, LêKim Dung nhận thấy: Tháiđộ của của những người nhiễmvirus VGB và giađình phần lớn là bình thường (74,6% và 81,7%), có một sốítđối tượng(0,24%)

tự mua thuốcđiều trị, tỷ lệđối tượng có hành vi nguy cơ lây truyềnvirus VGBcao (dùng chung khăn mặt, bàn chảiđánh răng…) là 68,86% [7]

Trang 30

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Địađiểm nghiên cứu

Khoa Viêm Gan Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

2.1.2 Thời gian nghiên cứu

Trong 3 thángđầu năm 2013 từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/03/2013

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Gồm 112 bệnh nhân được chẩnđoán xácđịnh là viêm gan B điều trị nộitrú tạikhoa ViêmGan - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là viêm gan B điều trị nội trú tạikhoa ViêmGan- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

- Bệnh nhân đồngý tham gia nghiên cứu

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân vào việntừ lần thứ 2 trởđi trong vòng 3 tháng nghiên cứu

- Bệnh nhân đồng nhiễm viêm gan C, HIV hoặc kèm một bệnh mạn tính khác

- Bệnh nhân không thể hợp tác vì các lý do:

+ Hôn mê

+Các bệnh tâm thần

+ Già yếu, lú lẫn hoặc không có khả năng giao tiếp

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu

Trang 31

- Chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩnnghiên cứuđềuđượcđưa vào nghiên cứu

2.3.2Phương tiện nghiên cứu

Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn

Bộ câu hỏi gồm 2 phần: Phần đặc điểm chung của đối tượng nghiêncứu và phần chuyên môn

- Phần đặc điểm chung bao gồm các câu hỏi điều tra về các thông tin:tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp Những thông tin này sẽ được sửdụng trong phần mô tả các đặc điểm của bệnh nhân tham gia nghiên cứu

-Phần chuyên môn gồm 15câu hỏi, chia thành 3 mảng lớn: kiến thức vềbệnh, thái độ đối với bệnh, thực hành về bệnh viêm gan B

+ Phần 1: Kiến thức về bệnh gồm 6câu hỏi, các câu hỏi tập trung về:

1 Triệu chứng bệnh

2 Biến chứng

3 Đường lây, đối tượng nguy cơ cao và biện pháp phòng

4 Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp

+ Phần 2: Thái độ đối với bệnh gồm 4câu hỏi về thái độ của bệnh nhân,gia đình và những người xung quanh đối với bệnh viêm gan B

+ Phần 3: Các hành vi có liên quan đến bệnh gồm 5câu hỏi về các thóiquen ăn uống, sinh hoạt có nguy cơ gây biến chứng và lây truyền virus viêmgan B

2.3.3 Các chỉ số và biến số nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung mô tả thực trạng nhận thức,thái độ, thực hành về bệnh viêm gan B

a Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Trang 32

- Kiến thức về các biến chứng của bệnh

- Kiến thức về nguy cơ lây truyền vàđường lây truyềnvirus VGB

- Kiến thức về các biện pháp phòng chống

- Kiến thức về chế độ ăn uống sinh hoạt trong điều trị bệnh

c Thái độ của của bệnh nhân và những người xung quanh về bệnh VGB

- Thái độ của bệnh nhân

- Thái độ của người thân trong gia đình

- Thái độ của mọi người xung quanh nơi làm việc, sinh sống

Trang 33

- Giải thích rõ ràng cho bệnh nhân về mục đích của nghiên cứu, sựđảm bảo bí mật các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảmđể họ trả lời thànhthật và chính xác các câu hỏi

2.3.5 Phương pháp đánh giá và tiêu chuẩn đánh giá

Tuổi: Chia làm các nhóm tuổi: <20, 20-39, 40-59 và ≥ 60 tuổi

- Thấp: Thực hiệnđúng<1/3 các thực hành về phòng chống VGB

2.3.6 Xử lý số liệu:

Số liệu thống kêđược nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và được xử lýbằng phần mềm STATA 11

2.4Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu không ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Trang 34

- Các thông tin nhạy cảm về bệnh tật được giữ bí mật, mọi thông tin

thu thập được do sự hợp tác của người tham gia và người làm đề tài

- Nghiên cứu này chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh

nhân, không nhằm mục đích nào khác

Trang 35

Chương 3 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới

Nhận xét: Biểuđồ 3.1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân VGB nam giớilà66,07%cao hơn nữ giới là 33,93%

- Tuổi

<20 20-39 40-59 ≥60 0

5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Trang 36

Nhận xét: Biểuđồ 3.2 cho thấy nhóm tuổi hay gặp nhất là 40-59 tuổichiếm tỷ lệ 42,86% Tuổi trung bìnhở bệnh nhân VGB là 47,36 ± 14,77 tuổi.

Nhận xét: Bảng 3.1 cho thấybệnh nhânVGB có trìnhđộhọc vấn trunghọc cơ sở là38,39% và trên trung học phổ thông là30,36%

- Nghề nghiệp

45.54

9.82 16.07

Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp

Nhận xét: Biểuđồ 3.3 cho thấy VGB gặpở nhiều ngành nghề khác nhau,trong đó phần lớn cácbệnh nhân là công nhân, nông dân (45,54%)

Trang 37

Nhận xét: Khi được hỏi về triệu chứng bệnh VGB, triệu chứngđượcbệnh nhân VGB biếtđến nhiều nhất là vàng mắt, vàng da (95,54%), mệt mỏi,chánăn (94,64%), rối loạn tiêu hóa (83,93%)

28.57%

61.20%

10.23%

TốtTrung bìnhThấp

Biểu đồ 3.4: Mức độ kiến thức về triệu chứng lâm sàng

Trang 38

Nhận xét: Biểuđồ 3.4 cho thấy61,20%bệnh nhân VGB hiểu biết về triệuchứng bệnh VGB ở mứcđộ trung bình.

Biểu đồ 3.5: Mứcđộ kiến thức về biến chứng

Nhận xét: Biểuđồ 3.5 cho thấy phần lớnbệnh nhân VGB có kiến thứctốt về biến chứng của VGB (79,47%)

Trang 39

3.2.2 Kiến thức vềđường lâyvà biện pháp phòng lây truyềnvirus VGB

- Đường lây và biện pháp phòng

Bảng 3.4: Kiến thức về đường lây

Dùng bao cao su trong quan hệ

Ngày đăng: 10/10/2014, 00:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Sơđồ diễn biến của nhiễm virus VGB [39] - đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan b của bệnh nhân viêm gan b điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương
Hình 1.2 Sơđồ diễn biến của nhiễm virus VGB [39] (Trang 20)
Bảng 3.1: Trìnhđộ học vấn củabệnh nhân - đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan b của bệnh nhân viêm gan b điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương
Bảng 3.1 Trìnhđộ học vấn củabệnh nhân (Trang 34)
Bảng 3.2: Kiến thức về triệu chứng lâm sàng - đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan b của bệnh nhân viêm gan b điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương
Bảng 3.2 Kiến thức về triệu chứng lâm sàng (Trang 35)
Bảng 3.3: Kiến thức về biến chứng - đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan b của bệnh nhân viêm gan b điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương
Bảng 3.3 Kiến thức về biến chứng (Trang 36)
Bảng 3.4: Kiến thức về đường lây - đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan b của bệnh nhân viêm gan b điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương
Bảng 3.4 Kiến thức về đường lây (Trang 36)
Bảng 3.5: Kiến thức về biện pháp phòng - đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan b của bệnh nhân viêm gan b điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương
Bảng 3.5 Kiến thức về biện pháp phòng (Trang 37)
Bảng 3.6: Mức độ kiến thức về nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus VGB - đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan b của bệnh nhân viêm gan b điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương
Bảng 3.6 Mức độ kiến thức về nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus VGB (Trang 38)
Bảng 3.8: Thực hành về phòng chống VGB - đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh viêm gan b của bệnh nhân viêm gan b điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương
Bảng 3.8 Thực hành về phòng chống VGB (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w