Chương 4 BÀNLUẬN
4.1.2 Trìnhđộhọc vấn và nghề nghiệp
Phần lớn cácbệnh nhân VGB trong nghiên cứucó trìnhđộ học vấnở mức trung học cơ sở (38,39%)và hoạtđộng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc công nhân trong các nhà máy công nghiệp (45,54%). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu trong cộng đồng của NgôViết lộc 46,57% nông dân, công nhân. Điều này cho thấy VGB gặp chủ yếuở nhữngđối tượng có trìnhđộ học vấn không cao và hoàn cảnh kinh tế - xã hội thấp. Điều này cũng phù hợp với tình hình dịch tễ của VGB trên thế giới[33],[35]. Nguyên nhân là do sự lây truyền virus VGB chủ yếu liên quan đến chếđộ sinh hoạt của mỗi cá nhân,
những nơi có trìnhđộ phát triển kinh tế- xã hội thấpđồng nghĩa với việc chếđộ sinh hoạt của mỗi cá nhân không được đảm bảo.
4.2 Kiến thức về bệnh VGB
4.2.1 Kiến thức về triệu chứng lâm sàng và biến chứng của bệnh VGB
Triệu chứng lâm sàng:Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứuđềuđã biếtđến triệu chứng lâm sàng của bệnh VGB, tuy nhiên phần lớn có hiểu biếtở mứcđộ trung bình (61,2%), chỉ có 28,57% bệnh nhân hiểu biết tốt về các triệu chứng lâm sàng của bệnh VGB. Các triệu chứnglâm sàngđược biếtđến nhiều nhất của VGB là mệt mỏi chánăn, vàng mắt vàng da (trên 90%) và rối loạn tiêu hóa(trên 80%).
Kết quả này so với kết quả trong nghiên cứu can thiệp của Ngô Viết Lộctại một số xã phường tỉnh Thừa Thiên Huế thấy: Tỷ lệ bệnh nhân VGB hiểu biết tốt về triệu lâm sàng của bệnh VGB cao hơn trong nghiên cứu của Ngô Viết Lộc trước khi can thiệp (28,57% so với 20,56%) nhưng lại thấp hơn trong nghiên cứu của Ngô Viết Lộc sau khi can thiệp (28,57% so với 30,14%) [13]. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu về các triệu chứng lâm sàng thường gặp trên bệnh nhân VGB của Nguyễn Kim Thư và của Lê Thị Thanh Vânchúngtôi thấy có sự tương đồng giữa triệu chứngđược biếtđến nhiều nhất và triệu chứng thường xuất hiện nhất trên bệnh nhân VGB [24],[27].
Từđó chúngtôi thấy kiến thức về triệu chứng lâm sàng của bệnh VGB của bệnh nhân VGB cao hơn kiến thức của cộngđồng, nguyên nhân là do các triệu chứngđó xuất hiện trên chính bản thân bệnh nhân. Mặt khác, khi so sánh kết quả giữa nghiên cứu trên bệnh nhân VGB và cộngđồng cho thấysự thiếu hiệu quả của các biện pháptuyên truyền giáo dục về bệnh VGB trong
cộngđồng hiện tại. Chúng ta có thể nâng cao kiến thức về triệu chứng lâm sàng của bệnh VGB cho các bệnh nhân VGB nói riêng và cho cộngđồng nói chung bằng các biện pháp can thiệp tích cực như giáo dục, tư vấn trực tiếp, truyềnthông qua các phương tiệnđài, tivi, sách báo, tờ rơi, vậnđộng người dân tham gia tìm hiểu về VGB…
Biến chứng: 79,47% bệnh nhân có hiểu biết tốt về các biến chứng có thể có của VGB, 18,75% hiểu biếtở mức trung bình và 1,78% hiểu biếtở mức thấp. Tỷ lệbệnh nhân VGB biếtđến các biến chứng là: Xơ gan là 96,43%, ung thư là 94,64% và viêm gan mạn là 82,14%. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Quân trên đối tượng là nhân viên y tế thành phố Hải Phòng (78%) và so với kết quả của Ngô Viết Lộc trên đối tượng là người dân tỉnh Thừa Thiên Huế thì lớn hơn nhiều: gấp 2,6 lần trước khi can thiệp và gấp 1,5 lần sau khi can thiệp[13],[17].
Kiến thứcđầyđủ về các biến chứng nguy hiểm có thể có của VGB cóý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn tới tháiđộđối với VGB và thực hành phòng chống lây nhiễmvirus VGB cũng như biến chứng của VGB.
4.2.2 Kiến thức vềđường lây và biện pháp phòng lây truyềnvirus VGB
Đường lây: Phần lớn bệnh nhân VGB có hiểubiết tốt vềđường lây truyềnchủ yếu củavirus VGB (83,15%), tỷ lệ bệnh nhân hiểu biếtở mức trung bìnhlà 16,96% vàmức thấp là 0,89%. Cácđường lây truyền chủ yếu củavirus VGBđềuđược tỷ lệ lớnbệnh nhân VGB biếtđến: Truyền máu là 97,32%, dùng chung bơm kim tiêm là 94,64%, mẹ truyền cho con là 92,86% và quan hệ tình dục là 89,29%, Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu củaHàThịMinhThi trên cộngđồng dân cư phường Thuận Thành, thành phố Huế(67,5% biếtđếnđường
máu còn cácđường khác thìítđược biếtđến) và nghiên cứucan thiệpcủaNgô Viết Lộccũng trên cộngđồng dân cư một số xã phường tỉnh Thừa Thiên Huếcả trước và sau khi can thiệp(tỷ lệ hiểu biếtđúng là 31,25% trước can thiệp và 46,81% sau can thiệp)[13],[23]. Tuy nhiên kết quả của chúngtôi lại thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Trườngtrên nhómđối tượng là nhân viên y tế tại bệnh việnđa khoa tỉnh Tiền Giang (93,2%) điều này cũng rất dễ hiểu do đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu củachúngtôi là bệnh nhân VGB còn trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Trường là nhân viên y tế[25].
Biện pháp phòng lây bệnh:Hơn nửa số bệnh nhân VGB có hiểu biết tốt vềcác biện pháp phòng chống lây nhiễmvirus VGB (58,04%), 40,18% hiểu biếtở mức trung bình và 1,78% hiểu biết mức thấp. Các biện phápđược biếtđến nhiều nhất là tiêm vacxin 97,32%, dùng bơm tiêm một lần 91,07%, dùng bao cao su trong quan hệ tình dục 89,29%. Kết quả này cũng cao hơn trong nghiên cứu của Ngô Viết Lộc cả trước và sau khi can thiệp (tỷ lệ hiểu biếtđúng là 29,58% trước can thiệp và 42,22% sau can thiệp)[13].
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hiểu biết của bệnh nhân VGB về các con đường lây truyền củavirus VGB lớn hơn nhiều so với sự hiểu biết về các biện pháp phònglây nhiễmvirus VGB (83,15% so với 58,04%). Sự chênh lệch lớn này có liên quan đến tháiđộ của bệnh nhân đối với bệnh VGB (52,68% thấy bình thường) vàđiều kiện cũng nhưthói quen sinh hoạt, phong tục tập quánở một nước mà trìnhđộ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp như nước ta. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần nâng cao ý thức của bệnh nhân VGB về việc thực hiện phòng chống nguy cơ lây nhiễmvirus VGB bằng
cách nâng cao nhận thức về những hậu quả nặng nề do nhiễmvirus VGB mang đến cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Kiến thức về nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus VGB:Kết quả nghiên cứu cho thấycó 20,54% bệnh nhân VGBhiểu biết tốtvề nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus VGB, 77,67% biểu biếtở mức trung bình và 1,79% hiểu biếtở mức thấp. Nhómngười có nguy cơ cao lây nhiễm virus VGBđược biếtđến nhiều nhất là tiêm chích ma túy và gái mại dâm với trên 90%, còn nhóm người hoạtđộng trong lĩnh vực y tế và nhóm ngườiđồng tínhítđược biếtđến hơn (nhân viên y tế là 37,5% vàđồng tính là 29,46%). Tại phường Thuận Thành – thành phố Huế, Hà Thị Minh Thi và cộng sựcũng nhận thấy: Phần lớn người dân đã biết đến nhóm người có nguy cơ cao nhiễmvirus VGB là tiêm chích ma túy (78,5%) và gái mại dâm (49,5%), tỷ lệ biếtđến nhóm nhân viên y tế (28,5%) vàđồng tính thì còn thấp(16,5%)[23].
Nhóm tiêm chích ma túy là nhóm người có nguy cơ cao không chỉ vớivirus VGB mà còn với tất cả các bệnh lây truyềnqua đường máu khác. Nhóm gái mại dâm là nhóm người có nguy cơ cao và cũng là nguồn lây nguy hiểm cho cộngđồng. Vớiđa số người biếtđến nguy cơ của nhóm gái mại dâm, chúng ta có thể hy vọng mọi người dân sẽ có thể tự phòng tránh cho mình bằng việc sử dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễmvirus VGB và một lối sống lành mạnh. Đồng tính luyếnái cũng là nhóm nguy cơ cao, tuy nhiên do phong tục tập quán vàđiều kiện xã hộiở nước ta khác với các nước phương Tây nên nhóm nguy cơ nàyítđược xã hội quan tâm đến. Đối với những người hoạtđộng trong lĩnh vực y tế nguy cơ lây nhiễmvirus VGB cũng cao do điều
kiện công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn lây, tuy nhiên cũng chưa được biếtđến nhiều (37,5%).