Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng quy trình công nghệ thích hợp cho việc chiết xuất tinh dầu xông giải cảm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước... Các hợp chất có trong tinh dầu thư
Trang 1Để hoàn thành đồ án trước hết tôi xin gửi tới Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nha Trang, Ban Chủ Nhiệm Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Phòng Đào Tạo sự kính trọng, lòng biết ơn, sự tự hào được học tập và nghiên cứu tại trường trong 4 năm qua
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn đồ án Tiến sỹ Trần Gianh Dang đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, các thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm đã chỉ dẫn, dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập và quá trình làm đồ án tại trường Và tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, người thân đã quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đồ án
Do kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế cũng như khó khăn về điều kiện thực nghiệm và điều kiện kinh phí nên mặc dù đã rất cố gắng song đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy
cô cũng như sự góp ý kiến từ các bạn sinh viên để đề tài này được hoàn thiện hơn
Nha trang tháng 6, năm 2012
Sinh viên Nguyễn Thị Ánh Hội
Trang 2MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC HÌNH iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1 TÌM HIỂU VỀ TINH DẦU 2
1.1.1 Khái niệm về tinh dầu thực vật 2
1.1.2 Phân loại các thành phần có trong tinh dầu 2
1.1.2.1 Phân loại theo hàm lượng 2
1.1.2.2 Phân loại theo tính chất vật lý 3
1.1.2.3 Phân loại theo bản chất hóa học 3
1.1.3 Tính chất vật lý và hóa học chung của tinh dầu 4
1.1.3.1 Tính chất vật lý 4
1.1.3.2 Tính chất hóa học 5
1.1.4 Phương pháp thu nhận tinh dầu 5
1.1.4.1 Phương pháp chưng cất (Hydrodistillation) 5
1.1.4.2 Phương pháp chiết (Extraction) 10
1.1.4.3 Phương pháp ướp (Enfleurage) 11
1.1.4.4 Phương pháp ngâm (Hot Maceration) 12
1.1.4.5 Phương pháp ép (Expression hay Cold Pressing) 12
1.1.5 Ứng dụng của tinh dầu 13
1.1.5.1 Trong công nghệ thực phẩm 13
1.1.5.2 Trong y học 13
1.1.5.3 Trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm 13
1.1.6 Các dạng sản phẩm trong quá trình tách chiết tinh dầu 13
1.1.7 14
1.1.7.1 Thu hoạch nguyên liệu: 14
1.1.7.2 Bảo quản và sơ chế nguyên 15
Trang 31.2 XÔNG CẢM 15
1.2.1 Khái quát về xông cảm 15
1.2.2 Các loại lá thường dùng trong xông cảm 16
1.2.2.1 Lá sả 16
1.2.2.3 Lá bưởi 19
1.2.2.4 Lá chanh 20
1.2.2.6 Lá bạch đàn 22
1.2.2.7 Lá kinh giới 24
1.2.2.8 Lá húng chanh 25
1.2.2.9 Lá tía tô 25
1.2.3 Các bài thuốc xông giải cảm 26
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TINH DẦU 28
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 28
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.1.1 Nguyên liệu 31
2.1.2 Bao bì thủy tinh 31
2.1.3 Các thiết bị và dụng cụ nghiên cứu 31
2.1.4 Các hóa chất dùng trong nghiên cứu 31
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 32
2.3 CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU 32
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.4.1 Cơ sở lựa chọn phương pháp nghiên cứu 32
2.4.2 Quy trình dự kiến chưng cất tinh dầu xông giải cảm 33
2.4.3 Bố trí thí nghiệm chọn tỷ lệ nước ngâm 34
2.4.4 Bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ ngâm NaCl 36
2.4.5 Bố trí thí nghiệm xác định thời gian ngâm 37
2.4.6 Bố trí thí nghiệm xác định thời gian chưng cất 38
Trang 42.4.7 Thử nghiệm quy trình chưng cất - Xác định tỷ lệ tinh dầu chiết xuất từ
nguyên liệu 40
2.4.8 Phương pháp xác định các chỉ số lý – hóa 40
2.4.9 Xác định thành phần phần trăm tinh dầu của mỗi loại lá trong sản phẩm tinh dầu xông giải cảm 40
2.4.10 Phương pháp xử lý số liệu 41
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
3.1 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NƯỚC / NGUYÊN LIỆU THÍCH HỢP 42
3.2 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ MUỐI 43
3.3 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN NGÂM 45
3.4 Kết quả xác định thời gian chiết 46
3.5 ĐỀ SUẤT QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU XÔNG GIẢI CẢM 47
3.5.1 Quy trình hoàn thiện tách chiết tinh dầu xông giải cảm 47
3.5.2 Thuyết minh quy trình: 48
3.5.2.1 Thuyết minh quy trình 48
3.6 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ TÁCH CHIẾT TINH DẦU 49
3.7 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH CHẤT CẢM QUAN VÀ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ LÝ – HÓA CỦA SẢN PHẨM 49
3.8 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN PHẦN TRĂM TINH DẦU CỦA
MỖI LOẠI TRONG TINH DẦU XÔNG GIẢI CẢM 50
3.9 TÍNH TOÁN SƠ BỘ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG PHÕNG THÍ NGHIỆM 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
1 KẾT LUẬN 53
2 KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 1
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc phân tử isopren và bộ khung cơ bản của các terpenoi 2
Hình 1.2 Cấu trúc phân tử của một số hợp chất có trong tinh dầu 4
Hình 1.3 Thiết bị chưng cất bằng nước Hình 1.4 Thiết bị chưng cất hơi nước không có nồi hơi riêng 8
Hình 1.5 Thiết bị chưng cất hơi nước có nồi hơi riêng 9
Hình 1.6 Sả Xòe 17
Hình 1.7 Lá Bạc Hà 18
Hình 1.8 Lá Bưởi 19
Hình 1.9 Lá Chanh 20
Hình 1.10 Hương Nhu tía 21
Hình 1.11 Hương Nhu trắng 22
Hình 1.12 Lá Bạch Đàn 23
Hình 1.13 Lá Kinh Giới 24
Hình 1.14 Lá Húng Chanh 25
Hình 1.15 Lá Tía Tô 26
Hình 2.1 Quy trình dự kiến tách chiết tinh dầu xông giải cảm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước 33
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỉ lệ nước bổ sung khi ngâm 35
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nồng độ muối NaCl thích hợp 36
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian ngâm nguyên liệu 38
Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian chưng cất 39
Hình 3.1 Ảnh hưởng của tỉ lệ ngâm đến thể tích và khối lượng tinh dầu 42
Hình 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến thể tích và khối lượng tinh dầu 43
Hình 3.3 Ảnh hưởng của thời gian ngâm đến thể tích và khối lượng tinh dầu 45
Hình 3.4 Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến thể tích và khối lượng tinh dầu 46 Hình 3.5 Sơ đồ quy trình tách chiết tinh dầu xông giải cảm 47
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Tỷ lệ tách tinh dầu từ các loại lá xông giải cảm 49
Bảng 3.2 Kết quả xác định chỉ số lý-hóa của tinh dầu xông giải cảm 50
Bảng 3.3 Thành phần % của tinh dầu xông giải cảm 50
Bảng 3.3 Chi phí nguyên vật liệu để tách tinh dầu từ 12 kg nguyên liệu 51
Trang 7có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp
Xuất phát từ những cơ sở lý luận, thực tiễn trên và được sự đồng ý của khoa
Công Nghệ Thực Phẩm – Đại Học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu
chiết xuất tinh dầu xông giải cảm”
Ý nghĩa khoa học
- Tìm ra được các thông số thích hợp cho quá trình sản xuất tinh dầu xông giải cảm
- Đưa ra quy trình tách chiết tinh dầu xông giải cảm
Ý nghĩa thực tiến
- Tạo ra sản phẩm mới trên thị trường
- Tạo ra tinh dầu xông giải cảm, an toàn, tốt cho sức khỏe và tiện lợi
- Tận dụng nguồn dược liệu sẵn có, tăng hiệu quả kinh tế cho nghành y dược
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng quy trình công nghệ thích hợp cho việc chiết xuất tinh dầu xông giải cảm bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 TÌM HIỂU VỀ TINH DẦU [3], [4], [7], [9], [11], [14]
1.1.1 Khái niệm về tinh dầu thực vật [9]
Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều thành phần thường là những chất thơm hay chất mùi có trong một số bộ phận của cây cỏ (như hạt, rễ, củ, vỏ cây, hoa, lá, quả, dầu, nhựa cây) Tinh dầu có trong các nguồn nguyên liệu trên với nồng độ rất khác nhau, có thể thay đổi từ phần triệu đến phần trăm Khác với các loại dầu không bay hơi (glycerid, acid béo), tinh dầu tương đối dễ bay hơi Tinh dầu không tan trong nước tan trong dung môi hữu cơ Đa số thành phần chính của các loại tinh dầu đều
là các hợp chất terpenoid được cấu tạo từ các đơn vị isopren (C5H8) nối với nhau
theo quy tắc “đầu nối với đuôi” Terpenoid đơn giản nhất được cấu tạo từ 2 đơn vị
isopren được gọi là monoterpenoid Nếu có nhiều hơn 2 đơn vị isopren thì được gọi
là sesquiterpenoid (ứng với 3 đơn vị isopren), diterpenoid (ứng với 4 đơn vị isopren), triterpenoid (ứng với 6 đơn vị isopren, )
a) Phân tử
Hình 1.1 Cấu trúc phân tử isopren và bộ khung cơ bản của các terpenoi
1.1.2 Phân loại các thành phần có trong tinh dầu
Thành phần tinh dầu được phân loại theo các cách sau:
1.1.2.1 Phân loại theo hàm lượng [4]
Theo cách phân loại này các thành phần trong tinh dầu được chia thành 3 nhóm:
- Thành phần chính: Là thành phần có hàm lượng trên 1% Thành phần
chính là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá chất lượng tinh dầu
- Thành phần phụ: Là thành phần có hàm lượng từ 0,1-1%
Trang 9- Thành phần vết: Là thành phần có hàm lượng không quá 0,1% trong toàn
bộ tinh dầu
1.1.2.2 Phân loại theo tính chất vật lý [11]
Tinh dầu của mỗi loài thực vật là một hỗn hợp bao gồm hàng trăm hợp chất thuộc các nhóm hữu cơ khác nhau Các hợp chất có trong tinh dầu thường được phân thành hai nhóm chính:
- Nhóm thành phần dễ bay hơi: Chiếm tới 90 – 95% tổng lượng tinh dầu
- Nhóm còn lại: Gồm các hợp chất ít bay hơi chỉ chiếm 1 – 10%
Tỷ lệ các thành phần riêng lẻ có thể thay đổi rất lớn tùy theo giống cây trồng, điều kiện canh tác, mùa vụ và các bộ phận khác nhau của cây tuy nhiên số lượng của các thành phần là không thay đổi trong phạm vi loài
1.1.2.3 Phân loại theo bản chất hóa học [14]
Các hợp chất trong tinh dầu được chia thành các nhóm:
- Monoterpen mạch hở (ví dụ: myrcen, ocimen)
- Monoterpen mạch vòng (ví dụ: p-cymen, pinen, sabinen)
- Monoterpen mạch hở bị oxy hóa (như farnesol, linalool, neral)
- Monoterpen mạch vòng bị oxy hóa (như terpineol, geraniol)
- Sesquiterpen mạch hở (ví dụ: farnesen)
- Sesquiterpen mạch vòng (ví dụ: copaen, humulen)
- Sesquiterpen mạch hở bị oxy hóa (như nerolidol)
- Sesquiterpen mạch vòng bị oxy hóa (như nootkaton, spathulenol)
- Các hợp chất thơm (ví dụ: indol)
- Các hydrocarbon mạch dài (như tetradecanal, dodecanal)
Trang 10Hình 1.2 Cấu trúc phân tử của một số hợp chất có trong tinh dầu
1.1.3 Tính chất vật lý và hóa học chung của tinh dầu [9],[14]
1.1.3.1 Tính chất vật lý
Để xác định tính chất vật lý của tinh dầu, thông thường người ta tiến hành xác định các chỉ số như tỷ trọng, chiết suất, tỷ lệ hòa tan trong cồn 900
ở 250C, nhiệt độ sôi, năng suất quay cực, màu sắc
,…) Tinh
Trang 11dầu không tan hoặc rất ít tan trong nước nhưng chúng hòa tan tốt trong đa số các dung môi hữu cơ như eter, cồn,
Mặc dù thành phần hóa học của mỗi loại tinh dầu là khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có nhiệt độ sôi khoảng 1000
C – 2000C, dễ bay hơi và có mùi thơm Về màu sắc, tinh dầu thường không màu hoặc có màu vàng nhạt Một số ít tinh dầu có màu (ví dụ: tinh dầu ngải cứu có màu xanh lơ, tinh dầu quế có màu nâu sẫm) là do
sự có mặt của các hợp chất có màu được lôi kéo theo tinh dầu trong quá trình chiết xuất (ví dụ: màu xanh do có chlorophyll, màu vàng do có carotenoid,…) Còn mùi
và vị của tinh dầu chủ yếu gây ra do các cấu tử bị oxy hóa
1.1.3.2 Tính chất hóa học
Các thành phần trong tinh dầu là các hợp chất terpenoid ( hydrocarbon không no) nên chúng dễ bị thủy phân nhất là ở nhiệt độ cao và bị phân hủy bởi ánh sáng thành các hợp chất khác Vì vậy, người ta thường bảo quản tinh dầu trong những lọ sẫm màu, có miệng nhỏ và đậy nút kỹ
1.1.4 Phương pháp thu nhận tinh dầu [2], [7], [10],[14]
1.1.4.1 Phương pháp chưng cất (Hydrodistillation)
Đây là phương pháp đầu tiên được dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu thực vật Cơ sở của phương pháp này là nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ thấp hơn nhiệt
sẽ độ sôi của các cấu tử thành phần Do đó, khi chưng cất hơi nước các cấu tử tinh dầu được tách ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của nước, vì vậy sẽ hạn chế sự biến tính hóa học (sự oxy hóa, nhiệt phân, ) các cấu tử tinh dầu Trong quá trình chưng cất, hơi nước sẽ được thẩm thấu vào các mô nguyên liệu, sau đó sẽ hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo các hợp chất hữu cơ trong thành phần tinh dầu
Dịch chưng cất sẽ được ngưng tụ và phân tách thành 2 lớp (lớp tinh dầu bên trên và lớp nước ở bên dưới) trong hệ thống ngưng tụ Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định Trường hợp các mô thực vật có các hợp chất khó bay hơi
Trang 12(như sáp, nhựa, acid béo dây dài mạch thẳng) thì quá trình chưng cất phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn
a Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất chưng cất tinh dầu
Sự khuếch tán
Ngay cả khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu
bị vỡ và cho tinh dầu thoát tự do ra ngoài, theo hơi nước lôi cuốn đi
Theo Von Rechenberg, ở nhiệt độ sôi của nước phần lớn tinh dầu còn lại trong các mô thực vật sẽ được hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào thực vật Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi Còn nước
sẽ thẩm thấu vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục bị hòa tan vào lượng nước này Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài hết Như vậy, sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong trường hợp chưng cất sử dụng hơi nước quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu
bị khô Tuy nhiên, nếu lượng nước sử dụng thừa quá thì cũng không có lợi, nhất là trong trường hợp tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong nước
Ngoài ra, vì nguyên liệu được làm vỡ vụn ra càng nhiều càng tốt, cần làm cho lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định để hơi nước có thể đi xuyên ngang lớp này đồng đều và dễ dàng Vì các cấu phần trong tinh dầu được chưng cất hơi nước theo nguyên tắc nói trên cho nên thông thường những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước sẽ được lôi cuốn trước Thí dụ, khi chưng cất hơi nước hạt caraway, đối với hạt không nghiền thì carvon (có nhiệt độ sôi cao nhưng tan nhiều trong nước) sẽ ra trước, còn limonen (có nhiệt độ sôi thấp, nhưng ít tan trong nước) sẽ ra sau Nhưng với hạt caraway nghiền nhỏ thì kết quả chưng cất ngược lại
Sự thủy phân
Những cấu phần este trong tinh dầu dễ bị thủy phân cho ra acide và alcol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước Do đó, để hạn chế hiện tượng này, sự chưng cất hơi nước phải được thực hiện trong một thời gian càng ngắn càng tốt
Trang 13 Nhiệt độ
Nhiệt độ cao sẽ làm phân hủy tinh dầu Do đó, khi cần thiết phải dùng hơi nước quá nhiệt (trên 1000C) nên thực hiện việc này trong giai đoạn cuối cùng của sự chưng cất, sau khi các cấu phần dễ bay hơi đã lôi cuốn đi hết Thực ra, hầu hết các tinh dầu đều kém bền dưới tác dụng của nhiệt nên vấn đề là làm sao cho thời gian chịu nhiệt độ cao của tinh dầu càng ngắn càng tốt
Tóm lại, dù ba ảnh hưởng trên được xem xét độc lập nhưng thực tế thì chúng
có liên quan với nhau và quy về ảnh hưởng của nhiệt độ Khi tăng nhiệt độ, sự khuếch tán, thẩm thấu sẽ tăng, sự hòa tan tinh dầu trong nước sẽ tăng nhưng sự phân hủy cũng tăng theo
b
Trong công nghiệp, người ta chia các phương pháp chưng cất hơi nước ra
thành ba dạng chính: Chưng cất bằng nước (Water distillation), Chưng cất bằng nước và hơi nước (Water and steam distillation) và Chưng cất bằng hơi nước trực tiếp nước (Direct steam distillation)
Khi đun sôi, hơi
Nguyên liệu
Sinh hàn
Bình hứng
Hình 1.3 Thiết bị chưng cất bằng nước
Trang 14
Vỉ nồi Ống ngưng tụ
Nguồn nhiệt
Van xả nước ngưng Van
khóa
Trang 15Ưu điểm
Hình 1.5 Thiết bị chưng cất hơi nước có nồi hơi riêng
Ưu- nhược điểm của phương pháp chưng cất
Trang 16+ Chất lượng tinh dầu có thể bị ảnh hưởng nếu trong tinh dầu có những cấu
phần dễ bị phân hủy
+ Không lấy được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu (đó là những
chất định hương thiên nhiên rất có giá trị)
+ Trong nước chưng luôn luôn còn một lượng tinh dầu tương đối lớn
+ Những tinh dầu có nhiệt độ sôi cao thường cho hiệu suất rất kém
1.1.4.2 Phương pháp chiết (Extraction)
Cơ sở của phương pháp là dựa trên hiện tượng thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan của tinh dầu có trong các mô nguyên liệu khi tiếp xúc với dung môi hữu cơ Phương pháp chiết thường dùng để tách các hương liệu dễ bay hơi mà phương pháp chưng cất tỏ ra kém hiệu quả
Trong phương pháp này nguyên liệu được ngâm trong dung môi hữu cơ thích hợp, sau đó cất chân không để thu hồi dung môi, phần còn lại là hỗn hợp tinh dầu
và sáp được gọi là tinh dầu cô kết (gọi là “concrete oil”) Dùng cồn tuyệt đối hòa tan “concrete oil” rồi để lạnh, khi đó phần sáp sẽ đông đặc và được tách loại, phần dịch còn lại được đem chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu tinh dầu tinh khiết (gọi là
“absolute oil”) Đây cũng chính là hai dạng sản phẩm chính của chất thơm hiện lưu hành trên thị trường
a Yêu cầu của dung môi chiết
Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của phương pháp này là phẩm chất
và đặc tính của dung môi sử dụng, do đó dung môi chiết cần phải đạt được những yêu cầu sau:
+ Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong
nguyên liệu
+ Hòa tan kém các hợp chất khác như sáp, nhựa dầu có trong nguyên liệu + Không có tác dụng hóa học với tinh dầu
Trang 17+ Không biến chất khi sử dụng lại nhiều lần
+ Hoàn toàn tinh khiết, không có mùi lạ, không độc, không ăn mòn thiết bị, không tạo thành hỗn hợp nổ với không khí và có độ nhớt kém
+ Nhiệt độ sôi thấp vì khi chưng cất dung dịch ly trích để thu hồi dung môi, nhiệt độ sôi cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu Điểm sôi của dung môi nên thấp hơn điểm sôi của cấu phần dễ bay hơi nhất trong tinh dầu
+ Cần có những yếu tố phụ khác như: giá thành thấp, nguồn cung cấp dễ tìm,… Thường thì không có dung môi nào thỏa mãn tất cả những điều kiện kể trên Người ta sử dụng cả dung môi không tan trong nước (như dietyl ete, ete dầu hỏa, hexan, chloroform,…) lẫn dung môi tan trong nước (như etanol, axeton,…) Trong một số trường hợp cụ thể, người ta còn dùng một hỗn hợp dung môi
b Ưu và nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm: Sản phẩm thu được theo phương pháp này thường có mùi thơm
tự nhiên Hiệu suất sản phẩm thu được thường cao hơn các phương pháp khác
- Khuyết điểm: Yêu cầu cao về thiết bị, thất thoát dung môi, quy trình tương
đối phức tạp
1.1.4.3 Phương pháp ướp (Enfleurage)
Cơ sở của phương pháp dựa trên hiện tượng hấp phụ chất thơm bởi các chất béo dạng lỏng hay rắn (vaselin, parafin, dầu oliu hoặc mỡ động vật) đã tinh chế Người ta dùng các khay sâu 8cm, rộng 60cm, dài 100cm đáy là mặt kính có phủ lớp chất béo để hấp phụ chất thơm Các khay có thể xếp chồng lên nhau, trên mặt khay xếp đều nguyên liệu để trích hương và để yên trong khoảng từ 12 - 72 giờ tùy từng loại nguyên liệu, sau đó thay lớp nguyên liệu mới và để hấp phụ từ 10 - 15 lần cuối cùng thu được chất béo có mùi thơm Đem lắc chất béo với etanol cao độ để trích ly tinh dầu, sau đó để lạnh -100C để loại bỏ hết chất béo bị kéo theo rồi cô đuổi etanol dưới áp suất thấp để thu tinh dầu Kỹ thuật này thuờng được dùng để chiết hương
Trang 18thơm của các loài hoa để thu sản phẩm dưới dạng tinh dầu cô đặc (“essence
concentrée”) dùng trong mỹ phẩm
1.1.4.4 Phương pháp ngâm (Hot Maceration)
Phương pháp này dựa trên hiện tượng hấp thụ chất thơm bởi các loại dầu béo Hoa được ngâm trong dầu béo đã tinh chế trong một thiết bị được làm nóng bởi hơi nước ở 45 - 600C trong thời gian từ 1 - 2h Sau mỗi lần ngâm, vớt hoa ra cho vào máy vẩy ly tâm để thu hồi dầu và cho tiếp nguyên liệu mới vào Mỗi mẻ dung môi
có thể dùng để chiết 10 - 15 lần Dầu béo đã bão hòa chất thơm được đem lắc với etanol rồi cô dưới áp suất thấp, thu được tinh dầu cô đặc tương tự như trong phương pháp ướp
1.1.4.5 Phương pháp ép (Expression hay Cold Pressing)
Phương pháp này áp dụng cho các loại dược liệu có hàm lượng tinh dầu cao và
tế bào chứa tinh dầu ở phần vỏ thuộc chi Citrus
Nguyên liệu chiết được trích tinh dầu bằng cách ép ở nhiệt độ thường sử dụng các loại máy ép trục vít vô tận hoặc cối ép dùng nêm (giống như ép các loại dầu béo) Phần thu được là một hỗn hợp gồm tinh dầu và dịch cùi có thể dễ dàng tách bằng cách cho thêm nước muối bão hòa, tinh dầu sẽ nổi lên trên có kéo theo một phần sáp và nhựa Dùng etanol 75 - 800 để hòa tan tinh dầu, sau đó làm lạnh để loại
bỏ sáp Sau khi cô dưới áp suất thấp để loại bỏ etanol ta có sản phẩm tinh dầu có lẫn một ít nhựa Phương pháp này có thể cho hiệu suất trên 90% so với hàm lượng tinh dầu định lượng trong phòng thí nghiệm
Ngoài ra, ngày nay người ta còn sử dụng các phương pháp mới trong việc ly trích tinh dầu như phương pháp chưng cất hay chiết dưới sự hỗ trợ bởi vi sóng, bởi
siêu âm, kỹ thuật vi chiết pha rắn (SPME: Solid phase micro-extraction), kỹ thuật chiết siêu tới hạn (SFE: Supercritical fluid extraction), chiết kết hợp với chưng cất (SDE: Simultaneous distillation extraction),…Tuy nhiên, chi phí đắt và thiết bị
phức tạp hơn nên ít phổ biến hơn trong thực tế
Trang 191.1.5 Ứng dụng của tinh dầu [9]
1.1.5.1 Trong công nghệ thực phẩm
Tinh dầu giữ vai trò quan trọng trong công nghệ sản xuất các loại bánh kẹo, thức uống Mặc dù sử dụng với lượng vô cùng nhỏ và dưới những dạng khác nhau, tinh dầu đã góp phần tạo hương cho các loại thức ăn, đồ uống, làm cho chúng thêm phần hấp dẫn Gần đây, nhờ hoạt tính kháng vi sinh vật và khả năng chống oxi hóa
ưu việt của nó, trong công nhệ thực phẩm cũng đã xuất hiện xu hướng sử dụng tinh dầu như một chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và an toàn thay cho các chất bảo quản tổng hợp
1.1.5.2 Trong y học
Tinh dầu là loại dược phẩm được sử dụng nhiều nhất trong y học cổ truyền Mỗi loại tinh dầu có thành phần hóa học và cấu phần chính khác nhau nên những hoạt tính trị bệnh cũng khác nhau, có loại tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, có loại lại kích thích dịch tiêu hóa, dịch dạ dày, dịch ruột và dịch mật Vì vậy, chúng được điều chế thành thuốc chữa trị các bệnh về đường hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, xoa bóp các chỗ đau, giảm mệt mỏi và kích thích hoạt động của cơ bắp Ví dụ: Tinh dầu bạc hà có hàm lượng mentol cao có tác dụng kích thích các đầu dây thần kinh, gây cảm giác lạnh và giảm đau tại chỗ do đó được dùng làm chế phẩm cao xoa, dầu xoa; tinh dầu hương nhu cung cấp eugenol dùng làm thuốc sát trùng, thuốc giảm đau, chất dùng trong việc trám răng tạm thời; tinh dầu thuộc họ cam quýt dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa,
1.1.5.3 Trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm
Ngày nay, ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển rất mạnh, tinh dầu không những được sử dụng trực tiếp trong các spa cao cấp mà chúng còn là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất các sản phẩm như nước hoa, kem đánh răng, xà phòng thơm, dầu gội đầu và các loại kem dưỡng da, son môi,
1.1.6 Các dạng sản phẩm trong quá trình tách chiết tinh dầu
- Tinh dầu dạng cô kết (Concrete oil): Thu được từ phương pháp ngâm chiết tĩnh, chủ yếu là dùng để sản xuất tinh dầu thô Đây là sản phẩm chưa loại sáp và chất béo, có dạng sệt có thể được sử dụng trực tiếp
Trang 20- Tinh dầu tinh khiết (Absolute oil): Được thu bằng cách chiết kiệt những sản phẩm cô kết bằng một lượng etanol vừa đủ rồi làm lạnh đột ngột (-5 :-100C) để tủa
và lọc để loại sáp, chất béo Phần dịch thu được đem cô quay chân không loại etanol thu được tinh dầu tinh khiết
- Nước chưng (Bouquet): Là phần nước còn lại sau khi lóng, gạn thu tinh dầu trong phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước của các loại tinh dầu có giá trị cao
và có thể xem như một sản phẩm trong công nghệ hương liệu
- Nhựa dầu tự nhiên (Resinoid): Dạng này được thu trực tiếp từ phần gỗ của thân cây đang sống, từ nhựa này người ta chưng cất hơi nước để lấy tinh dầu
- Cao tinh dầu (Pomade): Là chất béo chứa chất thơm thu trong phương
pháp ướp
- Nước hoa (Hydrosol): Là phần nước ngưng được tách ra sau khi đã tách lấy
lớp tinh dầu Loại hydrosol này chứa các cấu tử chất thơm dễ tan trong nước và một
ít tinh dầu kém tan nên vẫn còn mùi thơm nhẹ
- Còn có các dạng sản phẩm nước hoa phối hợp giữa tinh dầu thiên nhiên hay
tinh dầu tổng hợp hoặc bán tổng hợp hòa tan trong cồn, ngoài ra còn có chất định hương Các thành phần trong nước hoa được phối trộn theo một tỷ lệ chính xác nghiêm ngặt để đảm bảo các yếu tố như độ bay mùi, cường độ và độ bền mùi của sản phẩm
Trang 211.1.7.2 Bảo quản và sơ chế nguyên
1.2.1 Khái quát về xông cảm
Cảm cúm có thể xuất hiện 4 mùa nhưng thường hay gặp nhất về mùa đông vì các tác nhân gây bệnh phát triển nhiều và sức đề kháng của cơ thể kém Cúm hay phát triển thành dịch Phong hàn nhiễm lạnh gây ra cảm mạo, phong nhiệt nhiễm virut gây ra bệnh cúm Phong hàn và phong nhiệt xâm phạm vào cơ thể phát sinh các chứng: ho, sợ lạnh, sợ gió, nhức đầu và ngạt mũi (phong hàn, cảm mạo); ho, sốt,
sợ gió không sợ lạnh, mũi khô (phong nhiệt, cúm)
Bình thường nhiệt độ của cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da Khi
cơ thể bị nhiễm hàn, tà, những lỗ chân lông bị hàn tà bít lại gây tắc khiến nhiệt độ
cơ thể tăng lên
Theo y học cổ truyền, cơ chế của việc xông lá là để cho cơ thể vã mồ hôi, qua
đó mà thải trừ tà khí (mầm bệnh) khi còn ở phần ngoài ra khỏi cơ thể, được gọi là
Trang 22phép hãn (giải biểu) Theo y học hiện đại, nồi xông giải cảm kết hợp tác dụng vật lý
của hơi nước nóng và tác dụng dược lý của các chất bay hơi chứa trong thảo dược
kéo theo hơi nước, hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, mở lỗ chân lông tăng
cường lượng máu, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, nhờ đó mà đào thải các chất
độc trong cơ thể ra ngoài Tinh dầu và các chất bay hơi chứa trong các lá được kéo
theo hơi nước, tác động trực tiếp vào niêm mạc đường hô hấp cho đến tận các phế
nang có tác dụng sát khuẩn, dịu sự kính thích thần kinh đỡ đau đầu, tiêu viêm, giảm
đau, chống phù nề, thông mũi và giải trừ căng thẳng thần kinh, nhờ đó mà bệnh tình
nhanh chóng thuyên giảm Bởi vậy, từ xưa đến nay dân gian vẫn thường dùng lá
xông để chữa cảm Đông y cũng xem đó là phương pháp điều trị cảm có hiệu quả
lại dễ kiếm, rẻ tiền
Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông không
những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán
thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau Thường dùng lá các cây có tinh dầu, có tác dụng diệt khuẩn đường hô hấp
như: Tía tô, hoắc hương, hương nhu, kinh giới, tràm, bưởi, chanh, bạch đàn, bạc hà
và sả để nấu nước xông Tùy từng vùng và từng điều kiện khác nhau, không nhất
thiết “cấu trúc” nồi xông phải có đủ tất cả các loại lá trên Với ba loại lá là lá tre, lá
bưởi và lá kinh giới cũng có thể xông được
1.2.2 Các loại lá thường dùng trong xông cảm
1.2.2.1 Lá sả
a Đặc điểm, phân loại
Tên khoa học: Cymbopigon citratis stapz
Tên khác: Cây tranh thơm hoặc hương mao
Sả thuộc họ cỏ mọc thành bụi, thân lá trắng hay tía, mọc đứng Lá dẹp, dài
giống lúa mép hơi ráp mọc tập trung ở gốc thân, vỏ lá thường có mùi thơm, bẹ lá
hẹp Việt Nam có 15 loại sả trong đó có 11 loại có mùi thơm Về mặt thành phần
hóa học có 3 nhóm chính:
Trang 23- Sả cho xitronelal gọi là sả Javaca hay gọi là sả xòe
- Sả cho Geraniol gọi là sả hoa hồng
- Sả cho xitral gọi là sả chanh
b Thành phần hóa học
Tinh dầu trong sả chiếm 1 - 2 %
tinh dầu Tùy theo loại sả, thành phần
tinh dầu thay đổi và có giá trị khác nhau
Thành phần quan trọng và chính trong
tinh dầu là Geranniola, Xitrinelal
Ngoài ra còn có các thành phần
khác như :Trans-Metylizoeugenol, Xitrala, Xitronelol,…
- Tinh dầu sả Xrilanca chứa 32,28% Xitronelal; 7,79 % Geranfol;
- Sả là vị thuốc chữa cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt, dùng phối hợp với một
số loại dược liệu khác dưới dạng thuốc xông
- Sả tốt cho tiêu hóa Sả có tác dụng thông tiểu và làm ra mồ hôi
- Sả là gia vị cho thức ăn
- Tinh dầu sả có tác dụng xua đuổi ruồi, muỗi
- Tinh dầu sả thường là nguồn cung cấp geraniol và xitronelal là những hương liệu dùng mỹ phẩm Geraniol có mùi thơm của tinh dầu hoa hồng nên được dùng
Hình 1.6 Sả Xòe
Trang 24trong nghành nước hoa, xà phòng thơm Geraniol còn là nguyên liệu điều chế hương liệu quý có tác dụng định hương như : Xitronelol, Dimetyloctanol hoặc nhiều este
- Tinh dầu sả chanh là nguồn cung cấp xitral Xitral là thuốc giảm đau và chống viêm nhiễm là nguồn nguyên liệu điều chế nhiều chất thơm và thuốc trị khô mắt
- Ngoài ra bằng phương pháp khuếch tán trong môi trường nuôi cấy thành phần
citronelol và geraniol có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella typhi, Shigellandysenteriae, Shigellandysenteriae,
Cây thảo, sống lâu năm Thân mềm,
hình vuông Loại thân vuông mang rễ mọc
bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40
cm, có khi hơn, màu xanh lục hoặc tím tía
lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng
cuống ngắn Mép lá khía răng đều Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc
Hình 1.7 Lá Bạc Hà
Trang 25tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa Đài hình chuông có 5 răng đều nhau Tràng có ống ngắn Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong, 4 nhụy bằng nhau, chỉ nhụy nhẵn Quả bé có 4 hạt Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu Có hai nhóm bạc hà chính: bạc hà nam và bạc hà âu
b Thành phần hóa học
Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu bạc hà Tinh dầu bạc hà thường từ 0,5 – 1%, có khi lên tới 1,3 – 1,5% Thành phần chủ yếu trong tinh dầu bao gồm những chất sau: Mentonal C10H9OH có trong tinh dầu với tỉ lệ 40 – 90% Metanol ở trong tinh dầu chủ yếu ở trạng thái tự do nhưng một phần ở trạng thái kết hợp với axit axetic Ngoài ra còn có một số chất vô cơ, nhiều hợp chất Triterpen, nhiều hợp chất Flavonoit
c Tác dụng sinh học và công dụng
Lá bạc hà là thuốc giúp cho tiêu hóa, trừ co thắt, trị nôn tác dụng đó là do tinh dầu Các flavonoit có tác dụng lợi mật Y học cổ truyền dùng bạc hà làm thuốc trị cảm nóng, nhức đầu, ho, viêm khí quản, mụn nhọt, lở ngứa, nổi mề đay Tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn Mentanol có tác dụng kích thích ngọn dây thần kinh kèm theo gây cảm giác lạnh, giảm đau tại chỗ Tinh dầu bạc hà và mentanol là hai thành phần của chế phẩm cao sao vàng và các cao xoa khác trị cảm lạnh, làm ra mồ hôi chữa cảm sốt, cảm mạo, nhức đầu, chóng mặt, say tàu xe, sổ mũi, muỗi đốt và ngã tụ huyết Mentol là chất thơm dùng trong công nghiệp thuốc lá, thuốc đánh răng, kẹo
Trang 26to, thơm, mọc thành chùm 8 -10 hoa Bưởi được trồng phổ biến khắp nơi ở hai miền Bắc Nam Có rất nhiều chủng loại, một số chủng loại nổi tiếng như: Bưởi Phúc Trạch; bưởi Đoan Hùng; bưởi Mê Linh ( Vĩnh phúc); bưởi Thanh Trà
1.2.2.4 Lá chanh
a Đặc điểm
Tên khoa học: Citrus aurantium
Cây chanh thuộc họ cam quýt
Rutaceae Chanh là một loại cây nhỏ, cao
từ 1m - 3m Thân có gai Lá hình trứng,
dài từ 5,5 - 11cm, rộng 3,5cm - 6cm,
mép lá có hình răng cưa Hoa trắng, mọc
đơn độc hay từng chùm 2 - 3 hoa Vỏ
quả có màu xanh, màu xanh chuyển vàng
khi quả chín Quả chia làm nhiều múi
Dịch quả rất chua Vỏ quả, lá có nhiều tinh dầu Hình 1.9 Lá Chanh
Trang 27b Thành phần hóa học
Trong lá có tinh dầu 0,19%; tinh dầu này chứa Terpen 20,5%; alcohol 13,2%; aldehyd 26%; ester 23,8%; acid 2% và citropten 2% Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten
c Công dụng
Lá chanh không chỉ là gia vị trong nhiều món ăn mà là một loại lá không thể thiếu dùng trong xông cảm Tinh dầu trong lá chanh có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn, cân bằng tinh thần, giúp tăng cường hệ thống tiêu hóa và khử mùi tốt Tinh dầu lá chanh tăng cường hệ hô hấp, chống lo lắng, giảm sự hoảng loạn, lo sợ và chứng trầm cảm Giúp giảm chứng mất ngủ, khó tiêu, táo b
1.2.2.5 Hương nhu
a Đặc điểm
Tên khoa học: Ocimum gratissimum L
Họ hoa môi ( Lamiaceeae)
Hương nhu tía: Cây thảo cao 1-2m,
sống nhiều năm, thân vuông, hóa gỗ ở gốc, có
lông, khi cây non 4 cạnh thân có màu nâu tía,
còn 4 mặt thân có màu xanh nhạt, khi già thân
trở thành nâu Lá mọc đối chéo hình chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa và có nhiều lông ở hai mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới Cụm hoa hình xim ở nách lá, co lại thành xim đơn Hoa không đều, có tràng hoa màu trắng chia 2 môi Nhị 4 rồi ra ngoài bao hoa Quả bể tư, bao bởi đài hoa Toàn cây có mùi thơm Mùa hoa quả vào tháng 5-7
Hương nhu trắng: Cây cao 1,5 - 2,5 m, mang nhiều cành xum xuê, phía dưới
thân hóa gỗ Thân xanh, vuông, nhiều lông Lá dài 4 - 5 cm, rộng 1,5 - 5 cm, mọc
Hình 1.10 Lá Hương Nhu Tía
Trang 28đối chéo hình chữ nhật, mang lông che chở
và lông tiết ở hai mặt, cuống dài 1 - 5 cm
Mép lá có răng cưa Hoa mọc ở cành xếp
thành nhiều vòng xim co
b Thành phần hóa học
Trong cây hương nhu trắng và hương
nhu tía
đều có tinh dầu, nhưng tỷ lệ tinh dầu trong
hương nhu trắng cao hơn : 0,6 – 0,8%,
hương nhu tía có tinh dầu với tỷ lệ 0,2 - 0,3% ở cây tươi và 0,5% ở cây khô Thành phần chính của tinh dầu là eugenol (45 - 70%), ngoài ra còn chừng 20% ete metylic của eugenol và 3% cacvacrola, O Xymen, camphen, limonen, α và β- caryophyllen
- Chữa nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, chuột rút, cước khí
- Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt và lợi thấp hành thủy Dùng chữa mùa hè bị cảm nắng, hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh người phát sốt phát rét, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, đi tiêu lỏng và chảy máu cam,
1.2.2.6 Lá bạch đàn
a Đặc điểm
Tên khoa học: Eucalyptus sp
Tên khác: Khuynh diệp
Hình 1.11 Lá Hương Nhu Trắng
Trang 29Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm,
cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở
loài E exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E
camaldulensis), rộng 1 - 5 cm, dài 8 - 18 cm
Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt,
lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng Khi soi
lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh
dầu nhỏ li ti Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa,
gặp nhau ở mép lá Khi vò lá có mùi thơm
mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E.camaldulensis Vị thơm nóng, hơi đắng chát,
sau có cảm giác mát, dễ chịu
b Thành phần hóa học
Thành phần chủ yếu của tinh dầu là xinoela (60 - 80%), pinen, campen, fenchen, các andehyt valeric và butyric Ngoài ra tinh dầu bạch đàn chứa piperiton
Về phương diện khai thác tinh dầu thường quan tâm đến 3 nhóm chính:
Nhóm giàu cineol: Cho tinh dầu được gọi là Oleum Eucalypti (có hàm lượng
cineol trong tinh dầu > 55%) Ðại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus Lab
Nhóm giàu citronelal: Cho tinh dầu Oleum Eucalipti Citriodorae Ðại diện là
E citriodora Hook.f, với hàm lượng citronelal trên 70%
Nhóm giàu piperiton: Ðại diện là E piperita Sm Với hàm lượng piperiton 42-48%
c Công dụng
Lá: Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn
xanh (E globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu Dạng
dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v
Hình 1.12 Lá Bạch Đàn
Trang 30Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai - mũi - họng - bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp
Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa
1.2.2.7 Lá kinh giới
a Đặc điểm
Tên khoa học: Elsholtzia cristata Willd
Tên gọi khác: Kinh giới Việt Nam,
Bán biên tô, Tiểu kinh giới, Bài hương thảo,
Giả tô, Khương giới, Thử minh
Đoạn thân cành dài 30 - 40 cm, thân
vuông, có lông mịn, khi già biến thành màu
nâu tía Lá mọc đối hình trứng, dài 3 - 9 cm,
rộng 2 - 5 cm, mép có răng cưa, gốc lá dạng nêm
men xuống cuống lá thành cánh hẹp, cuống dài 2 - 3cm Cụm hoa là một xim co có dạng bông ở đầu cành, dài 2 - 7 cm, rộng 1,3 cm Hoa nhỏ, không cuống và màu tím nhạt Quả nhỏ, thuôn, nhẵn bóng, dài 0,5cm Dược liệu mùi thơm đặc biệt, vị cay
b Thành phần hóa học
Trong Kinh giới Schizenepeta tenuifolia có chừng l,8% tinh dầu Thành phần chính gồm: geranial (19,5 – 26,5%), (Z) – β farnesen (10,8 – 11,7%) Các thành phần phụ như: 1-Octaen-3-Ol; 3-Octanol; Cymene, Pinene;…
c Công dụng
Cảm mạo mùa hạ, say nắng, phát sốt không ra mồ hôi, ngực tức, bụng đau, nôn mửa, tiêu chảy, bệnh sởi, viêm thận, phù thũng, tiểu tiện bí, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, trúng gió, cấm khẩu, bại liệt, mụn nhọt, dị ứng
Hình 1.13 Lá Kinh Giới
Trang 311.2.2.8 Lá húng chanh
a Đặc điểm
Tên khác: Dương tử tô, Rau thơm lông, Rau tần lá dày
Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth
Cây thảo có thể sống nhiều năm,
cao 20 - 50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ
Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái
xoan rộng, dài 3 - 6cm, rộng, mọc thành
bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm
những vòng hoa dày đặc, cách quãng
nhau Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1
hạt Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh
b Thành phần hoá học
Lá chứa ít tinh dầu (0,05 - 0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có carvacrol, thymol, eugenol, salicylat và chavicol Đặc biệt, trong lá có chất màu đỏ là colein
c Công dụng
Lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột
1.2.2.9 Lá tía tô
a Đặc điểm
Tên khác: Ao Shiso, tử tô
Tên khoa học: Perilla ocymoides L
Thân thảo, đứng cao khoảng 1m,
màu tím, thân có 4 cạnh tròn với một rãnh
Hình 1.14 Lá Húng Chanh
Hình 1.15 Lá Tía Tô
Trang 32dọc trên mỗi cạnh của thân Lá nguyên đối diện, những cuống lá mọc tréo như chữ thập Cuống lá dài 5 cm, có lông mịn,
có rãnh hơi sâu Phiến lá hình xoan, có răng, đầu nhọn, 10 cm chiều dài, 8 cm chiều rộng Thường màu xanh ở mặt trên và màu xanh tím hay hoàn toàn màu tím mặt dưới, phần lớn mịn ở mặt trên, lông mịn trên những gân lá ở mặt dưới Gân lá nổi rõ
và có mùi thơm Hoa mọc ở nách lá, phát hoa thẳng đứng, 15 cm chiều cao, trục hoa có lông rậm, lông màu đỏ
b Thành phần hóa học
Trong cây có tinh dầu (0,5%), thành phần chủ yếu là perilladehyd (C10H14O)
55%, l-perilla-alcohol, limoneli (20 - 30%), α- pinen, dihydrocumin, còn có
elsholtziaketone, adenine (C5H5N5), acginin (C6H14N4O2)
c Công dụng
Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc
ăn sống, hạt thì nghiền ra nấu cháo ăn cũng rất tốt Tía tô có vị cay, mùi thơm, tính
ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiêu hoá, trừ cảm lạnh Chữa cảm sốt, trong người khó chịu, mệt mỏi Chữa đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy
1.2.3 Các bài thuốc xông giải cảm [5],[6]
Kinh giới, sả, tía tô, bạc hà, lá bưởi, lá chanh, mỗi thứ một nắm khoảng
50 – 100g, đun sôi và xông trong 5-10 phút
Trang 33 Bài 3:
Hương nhu tía, lá sả, lá bưởi hoặc vỏ ngoài quả bưởi chín, ngải cứu, lá khuynh diệp (hoặc lá chè đồng, cây chổi xuể), lá tre, tía tô, lá gừng, húng chanh, mỗi vị 15g (các vị thuốc trên đều tươi) Tất cả rửa sạch, đặt vào nồi đổ 5 - 6 lít nước sạch Đun vừa sôi đều 5 phút thì hạ lửa, lấy lá chuối tươi hoặc miếng vải mỏng bịt kín miệng nồi, đậy vung đun thêm cho sôi trở lại chừng 1 phút
Bài 4:
Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía
tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5 -10 phút Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ
Bài 7:
Dùng lá cúc tần 2 nắm, lá tre 1 nắm, lá sả 1 nắm, lá chanh 1 nắm Nấu nước xông, nằm đắp chăn cho ra mồ hôi Bài thuốc này áp dụng cho bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, nhức đầu, đau mình mẩy, không mồ hôi Nếu bệnh nhân bị cúm trong mùa đông nên thêm vào nồi nước xông: Gừng, tía tô, kinh giới, lá quế; bị cảm trong mùa hè thì tăng liều lượng lá tre lên gấp đôi, thêm lá sen, hương nhu, hoắc hương,
lá hoặc hoa đậu ván
Bài 8:
Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội) thông thường, nồi nước xông dùng các loại thảo dược như: Lá tre, cúc tần, hoắc hương, hương nhu, sả, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá bưởi, lá quế, cây vòi voi,…