Kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tốt quy trình cho vay và quản lý tín dụng theo sổ tay tín dụng

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 59 - 62)

2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NÓI CHUNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÓI RIÊNG

2.1. Kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tốt quy trình cho vay và quản lý tín dụng theo sổ tay tín dụng

lý tín dụng theo sổ tay tín dụng

Trước tiên mọi cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý tín dụng nhận thức được sổ tay tín dụng là công cụ quản lý đồng thời là cẩm nang cho mọi cán bộ làm công tác tín dụng tra cứu. Do vậy thực hiện nghiêm túc các quy trình cho vay và quản lý tín dụng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nó sẽ nâng cao được chất lượng tín dụng, kiểm soát phòng ngừa và hạn chế được rủi ro tín dụng. Vậy cần phải thực hiện các giải pháp sau:

+ Tuân thủ đúng quy trình tín dụng: việc xét duyệt cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn, thông thường cán bộ tín dụng phải kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

+ Kiểm tra trước khi cho vay: Kiểm tra các điều kiện vay vốn của khách hàng như hồ sơ pháp lý, tình hình về năng lực tài chính, kinh nghiệm và năng

lực sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn, tài sản đảm bảo, tư cách đạo đức và mối quan hệ của khách hàng…..

+ Kiểm tra trong khi cho vay: giúp cho cán bộ tín dụng cho vay đúng đối tượng, nhu cầu vay của khách hàng, việc kiểm tra nên thông thường dựa vào các hoá đơn tài chính, hợp đồng kinh tế,…

+ Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi giải ngân cán bộ tín dụng cần kiểm tra xem khách hàng có sử dụng tiền vay đúng mục đích đề nghị vay không. Thường kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn vay để tránh việc khách hàng ký hợp đồng và hoá đơn khống để chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng rồi rút tiền mặt. Kiểm tra nhằm phát hiện khách hàng khi rút tiền mặt về sử dụng vào sai mục đích xin vay. Kiểm tra định kỳ tài sản đảm bảo nợ vay để tránh các hành vi lừa đảo hoặc tình trạng hư hao, biến dạng giảm giá trị tài sản đảm bảo.

* Thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:

Trong quá trình cho vay việc kiểm tra có thể định kỳ, hay đột xuất. Việc kiểm tra giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá được chính xác tình hình về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đồng thời tránh được sự bố trí đối phó khi có sự kiểm tra từ phía ngân hàng.

* Sàng lọc lựa chọn khách hàng:

Đối với những khách hàng là doanh nghiệp vay lần đầu hay khách hàng là cá nhân vay lớn đều phải thông qua tổ thẩm định, trường hợp cần thiết phải thông qua hội đồng tín dụng, qua đó sàng lọc lựa chọn khách hàng có khả năng tài chính, kinh doanh hiệu quả để hạn chế rủi ro.

* Nâng cao năng lực công tác quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng: Để làm tốt giải pháp này thì cán bộ tín dụng và quản lý tín dụng cần phải:

+ Kịp thời phát hiện các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng đó là dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng và các dấu hiệu có liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Như dấu hiệu trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra, có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định và vi phạm pháp luật trong quan hệ tín dụng, chậm hoặc trì hoãn việc gửi báo cáo tài chính, không có các báo cáo hay dự toán về lưu chuyển tiền tệ, đề nghị gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần mà không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục về căn cứ khách quan. Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng, xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền tệ thanh toán của khách hàng chậm thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản nợ lãi và gốc khi đến hạn. Xuất hện NQH, mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá dự kiến, tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay, có dấu hiệu tài sản đã có người khác thuê, bán trao đổi hoặc đã biến mất không còn tồn tại. Có dấu hiệu khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không từ hoạt động sản xuất kinh doanh, có dấu hiệu tìm liếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác đặ biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng, có dấu hiệu sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn hoặc khách hàng chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá trị cao với mọi điều kiện ….

+ Kịp thời phát hiện các dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng như đánh giá phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng, cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy

ra, soạn thảo các văn kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ không rõ ràng, chính sách tín dụng quá cứng nhắc, cung cấp khối lượng tín dụng lớn cho khách hàng không phân đoạn thị trường tối ưu của Ngân hàng, hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ, các quy đinh hiện hành về phê duyệt tín dụng, có khuynh hướng cạnh tranh thái quá…

+ Kịp thời xác định mức độ vấn đề: Nghĩa là khi phát hiện thấy dấu hiệu phát sinh rủi ro, thì cán bộ tín dụng phải tiến hành ngay các bước xác định mức độ nghiên trọng của nó và nguyên nhân gây ra rủi ro, đồng thời phải phân loại ngay chất lượng khoản vay (khoản vay bị hạ xuống nhóm mấy?), xác định được nguyên nhân gây nên xuống hạng của khoản vay như: Nguyên nhân do thông tin lừa đảo, nguyên nhân do khách hàng không chịu hợp tác, nguyên nhân do suy thoái tiền kinh tế hoặc rủi ro do thị trường; nguyên nhân do bất khả kháng; do hoả hoạn thiên tai dịch bệnh chiến tranh; nguyên nhân do trình độ năng lực quản lý kém, thiếu trách nhiệm và mất phẩm chất của một số cán bộ Ngân hàng hoặc nguyên nhân do sự thay đổi về chính sách của nhà nước và cơ chế của nhà nước…

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w