Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 46 - 57)

3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT – KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐÔNG SƠN

3.3.2.Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Dư nợ xấu các doanh nghiệp đang còn cao, việc phân tích tài chính, theo dõi thu nợ, giải ngân các dự án của cán bộ tín dụng còn hạn chế.

Dư nợ hộ sản xuất phân bố chưa đều đối với từng loại vay cũng như từng đối tượng hộ. Chủ yếu cho vay ngắn hạn và cho vay các hộ trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, chưa thực sự chú trọng đến cho vay trung và dài hạn, và rủi ro tín dụng của đối tượng này cũng còn cao.

Số lượng trang trại trên địa bàn có quan hệ với ngân hàng lại quá ít, ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến tín dụng trang trại.

Đa số các tổ chưa thực hiện họp sinh hoạt tổ thường xuyên để đánh giá sử dụng vốn vay và các biện pháp xử lý nợ vay ,một số tổ còn nợ quá hạn.Qui mô tổ chưa đạt yêu cầu như thành viên còn ít ,dư nợ thấp. Số tổ tham gia thành lập quỹ hỗ trợ vay vốn đạt thấp và vẫn còn tình trạng tổ trưởng vay ké. Trình độ cán bộ không đều,tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu tận tuỵ với công việc, chưa giám sát chặt chẽ công việc của các tổ vay vốn và các hộ. Vì vậy vẫn tồn tại những hộ sử dụng sai mục đích vốn vay. Việc ghi chép theo dõi của tổ trưởng cìn chưa đúng quy định.

Hạch toán kế toán thu lãi thừa, thiếu vẫn còn, đăng ký tài sản thế chấp chưa đúng quy trình, xuất nhập và giải chấp chưa cập nhật, kiểm ngân kịp thời.

Công tác tự kiểm tra được quan tâm đúng mức nhưng mới ở diện rộng, chưa đi vào chiều sâu nên có vụ việc đã qua kiểm tra nhưng không phát hiện ra.

Trình độ cán bộ không đều, một số cán bộ ngaị rèn luyện, không chịu khó học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, khả năng tiếp cận chương trình chuyển đổi hạn chế. Công nghệ thông tin lạc hậu, trang bị thiếu đồng bộ, chương trình chắp vá nên năng suất lao động chưa cao.

Những tồn tại này do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu có những nhóm nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân khách quan

+ Do thiên tai, dịch bệnh diễn biến thất thường

Trong một số năm gần đây thiên nhiên diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán, lũ quét, lốc xoáy, dịch bệnh gia súc, gia cầm… Đã gián tiếp và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ đặc biệt là những hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Có những khách hàng do ảnh hưởng của thiên tai, sản phẩm hư hỏng, không tiêu thụ được dẫn đến NQH.

+ Môi trường kinh tế không ổn định

Trong thời gian qua nền kinh tế trên thế giới và trong nước có nhiều biến động như tỷ giá đồng ngoại tệ, giá vàng, xăng dầu, vật liệu, phân bón…. biến động tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng.

Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh để quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình xây dựng cơ bản khi tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản tăng cao. Chính phủ đã có biện pháp chấn chỉnh công tác đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm soát chặt chẽ các dự án nhóm A. Những công trình chưa được phê duyệt tổng thể toàn bộ thì không được cấp phát vốn, việc cấp phát vốn phải hoàn thiện thủ tục xây dựng cơ bản, tránh tình trạng làm trước, chạy vốn sau và mở thầu các công trình tràn lan khi chưa bố trí đủ nguồn vốn. Do vậy một số hộ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản gặp khó khăn trong thanh toán vốn dẫn đến NQH.

+ Môi trường pháp lý chưa đồng bộ

Chính sách thuế, quy định pháp lý về đất đai, nhà ở có sự thay đổi, làm cho thị trường bất động sản đóng băng, nợ đọng vốn vay ngân hàng.

Hệ thống pháp lý ban hành chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi và chưa phù hợp với thực tế. Ví dụ về việc bảo đảm tiền vay (cầm cố, thế chấp và bão lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 theo quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ- CP và Nghị định 85 sửa đổi của Chính phủ, Quyết định số 07/2003- NHNN ngày 19/05/2003 cảu thống đốc NHNN Việt nam) đối với những tài sản dùng làm bảo đảm Ngân hàng giữ bản gốc giấy tờ, khách hàng quản lý sử dụng tài sản, trong trường hợp tài sản là máy móc, thiết bị không có đăng ký quyền sở hữu thì ngân hàng giữ hoá đơn và đăng ký giao dịch bảo đảm, nếu khách hàng bán máy móc thiết bị trên chỉ cần xuất hoá đơn tại đơn vị, không cần xuất trình nguồn gốc tài sản, Ngân hàng gặp rủi ro khi nhận tài sản bảo đảm trên. Hoặc đối với chính sách đất đai khi cấp quyền sử đất cho người dân theo quy định toàn bộ các giấy tờ hồ sơ gốc được UBND cấp xã phường thị trấn thu lại để quản lý trước khi cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất. Song thực tế nhiều địa phương do công tác quản lý lỏng lẻo dẫn đến vô hình chung đã tiếp tay cho một số đối tượng lừa đảo Ngân hàng dùng cả 02 loại hồ sơ của 01 thửa đất nói trên để đi thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Việc triển khai đăng ký giao dịch đảm bảo tại Uỷ ban nhân dân Huyện thị còn chậm gây ách tắc.

+ Hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam chưa cao

Chưa thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, chưa phân tích đánh giá khách hàng từ những thông tin thu thập được. Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, trung tâm chưa phân tích thêm về các thông tin giá cả thiết bị, mức đầu tư đối với dự án cụ thể,…để các chi nhánh tham khảo.

* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh thì thông tin chiếm vị trí hàng đầu, nếu thông tin đầy đủ, chính xác giúp cho việc xử lý thông tin được chính xác và đưa ra quyết định đúng đắn, cho vay hay không cho vay và các điều kiện để giảm thiểu rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng.

Tuy nhiên trên thực tế, việc thu nhập thông tin về khách hàng, khoản vay, tài sản bảo đảm, thông tin về sản phẩm thị trường, giá cả…. còn rất hạn chế. Hiện nay việc thu thập thông tin chủ yếu qua Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước (CIC) và Trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNo và PTNT Việt Nam. Các Trung tâm này đã đi vào hoạt động, nhưng việc thu thập thông tin của các trung tâm trên chưa cập nhật kịp thời chính xác, lượng thông tin nghèo nàn thường không phản ánh kịp thời tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì cung cấp thông tin cho trung tâm thường là do các NHTM, số liệu thường chưa được kiểm toán… Vì vậy khi tìm khai thác thông tin khách hàng qua hệ thống thông tin trên thường không được cập nhật kịp thời, thiếu chính xác, có thể làm ảnh hưởng đến quyết định cho vay.

Cụ thể là muốn tìm hiểu tình hình tài chính, quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác, thông thường các trung tâm thông tin chỉ đưa ra được số tiền vay tiền gửi của khách hàng tại mỗi tổ chức tín dụng mà khách hàng có quan hệ, còn việc phân tích đánh giá khả năng tài chính thường không chính xác.

Việc thu thập thông tin thị trường và dự báo biến động về thị trường còn kém, ảnh hưởng đến việc đánh giá dự báo tính khả thi của phương án kinh doanh chưa cao, thiếu chính xác. Việc biến động của tỷ giá ngoại tệ, giá vàng, giá cả vật tư hàng hoá sắt thép, xăng dầu… biến động giá cả thị trường bất động sản trong thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp chưa nhậy bén. Do vậy, các khách hàng có nhu cầu vay chế tạo thiết bị, sắt thép xây dựng thi

công xây lắp… theo hợp đồng đã ký trước dễ bị lỗ do chi phí nguyên liệu, nhiên liệu tăng nên một số khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay.

Đồng thời do cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản phẩm sản xuất tiêu thụ khó khăn, tình hình nợ đọng có xu hướng tăng, một số đơn vị kinh doanh thua lỗ, ngừng hoạt động, phá sản.

+ Trình độ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu

Trình độ hiểu biết về luật, nghiệp vụ thẩm định dự án của cán bộ thẩm định hạn chế. Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sơn hiện tại có 36 cán bộ công nhân viên, trong đó cán bộ quản lý và cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ: Đại học là 16 người. Tuy nhiên lớp trẻ chiếm đa số, chưa va chạm và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, khả năng quyết đoán chưa cao, còn thụ động, còn lại một bộ phận cán bộ cần được tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ mới đáp ứng được nhiệm vụ hiện tại cũng như trong tương lai. Do vậy việc phân tích, thẩm định dự án còn rất nhiều hạn chế, đánh giá tính khả thi của dự án chưa chính xác, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro chưa cao. Việc phân tích báo cáo tài chính của khách hàng chưa sâu nên đánh giá sai năng lực, khả năng tài chính của khách hàng có thể ra quyết định sai lầm và dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

Trong quá trình thẩm định dự án việc quan tâm đến thẩm định khả năng thanh toán chắc chắn của nguồn vốn đầu tư còn chưa cao, do vậy dự án không bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện nên khi đi vào sản xuất luôn trong tình trạng “ Giật gấu vá vai” hoạt động cầm chừng. Chưa thực hiện việc tái thẩm định dự án và thẩm định mới thực hiện phương án tĩnh, chưa lập dự án trên phương án động để có thể so sánh các phương án, đưa ra phương án tối ưu nhất.

Trong hoạt động ngân hàng cán bộ tín dụng, thẩm định phải tiếp cận với nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều vùng khác

nhau, do vậy cán bộ tín dụng khó có khả năng nắm bắt và hiểu chuyên sâu về mọi lĩnh vực, vì vậy rủi ro tín dụng luôn có thể xảy ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiến thức về xã hội và thị trường còn nhiều hạn chế, chưa nhạy bén, chưa năm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường, do vậy việc tư vấn cho khách hàng chưa được nhiều, mặt hàng cho vay bị ứ đọng, khó tiêu thụ khả năng thu hồi vốn vay không cao.

Hiện nay có nhiều bộ luật được ban hành và sửa đổi như: Luật ngân hàng, luật Ngân hàng nhà nước và luật các Tổ chức tín dụng được sửa đổi bổ xung, Luật doanh nghiệp, luật đất đai… và các văn bản dưới luật hướng dẫn, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chưa đi sâu tìm hiểu những quy định mới để bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý, quyết định cho vay, tài sản bảo đảm… do vậy dẫn đến rủi ro khi khách hàng không trả được nợ.

Thông thường sau khi dự án đi vào hoạt động, ngân hàng phải xem xét, đánh giá lại hiệu quả của việc đầu tư, tái thẩm định lại dự án đầu tư trên số liệu thực tế về công suất, giá thành… trên cơ sở đó so sánh với số liệu trên dự án để xác định lại khả năng trả nợ.

+ Việc thực hiện quy trình tín dụng chưa nghiêm túc

Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và thẩm định khách hàng, có cán bộ chưa chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng: Như cho vay các công trình chưa xác định rõ ràng nguồn vốn (Chưa có thông báo vốn) xác định vòng quay VLĐ chưa phù hợp… do vậy đến hạn khách hàng không trả được nợ, dẫn đến NQH

+ Cán bộ làm công tác tín dụng quá tin tưởng vào tài sản bảo đảm

Trong quá trình xét duyệt cho vay, bên cạnh việc xác định phương án khả thi thì tài sản bảo đảm cũng là yếu tố giúp cho việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên không phải cứ có tài sản bảo đảm là cho vay, vì mục đích cho vay của ngân hàng không phải để thu hồi tài sản. Có khi cán bộ

làm công tác tín dụng không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo, không lường trước khả năng biến động của tài sản đảm bảo do khi đánh giá giá trị tài sản ở thời điểm cao, khi rủi ro phải phát mại tài sản thì giá trị tài sản thu hồi về không đủ thu nợ.

Nghiệp vụ cho vay trung – dài hạn thì bảo đảm tín dụng thường là tài sản hình thành từ vốn vay, nếu khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng thì có thể phát mại tài sản đó. Tuy nhiên tài sản đó có khi cũng khó có khả năng thu đủ vốn khi phại do tài sản bị xuống cấp, lạc hậu.

Dựa trên biên bản định giá của doanh nghiệp để làm cơ sở định giá của ngân hàng, do vậy có khi không phù hợp với giá trị thực tế hoặc định giá dựa trên hoá đơn mua bán, có thể do thiết bị không phù hợp, lạc hậu khả năng phát mại rất thấp.

Trong qúa trình cho vay việc bảo đảm tín dụng bằng thế chấp, cầm cố tài sản chưa được chấp hành nghiêm túc, do công tác quản lý và triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, quản lý thu hồi hồ sơ gốc còn lỏng lẻo. Đồng thời việc kiểm tra thẩm định hồ sơ tài sản đảm bảo không chặt chẽ. Do vậy khi khách hàng, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã không nộp cho ngân hàng mà có thể đem thế chấp vay vốn tại ngân hàng khác đây là biểu hiện rủi ro khi phát mại tài sản.

+ Việc xử lý tài sản bảo đảm còn chậm

Trong quá trình cho vay việc thẩm định tài sản bảo đảm cũng là một trong những điều kiện để quyết định cho vay, tuy nhiên khi khách hàng không trả nợ đúng hạn việc sử lý tài sản bảo đảm rất phức tạp, do khách hàng không có thiện chí trong thoả thuận bán tài sản, không giao tài sản, không ký vào biên bản bán tài sản.

+ Việc giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng chưa chặt chẽ

- Về vốn vay: Trong quá trình cho vay việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn lỏng lẽo, nên khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

- Về thanh toán: cán bộ tín dụng chưa quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, chưa yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán chuyển thẳng vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng. Mội phần do hộ còn nhiều hạn cjế trong việc tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng.

* Nguyên nhân từ phía hộ sản xuất – kinh doanh

+ Công tác đầu tư các dự án kinh doanh không đúng hướng, công nghệ còn lạc hậu

Các doanh nghiệp muốn phát triển trong hoạt động kinh doanh thì phải luôn đổi mới công nghệ, sản phẩm, nhưng việc dự đoán và phân tích thị trường đôi khi thường không chính xác, đầu tư theo phong trào do vậy sản phẩm tiêu thụ khó khăn, nhất là đối với các hộ trong lĩnh vực nông nghiệp, dễ dẫn đến tình trạng sản phẩm bán ra với giá thấp do cung quá nhiều.

+ Công tác đầu tư chưa xác định đủ nguồn vốn

Để dự án có thể đi vào hoạt động thì khi đầu tư cần phải có đủ nguồn vốn để thực hiện. Tuy nhiên, do chưa đủ nguồn vốn thì đã đầu tư bằng nguồn vốn tự có, tự huy động thông qua các thành viên trong hộ đi vay ngân hàng, chiếm dụng vốn tạm thời để thực hiện một phần dự án. Khi không đủ phần

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 46 - 57)