Tỷ lệ nợ quá hạn theo loại vay

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 42 - 45)

3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT – KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐÔNG SƠN

3.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn theo loại vay

Tuỳ thuộc thời gian vay ngắn hay dài mà dư nợ khác nhau và do đó tỷ lệ NQH cũng khác nhau.

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn theo loại vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

NQH Tỷ trọng % NQH Tỷ trọng % NQH Tỷ trọng % Tổng NQH hộ 1.150 100 785 100 586 100

Ngắn hạn 497 43,2 316 40,2 232 39,6

Trung,dài hạn 653 56,8 469 59,8 354 60,4

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX năm 2005-2007 Như vậy theo đối tượng vay ta thấy tỷ lệ NQH giảm về mặt tuyệt đối đối với cả 2 đối tượng trên. Tỷ lệ NQH ngắn hạn giảm từ 1.150 triệu đồng, năm 2005 xuống còn 316 triệu đồng năm 2006 với tốc độ giảm là 15,7% và còn 232 triệu đồng năm 2007, với tốc độ giảm là 26,6%. Còn tỷ lệ NQH trung và dài hạn cũng giảm từ 653 triệu năm 2005 xuống còn 354 triệu năm 2007.

Về mặt tỷ trọng ta thấy như phân tích ở phần trên thì dư nợ ngắn hạn của hộ có xu hướng tăng, tuy nhiên không phải vì thế mà NQH của nó cũng tăng mà theo như kết quả trên ta thấy điều hoàn toàn ngược lại. Tức là tỷ trọng NQH đối tượng ngắn hạn hộ sản xuất ngày càng giảm trong tổng NQH. Cụ thể từ 43,2% năm 2005 xuống còn 39,6% năm 2007. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự đúng đắn trong việc thay đổi hình thức cấp vốn từ cấp một lần cho cả chu kỳ sản xuất dài sang cấp vốn cho từng giai đoạn trong chu kỳ sản xuất đó. Còn NQH theo nhóm trung và dài hạn thì có xu hướng tăng về mặt tỷ trọng nhưng không đáng kể.

3.2.2.Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo đối tượng vay

Theo đối tượng vay thì hộ sản xuất chia thành nhiều loại như trong phần dư nợ

Bảng 2.9: NQH theo đối tượng vay

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Dư nợ NQH NQH tổng dư nợ Dư nợ NQH NQH tổng dư nợ Dư nợ NQH NQH tổng dư nợ Ngành nông nghiệp 35.172 529 1,5 34.699 368 1,06 45.559 276 0,61 Ngành thuỷ sản 1.649 36 2,1 1.464 16 1,09 1.640 10 0.61 Xây dựng 2.998 138 4,6 3.326 36 1,08 4.635 28 0.6 Tiểu thủ công nghiệp 12.449 191 1,53 12.490 133 1,06 17.933 110 0.61 Thương nghiệp, DV 6.481 99 1.53 6.510 70 1,07 8.224 50 0.61 Ngành khác 16.246 157 0.97 14.781 162 1,09 18.083 112 0.62 Tổng 74.995 1.150 1.53 73.270 785 1.07 96.074 586 0.61

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng HSX năm 2005-2007 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ NQH trong 3 năm qua của hộ nói chung và từng đối tượng vay nói riêng đều giảm đáng kể về mặt tuyệt đối cũng như về tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ. Tổng NQH năm 2005 của hộ sản xuất nói chung là 1.150 triệu đồng đến năm 2007 là 586 triệu đồng, giảm 564 triệu đồng. Kết quả này có được là nhờ việc giảm NQH của tất cả các lĩnh vực. Trong đó giảm nhiều nhất phải kể đến các hộ thuộc lĩnh vực nông nghiệp. năm 2005 NQH là 529 triệu đồng đến năm 2007 còn lại là 276 triệu đồng, giảm 253 triệu đồng. Bên cạnh đó còn phải kể đến các hộ thuộc lĩnh vực xây dựng năm 2005 NQH là 138 triệu đồng, đến năm 2007 con số đó chỉ còn lại là 28 triệu đồng.

Không những thế tỷ lệ NQH/tổng dư nợ của các hộ cũng giảm đáng kể, từ 1,53% năm 2005 xuống còn 0,61% năm 2007, trong đó tỷ lệ giảm nhiều nhất phải kể đến các hộ thuộc lĩnh vực xây dựng, năm 2005 tỷ lệ này là 4,6% đến năm 2007 còn lại là 0,61%.

Đây cũng là điều dễ hiểu vì các hộ thuộc lĩnh vực xây dựng thì việc thu hồi vốn thường diễn ra sau khi hoàn thành xong một giai đoạn cụ thể của công trình, nên nhiều khi không trả nợ theo đúng hạn đã cam kết với ngân hàng được, nên để tạo sự tin tưởng đối với ngân hàng những hộ này thường trả ngay sau khi có tiền. Vì vây nợ của họ thường ở mức nợ xấu nhóm 2 và vẫn tạo được tâm lý an tâm cho ngân hàng khi cho vay.

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w