Đa dạng hoá phương thức cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 64 - 66)

2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NÓI CHUNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÓI RIÊNG

2.5.Đa dạng hoá phương thức cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng

biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra và tăng cường cho vay có đảm bảo, đây chính là nguồn cung cấp thu hồi nợ sau sử lý.

2.5. Đa dạng hoá phương thức cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng dụng

Trong hoạt động tín dụng rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để hạn chế rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “ không nên bỏ trứng vào một giỏ” được thể hiện dưới các hình thức sau:

* Đa dạng hoá phương thức cho vay

+ Cho vay theo hạn mức: Thường áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và đã có quan hệ tín dụng thường xuyên uy tín với Ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả.

+ Cho vay từng lần: Thường áp dụng đối với khách hàng vay vốn không thường xuyên.

+ Cho vay đồng tài trợ: Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có những khách hàng có vay vốn lớn, khả năng đáp ứng của một Ngân hàng không đủ hay việc tập trung quá mức vào một khách hàng dễ dẫn đến rủi ro lớn nếu khách hàng không trả được nợ. Thông thường trong trường hợp này các Ngân hàng sẽ cùng liên kết tham gia thẩm định dự án và góp vốn cho vay để chia sẽ rủi ro đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

+ Ngoài ra còn có các hình thức khác như: cho vay trả góp, cho vay uỷ thác, cho vay theo dự án đầu tư,…

* Đa dạng hoá khách hàng

Mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng tránh việc cho vay quá mức đối với một khách hàng, hạn chế được rủi ro tập trung khi khách hàng lớn gặp phải rủi ro không trả được nợ.

Qua việc phân tích rủi ro tại Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn. NQH tập trung chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do vậy cần phải có biện pháp thích hợp để mở rộng cho vay các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể,..và hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động không hiệu quả.

* Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư

Trong nền kinh tế thị trường, các lĩnh vực kinh doanh đều có chu kỳ tăng trưởng và suy thoái. Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư giúp cho Ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng, nguồn tiền của Ngân hàng được đầu tư vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Để đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư có hiệu quả và an toàn, Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn cần có chiến lược kinh doanh lâu dài ổn định dựa trên các vấn đề sau:

+ Bám sát định hướng tín dụng của toàn ngành trong giai đoạn tới, và những lĩnh vực khuyến khích đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam để xây dựng kế hoạch, lĩnh vực đầu tư.

+ Trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam tại một số vùng kinh tế. Căn cứ vào định hướng của tỉnh Thanh Hoá và trên thực tế, thuận lợi khó khăn trên địa bàn để xác định lĩnh vực đầu tư. Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn có thuận lợi quản lý các xã đồng bằng có lợi thế về phát triển công nghiệp vì có nhiều núi đá vôi, cần có định hướng mở rộng cho vay đối với lĩnh vực công nghiệp, sản xuất đá xuất khẩu và cho vay đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.

* Thực hiện bảo hiểm tín dụng

Đây là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro tín dụng, nó thường được thực hiệndưói các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản hình thành từ vốn vay, bảo hiểm tài sản cầm cố,…Hiện nay theo quy định của pháp luật quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính Phủ; thì tài sản dùng để cầm cố thế chấp vay vốn Ngân hàng trong suốt thời gian còn vay vốn phải mua bảo hiểm đầy đủ. Do vậy để hạn chế rủi ro đối với tài sản bảo đảm thì Ngân hàng phải yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vật chất toàn bộ giá trị tài sản bảo đảm cho Ngân hàng, đồng thời cùng ký cam kết tay ba giừa Ngân hàng – doanh nghiệp bảo hiểm – chủ sở hữu tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để Ngân hàng được toàn quyền được thanh toán số tiền bồi thường bảo hiểm tài sản đó nếu trong trường hợp tài sản đảm bảo đó bị rủi ro về vật chất để thu hồi nợ vay.

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 64 - 66)