Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 69 - 71)

2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NÓI CHUNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÓI RIÊNG

2.8.Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

+ Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng, do cán bộ tín dụng luôn đối mặt với những rủi ro cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

+ Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức học tập nghiên cứu về luật pháp, các văn bản chế độ cho cán bộ làm công tác tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp và thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ.

+ Chuẩn hoá cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng và cũng đem đến rủi ro cho Ngân hàng. Do vậy để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và phải có một số tiêu chuẩn sau:

- Phải đào tạo chính quy, đúng chuyên nghành ở các trường đại học có uy tín.

- Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện để phục vụ cho nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy vi tính trong việc tính toán, thẩm định dự án…

- Có phẩm chất đạo đức: Đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.

- Có hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố giúp cho khách hàng và Ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với Ngân hàng. Với khả năng giao tiếp của cán bộ tín dụng sẽ hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong sử lý nghiệp vụ.

* Nâng cao trình độ cán bộ

+ Trong hoạt động Ngân hàng, cán bộ Ngân hàng vừa là người trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, vừa là người trực tiếp quan hệ với khách hàng. Vì vậy mối quan hệ giữa cán bộ Ngân hàng và khách hàng quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng.

+ Do hoạt động tín dụng liên qua đến nhiều lĩnh vực, nhiều nghành nghề, sản phẩm, trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế. Đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng.

+ Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng ngay từ khâu tuyển chọn cán bộ tín dụng phải có đạo đức, trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, hiểu biết nhiều vè lĩnh vực kinh tế, xã hội …

+ Hiện nay Nhà nước ta đang hoàn thiện dần hệ thống pháp lý, các luật đưa vào cuộc sống. Cán bộ tín dụng bên cạnh việc giỏi chuyên môn nghiệp vụ thì chưa đủ mà còn phải tích cực tìm hiểu các văn bản pháp luật, các quy dịnh của nhà nước, Chính phủ, Bộ ngành có liên quan, như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai….

+ Mời các chuyên gia về pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng để cán bộ Ngân hàng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn.

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 69 - 71)