Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 45 - 46)

3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT – KINH DOANH Ở CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐÔNG SƠN

3.3.1. Những mặt đạt được

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, vững chắc, chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện điều tra kinh tế địa phương, phân loại khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng .Thực hiện nghiêm quy trình tín dụng : từ thẩm định cho vay, xét duyệt cho vay, xử lý nợ vay. Ưu tiên vốn cho vay hộ sản xuất, xuất khẩu lao động, hộ làm kinh tế trang trại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chất lượng tín dụng khá hơn, nợ xấu cao hơn nhưng dưới mức quy định, phản ảnh thực chất lượng tín dụng.

Phân công lãnh đạo chỉ đạo tăng trưởng tín dụng hộ sản xuất, củng cố và phát triển tổ vay vốn, triển khai cho vay đến 20 triệu, 30 triệu không phải đảm bảo bằng tài sản, dư nợ hộ sản xuất tăng khá vào 6 tháng cuối năm, NQH hộ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng NQH. Việc hnhf thành và phát triển tổ vay vốn tại địa phương đã nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất một cách đáng kể. Cụ thể:

Thực hiện cho vay qua tổ theo phương án 01/LN, tại NHNo&PTNT huyện Đông sơn đã kết hợp với ban chỉ đạo huyện tổ chức đánh giá tình hình hoạt động của tổ vay vốn liên hệ những việc đã làm được, chưa làm được từ đó triển khai củng cố tất cả các tổ vay vốn trên địa bàn huyện, đến nay các xã đều đã thành lập các tổ vay vốn theo địa bàn thôn xóm, tất cả các hộ vay vốn đến 20 triệu đều tự nguyện vào tổ. Hàng tháng, mỗi xã thực hiện giải ngân, thu lãi vào một ngày cố định trong tháng tại Uỷ ban nhân dân xã. Mỗi buổi giải ngân là một buổi họp giao ban giữa các tổ trưởng tổ vay vốn, ban chỉ đạo xã và cán bộ tín dụng ngân hàng. Thực hiện đúng quy trình cho vay qua tổ, các hộ có nhu cầu vay vốn chỉ cần đăng ký vào sổ vay vốn tại nhà tổ trưởng, mọi thủ tục hồ sơ đều được hướng dẫn tại tổ.

Và kết quả đạt được rất khả quan. Về chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao,vốn vay có hiệu quả nên nợ quá hạn giảm 0,64% năm 2006 là 0,76% ,năm 2007 chỉ còn là 0,10% trên dư nợ tổ. Còn chất lượng hoạt động của tổ vay vốn cũng được nâng lên rõ rệt.6 tháng đầu năm còn 34/ 179 tổ xếp loại C, chỉ có 96/ 179 xếp loại A nhưng đến 31/12/2007 đã có 157/179 tổ xếp loại A, 22 tổ xếp loại B và không có tổ xếp loại C. Như vậy tổ loại A tăng 61 tổ, tổ loại B giảm 27 tổ, tổ loại C giảm 34 tổ so 6 tháng đầu năm.

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro. Giao trách nhiệm phân nhóm nợ định lượng cho kế toán, định tính cho tín dụng. Hàng tháng tiến hành phân tích nợ, giao chỉ tiêu đến từng cán bộ tín dụng bám sát nguồn thu của đơn vị, cá nhân để thu nợ.Đồng thời bám sát kết quả hoạt động kinh doanh của hộ và cấp vốn theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, không những kích thích hộ mạnh dạn mở rộng sản xuất mà còn kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w