1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hộ
Huyện Đông Sơn là Huyện trọng điểm lúa nằm trong Vùng Đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, kề cận với Thành phố Thanh Hoá, cách Trung tâm thành phố Thanh Hóa 5 km về phía Tây. Có 21 đơn vị hành chính gồm: 19 xã và 2 Thị trấn.
Có diện tích tự nhiên: 106,35 km2, bằng 0,95% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số 112.952 người (dân số trung bình năm 2007), chiếm 3,16% dân số cả tỉnh; mật độ dân số: 1.028 người/km2, là một trong 7 huyện, thị xã, có mật độ dân số cao nhất toàn tỉnh (gấp trên 3,1 lần mật độ dân số trung bình cả tỉnh), với tổng số hộ là 27.800 hộ trong đó có 5.674 hộ nghèo, chiếm20,4% số hộ trên địa bàn. Hộ gia đình ở khu vực nông thôn được cấp giấy phép kinh doanh là 872 hộ, chiếm 3,1% số hộ trên địa bàn. Hộ gia đình sản xuất theo làng nghề là 95 hộ. Trong đó số hộ có quan hệ tín dụng với ngân hàng là7.957 hộ chiếm 28,6% tổng số hộ trên địa bàn
Đông Sơn là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Thanh Hoá, có tổng diện tích gieo trồng là 13.680 ha tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó đất nông nghiệp là 6.080 ha, đất lâm nghiệp là 16 ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 221,65 ha tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2006 Đông Sơn là
một huyện được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản từ đá và đất.
Khoáng sản từ đá được phân bố trên tổng số 10/21 xã, có ở các xã Đông Hưng, Đông Quang, Thị trấn Nhồi, Đông Nam… với trữ lượng khá lớn và có chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng và đồ mỹ nghệ xuất khẩu.
Tài nguyên khoáng sản từ đất được sử dụng làm vật liệu xây dựng như: gạch, ngói, gốm, sứ… có ở nhiều xã như Đông Phú, Đông Văn, Đông Vinh, Đông Quang…
Nguồn tài nguyên dồi dào này đã tạo điều kiện cho phát triển ngành nghề khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ có điều kiện phát triển.