Quá trình hình thành và phát triển của NHNN&PTNT Huyện Đông Sơn Tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 28 - 30)

1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNN&PTNT Huyện Đông Sơn Tỉnh Thanh Hoá

Đông Sơn - Tỉnh Thanh Hoá

NHNo & PTNT Đông Sơn – Thanh Hoá được thành lập năm1951 với tên gọi ban đầu là Chi điếm ngân hàng Nhà nước Đông Sơn. Thời kỳ này ngân hàng Đông Sơn là một ngân hàng cơ sở, đảm nhận nhiệm vụ huy động vốn tiết kiệm và thực hiện chức năng cung ứng vốn tiền mặt cho toàn bộ cơ quan hành chính sự nghiệp và đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện. Lúc này ngân hàng thực chất là thay ngân sách Nhà nước cấp phát vốn tiền mặt cho các đơn vị theo kế hoạch.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986), nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì nền kinh tế nước ta bắt đầu có sự chuyển biến lớn. Từ đây hoạt động của ngân hàng cũng có sự thay đổi, phát triển mạnh mẽ về quy mô, số lượng. Ngày 26/03/1988 Hội đồng bộ trưởng ra Nghị định 53/HĐBT về việc tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước. Đây là sự kiện lớn làm thay đổi căn bản hệ thống tổ chức và hoạt động của ngân hàng Nhà nước ta kể từ ngày được thành lập. Kể từ đây hệ thống ngân hàng từ thành phố tới quận, huyện một mặt chuyển dần sang hoạt động hạch toán kinh doanh, mặt khác tiến hành các công việc để đổi mới mô hình, tổ chức bộ máy của ngân hàng. Ngày 01/09/1988 chi nhánh NHNo và PTNT Đông Sơn chính thức đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ mới như quy định của nghị định 53/HĐBT và chi nhánh là đơn vị trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Những năm đầu, Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn bởi lúc này nền kinh tế có lạm phát cao, tổ chức mô hình chưa ổn định, xây dựng các cơ chế, quy chế,quản lý kinh doanh của từng hệ thống Ngân hàng còn chưa đồng bộ, còn nhiều mâu thuẫn chồng chéo, cộng thêm sự khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo, lạc hậu, trình độ quản lý và kinh doanh còn nhiều hạn chế.

Đứng trước thực trạng đó, Chi nhánh NHNo & PTNT Đông Sơn phải đối mặt với những khó khăn không dễ vượt qua, nhưng thực tế cho thấy, không phải vì thế mà hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả, trái lại nhờ sự cố gắng, không ngừng phấn đấu vươn lên làm công tác huy động vốn, đầu tư tín dụng có hiệu quả cuă mọi thành viên trong Ngân hàng, đã nâng vị thế Ngân hàng và có được Ngân hàng kinh doanh theo chiều hướng tốt như ngày hôm nay.

Để làm được điều đó thật không dễ và cần phải có một quá trình, mục tiêu, phương hướng… chuẩn xác thì mới thành công, cụ thể: Ngân hàng luôn luôn xác định muốn tồn tại và phát triển được thì phải đổi mới về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất phải được nâng cấp phải được trang bị đầy đủ và hoàn thiện hơn, áp dụng công nghệ tin học vào Ngân hàng, hơn nữa các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu và đem lại sự thuận tiện, an toàn cho khách hàng, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ nhân viên Ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ.

Cùng với sự nỗ lực đó, Ngân hàng đã tích cực huy động vốn để cho vay tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, mở rộng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, đa dạng hoá các loại hình đầu tư, nhằm xác định thu lợi nhuận, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo của địa phương, đồng thời ổn định kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w