Điều kiện về kinh tế * Sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 27 - 28)

1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NHNO&PTNT HUYỆN

1.1.2. Điều kiện về kinh tế * Sản xuất nông nghiệp

* Sản xuất nông nghiệp

Là huyện thuần nông chiếm tỷ trọng cao, đã chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, cải tiến kĩ thuật canh tác, xây dựng thêm cơ sở phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi tiếp tục phát triển. Đến năm 2007 có nhiều chỉ tiêu đã đạt được và vượt kế hoạch được giao, cụ thể:

- Tổng sản lượng lương thực đạt được là 61.834 tấn. - Tổng đàn trâu 630 con giữ mức ổn định.

- Tổng đàn bò 12.950 con tăng 42,44% so với cùng kì năm 2006. - Tổng đàn lợn 40.516 con giảm 11% so với cùng kì năm 2006.

* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Đã chú trọng tập trung quy hoạch khu công nghiệp, làng nghề, hướng các doanh nghiệp vào sản xuất tập trung, ổn định lâu dài. Giá trị hàng hóa hàng năm có tốc độ tăng trưởng khá, đạt 126.030 triệu đồng đến năm 2007

tăng lên 25.000 triệu đồng. Giá trị xuất khẩu 3,726 triệu USD dến năm 2007 đã đạt được 8 triệu USD, trên địa bàn đã xây dựng nhà máy gạch Tuynen vào năm 2003 đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn.

* Về đầu tư cơ sở hạ tầng

Huyện đã chỉ đạo các xã , thi trấn huy động vốn cho xây dựng trường học cao tâng, trạm y tế, đường giao thông, kien cố kênh mương với tổng giá trị đầu tư cơ bản năm 2003 là 55.889 triệu đồng đến năm 2007 đã tăng lên đến 225.575 triệu đồng.

* Về thu chi ngân sách

Tổng ngân sách đạt được trong năm 2007 là 33.538 triệu đồng, bằng 113% Kế hoạch.

Nhìn chung Đông Sơn vẫn là huyện thuần nông, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn lớn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển song còn chậm, không đều, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng tăng cao, giá đầu ra cho sản phẩm không ổn định, tính cạnh tranh thấp gây khó khăn cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w