MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 71 - 75)

3.1. Đối với NHNN&PTNT Việt Nam

- Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN&PTNT Việt Nam, thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá khách hàng từ những thông tin thu thập được. Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, trung tâm cũng cần phân tích thêm về các thông tin giá cả thiết bị, mức đầu tư đối với các dự án cụ thể... để các chi nhánh tham khảo.

- Đề nghị NHNN&PTNT Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, để hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới, giúp lãnh đạo có thể quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản lý rủi ro tín dụng.

- Xây dựng phần mềm thẩm định dự án và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ, phù hợp với thực tế, giảm việc chỉnh sửa thay đổi thường xuyên như hiện nay.

- Ban hàng các hướng đẫn kịp thời với chủ trương chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho các chi nhánh.

3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trong quá trình thực hiện các quy định của NH Nhà nước, đôi khi các NH và các tổ chức tín dụng gặp không ít khó khăn, và các văn bản luật này đưa ra phần rất khó hiểu, phần lại không có hướng dẫn rõ ràng. Vì thế trong các văn bản luật, đặc biệt là các văn bản điều chỉnh bổ sung chính sách của mình, thì Ngân hàng Nhà nước cần ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn cụ thể.

3.3. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan

Hiện nay nước ta đang chuyển dần sang cơ chế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải có hệ thống pháp luật đồng bộ và phù hợp. Việc ban hành các luật và văn bản dưới luật cần phải đồng bộ kịp thời để tạo môi trường pháp lý hoàn thiện, ổn định và thông thoáng cho hoạt động kinh doanh của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật và văn bản dưới luật ở nước ta còn chưa đồng bộ và kịp thời, một phần nào đó đã gây ra khó khăn cho Ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động tín dụng. Dưới đây là một vài đẫn chứng cụ thể:

- Luật doanh nghiệp nhà nước đã có hiệu lực từ ngày 01/07/2004, đến tháng 12/2004 Chính phủ đã ban hành nghị định 199/2004/NĐ-CP về việc ban hành quy chế quản lý tài chính của Công ty Nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Nhưng việc thực hiện đồng ý cho phép doanh nghiệp Nhà nước không cho HĐQT vay vốn, thế chấp, bảo lãnh... vẫn chưa được triển khai gây khó khăn đối với doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng trong việc cho vay.

- Luật phá sản đã có hiệu lực từ ngày 15/10/1004 nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản dưới luật cụ thể.

- Điểm b điều 77 Luật các tổ chức tín dụng: quy định những trường hợp không được cho vay là người thẩm định xét duyệt cho vay. Nên quy định cụ thể là người thẩm định, xét duyệt cho mình vay hay là tất cả cán bộ nhân viên làm nghiệp vụ thẩm định, xét duyệt cho vay là không hợp lý khi vay có tài sane bảo đảm như sổ tiết kiệm, ký phiếu... Đề nghị Chính phủ xem xét và có hướng dẫn cụ thể vấn đề trên.

- Ban hàng luật kế toán và quy định kiểm toán hàng năm là điều kiện bắt buộc đối với các đơn vị hoạt động kinh doanh, nó là cơ sở để phản ánh thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ bản là lĩnh vực có rất nhiều vấn đề Chính phủ cần ban hành Luật xây dựng để quy định cụ thể về pháp lý trong hoạt động xây dựng cơ bản.

* Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và đổi mới công tác quản lý doanh nghiệp

- Phải xây dựng chiến lược kinh tế lâu dài trong quá trình quản lý cần tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế làm đòn bẩy, hạn chế dùng các biện pháp hành chính, bảo hộ để tác động xấu đến nền kinh tế. Ví dụ việc tăng thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô bị ảnh hưởng...

- Cần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp Nhà nước để làm lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước.

- Đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản:

+ Hiện nay nợ tồn đọng đối với lĩnh vực này rất lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB. Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần chỉ đạo mạnh mẽ hơn trong việc rà soát lại toàn bộ các dự án, quy rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư, người quyết định đầu tư, phê duyệt dự án để gây nên tình trạng ách tắc thiệt hại lớn về ngân sách Nhà nước và tài chính các doanh nghiệp xây lắp. Khi mở thầu phải bố trí đủ vốn để thực hiện dự án, tránh việc làm trước chạy vốn sau, hay vừa làm vừa chạy vốn, chưa có vốn đã mở thầu, việc đầu tư tràn lan, phân tán, không có hiệu quả trong XDCB.

+ Đối với thuế và bảo hiểm xã hội: đối với các doanh nghiệp thi công các công trình xây dựng có nguồn vốn thanh toán từ ngân sách, thương thanh toán chậm, nhỏ giọt trong nhiều năm. Trong khi doanh nghiệp vẫn nộp BHXH, thuế đầy đủ, do vậy ảnh hướng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp. Đề nghị Nhà nước có chính sách về thuế và BHXH với doanh nghiệp còn nợ trong lĩnh vực XDCB.

+ Cần thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng, nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.

* Ổn định và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quy hoạch

Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành và các địa phương nhanh chóng ổn định nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác quy hoạch. Khi quy hoạch cần phải chi tiết và đồng bộ. Quy hoạch phát triển các vùng miền hợp lý, tạo điều kiện phát triển các vùng, tránh quy hoạch tràn lan như tỉnh nào cũng có khu công nghiệp, nhưng thu hút vốn đầu tư không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa rủi ro tín dụng đối tượng hộ sản xuất kinh doanh ở chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn huyện Đông Sơn – Thanh Hóa (Trang 71 - 75)