1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang

91 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 “Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang”. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG NGỌC LÝ HỒNG “NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIUN QUẾ TRÊN NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU VÀ SỬ DỤNG GIUN QUẾ TƢƠI TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI HUYỆN BẮC QUANG TỈNH HÀ GIANG” Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số : 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ VĂN DOANH Thái Nguyên - năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi nước ta có từ lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân. Nó cung cấp sức kéo, thịt, trứng, sữa… phục vụ cho nhu cầu sống của con người. Trong những năm qua, cùng với sự trở mình đi lên của đất nước, ngành nông nghiệp đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Hiện nay, ngành chăn nuôi không chỉ dừng lại ở chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình mà ngày càng phát triển với quy mô lớn, nhiều chủng loại vật nuôi phong phú, đa dạng về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đi theo đó là hai vấn đề lớn là: thiếu nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm và vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng. Trong chăn nuôi thức ăn là vấn đề quan trọng, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Chi phí cho thức ăn thường chiếm tỷ lệ rất lớn, khoảng 70% tổng chi phí chăn nuôi, trong đó giá thành của nhóm thức ăn giàu protein thường cao hơn nhiều so với nhóm thức ăn giàu năng lượng. Trong những năm gần đây, tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta có nhiều biến động, giá thức ăn công nghiệp tăng cao (cao hơn các nước trong khu vực từ 10 - 20%) một phần là do nước ta phải nhập khẩu nhiều nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nhóm nguyên liệu thức ăn giàu protein (chiếm 60 - 70%) nên đã làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả chăn nuôi. Chính vì vậy, việc lựa chọn nguồn nguyên liệu thức ăn, đặc biệt là nguồn thức ăn giàu protein rẻ tiền, dễ tìm nhằm bổ sung, thay thế trong khẩu phần ăn của gia cầm là điều rất có ý nghĩa, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay phân hữu cơ truyền thống đã dần bị loại bỏ do bẩn, mùi hôi thối và mang nhiều vi khuẩn gây bệnh. Phân bón hóa học trong quá trình sử dụng liên tục ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất và làm chai cứng đất. Để từng bước khắc phục hai vấn đề nêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 trên trong nền kinh tế phát triển bền vững, thì nghề nuôi giun quế là một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi. Giun quế là loài động vật được biết đến để sử dụng làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm, thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao với hàm lượng protein thô chiếm đến 70% trọng lượng khô. Hơn nữa, giun quế có thể xử lý chất thải hữu cơ, phân gà, phân lợn, phân trâu bò và chuyển hóa chúng thành phân bón hữu cơ có chất lượng và bằng cách đó có thể cải thiện được môi trường sinh thái ở các vùng nông thôn. Thậm chí, phân của giun quế cũng có thể dùng để xử lý nước thải. Sản phẩm thừa và xác chết còn lại góp phần cải tạo, phục hồi đất. Một mặt khác, nuôi giun quế sẽ là một nghề góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, kể cả ở vùng sâu vùng xa. Vì vậy, việc phát triển nghề nuôi giun quế cũng là một hướng đi mới để phát triển ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung ngày càng có chất lượng và hiệu quả thiết thực. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang”. 2. Mục tiêu đề tài - Xác định được phương pháp nuôi giun quế đạt năng suất cao từ các chất thải nông nghiệp khác nhau. - Xác định được ảnh hưởng của việc sử dụng giun quế tươi đến khả năng cho thịt trên đàn gà thịt. - Xác định được mức bổ sung giun quế tươi vào khẩu phần ăn của gà nuôi thịt. 3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp thêm nguồn tư liệu về kỹ thuật chăn nuôi giun quế trên nhiều nền giá thể khác nhau và bổ sung giun quế tươi làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 thức ăn bổ sung cho vật nuôi. Ảnh hưởng của giun quế tươi đến khả năng sinh trưởng và chất lượng gà thịt. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nuôi giun quế và sử dụng giun quế bổ sung vào khẩu phần ăn trong chăn nuôi gà thịt sẽ giảm được chi phí thức ăn trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mặt khác, mở ra một hướng chăn nuôi mới góp phần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Giun quế và đặc tính của giun quế Giun quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. Theo Phan Tử Diên và cs (1988) [5], giun quế là một loại giun đất, thuộc ngành giun đốt (Annelida), trong lớp giun ít tơ (Oligochaeta). Hiện nay trên thế giới có khoảng 2500 loài, Mehrotra (1997) [84], cho rằng có 3920 loài. Lê Hồng Mận (2004) [30] cho rằng trên thế giới có đến 8000 giống giun, trong đó ở nước ta đã phát hiện trên 100 giống. 1.1.1.1. Đặc tính sinh lý học * Đặc tính sinh học Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], giun quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10 - 15 cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 - 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải ra phân ra ngoài rất giàu dinh dưỡng, những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể nhưng vẫn còn hoạt động ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 “màng dinh dưỡng” một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên. * Đặc tính sinh lý Nguyễn Văn Bảy (2005) [2], giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm trong khoảng từ 20 - 30 o C, ở nhiệt độ khoảng 30 o C và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi O 2 . Giun quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định. Qua các thí nghiệm thực hiện, nhận thấy chúng thích hợp nhất vào khoảng 7,0 - 7,5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 - 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi. Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn. Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. Giun quế rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiệm ẩm độ thường xuyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 * Giá trị dinh dưỡng của giun quế Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảy (2001) [1], giá trị dinh dưỡng của giun quế phơi khô như sau: vật chất khô chiếm 93,62%, protein thô chiếm 59,9%, năng lượng thô chiếm 402,09 kcal/100g, béo thô chiếm 7,43%, canxi chiếm 0,11%, phot pho chiếm 0,118%. Theo Trần Thị Dân và cs (2006) [4], giá trị dinh dưỡng của giun quế trước khi chế biến như sau: vật chất khô chiếm19,24%, protein thô chiếm 13,41%, béo chiếm 1,17%, khoáng tổng số chiếm 1,48%. Sau khi phơi, vật chất khô của giun quế là 88,68%, protein là 57,14%, béo là 4,89%, khoáng tổng số là 7,9%. Sau khi rang, vật chất khô của giun quế là 91,69%, protein là 41,07%, béo là 4,24%, khoáng tổng số chiếm 36,88%. Như vậy, giun quế rất giàu các chất dinh dưỡng, phù hợp để làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm. 1.1.1.2. Sự sinh sản và phát triển. Theo Nguyễn Lân Hùng (2010) [14], Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao như điều kiện của khu vực phía Nam. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 - 1.500 cá thể trong một năm. Giun quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 - 20 trứng, mỗi kén có thể nở từ 2 - 10 con. Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 - 3 mm, sau 5 - 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 - 30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục; từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 1.1.1.3. Tác dụng của việc sử dụng giun quế trong chăn nuôi và một số lĩnh vực khác Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Hiếm có loài động vật nào có giá trị hấp dẫn như con giun quế. Giun được sử dụng trực tiếp hoặc phối trộn để làm thức ăn cao cấp nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; thậm chí làm thực phẩm cho con người, dùng sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm; giun phân hủy rác hữu cơ, bảo vệ môi trường; phân giun thải ra là một trong những loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết. Lợi ích to lớn của giun quế thể hiện ở một số tác dụng chủ yếu sau đây: * Giun là loại thức ăn giàu đạm, chất lượng cao để nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản, đồng thời làm giảm chi phí thức ăn chăn nuôi Với hàm lượng protein thô chiếm 70% trọng lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại acid amin, nhiều loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt giun còn có các loại kích thích sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá (Trại giun quế PHT, 2008) [60]. * Phân giun là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu dinh dưỡng Theo Trại giun quế PHT (2008) [60], thức ăn chủ yếu của giun là phân trâu bò, ngựa, dê, cừu, thỏ, lợn, gà; phế thải, rau của quả, cây thân thảo và các loại rác hữu cơ hoai mục…; Sau khi được giun tiêu hóa sẽ trở thành phân giun, có chứa một số acid amin như: tyrozin, arginin, cystin, methionin, histidin… Phân giun chứa một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân giun không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng, mà còn tăng khả năng cải tạo đất. Phân giun còn chứa các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 khoáng chất được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp, không như các loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp thụ. Hơn nữa, phân giun không có mùi hôi thối như các loại phân gia súc, gia cầm, lại có thể để lưu giữ lâu ngày trong túi nilon mà không sợ bị mốc, rất thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển. Phân giun làm giảm lượng acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ nitơ ở trạng thái cây trồng có thể hấp thụ được. Chất acid humic ở trong phân giun có thể giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Chất IAA (indol acetic aicd) có trong phân giun là một trong những chất kích thích hữu hiệu, giúp cây trồng tăng trưởng tốt. Phân giun có thể giúp chống sự xói mòn và tăng khả năng giữ nước trong đất. Cây trồng khi bón phân giun sẽ không bị “cháy”, khống chế được các kim loại nặng xâm nhập cây gây đột biến làm phát sinh tế bào lại có hại, gây hoại tử rễ… Chất mùn trong phân giun loại trừ được những độc tố, nấm, và vi khuẩn có hại trong đất có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ và đẩy lùi nhiều bệnh của cây trồng. Phân giun có tác dụng điều hòa môi trường đất rất tốt, giúp cây phát triển ngay cả khi nồng độ pH trong đất quá cao hoặc thấp. Việc nuôi giun quế lấy phân, chính là việc áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ bằng con giun quế một trong những công nghệ rẻ tiền nhất. Hiện tại phân giun quế thường được sử dung cho các mục đích như: Kích thích sự nẩy mầm và phát triển của cây trồng; Điều hòa dinh dưỡng cải tạo đất, làm cho đất màu mỡ và tơi xốp; Dùng làm phân bón lót cho cây rau quả, tạo ra sản phẩm có chất lượng và năng suất cao; Dùng làm phân bón lá hảo hạng và kiểm soát sâu bọ hại cây trồng. Vì vậy, phân giun là loại phân sạch thiên nhiên quý giá để bón cho hoa, cây cảnh, rau quả trong nông nghiệp sạch, được thị trường rất ưa chuộng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 * Giun làm thuốc chữa nhiều loại bệnh cho con người Trại giun quế PHT (2008) [60], y học cổ truyền của nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã dùng giun đất để chữa các bệnh về huyết áp, tim mạch, thần kinh, kháng ung thư, hen suyễn, sốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gẫy tay chân v v… Loại acid amin tyrosin trong giun có thể tăng tuần hoàn máu ngoại vi của bề mặt cơ thể, tăng tản nhiệt, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt. Dịch ngâm nước của giun có tác dụng làm tê tri giác (giảm đau). Dung dịch cồn của giun, có tác dụng giảm huyết áp từ từ và giữ được lâu bền, sử dụng rất tốt cho người cao huyết áp. Rượu thuốc lumbrokinase làm từ giun đất đã thanh trùng, ngâm rượu, đến khi có màu nâu đậm, đem ra sử dụng sẽ giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và mỡ máu ở người cao tuổi. Trong cơ thể giun có chất xúc tác, có tác dụng co bóp cổ tử cung, trợ giúp sản phụ dễ dàng khi đẻ. Thành phần đạm trong chiết xuất của giun, có tác dụng giãn nở khí quản, trị bệnh hen suyễn. Nhờ việc chứa các hàm lượng rất cao của acid linoleic, cùng khoáng chất vi lượng đặc hiệu chống oxy hóa là Se, giúp giun tăng năng lực sát khuẩn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng trong cơ thể, nên tăng được khả năng chống ung thư, giảm hội chứng thiểu năng trí tuệ (bệnh đao) ở trẻ em; ổn định sự hoạt động của cơ tim nên phòng được các bệnh bất thường về tim, ngăn ngừa viêm gan, loét dạ dày, viêm đường ruột, thấp khớp, viêm họng, tiểu đường, yếu về sinh lý. Hàm lượng Zn có trong giun giúp điều trị đối với những trẻ em biếng ăn, tóc thưa, chậm lớn, ngăn ngừa sự phát triển không bình thường về tri giác và thính giác trẻ em. Ngoài ra nó còn điều trị suy nhược thần kinh toàn diện, trí nhớ kém, ngủ kém, khứu giác bất thường. Trong các tác dụng chữa bệnh của giun đất thì tác dụng cấp cứu những trường hợp đột quỵ do tai biến mạch máu não là được quan tâm nhiều nhất. Ở Việt Nam, toa thuốc và tên bài thuốc sử dụng giun đất chữa tai biến mạch máu [...]... PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu - Giun quế (Perionyx excavatus) được nuôi trên nền giá thể khác nhau tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang - 180 gà thịt giống địa phương (gà ri pha) 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu * Thời gian: Bắt đầu từ tháng 8/ 2012 đến tháng 8/ 2013 * Địa điểm: - Tiến hành nuôi giun thí nghiệm và bổ sung giun tươi vào khẩu phần ăn trên đàn gà nuôi nhốt tại trang trại chăn. .. chăn nuôi của gia đình ông Hoàng Văn Kính (Tổ 13 - TT Việt Quang - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang) - Phân tích thành phần hóa học tại Viện Khoa học sự sống, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu quy trình kỹ thuật nuôi giun quế trên nền giá thể khác nhau ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang - Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng giun quế tươi bổ sung vào khẩu... dụng giun quế tươi bổ sung vào khẩu phần ăn trên đàn gà nuôi thịt 2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sinh trưởng của giun quế trên nền giá thể khác nhau 2.4.1.1 Mục tiêu Xác định được mức độ tăng trưởng của giun quế khi nuôi trên nền giá thể khác nhau 2.4.1.2 Bố trí thí nghiệm và phương pháp nuôi giun - Nuôi giun trong bể chứa có mái che: Thể tích bể gạch xây là 1 x 1 x 0,4m, xung... 2: Sử dụng giun quế tươi bổ sung vào khẩu phần ăn và khảo sát ảnh hưởng của giun quế tươi trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của đàn gà thí nghiệm 2.4.2.1 Mục tiêu Xác định được mức ảnh hưởng của việc bổ sung giun quế tươi với những tỷ lệ khác nhau vào trong khẩu phần ăn cho gà thịt từ 5 - 20 tuần tuổi 2.4.2.2 Bố trí thí nghiệm * Chuẩn bị gà con và úm gà con trước khi đưa vào nuôi. .. sung giun tươi vào khẩu phần ăn của gà thả vườn có hiệu quả là 7 - 10 g giun tươi/ ngày Cho gà ăn lúa, cám gạo, cám hỗn hợp tự trộn (có 14% chất đạm) tại nông hộ và bổ sung giun tươi để gà tăng trọng tốt Trong điều kiện phải tự túc thức ăn cho gà thì giun quế tươi xem như là loại thức ăn bổ sung hiệu quả cho chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ Theo Phan Tử Diên và cs (1998) [5], dùng giun quế cho gà thịt ăn... lượng 10 - 15 con /gà/ ngày là thích hợp Theo Lê Hồng Mận (2004) [30], có thể cho gia cầm ăn giun tươi sau khi thu hoạch giun, có thể bắt giun cho gà ăn hàng ngày hoặc có thể bổ sung bột giun vào thức ăn của gia cầm 3 - 5% Theo tác giả Đào Văn Huyên (2003) [16], để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi nên bổ sung 3 - 5% bột giun vào thức ăn cho gia cầm hoặc 5 - 10 con giun tươi/ gà/ ngày Theo Nguyễn... [2] gà có khả năng sử dụng giun tươi rất tốt, không bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng độc hại (như chúng ta thường nghĩ giun tươi chưa chế biến sẽ nhiễm khuẩn từ môi trường sống), một ngày gà trưởng thành có khả năng ăn đến 30 - 50 g giun tươi trong ngày, nhưng nếu ăn nhiều gà bị “say”, vì ăn nhiều giun tươi (chứng không tiêu hóa hết, có triệu chứng tiêu chảy, xù lông và chết trong vài giờ Mức bổ sung giun. .. khảo sát năng suất thịt của 3 dòng V1, V3 và V5 trong giống gà Hybro cho thấy giữa các dòng có sự khác nhau rõ rệt Trong cùng một dòng: tỷ lệ thân thịt gà trống cao hơn gà mái và thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống Chambers và cs (1988) [71] cho rằng giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất thịt xẻ hay năng suất các phần như thịt đùi, thịt ngực, cánh, chân hay phần thịt ăn được Phạm... http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 2.4.1.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Khả năng sinh trưởng của giun quế nuôi trên 3 nền giá thể khác nhau + Khối lượng giun tăng sau 60 ngày nuôi KL giun tăng (g) = KL giun cuối kỳ (g) - KL giun ban đầu (g) + Tốc độ sinh trưởng của giun (TĐST): TĐST = KL giun cuối kỳ (g) KL giun ban đầu (g) X 100 + Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng giun tăng (kg): Tiêu tốn thức ăn/1... cả gà trống và gà mái đều có xu hướng tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở ngày tuổi 77 và 84 Trần Công Xuân và cs (2000) [67], nghiên cứu lai kinh tế giữa gà Kibir và Lương Phượng hoa cho thấy tỷ lệ thân thịt 72,4% - 72,32%; tỷ lệ thịt đùi 20,64% - 21,43%; tỷ lệ thịt ngực 20,68% - 20,80% Trần Công Xuân và cs (1997) [65], mổ khảo sát gà Tam Hoàng và gà Ri lúc 15 tuần tuổi cho biết tỷ lệ thịt đùi + thịt . “NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIUN QUẾ TRÊN NỀN GIÁ THỂ KHÁC NHAU VÀ SỬ DỤNG GIUN QUẾ TƢƠI TRONG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI HUYỆN BẮC QUANG TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số :. tiễn nói trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang . 2 Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang .

Ngày đăng: 30/08/2014, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
12. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1998), Chăn nuôi gia cầm, Giáo trình dành cho cao học và NCS ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 196 - 201 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
13. Nguyễn Duy Hoan (2010), Dinh dưỡng protein gia cầm, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng protein gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2010
15. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
16. Đào Văn Huyên (2003), Chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm
Tác giả: Đào Văn Huyên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
17. Đào Văn Khanh (2000), Nghiên cứu suất thịt gà Broiler giống Tam Hoàng 882 nuôi ở các vụ khác nhau của vùng sinh thái Thái Nguyên, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường Đại học Nông Lâm, Nxb Nông nghiệp, tr. 40 - 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu suất thịt gà Broiler giống Tam Hoàng 882 nuôi ở các vụ khác nhau của vùng sinh thái Thái Nguyên
Tác giả: Đào Văn Khanh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
18. Đào Văn Khanh (2002), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên
Tác giả: Đào Văn Khanh
Năm: 2002
19. Kushener K.F (1974), Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm, Tạp chí KHKT, số 141, phần thông tin hoa học nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm
Tác giả: Kushener K.F
Năm: 1974
20. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống vật nuôi, Giáo trình Đại học Sư phạm I, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở di truyền chọn giống vật nuôi
Tác giả: Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1999
22. Trần Long (1994), Xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng sản xuất và lựa chọn phương pháp chọn giống thích hợp đối với các dòng gà thịt Hybro HV 85, Thông tin khoa học kỹ thuật gia cầm số 1/1994, tr. 14 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng sản xuất và lựa chọn phương pháp chọn giống thích hợp đối với các dòng gà thịt Hybro HV 85
Tác giả: Trần Long
Năm: 1994
23. Bùi Đức Lũng (1992), Nuôi gà Broiler năng suất cao, Báo cáo chuyên đề quản lý kỹ thuật ngành gia cầm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà Broiler năng suất cao
Tác giả: Bùi Đức Lũng
Năm: 1992
24. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà thịt broiler đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà thịt broiler đạt năng suất cao
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1993
25. Bùi Đức Lũng (1995), Sinh lý tiêu hóa hấp thu và trao đổi dinh dưỡng thức ăn ở gia cầm - Sinh lý gia súc, Giáo trình Cao học nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý tiêu hóa hấp thu và trao đổi dinh dưỡng thức ăn ở gia cầm - Sinh lý gia súc
Tác giả: Bùi Đức Lũng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
26. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003), Chăn nuôi gia cầm công nghiệp và lông màu thả vườn, Nxb Nghệ An, tr. 20 - 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm công nghiệp và lông màu thả vườn
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2003
27. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu mốt số tính trạng sản xuất các dòng thuần chủng V1, V3, V5, giống gà thịt cao sản Hybro trong điều kiện Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, tr. 8 - 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mốt số tính trạng sản xuất các dòng thuần chủng V1, V3, V5, giống gà thịt cao sản Hybro trong điều kiện Việt Nam
Tác giả: Ngô Giản Luyện
Năm: 1994
28. Phạm Thị Hiền Lương (1997), Khảo sát khả năng sinh trưởng, cho thịt của giống gà Tam Hoàng với phương thức nuôi bán thâm canh tại các nông hộ của trại thực tập - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ KHNN, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 76 - 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh trưởng, cho thịt của giống gà Tam Hoàng với phương thức nuôi bán thâm canh tại các nông hộ của trại thực tập - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Tác giả: Phạm Thị Hiền Lương
Năm: 1997
29. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993), Nghiên cứu yêu cầu Protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ 1 - 63 ngày tuổi, Thông tin gia cầm số 13, tr. 17 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu yêu cầu Protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ 1 - 63 ngày tuổi
Tác giả: Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán
Năm: 1993
30. Lê Hồng Mận (2004), Nuôi giun quế làm thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (Năm thứ nhất, số 3/tháng 9 - 2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi giun quế làm thức ăn chăn nuôi
Tác giả: Lê Hồng Mận
Năm: 2004
31. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn giống và nhân giống gia súc
Tác giả: Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1992
32. Trần Đình Miên (1994), Di truyền học quần thể, Di truyền chọn giống động vật, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 60 - 101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học quần thể, Di truyền chọn giống động vật
Tác giả: Trần Đình Miên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1994

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Lịch phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 2.2. Lịch phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm (Trang 37)
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 (cho 1 lần thí nghiệm) - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 (cho 1 lần thí nghiệm) (Trang 38)
Bảng 2.4. Công thức khẩu phần ăn cơ sở của gà thí nghiệm (%) - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 2.4. Công thức khẩu phần ăn cơ sở của gà thí nghiệm (%) (Trang 39)
Bảng 3.1. Thành phần hoá học của nền giá thể và phân giun - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.1. Thành phần hoá học của nền giá thể và phân giun (Trang 44)
Hình 3.1. Biểu đồ biến động hàm lƣợng nitơ của nền giá thể và phân giun - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Hình 3.1. Biểu đồ biến động hàm lƣợng nitơ của nền giá thể và phân giun (Trang 45)
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng của giun trên nền giá thể và mật độ thả khác nhau - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng của giun trên nền giá thể và mật độ thả khác nhau (Trang 47)
Bảng 3.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)  Tuổi gà - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Tuổi gà (Trang 49)
Bảng 3.5. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g)   Giai đoạn - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.5. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) Giai đoạn (Trang 50)
Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (Trang 51)
Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày)  Giai đoạn - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn (Trang 52)
Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm  3.2.2.3. Sinh trưởng tương đối - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 3.2.2.3. Sinh trưởng tương đối (Trang 53)
Bảng 3.7. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%)   Giai đoạn - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.7. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) Giai đoạn (Trang 54)
Hình 3.6. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Hình 3.6. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (Trang 55)
Bảng 3.8. Lƣợng thức ăn thu nhận của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)  Giai đoạn - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.8. Lƣợng thức ăn thu nhận của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày) Giai đoạn (Trang 56)
Bảng 3.10. Tiêu tốn ME/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (kcal)  Giai đoạn - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.10. Tiêu tốn ME/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (kcal) Giai đoạn (Trang 60)
Bảng 3.11. Tiêu tốn Pr/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (g)  Giai đoạn - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.11. Tiêu tốn Pr/kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (g) Giai đoạn (Trang 61)
Bảng 3.12. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.12. Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm (Trang 62)
Bảng 3.13. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm  Thành phần - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.13. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm Thành phần (Trang 63)
Bảng 3.14.  Chi phí cho 1kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm - Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Bảng 3.14. Chi phí cho 1kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w