3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn
3.3.6. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm
Thành phần hoá học của thịt thể hiện phần nào chất lượng của thịt. Thịt ngực và thịt đùi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thịt và khả năng cho thịt của gia cầm, nó chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể. Các chỉ tiêu chủ yếu được đánh giá thông qua thịt đùi và thịt ngực bao gồm: tỷ lệ vật chất khô, protein, lipit, khoáng.
Bảng 3.13. Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm Thành phần
Lô TN Tên mẫu VCK
(%) Protein (%) Lipit (%) Khoáng (%) ĐC Cơ đùi ♂ 26,24 22,57 2,30 1,28 Cơ đùi ♀ 26,33 22,11 2,75 1,19 Cơ ngực ♂ 28,18 26,18 0,55 1,24 Cơ ngực ♀ 28,45 26,43 0,75 1,18 TN1 Cơ đùi ♂ 25,54 21,45 2,89 1,15 Cơ đùi ♀ 27,01 22,18 3,64 1,18 Cơ ngực ♂ 28,29 26,15 0,17 1,35 Cơ ngực ♀ 29,08 26,39 1,25 1,36 TN2 Cơ đùi ♂ 25,39 21,98 1,99 1,20 Cơ đùi ♀ 26,39 22,48 2,59 1,18 Cơ ngực ♂ 28,09 26,22 0,37 1,37
Về thành phần hoá học của thịt gà, tỷ lệ vật chất khô thịt gà dao động trong khoảng từ 25,39% đến 29,08%. Tỷ lệ VCK ở cơ ngực và cơ đùi con trống thấp hơn con mái ở tất cả các lô. Tỷ lệ protein trong thịt gà thì luôn biến động giữa các lô, tỷ lệ protein ở cơ ngực luôn cao hơn tỷ lệ protein cơ đùi ở tất cả các lô. Tỷ lệ lipit của cơ ngực luôn thấp hơn cơ đùi ở tất cả các lô. Hàm lượng khoáng ở cơ ngực luôn lớn lơn cơ đùi ở tất cả các lô. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân và Cs (1999) [66].
Về đánh giá cảm quan: Thịt gà ở lô TN 2 có độ đỏ và vàng nhiều nhất, sau đó là lô TN 1, lô ĐC là nhạt nhất. Chứng tỏ khi bổ sung giun quế cho gà không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt gà mà còn làm cho thịt gà có màu đỏ, vàng hơn. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs [43].
3.3.7. Sơ bộ hạch toán kinh tế của đàn gà thí nghiệm
Trong chăn nuôi gia cầm, chi phí các khoản là yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do vậy để mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài yếu tố về con giống, người ta phải tính toán đến chi phí cho 1kg tăng khối lượng thấp nhất. Vì chi phí thức ăn thường chiếm trên 72% giá thành sản phẩm nên quyết định rất nhiều đến hiệu quả kinh tế, bên cạnh đó trình độ chăm sóc, nuôi dưỡng và các yếu tố khác như giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng, môi trường chăn nuôi... cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng, giảm giá trị của sản phẩm chăn nuôi.
Để đánh giá hiệu quả khi chăn nuôi gà thí nghiệm chúng tôi sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn/kg tăng trọng của gà thí nghiệm. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Chi phí cho 1kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm
(ĐVT: 1000đ)
STT Chỉ tiêu ĐVT TN 1 TN 2 ĐC
1 Chi phí thức ăn/1 gà đồng 90270 92735 89429 2 Tăng khối lượng toàn kỳ kg 1,24 1,28 1,16 3 Chi phí thức ăn/kg tăng KL đồng 72798 72449 77094 4 So với lô đối chứng % 94,43 93,98 100,00
Qua bảng 3.14 cho thấy, chi phí thức ăn/1 gà của lô TN 2 là cao nhất 92.735 đồng, lô TN 1 là 90.270 đồng, lô ĐC có chi phí thức ăn/1 gà thấp nhất là 89.429 đồng. Tăng khối lượng toàn kỳ của lô TN 2 là cao nhất 1,28 kg, sau đó đến lô TN 1 là 1,24 kg, thấp nhất là lô ĐC 1,16 kg. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng phụ thuộc vào chi phí thức ăn/1 gà và tăng khối lượng của gà vì vậy, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao nhất ở lô ĐC là 77.094 đồng, lô TN 2 là thấp nhất 72.449 đồng, tiếp đến là lô TN 1 72.798 đồng. So sánh giữa 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng thì lô TN 2, TN 1 thấp hơn lô ĐC lần lượt là 6,02% và 5,57%. Điều đó chứng tỏ việc bổ sung giun đã giúp làm giảm chi phí thức ăn hơn lô đối chứng, nhất là ở lô TN 2. Kết quả trên cho thấy tuy nuôi gà ta giống địa phương thời gian kéo dài hơn các giống gà lai, khi bổ sung giun quế tươi cho gà và với giá thành sản phẩm thịt bán ra thị trường ở địa phương hiện nay là 120.000 đồng/kg thì vẫn mang lại hiệu quả kinh tế tốt cho người chăn nuôi.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Kết quả nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau
- Các chất NO3-, NH4+, photpho, nitơ trong nền giá thể và thức ăn của giun đều giảm khi thành phân giun: Vậy khi nuôi giun không chỉ thu được sản phẩm là giun mà còn có thể sử dụng lại gần như toàn bộ phân cho giun ăn ban đầu dưới dạng phân giun. Điều này, có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn giúp cải tạo và làm sạch môi trường.
- Trong cả hai đợt nuôi giun trên nền giá thể và thức ăn khác nhau, kết quả cho thấy giun phát triển tốt nhất ở TN 3: 20% phân trâu + 50% phân lợn + 30% rơm.
- Về mật độ thả giun giống khác nhau thì MĐ2 (2000g) có khối lượng giun tăng cao hơn ở MĐ1 (1000g).
1.2. Kết quả sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt giống địa phương cho thấy
- Gà nuôi khi bổ sung giun quế tươi có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà. Tỷ lệ nuôi sống của lô TN 1 là 96,67%; lô TN 2 là 95,00%; lô ĐC là 93,33%.
- Việc bổ sung giun đã có tác dụng làm tăng khối lượng cơ thể gà, ở lô
TN 2 cho kết quả cao nhất (trung bình đạt 1747,0 g/con); lô TN 1 đạt 1710,3 g/con; lô ĐC 1626,2 g/con. Tăng khối lượng tuyệt đối và tườn đối của 2 lô thí nghiệm đều cao hơn lô đối chứng.
- Về tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng, việc bổ sung giun có tác dụng làm tăng khả năng sử dụng thức ăn của gà, đặc biệt là lô TN 2 hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn 5 - 20 tuần tuổi đạt 3,57 kg TĂ/kg TT; lô TN 1 là 3,69 kg TĂ/kg TT và lô ĐC 3,85 kg TĂ/kg TT.
phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao nhất ở lô ĐC là 77.094 đồng, lô TN 2 là thấp nhất 72.449 đồng, tiếp đến là lô TN 1 72.798 đồng. So sánh giữa 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng thì lô TN 2, TN 1 thấp hơn lô ĐC lần lượt là 6,02% và 5,57%.
- Bổ sung giun vào khẩu phần ăn của gà làm tăng tỷ lệ thân thịt, ở TN 2 là cao nhất đạt 68,78% cao hơn tỷ lệ thân thịt trung bình của lô ĐC là 1,67%. Lô TN 1 có tỷ lệ thân thịt là 67,99%. Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi của gà đạt cao nhất ở lô TN 2, trung bình đạt 28,15% tiếp đến là lô TN 1 27,06%, tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi của gà ở lô ĐC là thấp nhất đạt trung bình 26,38%.
2. Đề nghị
Nên nhân rộng nuôi giun quế tại địa phương và khuyến cáo người chăn nuôi nên bổ sung giun quế trong chăn nuôi gà thịt. Lặp lại thí nghiệm trên nhiều lần với dung lượng mẫu lớn hơn, tỷ lệ bổ sung giun cao hơn với các đối tượng khác nhau để có kết luận chính xác và đầy đủ hơn về mức bổ sung giun quế tươi cho gà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Bảy (2001), Nghiên cứu sản xuất và sử dụng giun quế Perionyx excavatus làm thức ăn bổ sung cho gà để góp phần nâng cao hiệu quả nuôi gà thả vườn ở hộ nông dân, Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, tr. 2, 126, 128.
2. Nguyễn Văn Bảy (2005), Hướng dẫn kỹ thuật nuôi giun quế, Nxb Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, in lần 2.
3. Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Đình Linh (2008), Đánh giá khả năng sinh trưởng của giun quế (Perionyx excavatus) trên các nguồn thức ăn khác nhau, Tạp chí khoa học và phát triển, tập VI, số 4, tr. 321 - 325. 4. Trần Thị Dân, Hồ Thị Quỳnh Như, Nguyễn Hồng Vân (2006), “Sinh khối
giun ở hai điều kiện nuôi và bước đầu đánh giá hiệu quả sau chế biến”, Tạp chí khoa học kĩ thuật chăn nuôi, số 9, tr. 91.
5. Phan Tử Diên, Đinh Đăng Minh, Nguyễn Lân Hùng (1988), Kỹ thuật nuôi giun đất, Nxb Giáo dục, tr. 21 - 23.
6. Lưu Anh Đức (2011), Đặc điểm sinh học và sức sản xuất của gà địa phương có chùm lông cằm nuôi tại huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tr. 66. 7. Phan Sỹ Điệt (1990), Một số nghiên cứu KHKT gia cầm tại Pháp, Tạp chí
thông tin gia cầm số 2, tr. 1 - 9.
8. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1997), Dinh dưỡng và thức ăn gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (2002), Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi - hệ cao học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hòa (2004), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh sản và bảo tồn quỹ gen giống gà Đông Tảo, Luận văn thạc sỹ khoa
học sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1998), Chăn nuôi gia cầm, Giáo trình dành cho cao học và NCS ngành chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, HàNội, tr. 196 - 201.
13. Nguyễn Duy Hoan (2010), Dinh dưỡng protein gia cầm, Nxb Đại học Thái Nguyên.
14 Nguyễn Lân Hùng (2010), Nghề nuôi giun quế, Quyển số 28 trong bộ sách “100 nghề cho nông dân”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Đào Văn Huyên (2003), Chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm,
Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
17. Đào Văn Khanh (2000), Nghiên cứu suất thịt gà Broiler giống Tam Hoàng 882 nuôi ở các vụ khác nhau của vùng sinh thái Thái Nguyên, Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường Đại học Nông Lâm, Nxb Nông nghiệp, tr. 40 - 45. 18. Đào Văn Khanh (2002), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và chất lượng
thịt của 3 giống gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
19. Kushener K.F (1974), Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm, Tạp chí KHKT, số 141, phần thông tin hoa học nước ngoài.
20. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di truyền chọn giống vật nuôi, Giáo trình Đại học Sư phạm I, Nxb Giáo dục Hà Nội.
gà Tam Hoàng nuôi theo phương thức bán thâm canh ở Sơn La, Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 33.
22. Trần Long (1994), Xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng sản xuất và lựa chọn phương pháp chọn giống thích hợp đối với các dòng gà thịt Hybro HV 85, Thông tin khoa học kỹ thuật gia cầm số 1/1994, tr. 14 - 16. 23. Bùi Đức Lũng (1992), Nuôi gà Broiler năng suất cao, Báo cáo chuyên đề
quản lý kỹ thuật ngành gia cầm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1 - 24.
24. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993), Nuôi gà thịt broiler đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
25. Bùi Đức Lũng (1995), Sinh lý tiêu hóa hấp thu và trao đổi dinh dưỡng thức ăn ở gia cầm - Sinh lý gia súc, Giáo trình Cao học nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
26. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003), Chăn nuôi gia cầm công nghiệp và lông màu thả vườn, Nxb Nghệ An, tr. 20 - 22.
27. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu mốt số tính trạng sản xuất các dòng thuần chủng V1, V3, V5, giống gà thịt cao sản Hybro trong điều kiện Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, tr. 8 - 12.
28. Phạm Thị Hiền Lương (1997), Khảo sát khả năng sinh trưởng, cho thịt của giống gà Tam Hoàng với phương thức nuôi bán thâm canh tại các nông hộ của trại thực tập - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ KHNN, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 76 - 77. 29. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993), Nghiên cứu yêu
cầu Protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ 1 - 63 ngày tuổi, Thông tin gia cầm số 13, tr. 17 - 29.
30. Lê Hồng Mận (2004), Nuôi giun quế làm thức ăn chăn nuôi, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (Năm thứ nhất, số 3/tháng 9 - 2004).
31. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
32. Trần Đình Miên (1994), Di truyền học quần thể, Di truyền chọn giống động vật, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 60 - 101.
33. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997), Khảo sát so sánh khả năng sản xuất của gà broiler 49 ngày tuổi thuộc giống AA, Avian, BE88 nuôi vụ hè tại Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, tr. 104, 107.
34. Lương Đức Phẩm (1982), Vi sinh vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
35. Nguyễn Công Tạn (2005), Tiếp tục tìm hiểu giá trị to lớn về kinh tế và sinh thái của giun và kiến, triển vọng của nghề nuôi giun, kiến trong nông thôn nước ta, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 16 - 28.
36. Đỗ Xuân Tăng (1980), "Kết quả mổ khảo sát một số giống gà nuôi ở nước ta", Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, Phần chăn nuôi thú y, Nxb Nông Nghiệp.
37. Bùi Quang Tiến (1993), Phương pháp mổ khảo sát gia cầm, Thông tin KHKT Nông nghiệp số 11, tr. 1 - 5.
38. Phùng Đức Tiến (1996), Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà Broiler giữa các dòng gà hướng thịt Ross 208 và Hybro 85, Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.
39. Phùng Đức Tiến, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Quý Khiêm, Lê Thị Thu Hiền, Hà Thị Liên (2005), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng & 1/4 máu Sasso X44, khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, chăn nuôi thú y, tập II, Nxb Chính trị quốc gia.
40. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Tình, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Duy Điều, Phạm Thị Nguyệt Hằng (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức protein và axit amin (Methionine và Lysin) trong khẩu phần thức ăn
đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Sao thương phẩm, Báo cáo khoa học năm 2006, phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, Viện chăn nuôi. 41. Trần Tố (2007), Kết quả xác định tỷ lệ protein thực vật tối ưu trong khẩu
phần để nuôi gà thả vườn broiler giống Kabir thả vườn Thái Nguyên, Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi số 11/2007, tr. 18 - 21.
42. Vũ Đình Tôn, Hán Quang Hạnh, Nguyễn Đình Linh, Nguyễn Văn Duy (2009), Phát triển nuôi giun quế (Perionyx excavatus) tạo nguồn thức ăn giàu protein cho gia cầm và hạn chế ô nhiễm môi trường, Báo cáo Khoa học tại Hội thảo chất thải chăn nuôi - hiện trạng và giải pháp, Hà Nội, ngày 26 - 27/11/2009, tr. 81 - 84.
43. Vũ Đình Tôn, Hán Quang Hạnh, Nguyễn Đình Linh, Đặng Vũ Bình (2009), Bổ sung giun quế (Perionyx Excavatus) cho gà thịt (Hồ x Lương Phượng) từ 4 - 10 tuần tuổi, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009, tập 7,