Khả năng sinh trưởng của giun trên nền giá thể khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 46 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn

3.1.2.Khả năng sinh trưởng của giun trên nền giá thể khác nhau

Cũng như các loài động vật khác, khả năng sinh trưởng của giun quế cũng được quan tâm nhất là đối với nghề nuôi giun quế thương phẩm. Trong thí nghiệm của chúng tôi thì khả năng sinh trưởng của giun quế khi nuôi trên các nền giá thể khác nhau, loại thức ăn khác nhau và mật độ thả giống giun ban đầu khác nhau sau 60 ngày nuôi được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Khả năng sinh trƣởng của giun quế

Diễn giải ĐVT TN 1 TN 2 TN 3

MĐ1 MĐ2 MĐ1 MĐ2 MĐ1 MĐ2 Khối lượng giun ban đầu g/m2 1000 2000 1000 2000 1000 2000 KL giun sau 60 ngày nuôi g/m2 2455 5272 3150 6180 2933 5905 Tốc độ sinh trưởng % 245,5 263,6 315,0 309,0 293,3 295,2 Qua bảng 3.2 trên thấy được, với các nguồn thức ăn khác nhau và mật độ nuôi khác nhau thì khối lượng giun tăng của TN 2 sau 60 ngày nuôi là cao nhất (MĐ1 là 3150g, MĐ2 là 6180g) với tốc độ sinh trưởng là 315,0 lần và 309,0 lần; Khối lượng giun tăng ở TN 1 đạt thấp nhất (MĐ1: 2455g, MĐ 2: 5272g) với tốc độ sinh trưởng là 245,5 % và 263,6 %; Còn khối lượng giun tăng ở TN 3 cũng tương đối cao (MĐ1: 2933g, MĐ2: 5905g), tốc độ sinh trưởng là 293,3 % và 295,2 %.

Khi nuôi giun với những loại thức ăn khác nhau và mật độ nuôi khác nhau cho thấy giun phát triển khá tốt với công thức nền giá thể và thức ăn ở TN 2 (70% phân lợn + 30 % rơm) hoặc ở TN 3 (50% phân lợn + 20% phân trâu + 30% rơm).

Sự chênh lệch về khối lượng giun tăng giữa các thí nghiệm là khá rõ rệt, đặc biệt là giữa TN 1 và TN 2. Những nghiên cứu trước đây cho thấy giun quế sinh trưởng và phát triển tốt trên phân trâu (bò), còn đối với phân lợn có hàm lượng muối, amoniac cao nên khả năng phát triển thấp hơn. Nhưng trong thí nghiệm này, khi tận dụng nguồn phế phẩm của nông nghiệp là rơm để phối trộn với phân lợn, phân trâu với những tỷ lệ 70% phân lợn + 30 % rơm; 50%

phân lợn + 20% phân trâu + 30% rơm và sau 2 tháng ủ hoai thì khả năng phát triển của giun trên các loại thức ăn này là tốt. So sánh kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2008) [3] thì giun phát triển tốt trền nền giá thể và công thức thức ăn khi bổ sung 20 % và 30 % thân cây chuối vào công thức thức ăn nuôi giun, như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương.

Trong các thí nghiệm với mật độ thả giống khác nhau thì MĐ2 (2000g) có khối lượng giun tăng cao hơn ở MĐ1 (1000g).

Khả năng sinh trưởng của giun quế trên nên giá thể và mật độ nuôi khác nhau được minh họa qua hình 3.3.

Hình 3.3. Biểu đồ sinh trƣởng của giun trên nền giá thể và mật độ thả khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 46 - 47)