3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn
2.4.2. Thí nghiệm 2: Sử dụng giun quế tươi bổ sung vào khẩu phần ăn và
khảo sát ảnh hưởng của giun quế tươi trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của đàn gà thí nghiệm
2.4.2.1. Mục tiêu
Xác định được mức ảnh hưởng của việc bổ sung giun quế tươi với những tỷ lệ khác nhau vào trong khẩu phần ăn cho gà thịt từ 5 - 20 tuần tuổi. 2.4.2.2. Bố trí thí nghiệm
* Chuẩn bị gà con và úm gà con trước khi đưa vào nuôi thí nghiệm: - 180 gà con giống địa phương ở 1 ngày tuổi. Gà con 1 ngày tuổi được chọn lọc theo các đặc điểm sau: Lông bóng mịn, mắt sáng, chân bóng, cứng
cáp, dáng đi vững vàng, nhanh nhẹn. Cần loại bỏ những cá thể khuyết tật về ngoại hình như khoèo chân, hở rốn, bụng phệ, vẹo mỏ, hậu môn dính phân.
- Úm gà: Dùng cót tre cao 45cm quây tròn có đường kính 2m tuỳ theo số lượng gà định úm. Chất độn trong cót bằng trấu. Nguồn sưởi cho gà dùng bóng đèn 75 - 100w treo giữa quây cót, cách mặt nền khoảng 50cm. Trên bóng có chụp đèn bằng tôn hình nón 80cm để giữ nhiệt. Cho gà ăn và uống tự do cả ngày đêm.
+ Tất cả số gà thí nghiệm đều được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine và phòng bệnh theo đúng quy trình phòng bệnh của Cục Chăn nuôi Việt Nam.
Bảng 2.2. Lịch phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm
TT Thời gian Loại thuốc Cách dùng
1 1 - 4 ngày tuổi Thuốc bổ VTM B1, Bcomplex Pha nước uống 2 5 ngày tuổi Vaccine Gumboro Nhỏ vào mắt, mũi 3 7 ngày tuổi Vaccine đậu gà Chủng màng cánh Vaccine Lasota (lần 1) Nhỏ vào mắt, mũi 4 10 ngày tuổi Vaccine cúm gia cầm (lần 1) Tiêm dưới da 5 15 ngày tuổi Vaccine Gumboro Nhỏ vào mắt, mũi 6 25 ngày tuổi Vaccine Lasota (lần 2) Nhỏ vào mắt, mũi 7 30 ngày tuổi Vinacox (phòng cầu trùng) Pha nước uống 8 40 ngày tuổi Vaccine cúm gia cầm (lần 2) Tiêm dưới da 9 45 - 50 ngày tuổi Thuốc bổ VTM B1, Bcomplex Pha nước uống 10 2 tháng tuổi Vaccine Newcatson Tiêm dưới da cổ 11 3 tháng tuổi Vinacox (Phòng cầu trùng) Pha nước uống 12 2 và 5 tháng tuổi Tẩy giun
* Gà đưa vào nuôi thí nghiệm (lúc gà ở thời điểm 4 tuần tuổi)
Chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Tất cả gà thí nghiệm được nuôi nhốt trong chuồng đảm bảo về độ thông thoáng, có đệm lót (sử dụng đệm lót nền là trấu), các lô thí nghiệm đều có bóng đèn sưởi ấm, máng ăn - uống được thay đổi theo tuần tuổi của gà và chế độ nuôi dưỡng đảm bảo.
Nguồn thức ăn cho đàn gà thí nghiệm được sử dụng từ những nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: Ngô tẻ vàng, cám gạo, khô đậu tương, cám mì, premix, …, giun tươi.
+ Lô đối chứng (Lô ĐC): không cho ăn giun.
+ Lô thí nghiệm 1 (Lô TN 1): bổ sung 200g giun quế tươi/ngày. + Lô thí nghiệm 2 (Lô TN 2): bổ sung 300g giun quế tươi/ngày.
Giun được bổ sung ở dạng tươi sống cho gà, bằng cách cắt nhỏ và trộn đều vào một lượng thức ăn vừa phải và rải đều vào các máng ăn cho gà ăn tự do. Giun quế bổ sung cho gà được chia thành 2 lần/ ngày (cho ăn vào buổi sáng và chiều). Các lô thí nghiệm chỉ khác nhau về mức bổ sung giun tươi, các yếu tố khác như: tỷ lệ trống mái (gà được nuôi hỗn hợp chung trống mái không tách riêng trống mái), chế độ chăm sóc, quy trình phòng bệnh đồng đều như nhau.
+ Cân gà mỗi tuần một lần vào buổi sáng trước khi cho ăn thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ thí nghiệm sau:
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 (cho 1 lần thí nghiệm)
TT Diễn giải Lô TN 1 Lô TN 2 Lô ĐC
1 Giống gà Gà địa phương Gà địa phương Gà địa phương
2 Số lượng gà (con) 60 60 60
3 KL gà lúc bắt đầu nuôi TN(g) 381,5 ± 0,3 387,3 ± 2,0 379,8 ± 1,5 4 Thời gian nuôi (ngày) 28 - 140 28 - 140 28 - 140
5 Phương thức nuôi Nhốt Nhốt Nhốt
6 Yếu tố thí nghiệm KPCS + 200g giun/ngày
KPCS +
Bảng 2.4. Công thức khẩu phần ăn cơ sở của gà thí nghiệm (%)
Stt Tên thức ăn ĐVT Đối chứng TN1 TN2
1 Ngô % 60,00 61,00 62,00 2 Cám mì % 12,50 12,50 12,50 3 Khô dầu ĐT % 20,00 20,00 20,00 4 Bột cá % 3,00 2,00 1,00 5 Methionin % 0,50 0,50 0,50 6 Muối ăn % 0,50 0,50 0,50 7 DCP % 2,00 2,00 2,00 8 Premix (khoáng, VTM) % 1,50 1,50 1,50 Cộng % 100,00 100,00 100,00
Bảng 2.5. Thành phần dinh dƣỡng của KPCS cho gà thí nghiệm (%)
Stt Tên thức ăn ĐVT Đối chứng TN1 TN2
1 NLTĐ Kcal/kg 2702,85 2780,85 2795,85 2 Protein % 15,99 16,95 16,96 3 Lipit % 3,12 4,21 4,65 4 Xơ thô % 4,24 4,54 4,75 5 Lysin % 0,93 1,00 1,05 6 Methionin % 0,28 0,29 0,3 7 Canxi % 0,31 0,32 0,35 8 Photpho tổng số % 0,40 0,42 0,47 9 Photpho dễ tiêu % 0,16 0,16 0,16
2.4.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu trong thí nghiệm
- Tỷ lệ nuôi sống và tình hình bệnh tật trên đàn gà thí nghiệm
Hàng ngày theo dõi số gà chết và loại thải những con yếu ở mỗi lô thí nghiệm. Đối với gà chết được mổ khám và chẩn đoán bệnh.
Tỷ lệ nuôi sống (%) = ∑ gà cuối kỳ (con) X 100 ∑ gà đầu kỳ (con)
- Sinh trưởng tích lũy
Hàng tuần tiến hành cân gà vào ngày cuối cùng của tuần (từ tuần 5 - tuần 20), cân vào buổi sáng trước khi cho gà ăn và cân từng con. Theo
xác định khối lượng gà là cân Nhơn Hòa (loại cân đồng hồ) sản xuất tại Việt Nam với các cỡ khác nhau. Cân nhỏ giới hạn cân tối đa 0,5 kg (độ chính xác 0,1 g) và cân lớn giới hạn cân tối đa là 5 kg (độ chính xác từ ± 1 đến ± 5g).
- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Tính theo công thức TCVN 2 - 39 - 77 (1997) [51].
A (g/con/ngày) = P2 - P1 T
Trong đó: + A: Là sinh trưởng tuyệt đối.
+ P2 : Là khối lượng tích lũy được ở đầu kỳ (g). + P1 : Là khối lượng tích lũy được ở cuối kỳ (g). + T: Thời gian giữa hai lần cân (ngày).
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể gà tăng lên trong khoảng thời gian hai lần khảo sát, áp dụng công thức của TCVN 2 - 40 - 77 (1997) [52].
R (%) = P2 - P1 X 100 (P2 + P1)/2
- Khả năng chuyển hóa thức ăn: Hàng này cho gà ăn và theo dõi ghi chép đầy đủ lượng thức ăn hàng ngày để tính toán các chỉ tiêu như sau:
+ Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ):
TTTĂ (g/con/ngày) = Tổng thức ăn tiêu tốn trong kỳ (g)
Tổng đàn gà nuôi trong kỳ (con) x số ngày nuôi (ngày) + Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg):
TTTĂ /kg tăng KL (kg) = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg) + Tiêu tốn thức ăn cộng dồn (kg/kg tăng trọng):
TTTĂ /kg tăng KL (kg) = Tổng thức ăn tiêu thụ cộng dồn đến thời điểm tính (kg) Tổng khối lượng đàn gà tăng đến thời điểm tính (kg)
+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi (NLTĐ)/kg tăng khối lượng:
Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng KL (Kcal)= Tổng năng lượng tiêu thụ (Kcal) Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg) Trong đó tổng năng lượng tiêu thụ (Kcal)= Tổng số TĂ tiêu thụ (kg) x số Kcal có trong 1 kg thức ăn.
+ Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng:
Tiêu tốn CP/kg tăng KL (g) = Tổng CP tiêu thụ (g)
Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ (kg) Trong đó: Tổng protein tiêu thụ (g) = Tổng số thức ăn tiêu thụ x số g protein có trong 1 kg thức ăn.
2.4.3. Đánh giá hiệu quả trên đàn gà thí nghiệm
Sau khi kết thúc thí nghiệm, mổ khảo sát gà ở 140 ngày tuổi với tất cả các lô thí nghiệm (chọn 2 gà trống và 2 gà mái ở mỗi lô), có khối lượng bằng hoặc tương đương với khối lượng trung bình của lô. Tiến hành mổ khảo sát, theo phương pháp Bùi Quang Tiến (1993) [37] với các chỉ tiêu như sau:
2.4.3.1. Khối lượng và tỷ lệ thân thịt
- Khối lượng sống: Là khối lượng gà nhịn đói sau 12h (chỉ cho uống nước). - Khối lượng thân thịt: Là khối lượng gà sau khi cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu, chân và các phần phụ khác (như ruột, khí quản, cơ quan sinh dục…) giữ lại gan, tim dạ dày cơ đã bỏ chất chứa và lớp sừng. Bỏ mề và gan vào bụng. Cắt bỏ đầu ở đoạn xương chẩm và đốt xương cổ đầu tiên, cắt chân ở đoạn khuỷu (bỏ bàn chân) rồi cân khối lượng lên ta xác định được khối lượng thân thịt.
Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt (g) x 100 Khối lượng sống (g)
2.4.3.2. Khối lượng và tỷ lệ thịt ngực
Cách xác định khối lượng thịt ngực: Rạch một đường theo xương ức lấy ngực trái, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xương vai và nhân đôi ta có khối lượng thịt ngực.
Tỷ lệ thịt ngực (%) = KL thịt ngực trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)
2.4.3.3. Khối lượng và tỷ lệ thịt đùi
Cách xác định khối lượng thịt đùi: Rạch một đường cắt từ khớp xương đùi trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương mình. Lột da đùi, da bụng theo đường phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực lớn để rạch một đường cho tách rời ra, cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xương chày, xương mác để lấy xương này ra cùng với xương bánh chè và xương sụn. Cân khối lượng thịt đùi và nhân đôi ta có khối lượng thịt đùi.
Tỷ lệ thịt đùi (%) = KL thịt đùi trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)
2.4.3.4. Khối lượng và tỷ lệ mỡ bụng
Cách xác định khối lượng mỡ bụng: Lấy toàn bộ mỡ ở xoang bụng cân lên. Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng (g) x 100
Khối lượng thân thịt (g)
2.4.4. Chi phí thức ăn/kg tăng trọng
Chi phí TĂ/1kg tăng khối lượng (đồng) = Tiêu tốn TĂ/1kg tăng khối lượng (kg) x giá thành 1 kg TĂ (đồng)
2.4.5. Đánh giá chất lượng thịt
Xác định thành phần hóa học của cơ ngực - cơ đùi: Mẫu thịt gà thí nghiệm ở 140 ngày tuổi được phân tích tại Viện khoa học sự sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Hàm lượng protein (%): Theo TCVN 8134:2009 (ISO 937:1978) [54]. - Hàm lượng lipit (%): Theo TCVN 8136:2009 (ISO 1443:2002) [55]. - Hàm lượng khoáng tổng số (%): Theo TCVN 8137:2009 (ISO 1444: 1996) [56].
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học vật học trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [49], trên phần mềm thống kê Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab.
- Giá trị trung bình: X
- Sai số của số trung bình: X mx
- Hệ số biến dị: Cv (%).
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần hóa học của chất nền, phân giun và khả năng sinh trƣởng của giun quế nuôi trên nền giá thể khác nhau trƣởng của giun quế nuôi trên nền giá thể khác nhau
3.1.1. Thành phần hóa học của nền giá thể trước khi nuôi và phân giun
Để xác định thành phần hóa học của chất nền khi đem vào nuôi giun và thành phần hóa học của phân giun sau khi thu hoạch giun. Chúng tôi lấy mẫu nền giá thể và phân giun để phân tích thành phần hóa học, kết quả sau khi phân tích được thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần hoá học của nền giá thể và phân giun
Diễn giải ĐVT TN 1 TN 2 TN 3 Nền giá thể Phân giun Nền giá thể Phân giun Nền giá thể Phân giun Nitơ % 0,41 0,34 0,57 0,33 0,48 0,44 Photpho % 0,19 0,15 0,40 0,19 0,37 0,30 NO3- mg/kg 5,07 3,30 4,60 2,93 4,18 3,94 NH4+ mg/kg 1,85 0,99 10,86 3,04 10,83 2,40
Qua bảng 3.1 cho thấy, nền giá thể sau khi ủ hoai và cho giun quế ăn thì hàm lượng nitơ, photpho, NO3-
, NH4 +
ở cả 3 thí nghiệm: TN 1, TN 2, TN 3 đều giảm; Hàm lượng nitơ trong nền giá thể ở TN 1 là 0,41% còn trong phân giun là 0,34% (giảm 0,07%); ở TN 2 hàm lượng nitơ trong nền giá thể là 0,57%, trong phân giun là 0,33% (giảm 0,24%); TN 3 hàm lượng nitơ trong nền giá thể là 0,48 và trong phân giun là 0,44 (giảm 0,04%).
Hàm lượng photpho trong nền giá thể ở TN 1 là 0,19% còn trong phân giun là 0,15% (giảm 0,04%); ở TN 2 hàm lượng photpho trong nền giá thể là 0,40%, trong phân giun là 0,19% (giảm 0,21%); TN 3 hàm lượng photpho trong nền giá thể là 0,37 và trong phân giun là 0,30 (giảm 0,07%).
Qua kết quả trên cho thấy phù hợp với kết luận của Vũ Đình Tôn và cs (2009) [42] là giun quế phân giải rất hiệu quả các chất thải hữu cơ khác nhau (như: phân trâu, phân lợn, rơm) tạo ra phân giun tơi xốp, qua đó chuyển các hợp chất hữu cơ trong chất thải thành các chất khoáng vô cơ có lợi cho môi trường.
Sự biến động của hàm lượng nitơ và photpho trong nền giá thể và phân giun được minh họa ở hình 3.1 và hình 3.2.
Hình 3.1. Biểu đồ biến động hàm lƣợng nitơ của nền giá thể và phân giun
0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4
Nền giá thể Phân giun Nền giá thể Phân giun Nền giá thể Phân giun
TN 1 TN 2 TN 3 % 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6
Nền giá thể Phân giun Nền giá thể Phân giun Nền giá thể Phân giun
TN 1 TN 2 TN 3
3.1.2. Khả năng sinh trưởng của giun trên nền giá thể khác nhau
Cũng như các loài động vật khác, khả năng sinh trưởng của giun quế cũng được quan tâm nhất là đối với nghề nuôi giun quế thương phẩm. Trong thí nghiệm của chúng tôi thì khả năng sinh trưởng của giun quế khi nuôi trên các nền giá thể khác nhau, loại thức ăn khác nhau và mật độ thả giống giun ban đầu khác nhau sau 60 ngày nuôi được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Khả năng sinh trƣởng của giun quế
Diễn giải ĐVT TN 1 TN 2 TN 3
MĐ1 MĐ2 MĐ1 MĐ2 MĐ1 MĐ2 Khối lượng giun ban đầu g/m2 1000 2000 1000 2000 1000 2000 KL giun sau 60 ngày nuôi g/m2 2455 5272 3150 6180 2933 5905 Tốc độ sinh trưởng % 245,5 263,6 315,0 309,0 293,3 295,2 Qua bảng 3.2 trên thấy được, với các nguồn thức ăn khác nhau và mật độ nuôi khác nhau thì khối lượng giun tăng của TN 2 sau 60 ngày nuôi là cao nhất (MĐ1 là 3150g, MĐ2 là 6180g) với tốc độ sinh trưởng là 315,0 lần và 309,0 lần; Khối lượng giun tăng ở TN 1 đạt thấp nhất (MĐ1: 2455g, MĐ 2: 5272g) với tốc độ sinh trưởng là 245,5 % và 263,6 %; Còn khối lượng giun tăng ở TN 3 cũng tương đối cao (MĐ1: 2933g, MĐ2: 5905g), tốc độ sinh trưởng là 293,3 % và 295,2 %.
Khi nuôi giun với những loại thức ăn khác nhau và mật độ nuôi khác nhau cho thấy giun phát triển khá tốt với công thức nền giá thể và thức ăn ở TN 2 (70% phân lợn + 30 % rơm) hoặc ở TN 3 (50% phân lợn + 20% phân trâu + 30% rơm).
Sự chênh lệch về khối lượng giun tăng giữa các thí nghiệm là khá rõ rệt, đặc biệt là giữa TN 1 và TN 2. Những nghiên cứu trước đây cho thấy giun quế sinh trưởng và phát triển tốt trên phân trâu (bò), còn đối với phân lợn có hàm lượng muối, amoniac cao nên khả năng phát triển thấp hơn. Nhưng trong thí nghiệm này, khi tận dụng nguồn phế phẩm của nông nghiệp là rơm để phối trộn với phân lợn, phân trâu với những tỷ lệ 70% phân lợn + 30 % rơm; 50%
phân lợn + 20% phân trâu + 30% rơm và sau 2 tháng ủ hoai thì khả năng phát triển của giun trên các loại thức ăn này là tốt. So sánh kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2008) [3] thì giun phát triển tốt trền nền giá thể và công thức thức ăn khi bổ sung 20 % và 30 % thân cây chuối vào công thức thức ăn nuôi giun, như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương.
Trong các thí nghiệm với mật độ thả giống khác nhau thì MĐ2 (2000g) có khối lượng giun tăng cao hơn ở MĐ1 (1000g).
Khả năng sinh trưởng của giun quế trên nên giá thể và mật độ nuôi khác nhau được minh họa qua hình 3.3.
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trƣởng của giun trên nền giá thể và mật độ thả khác nhau
3.1.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn của giun quế
Khả năng chuyển hóa thức ăn của giun quế nuôi thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.3. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 MĐ1 MĐ2 MĐ1 MĐ2 MĐ1 MĐ2 TN 1 TN 2 TN 3
Khối lượng giun ban đầu g/m2