Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 56 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn

3.3.3.Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm

Khả năng tiêu thụ thức ăn của gia cầm nói chung, của gà nói riêng, phụ thuộc vào các yếu tố: giống, tuổi, mùa vụ, hướng sản xuất cũng như thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khoẻ, tốc độ sinh trưởng của đàn gà và chất lượng thức ăn.

3.3.3.1. Lượng thức ăn thu nhận của gà qua các tuần tuổi

Trong chăn nuôi gia cầm, lượng thức ăn tiêu thụ của gà là chỉ tiêu được người chăn nuôi rất quan tâm, nó liên quan đến khả năng tiêu hóa của gia cầm. Gia cầm có tốc độ tăng trọng nhanh thường có khả năng tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn lớn hơn những gia cầm có tốc độ tăng trọng thấp. Đối với gà thịt, lượng thức ăn ăn vào một phần để duy trì, một phần để tăng khối lượng cơ thể. Khi hai cơ thể có cùng khối lượng xuất phát, để đạt được một khối lượng cơ thể nhất định nào đó thì cơ thể sinh trưởng chậm mất thời gian dài hơn so với gà tăng trọng nhanh, do đó lượng thức ăn cũng tốn nhiều hơn. Lượng thức ăn thu nhận của gà ở các lô thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Lƣợng thức ăn thu nhận của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)

Giai đoạn (Tuần tuổi) TN 1 TN 2 ĐC 5 30,5 31,0 30,9 6 32,1 32,5 31,7 7 34,5 35,2 33,7 8 34,3 37,2 34,4 9 35,0 38,0 33,8 10 37,8 40,9 35,2 11 40,7 43,0 45,4 12 45,8 44,9 46,0 13 47,0 46,9 48,9 14 49,0 50,8 50,7 15 53,1 55.5 51,7 16 57,2 58,7 58,4 17 59,5 61,0 58,6 18 64,1 67,8 64,2 19 73,9 73,5 73,9 20 80,9 81,4 80,7

Qua bảng 3.8 ta thấy lượng thức ăn thu nhận của gà ở cả 4 lô thí nghiệm đều tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm, khi gia cầm còn non, khối lượng cơ thể nhỏ, nhu cầu duy trì nhỏ vì thế lượng thức ăn ăn vào nhỏ, nhưng khi trưởng thành, khối lượng cơ thể lớn, nhu cầu cho duy trì lớn hơn, lượng thức ăn thu nhận cũng sẽ lớn hơn, ngoài ra ở gia cầm trưởng thành quá trình tích mỡ cũng tăng lên vì thế mà lượng thức ăn thu nhận càng cao. Lượng thu nhận thức ăn ở TN 1 là 80,9g/con/ngày, TN 2 là 81,4g/con/ngày và ĐC là 80,7g/con/ngày. So sánh với kết quả nghiên cứu của Lưu Anh Đức (2011) [6] lượng thức ăn thu nhận thức ăn của gà địa phương có chùm lông cằm là 99,9 g/con/ngày thì lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm của chúng tôi là thấp hơn.

3.3.3.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn

Hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia cầm được đánh giá thông qua mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, nó liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của đàn gà. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng mà người chăn nuôi rất quan tâm, đó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Hiệu quả sử dụng thức ăn cuả gà phụ thuộc vào loài, giống, cá thể, tuổi, kỹ thuật chế biến thức ăn, tính chất của khẩu phần...Để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, cần cho gà ăn theo đúng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng giai đoạn phát triển khác nhau. Khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của đàn gà thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.9 dưới đây.

Bảng 3.9. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm (kg) Giai đoạn (Tuần tuổi) TN 1 TN 2 ĐC 5 2,31 2,28 2,49 6 2,59 2,38 2,58 7 2,76 2,51 2,72 8 2,81 2,71 2,84 9 2,90 2,87 2,92 10 2,96 2,94 2,99 11 3,12 3,09 3,53 12 3,46 3,29 3,78 13 3,55 3,39 3,80 14 3,68 3,66 3,91 15 3,98 3,91 3,97 16 4,31 4,19 4,51 17 4,47 4,39 4,94 18 4,80 4,83 4,96 19 5,54 5,24 5,72 20 5,82 5,51 5,98 5 - 20 3,69 3,57 3,85

Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của cả 3 lô đều tăng dần qua các tuần tuổi. Khi khối lượng cơ thể càng lớn thì tiêu tốn thức ăn để duy trì cơ thể càng lớn. Cơ bản trong các tuần, mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của 2 lô thí nghiệm đều thấp hơn lô đối chứng. Lúc 5 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà là 2,49 kg (Lô ĐC); 2,31 kg (Lô TN 1) và 2,28 kg (Lô TN 2). Ở các tuần tuổi tiếp theo tiêu tốn thức ăn cho tăng 1kg khối lượng đàn gà vẫn tăng lên liên tục. Tuần thứ 10 TTTĂ/kg cho kg tăng khối lượng là 2,99 kg (Lô ĐC); 2,96 kg (Lô TN

1) và 2,94 kg (Lô TN 2). Ở tuần tuổi thứ 20 là 5,98 kg (Lô ĐC); 5,82 kg (Lô TN 1); 5,51 kg (Lô TN 2).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất giun quế trên nền giá thể khác nhau và sử dụng giun quế tươi trong chăn nuôi gà thịt tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang (Trang 56 - 59)