3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn
1.1.7. Khả năng tiêu tốn thức ăn của gia cầm
Trong chăn nuôi gia cầm thì ngoài vấn đế tạo ra các giống mới có năng suất cao thì nhà chăn nuôi phải chú ý đến nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng mà phù hợp với đặc điểm sinh vật học của gia cầm và phù hợp với mục đích sản xuất của từng dòng, từng giống khác nhau, và từng giai đoạn phát triển của cơ thể mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế, vì trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm.
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng phản ánh quá trình chuyển hoá thức ăn để sinh trưởng. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả càng cao và ngược lại.
Tiêu tốn thức ăn/tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được 1 kg tăng trọng. Nếu khối lượng tăng càng nhanh thì khả năng trao đổi chất cao, khả năng đồng hoá thức ăn lớn, do đó hiệu quả chuyển hoá thức ăn cao và dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng. Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng phù thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giống, tuổi, tính biệt, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ của đàn gia cầm.
Theo Phùng Đức Tiến (1996) [38], hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã được Chambers (1984) [70] xác định là - 0,5 đến - 0,9. Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp từ (- 0,2) đến (- 0,8).
Bùi Đức Lũng (1992) [23] cho biết gà lai V135 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở các độ tuổi như sau: 4 tuần là 1,91; 5 tuần là 1,98; 6 tuần là 2,01; 7 tuần là 2,13; 8 tuần là 2,26kg.
Theo Phan Sỹ Điệt (1990) [7] khi nuôi gà broiler Ross - 208 ở 6 tuần tuổi với các mức năng lượng khác nhau cho tiêu tốn thức ăn 1,88 - 2,2 kg. Gà broiler nuôi chung trống mái giai đoạn 42 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 2174g, tiêu tốn thức ăn 1,76 kg; 49 ngày tuổi tiêu tốn 1,89 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.
Trần Công Xuân và cs (1999) [66], cho biết gà Tam Hoàng khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Tam Hoàng Jiangcun tiêu tốn 3,652 - 3,911 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt (2006) [68], khi nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất và chất lượng cao đã đưa ra kết luận. Tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso x 44 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,54 - 2,68kg.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảy (2001) [1]. Việc tận dụng các nguồn thức ăn tại chỗ để giảm chi phí thức ăn chăn nuôi là vấn đề luôn được quan tâm. Hiện nay, xu hướng nuôi giun quế để sử dụng làm thức ăn cho các loại vật nuôi đang hình thành và phát triển. Bởi giun quế là loại thức ăn đạm cao cấp chứa đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và sinh sản của gia súc, gia cầm như: Protein, năng lượng, acid amin, Ca, P, Mg…, giun quế còn là loại thức ăn được hầu hết các loại vật nuôi ưa thích. Bên cạnh đó phân giun là một loại phân hữu cơ giàu chất dinh dưỡng, nó có tác dụng lớn trong vấn đề cải tạo và làm tăng độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra nuôi giun còn là biện pháp để thực hiện chu trình khép kín trong sản xuất nông nghiệp vì giun có khả năng tận dụng phế phụ phẩm dồi dào trong sản xuất nông nghiệp, như: Phân chuồng, rơm rạ khô, rau xanh… để tạo ra
Nguyễn Văn Bảy (2005) [2] gà có khả năng sử dụng giun tươi rất tốt, không bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng độc hại (như chúng ta thường nghĩ giun tươi chưa chế biến sẽ nhiễm khuẩn từ môi trường sống), một ngày gà trưởng thành có khả năng ăn đến 30 - 50 g giun tươi trong ngày, nhưng nếu ăn nhiều gà bị “say”, vì ăn nhiều giun tươi (chứng không tiêu hóa hết, có triệu chứng tiêu chảy, xù lông và chết trong vài giờ. Mức bổ sung giun tươi vào khẩu phần ăn của gà thả vườn có hiệu quả là 7 - 10 g giun tươi/ ngày. Cho gà ăn lúa, cám gạo, cám hỗn hợp tự trộn (có 14% chất đạm) tại nông hộ và bổ sung giun tươi để gà tăng trọng tốt. Trong điều kiện phải tự túc thức ăn cho gà thì giun quế tươi xem như là loại thức ăn bổ sung hiệu quả cho chăn nuôi gà thả vườn ở nông hộ.
Theo Phan Tử Diên và cs (1998) [5], dùng giun quế cho gà thịt ăn với số lượng 10 - 15 con/gà/ngày là thích hợp.
Theo Lê Hồng Mận (2004) [30], có thể cho gia cầm ăn giun tươi sau khi thu hoạch giun, có thể bắt giun cho gà ăn hàng ngày hoặc có thể bổ sung bột giun vào thức ăn của gia cầm 3 - 5%.
Theo tác giả Đào Văn Huyên (2003) [16], để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi nên bổ sung 3 - 5% bột giun vào thức ăn cho gia cầm hoặc 5 - 10 con giun tươi/gà/ngày.
Theo Nguyễn Công Tạn (2005) [35], khẩu phần hàng ngày của gà 56 ngày tuổi được bổ sung thêm 7,7% bột giun sẽ tăng trọng cao hơn 13%. Thức ăn cho gà đẻ trứng có thêm 4% bột giun thì năng suất trứng sẽ tăng 20% so với thức ăn không có bột giun.
Theo Vũ Đình Tôn và cs (2009) [42] giun quế có khả năng xử lý rất hiệu quả các chất thải hữu cơ, nhất là phân gia súc và phụ phẩm nông nghiệp, tạo thành nguồn phân bón rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng cao các khoáng chất thiết yếu và dễ hấp thu đối với cây trồng (P, K, Ca, Mg, NH4+…). Mặt
khác giun quế có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên các loại chất thải khác nhau, với đặc điểm sinh trưởng nhanh chúng ta có thể nuôi giun quế với quy mô thâm canh hay bán thâm canh để sản xuất nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi. Bổ sung giun quế vào khẩu phần ăn đã góp phần làm tăng khả năng tăng trọng của gà, cải thiện được đáng kể tiêu tốn thức ăn do đó làm giảm chi phí thức ăn.
Theo Nguyễn Viết Vĩnh (2012) [63], giun nhất là giun tươi là thức ăn lý tưởng để nuôi thủy sản, nhất là sản xuất con giống ba ba, rùa, lươn, tôm, cá chình, đặc biệt là cá tầm (một loại cá quý để ăn và sản xuất món trứng cá muối đắt tiền). Nếu cho chúng ăn giun tươi hàng ngày bằng 10% - 15% trọng lượng cơ thể sẽ tốt hơn bất cứ loại thức ăn nào khác, tốc độ sinh trưởng sẽ tăng từ 15% - 40%, năng suất trứng tăng lên 10%. Nếu trộn 2 - 3% bột giun dùng để nuôi, năng suất sẽ tăng trên 30%, giá thành thức ăn giảm 40% - 60%, đồng thời tăng sức sinh sản và kháng bệnh của tôm, cá. Điều này rất có ý nghĩa khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay.
Nguyễn Văn Thành (2009) [45] đã nghiên cứu thành công công nghệ rút ngắn thời gian ủ và tăng lượng đạm cho nước mắm bằng cách thêm vào nguyên liệu chế biến thành phần giun quế. Sử dụng giun quế cùng với nguồn nguyên liệu là cá nục, nhóm nghiên cứu đã thu được nước mắm chỉ sau 165 ngày lên men (công nghệ bình thường chỉ cho nước mắm có độ đạm khoảng 30% và thời gian lên men kéo dài gần 1 năm). Loại nước mắm có thêm thành phần giun quế đã được nhiều người ở Đại học Bình Dương dùng thử và nhận xét là ngon, lạ. Sở dĩ có kết quả này vì giun quế có hàm lượng đạm cao và nhiều hoạt chất sinh học (enzyme, vi sinh vật….) giúp đẩy nhanh quá trình lên men.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
trong khoảng thời gian 250 ngày. Kết quả thu được cho thấy, giun quế thành thục sớm hơn và duy trì một tỷ lệ sản xuất kén tương đối cao.
Mekada và cs (1979) [85], đã nghiên cứu về việc bổ sung bột giun đất vào khẩu phần ăn của gia cầm như một nguồn protein chính của khẩu phần, cho tăng trưởng tương đương hoặc tốt hơn khi cho gia cầm ăn thức ăn truyền thống giàu protein. Harwood (1976) [78] và Mekada và cs (1979) [85] cho rằng, gà được ăn giun đất đã cải thiện mức tiêu tốn thức ăn tốt hơn đối chứng, nghĩa là gà ở lô thí nghiệm có cùng tăng trọng với lô đối chứng nhưng lại có tiêu tốn thức ăn ít hơn.
Mekada và cs (1979) [85] làm thí nghiệm dùng 5% bột giun trong khẩu phần của gà và không thấy sự tăng trọng rõ rệt nhưng có xu hướng giảm tiêu hao thức ăn. Họ cũng thành công trên thí nghiệm nuôi gà đẻ với khẩu phần có bổ sung giun tươi.
Jin Jou và cs (1982) [81] những thí nghiệm khác trên gà ở Trung Quốc cho thấy giun tươi cắt vụn có khả năng thay thế bột cá và cải thiện được năng suất.
Một số thí nghiệm ở Ấn Độ (Kale, 1982) [82] và Philippine (Guerro, 1983) [77] cho rằng giun quế biến đổi thành công phân gia súc, tạo ra nguồn nguyên liệu protein dùng làm thức ăn bổ sung cho gia cầm .
Trong thí nghiệm dùng thức ăn tự trộn có bổ sung 300g giun đất tươi cung cấp cho 27 gà (5 tuần tuổi) trong suốt 11 tuần, Vorsters (1995) [92] kết luận rằng giống gà địa phương tiêu thụ dễ dàng một lượng khá lớn giun đất tươi, có thể sử dụng giun đất để thay thế cho đậu nành, bột cá trong thức ăn hỗn hợp có chất lượng thấp mà giá thành rẻ hơn.
Louis (1985) [83] cho rằng có thể sử dụng giun đất làm thức ăn nuôi chim và dùng một lượng nhỏ giun đất cho gia cầm để han chế bệnh thiếu dinh dưỡng, làm giảm tỷ lệ chết.
Dynes (2003) [73] cho rằng bột giun có thể thay thế bột cá trong khẩu phần của gia cầm và thuỷ sản với tỷ lệ 25 - 50% là thích hợp.
Reed và cs (2006) [88] cho rằng bột giun làm tăng khả năng tăng trưởng, phát triển cơ, tăng trọng, bồi đắp lượng protein và acid amin thiếu hụt, là thức ăn hấp dẫn hơn đối với vật nuôi.
Vorsters (1995) [92] khi cho vịt con từ 1 đến 28 ngày tuổi ăn giun đất tươi cùng với cám hỗn hợp đơn giản, rẻ tiền có 13% protein thô đã đạt khối lượng sống lúc 28 ngày tuổi là 668,6 g/vịt/lô thí nghiệm, trong khi ở lô đối chứng cho ăn cám hỗn hợp có giá cao, có 19,6% protein nhưng chỉ đạt được 468,6g/vịt/lô đối chứng. Mặc dù cám hỗn hợp của lô thí nghiệm nghèo dinh dưỡng hơn nhưng khi bổ sung giun tươi đã làm cho giá thành sản xuất vịt thấp hơn. Rõ ràng giun đất đã tham gia trong vai trò làm tăng trưởng có lợi trên vịt. Như vậy cũng đã có một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng giun quế cho gia cầm. Tuy nhiên các kết quả đạt được cũng rất khác nhau, nhưng chủ yếu đều cho kết quả tốt. Mặc dù vậy, gần như chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung giun đến chất lượng thịt của gia cầm. Đây là hạn chế lớn mà hầu hết các nghiên cứu chưa đề cập đến.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Giun quế (Perionyx excavatus) được nuôi trên nền giá thể khác nhau tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
- 180 gà thịt giống địa phương (gà ri pha).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Thời gian: Bắt đầu từ tháng 8/ 2012 đến tháng 8/ 2013.
* Địa điểm:
- Tiến hành nuôi giun thí nghiệm và bổ sung giun tươi vào khẩu phần ăn trên đàn gà nuôi nhốt tại trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hoàng Văn Kính (Tổ 13 - TT Việt Quang - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang).
- Phân tích thành phần hóa học tại Viện Khoa học sự sống, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật nuôi giun quế trên nền giá thể khác nhau ở huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang.
- Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng giun quế tươi bổ sung vào khẩu phần ăn trên đàn gà nuôi thịt.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sinh trưởng của giun quế trên nền giá thể khác nhau khác nhau
2.4.1.1. Mục tiêu.
Xác định được mức độ tăng trưởng của giun quế khi nuôi trên nền giá thể khác nhau.
2.4.1.2. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nuôi giun.
- Nuôi giun trong bể chứa có mái che: Thể tích bể gạch xây là 1 x 1 x 0,4m, xung quanh xây mương chứa nước rộng 10 cm. Đáy ô nuôi được tráng
xi măng tạo độ nghiêng 5 - 10 %. Ở đáy ô nuôi chừa ra 1 lỗ nhỏ có đường kính 1 - 1,2 cm để thoát nước thừa.
- Giun nuôi thí nghiệm được chia làm 3 lô thí nghiệm mỗi lô có 2 ô nuôi giun và thả giống giun với mật độ khác nhau ở mỗi ô của lô thí nghiệm (tổng 3 lô thí nghiệm là 6 ô).
+ Mật độ 1: Thả 1000g giun giống. + Mật độ 2: Thả 2000g giun giống.
- Chất nền: Trong thí nghiệm sử dụng 3 loại chất nền khác nhau. Chất nền được làm từ các chất thải trong sản xuất nông nghiệp (như: phân lợn, phân trâu, rơm ….).
+ TN 1: 50% phân trâu + 50% phân lợn (đã ủ). + TN 2: 70% phân lợn + 30% rơm (đã ủ).
+ TN 3: 20% phân trâu + 50% phân lợn + 30% rơm (đã ủ).
- Nguồn thức ăn nuôi giun: Công thức phối trộn các chất thải trong sản xuất nông nghiệp làm chất nền nuôi giun, được áp dụng vào để phối trộn thức ăn nuôi giun. Cách ủ thức ăn làm tương tự chất nền. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (cho 2 lần thí nghiệm)
Diễn giải ĐVT TN 1 TN 2 TN 3
Phân trâu % 50 0 20
Phân lợn % 50 70 50
Rơm % 0 30 30
Nuôi giun quế
Số lần lặp lại lần 2 2 2
Khối lượng lúc thả (mật độ) g 1000 2000 1000 2000 1000 2000
2.4.1.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.
- Khả năng sinh trưởng của giun quế nuôi trên 3 nền giá thể khác nhau. + Khối lượng giun tăng sau 60 ngày nuôi.
KL giun tăng (g) = KL giun cuối kỳ (g) - KL giun ban đầu (g) + Tốc độ sinh trưởng của giun (TĐST):
TĐST = KL giun cuối kỳ (g) X 100 KL giun ban đầu (g)
+ Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng giun tăng (kg): Tiêu tốn thức ăn/1 kg KL = Tổng số thức ăn tiêu thụ (kg)
KL giun tăng (kg) - Thành phần hóa học của chất nền và phân giun.
+ Nitơ tổng số (%): Theo TCVN 6498:1999 (ISO 11261:1995) [57]. + Photpho tổng số (%): Theo TCVN 6499:1999 (ISO 11263:1994) [58]. + NH4+ (%): Theo TCVN 6643:2000 (ISO 14255:1998) [59]. + NO3
-
(%): Theo TCVN 6643:2000 (ISO 14255:1998) [59].
Các thành phần hóa học trên được phân tích tại Viện Khoa học sự sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2.4.2. Thí nghiệm 2: Sử dụng giun quế tươi bổ sung vào khẩu phần ăn và khảo sát ảnh hưởng của giun quế tươi trong khẩu phần ăn đến khả năng khảo sát ảnh hưởng của giun quế tươi trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của đàn gà thí nghiệm
2.4.2.1. Mục tiêu
Xác định được mức ảnh hưởng của việc bổ sung giun quế tươi với những tỷ lệ khác nhau vào trong khẩu phần ăn cho gà thịt từ 5 - 20 tuần tuổi. 2.4.2.2. Bố trí thí nghiệm
* Chuẩn bị gà con và úm gà con trước khi đưa vào nuôi thí nghiệm: - 180 gà con giống địa phương ở 1 ngày tuổi. Gà con 1 ngày tuổi được chọn lọc theo các đặc điểm sau: Lông bóng mịn, mắt sáng, chân bóng, cứng
cáp, dáng đi vững vàng, nhanh nhẹn. Cần loại bỏ những cá thể khuyết tật về ngoại hình như khoèo chân, hở rốn, bụng phệ, vẹo mỏ, hậu môn dính phân.
- Úm gà: Dùng cót tre cao 45cm quây tròn có đường kính 2m tuỳ theo số lượng gà định úm. Chất độn trong cót bằng trấu. Nguồn sưởi cho gà dùng bóng đèn 75 - 100w treo giữa quây cót, cách mặt nền khoảng 50cm. Trên bóng có chụp đèn bằng tôn hình nón 80cm để giữ nhiệt. Cho gà ăn và uống tự