Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ stylo trong khẩu phần đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của đàn gà thí nghiệm ...71 3.2.1... Tính cấp thiết của đề tài Việc sản xuất bột cỏ, bột l
Trang 1§¹I HäC TH¸I NGUY£N ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
- -
PH¹M THÞ GéI
NGHI£N CøU TRåNG vµ Sö DôNG BéT
Cá STYLO TRONG CH¡N NU¤I Gµ THÞT
LUËN V¡N TH¹C SÜ KHOA HäC N¤NG NGHIÖP
TH¸I NGUY£N - 2010
Trang 2MỞ ĐẦU
Bé GI¸O DôC §µO T¹O
§¹I HäC TH¸I NGUY£N
- -
PH¹M THÞ GéI
NGHI£N CøU TRåNG vµ Sö DôNG BéT
Cá STYLO TRONG CH¡N NU¤I Gµ THÞT
CHUY£N NGHµNH: CH¡N NU¤I
M" Sè: 60 62 40
LUËN V¡N TH¹C SÜ KHOA HäC N¤NG NGHIÖP
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1.1 1 TS TS TS Tr−¬ng H÷u Dòng Tr−¬ng H÷u Dòng Tr−¬ng H÷u Dòng
2 PGS.TS Phan §×nh Th¾m 2 PGS.TS Phan §×nh Th¾m
TH¸I NGUY£N - 2010
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được bảo vệ ở một học vị nào
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm
ơn Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi
rõ nguồn gốc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và điạ phương Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau Đại học, khoa Chăn nuôi - Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo
hướng dẫn: TS Trương Hữu Dũng và PGS.TS Phan Đình Thắm
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thạc sĩ Hồ Thị Bích Ngọc tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của các em sinh viên giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2010
Tác giả
Phạm Thị Gội
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ và đồ thị
MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu đề tài 10
3 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 10
3.1 Ý nghĩa khoa học 10
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 10
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11
1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 11
1.1 Một số đặc điểm sinh vật học của cỏ stylo 11
1.1.1 Nguồn gốc 11
1.1.2 Đặc điểm sinh vật học của cỏ Stylo 11
1.2 Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá giống cỏ 13
1.2.1 Năng suất chất xanh 13
1.3 Bột cỏ - bột lá là một nguồn thức ăn cho vật nuôi 19
1.3.1 Nguồn thực vật có thể sản xuất bột lá 19
1.3.2 Giá trị dinh dưỡng của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi 20
1.3.3 Các hạn chế của bột lá bột cỏ đối với vật nuôi 23
1.3.4 Vai trò của bột lá bột cỏ trong sinh trưởng của gia cầm thịt 23
1.4 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm 26
1.4.1 Nguồn gốc và vài nét về giống gà lương phượng 26
Trang 61.4.2 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn 27
1.4.2.1 Khả năng sinh trưởng của gà 27
1.4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng 28
1.4.3 Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt 32
1.4.3.1 Năng suất thịt 33
1.4.3.2 Chất lượng thịt 34
1.4.4 Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn 35
1.5 Tình hình nghiên cứu trồng, sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi 36
1.5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 36
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 43
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 47
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 47
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 47
2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.2.1 Nội dung nghiên cứu 47
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 48
2.2.2.1 Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến năng suất và chất lượng của cỏ stylo 48
2.2.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ stylo trong khẩu phần đến tốc độ sinh trưởng gà thịt 52
2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 58
3.1 Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylo 58
3.1.1 Tình hình thời tiết, khí hậu trong năm 2009 ở vùng thí nghiệm 58
3.1.2 Thành phần hoá học của đất trước thí nghiệm 60
3.1.3 Khả năng sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 61
3.1.4 Ảnh hưởng của các mức phân bón đến năng suất xanh của cỏ Stylo 63
Trang 73.1.5 Ảnh hưởng của các mứa phân bón đến thành phần hoá học của cỏ Stylo 64
3.1.6 Ảnh hưởng của thời điểm cắt khác nhau đến thành phần hoá học của cỏ Stylo 66
3.1.7 Năng suất vật chất khô, Protein thô của cỏ thí nghiệm ở các mức phân bón khác nhau 68
3.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ stylo trong khẩu phần đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của đàn gà thí nghiệm 71
3.2.1 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 71
3.2.2 Khả năng sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 72
3.2.2.1 Sinh trưởng tích luỹ của đàn gà thí nghiệm 72
3.2.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm 75
3.2.2.3 Sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm 77
3.2.3 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 79
3.2.4 Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) cho 1 kg tăng khối lượng 80
3.2.5 Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) của đàn gà thí nghiệm 82
3.2.6 Năng suất thịt của đàn gà thí nghiệm 84
3.2.7 Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm 86
3.2.8 Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà thí nghiệm 88
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 89
1 Kết luận 89
2 Đề nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
I Tiếng việt 2
II.Tiếng Anh 8
III Các trang Website 10
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Công thức phân bón 48
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 49
Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà Lương Phượng nuôi thịt 52
Bảng 2.4: Thành phần và giá trị dinh dưỡng cám gà thịt lông mầu 53
Bảng 3.1: Số điều kiện thời tiết khí hậu vùng thí nghiệm năm 2009 58
Bảng 3.2: Thành phần hoá học của đất trước thí nghiệm 60
Bảng 3.3: Chiêu cao sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylo (cm) 61
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các mức phân bón đến năng suất xanh của cỏ Stylo 63
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thành phần hoá học của cỏ 65
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của thời gian thu cắt khác nhau đến thành phần hoá học của cỏ (n=3) 66
Bảng 3.7: Năng suất vật chất khô và protein thô của cỏ Stylo (tấn/ha/lứa) 68
Bảng 3.8: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 71
Bảng 3.9: Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) 73
Bảng 3.10: Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm (g/con/ngày) 75
Bảng 3.11: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) 77
Bảng 3.12: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của đàn gà thí nghiệm (kg) 79
Bảng 3.13: Tiêu tốn Protein thô/kg tăng khối lượng (gr) 81
Bảng 3.14: Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (Kcal) 81
Bảng 3.15: Chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm 82
Bảng 3.16: Kết quả mổ khảo sát đàn gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi 85
Bảng 3.17: Thành phần hoá học của gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi 87
Bảng 3.18: Sơ bộ hạch toán kinh tế nuôi gà Lương Phượng thịt thương phẩm 88
Trang 9DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 3.1: Diễn biến nhiệt độ trung bình/tháng, lượng mưa trung bình/tháng
của tỉnh Thái Nguyên năm 2009 59
Biểu đồ 3.2: Chiều cao sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylo (cm) 62
Biểu đồ 3.3: Năng suất chất xanh của cỏ Stylo ở các lứa cắt (tấn/ha/lứa) 64
Biểu đồ 3.4: Năng suất vật chất khô của cỏ thí nghiệm (tấn/ha/lứa) 69
Biểu đồ 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 76
Biểu đồ 3.6: Sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm 78
Biểu đồ 3.7: Chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm 84
Đồ thị 3.1: Năng suất protein thô của cỏ Stylo (tấn/ha/lứa) 70
Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của đàn gà thí nghiệm 75
Trang 10NS VCK : Năng suất vật chất khô
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc sản xuất bột cỏ, bột lá thực vật và phối hợp chúng vào thức ăn hỗn hợp của gia súc gia cầm được thực hiện nhiều trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển, bởi vì bột lá thực vật không chỉ có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi, mà còn góp phần hạ giá thành sản phẩm Ở một số nước trên thế giới việc sản xuất bột lá thực vật đã trở thành một ngành công nghiệp chế biến bột lá thực vật như: Thái Lan, Ấn Độ… Qua nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn bột lá thực vật thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn và mức độ an toàn thực phẩm cao hơn so với sử dụng các chế phẩm để tạo màu khác Thức ăn chiếm trên 72% giá thành sản phẩm chăn nuôi và càng ngày nó càng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, an toàn thực phẩm cho con người và an toàn môi trường sinh thái Mặc dù quan trọng như vậy, nhưng đến nay, các nghiên cứu tìm ra các loại cây thức ăn có
tiềm năng để sản xuất bột lá, bột cỏ cho chăn nuôi chưa nhiều
Stylo là cây họ đậu, là loại cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, ít sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng, chịu được khô hạn và ngập úng tạm thời, thích hợp với đất nghèo dinh dưỡng và chua, dễ nhân giống Cỏ được sử dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc chất lượng cao do giàu protein (24%) Ngoài ra, nó còn được trồng xen với cây ăn quả, chè, cà phê để cải tạo đất, che phủ đất và chống xói mòn Đối với trâu bò, lợn thì người ta đã chế biến thành bột và sử dụng nó cho những đối tượng này Tuy nhiên, số liệu về việc nghiên cứu sản xuất và bổ sung bột cỏ stylo cho vật nuôi hiện nay còn rất ít,
và đặc biệt cho gia cầm Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu trồng và sử dụng bột cỏ Stylo trong chăn nuôi gà thịt”
Trang 122 Mục tiêu đề tài
- Xây dựng được quy trình trồng cỏ stylo đạt năng suất cao
- Xác định được tỷ lệ bổ sung bột cỏ stylo thích hợp vào khẩu phần ăn của gà thịt
3 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài sau khi hoàn thành sẽ có thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của các mức phân bón đến năng suất chất xanh, chất lượng của cỏ Stylosantheis CIAT 184 Vai trò, tác dụng của bột cỏ này đối với năng suất và chất lượng thịt gia cầm
Đồng thời, có thêm công thức thức ăn hỗn hợp với mức bổ sung bột cỏ Stylo hợp lý trong chăn nuôi gà thịt
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ áp dụng vào thực tế chăn nuôi tại cơ sở, góp phần đưa giống cỏ này vào sản xuất đại trà, tăng nhanh số lượng Cung cấp thông tin cho người chăn nuôi sử dung bột cỏ vào khẩu phần ăn cho gà thịt, nhằm nâng cao chất lượng thịt gà đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và hạ giá thành sản phẩm
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Một số đặc điểm sinh vật học của cỏ stylo
1.1.1 Nguồn gốc
Đây là một loại cỏ thuộc bộ đậu, có nguồn gốc từ châu Mỹ La Tinh Cỏ được trồng phổ biến ở Tây Ấn Độ, Hawii, và một số nước châu Phi như
Kenya, Uganda, Nigieria Stylosanthes phân bố tự nhiên ở Trung và Nam
Mỹ, từ Brasil nhập vào Australia những năm 1930, nhưng sau chiến tranh thế giới lần thứ II mới được chú ý đến Đây là loại cây thức ăn gia súc được phát triển đáng kể ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, đã nhập vào nhiều nước như: Malaysia, Công - gô, Nam Trung Quốc Ở Việt Nam, cây cỏ stylo nhập vào lần đầu vào năm 1967 từ Singapore, Australia
Các giống stylo đang gieo trồng:
Stylosanthes guianensis (common stylo): cây lâu năm
Stylosanthes hamata (Caribbcan stylo): cây hàng năm
Stylosanthes scabra (Shrubby stylo): cây lâu năm
Stylosanthes humilis (Townsville stylo): cây hàng năm
1.1.2 Đặc điểm sinh vật học của cỏ Stylo
Stylo là cỏ lâu năm, có loại hàng năm, thân thô, đứng hoặc bò, cao tới 1m, ở khí hậu ẩm có thể tới 1,5m Có khả năng ra rễ ở thân, khi già thường chuyển màu xanh sẫm hoặc tím Bộ rễ ăn sâu dưới đất đến 70 phân Rễ phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng nên có khả năng chịu hạn, chịu úng ngập, chống xói mòn rất tốt Lá chẻ ba, dài hẹp và nhọn, đầu tày; có lông, có nhiều hoặc ít lông mềm Lá dài 2 - 3cm rộng 5 - 10mm, tỷ lệ lá/thân = 5/7 Loài nhập nội không có vòi cuốn Những chồi thẳng có đốt ngắn, lá nhiều hơn cành
Trang 14ngang, hoa hình bông cuốn không sát nhau, thường có 70 - 1200 chùm, trên mỗi chùm có 5 - 9 hoa Qủa đậu không có cuống, gồm 7 - 8 hạt có vỏ cứng, màu xám đen trọng lượng 1000 hạt khoảng 5 - 6 gam Cây non mới mọc từ hạt phát triển chậm, dễ rụng lá và bị sâu hại trong 3 - 4 tháng đầu sau khi gieo Nếu gieo vào cuối mùa khô thì sau khi gieo cây non phát triển nhanh, 5 -
6 tháng cây cao 1m hay hơn
Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới Là cây
có khả năng thích nghi rộng với các vùng sinh thái, yêu cầu lượng mưa từ
1500 - 2500mm Cỏ có thể sống được ở những vùng có lượng mưa trung bình khoảng 890 mm Tuy nhiên, với lượng mưa 650mm cây vẫn có thể sống được nhưng sinh trưởng rất kém Độ ẩm không khí thích hợp là 70 - 80% Cỏ Stylo cũng có thể chịu được ngập tạm thời, ở những nơi quá ẩm năng suất cỏ cũng bị giảm Cỏ Stylo phát triển tốt khi nhiệt độ không khí trong khoảng
20 - 350C Nhiệt độ thích hợp cho cỏ Stylo sinh trưởng phát triển là 15,50C Khi nhiệt độ dưới 50C và trên 400C cây phát triển kém Khi thiếu ánh sáng cỏ Stylo bị giảm năng suất Cỏ Stylo có thể mọc được trên nhiều loại đất khác nhau: chua nghèo dinh dưỡng và có thể trồng xen với các cây ăn quả, chè, cà phê Cũng như các loại cây bộ đậu khác, cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh giầu đạm để bổ sung và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại Cỏ Stylo có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân giống, có thể vừa trồng bằng hạt, vừa trồng bằng cành giâm Cỏ Stylo phù hợp với chân ruộng cao và là loại cây chịu được khô hạn, không chịu được đất bị úng ngập Đây
là loại cỏ có khả năng chịu bóng kém, vì vậy không nên trồng dưới tán các cây khác Cỏ này có thể thích nghi với nhiều loại đất Nó có thể phát triển được trên đất axít và có khả năng chịu úng tương đối tốt Cỏ có khả năng chịu giẫm đạp nên có thể dùng để chăn thả tuy nhiên chỉ ở mức chăn thả vừa phải, thường thì đậu stylo được gieo xen với cỏ ghinê hay pangola để chăn thả [72]
Trang 15Cỏ Stylo rất ít bị sâu bệnh và có thể phát triển trên nhiều loại đất, ngay
cả ở vùng đất đồi cao Chính vì vậy, ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn chất lượng cao cho gia súc nó còn được trồng để cải tạo đất và che phủ đất, chống xói mòn Năng suất xanh đạt 40 - 50 tấn/ha/năm Năng suất chất xanh của cỏ Stylo đạt từ 25 - 60 tấn/ha (5 - 14,5 tấn chất khô/ha/năm) Hàm lượng các chất dinh dưỡng: vật chất khô 23 - 24%, đạm thô 17 - 18%, xơ thô 28 - 31%, khoáng tổng số 8 - 10%, mỡ 1,55% Với thành phần dinh dưỡng như vậy cây Stylo là nguồn thức ăn bổ sung protein rất có giá trị cho gia súc ăn cỏ đặc biệt
là có khả năng chế biến thành bột cỏ (Lê Đức Ngoan và Cs) [36]
1.2 Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá giống cỏ
Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá một giống cỏ tốt hay không tốt trước khi đưa vào sản xuất người ta thường căn cứ vào một số yếu tố chính sau:
1.2.1 Năng suất chất xanh
Năng suất chất xanh là toàn bộ khối lượng chất xanh thu được trên một đơn vị diện tích
Như chúng ta đã biết, cơ thể thực vật và ngoại cảnh có mối quan hệ hết sức khăng khít Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi quá trình trao đổi chất và khả năng tích luỹ chất khô, làm thay đổi thành phần hoá học của thực vật Những điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cỏ đó là:
* Điều kiện khí hậu
Khí hậu bao gồm lượng mưa và sự phân bố lương mưa, ẩm độ không khí, cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng cây trồng
Ánh sáng cung cấp năng lượng để thực vật quang hợp Cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng quyết định tới năng lượng nhận được của cây trồng
Trang 16Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ Nhiệt độ quá cao làm cho thực vật bốc hơi mạnh, làm cho cỏ khô héo Nhiệt độ quá thấp làm cho các mạch dẫn các chất dinh dưỡng co lại Các hệ thống men hoạt động kém, cây không phát triển được
Ẩm độ đất và không khí liên quan chặt chẽ đến lượng mưa, ẩm độ đất ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ cỏ và khả năng hút các chất dinh dưỡng Ngoài ra nó còn quyết định đến sự phát triển của vi sinh vật đất và độ tơi xốp của đất
* Điều kiện đất đai
Trong điều kiện nhiệt đới, môi trường đất là yếu tố quyết định năng suất
và chất lượng cỏ Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó tính chất vật lý cấu tượng đất sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm đất, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, sự phát triển của các hệ vi sinh vật trong đất và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng
Đất giầu mùn, tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp, rễ cỏ sẽ phát triển nhanh, mạnh, hệ
vi sinh vật hoạt động tốt sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt
Kết cấu đất có ảnh hưởng lớn đến cây trồng Tỷ lệ mùn, cát, sét, sỏi đá khác nhau thì sẽ tạo ra đất có kết cấu khác nhau Đất nhiều mùn, sét, cát, sỏi đá thấp thì đất tươi xốp và vi sinh vật phát triển mạnh thuận lợi cho cây phát triển, còn đất có hàm lượng sét quá nhiều thì đất dí chặt rễ cây kém phát triển [17]
* Điều kiện phân bón
Phân bón là nguồn bổ sung cung cấp chất màu cho đất Lượng phân bón cung cấp cho cây trồng nhiều hay ít và các loại phân bón khác nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển, qua trình trao đổi chất của cây trồng Từ đó sẽ dẫn tới sự khác nhau về năng suất, sản lượng, thành phần dinh dưỡng Các nhà khoa học đã khẳng định “ Phân bón quyết định trên 50% việc tăng năng suất cây trồng”
Trang 17Bón đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng vi lượng theo yêu cầu của cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng, tăng lượng vật chất khô trong cây, đặc biệt là các nguyên tố khoáng, điều đó gián tiếp làm tăng năng suất chăn nuôi Khi sử dụng phân bón P K và N P K làm tăng năng suất lên tương ứng 33
và 70% Phân bón P K rải một lần trong năm có tác dụng trong cả năm làm tăng năng suất cỏ so với không bón phân Ngược lại, sự tăng năng suất do nitơ chỉ xảy ra ngay sau khi bón phân một thời gian ngắn Chính vì vậy, người ta
sử dụng đạm một cách hợp lý bằng cách bón rải ra sau các lứa cắt, chu kỳ chăn thả để làm cân bằng năng suất cỏ trong cả năm để khắc phục tình trạng mùa do điều kiện thời tiết gây nên
+ Phân chuồng (phân hữu cơ): là loại phân không thể thiếu đối với cây trồng Bón phân hữu cơ là biện pháp quan trọng cảì thiện tính chất, tăng độ phì của đất, tạo tiềm năng cho năng suất cao Thành phần phân chuồng có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng bao gồm dinh dưỡng đa lượng, trung lượng
và vi lượng, giúp cho cây trồng phát triển cân đối hơn Để đảm bảo năng suất cây trồng tăng, đất không bị suy kiệt dinh dưỡng và nền sản suất bền vững thì
sử dụng phân chuồng là điều hết sức cần thiết
+ Phân đạm: Chỉ tiêu đạm tổng số thể hiện tổng số đạm có trong đất Trong điều kiện bình thường 98% đạm tổng số nằm ở dạng hữu cơ Đạm hữu
cơ trong đất chủ yếu là do vi sinh vật phân giải các protit thực vật, còn đạm
vô cơ được phân giải từ đạm hữu cơ Cho nên khi đánh giá hàm lượng đạm trong đất người ta đánh giá chủ yếu thông qua hàm lượng đạm tổng số và đạm
dễ tiêu trong đất Đạm dễ tiêu là đạm ở dạng vô cơ gồm Amôniac, Nitrat, Nitric (NH3, NO - 3, NO2 - - ) và được gọi là đạm dễ tiêu vì cây hút đạm trong đất chủ yếu ở dạng này
Sản phẩm chính của cỏ là thân và lá do vậy mà đạm là yếu tố không thể thiếu khi sản suất Tuy nhiên khi bón đạm cho cỏ cần bón vừa phải, cân đối thì sẽ làm tăng năng suất, tăng hàm lượng đạm tổng số trong cây, giảm hàm lượng xơ, gia súc dễ ăn và tăng tính ngon miệng
Trang 18Nếu bón nhiều đạm sẽ có hiện tượng cây tích luỹ nhiều Alcaloit, Glucozit làm cho cỏ có vị đắng giảm tính ngon miệng của gia súc Biến không khí thành phân đạm - thiên nhiên đã làm được như thế từ cây họ đậu Ngoài cây họ đậu, tảo lam cũng có khả năng cố định đạm
Khả năng cố định đạm sẽ không thể nếu như không có mặt của các vi sinh vật cố định đạm Trong đó, vi khuẩn nốt sần thuộc loại hiếu khí không tạo bào tử có thể đồng hoá nhiều nguồn cacbon khác nhau, pH thích hợp 6,5 - 6,9, nhiệt độ phát triển thích hợp là 24 - 260C Vi khuẩn nốt sần xâm nhập vào
rễ cây họ đậu thông qua lông hút, đôi khi thông qua vết thương
Nốt sần thích hợp ở các điều kiện: Độ ẩm cuả đất 60 - 70 %; độ thoáng khí: càng nhiều càng tốt, điều này cho thấy rễ càng sâu lượng nốt sần càng kém; pH thích hợp là 4,6 - 8,0; Phân đạm thường ức chế tạo thành nốt sần; Phân lân, kali có tác dụng tích cực; Phân canxi, magie và các muối khác cũng
có tác dụng tốt đến quá trình taọ thành nốt sần
+ Phân lân: Tỷ lệ lân cao trong hạt thấp hơn trong lá, tỷ lệ lân trong cây
bộ đậu cao hơn trong cây hoà thảo Trong cây, lân chủ yếu nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ có một lượng nhỏ nằm dưới dạng vô cơ Tỷ lệ lân trong đất biến động trong phạm vi từ 0,03 - 0,12% Ở một số đất hình thành trên đá mẹ giàu lân, tỷ lệ lân tổng số lên tới 0,6% Các dạng lân trong đất gồm các dạng lân hữu cơ và dạng vô cơ
Lân vô cơ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào và là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây
+Phân Kaly: Kaly làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự hình thành bó mạch, làm cho cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ, chống lốp cho cây trồng
Trang 19Kaly còn kích thích hoạt động của các men do đó làm tăng cường hoạt động của trao đổi chất trong cây, tăng cường sự hình thành acid hữu cơ, làm cho cây tăng cường tổng hợp protit Ngoài ra kaly còn tăng khả năng chống rét cho cây và tăng sức đẻ nhánh cho cây
* Thời gian thu cắt
Theo Vũ Duy Giảng và Cs (1997)[7], thức ăn xanh cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao Nếu thu hoạch sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp Ngược lại nếu thu hoạch quá muộn hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn lipit và protein giảm
Thời gian thu cắt có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng của cỏ Nếu cắt quá ít lần/năm thì cỏ sẽ bị già dẫn đến chất lượng kém và ảnh hưởng tới lứa tái sinh sau, ảnh hưởng tới sản lượng cỏ/năm Nếu cắt quá nhiều lứa/năm, cỏ chưa đủ thời gian tích luỹ các chất dinh dưỡng nuôi cây, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng rễ bị xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng đồng cỏ chóng bị thoái hoá, năng suất, chất lượng giảm
Xác định thời điểm thu cắt hợp lý sẽ khắc phục được cả hai vấn đề trên
Cỏ mềm tỷ lệ tiêu hoá của gia súc cao, hàm lượng Protein thô trong vật chất khô của cỏ sẽ cao hơn và cỏ có khả năng tái sinh tốt Thời gian thu cắt phụ thuộc vào các giống cỏ và mùa vụ
Theo Nguyễn Khánh Quắc và Cs (2002) [39], thời gian thu cắt của Cỏ Stylosanhtes gracilis HBK, sau khi trồng 4 - 5 tháng, cây cao 50 - 60 cm cắt lứa đầu, lứa đầu không để già Cắt lần khác sau 60 - 70 ngày ( vụ hè thu) và
90 - 100 ngày (vụ đông xuân) Đối với cỏ Stylo thì thu hoạch lứa đầu khi cỏ trồng được 3 - 4 tháng, khi thảm cỏ đã phủ kín đất và cao thảm 50 - 70 cm Các lứa tái sinh cần được thu cắt khi thảm cỏ được 60 - 80 ngày tuổi và có độ cao 45 - 55cm (nếu thu cắt chất xanh) và độ cao 35 - 45 cm cho chăn thả gia súc Chỉ nên chăn thả gia súc khi thảm cỏ đã thu cắt chất xanh được 2 lứa
Trang 20* Chiều cao của gốc sau khi thu cắt
Chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng đến việc tăng sản lượng và chất lượng của giống cỏ Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ, vì phần để lại, còn khi cắt cỏ quá thấp, thì sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinh sau do làm mất phần thân gần gốc là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi rễ và toàn bộ lá, không tạo ra các chất hữu cơ mới được Tuỳ thuộc vào từng loại giống cỏ, mà
có độ cao gốc để lại sau khi cắt khác nhau
Theo Nguyễn Khánh Quắc và Cs (2002) [39] cho biết độ cao gốc để lại: Đối với cỏ Pangola thì cắt cỏ sát mặt đất, độ cao còn lại không quá 2 cm
Cỏ họ đậu lâu năm (Cỏ Stylosanhtes gracilis KBK) thì cắt lần một cách gốc
10 - 15 cm, các lần sau cắt cách gốc 20 - 25 cm, cắt trên phần thân đã hoá gỗ
1 - 2cm và phải còn lại một ít lá xanh Theo Nguyễn Thị Mùi và Cs (2008) [33] thì độ cao cắt cỏ Stylo là 17 - 20 cm
Đối với cỏ Stylo, độ cao của gốc cỏ còn lại sau khi thu hoạch khoảng 20
- 25 cm là thích hợp cho khả năng mọc tái sinh lại của cỏ [90]
* Cơ sở để đánh giá chất lượng giống cỏ
Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có trong giống cỏ đó Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu đánh giá một giống cây thức ăn Trên cơ sở đó giúp cho các nhà chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia súc gia cầm một cách hợp lý để chúng sinh trưởng phát triển tốt Thành phần hoá học có trong giống cỏ chủ yếu tập trung ở 3 chỉ tiêu: Vật chất khô (VCK), protein và xơ
Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nước ta thường giàu protein, vitamin và khoáng, Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhưng ít phốt pho, kali hơn cỏ hoà thảo Tuy vậy, hàm lượng protein thô trong thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/kg vật chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới và thấp hơn giá trị của đậu đỗ ôn đới (175g/kg vật chất khô), hàm lượng chất khô 200 - 260 g/kg thức ăn, giá trị năng lượng cao hơn cỏ hoà thảo [16]
Trang 21Một giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô và năng suất protein cao, tỷ lệ xơ trong thức ăn thấp, trong đó chỉ tiêu protein được chú trọng nhiều hơn cả Ngoài ra, thức ăn thực vật là nguồn cung cấp hàm lượng caroten là chủ yếu cho gia súc gia cầm Các giống cây họ đậu bao giờ cũng cho giá trị dinh dưỡng cao hơn cây thức ăn hoà thảo Điều này được thể hiện qua nghiên cứu của nhiều tác giả [23]
1.3 Bột cỏ - bột lá là một nguồn thức ăn cho vật nuôi
1.3.1 Nguồn thực vật có thể sản xuất bột lá
Trong tự nhiên, nguồn thực vật để sản xuất bột cho gia súc gia cầm rất nhiều như: lá sắn, lá keo dậu, cỏ Stylo, bèo hoa dâu, lá và hạt cây so đũa, lá mắm, rau cỏ…Thức ăn gia cầm, ngoài lượng ngô vàng có sẵn trong công thức, thường cần có thêm nguồn cung cấp sắc tố để làm vàng da, lòng đỏ trứng theo thị hiếu người tiêu dùng Tại các nước ôn đới sử dụng nguồn bột cỏ chế biến từ
cỏ alfalfa (Medicago sativa) Đây là loại cỏ họ đậu (Leguminosacea), có hàm lượng caroten cao, khoảng 270 - 300 mg caroten/kg bột cỏ, hàm lượng protein thô 17% hoặc 20%, có mùi thơm và chứa nhiều vi khoáng, vitamin Ở các nước nhiệt đới, bột cỏ thường được chế biến từ các nguồn lá xanh khác như bột lá bình linh (Leucaena leucocephala), cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis)[82]
Cỏ Stylo: Cỏ Stylo là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylo có 96 g đạm tiêu hóa, tương đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo
Bèo hoa dâu: Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 - 30% Protein trong vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bột đường, còn nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm[83]
Lá sắn: Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao, giá trị protein thô chiếm 21%, chất béo 5,5%, xơ thô 21%[84]
Trang 22Lá keo dậu: Cây keo dậu phát triển ở hầu khắp các vùng trên nhiều loại đất khác nhau Lượng Protein thô trong lá keo dậu khá cao 270 - 280g/kg chất khô, tỷ lệ xơ thấp 155g/kg chất khô, nên lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn
bổ sung protein, vitamin cho gia súc và gia cầm [42]
Cây so đũa: Là loại cây họ đậu, trồng ở nhiều nơi, hạt và lá so đũa có tỷ
lệ protein cao và nhiều vitamin
Cây lá mắm: Cây mắm mọc ở vùng nước mặn, nước lợ ven biển, nhất là
ở các tỉnh Nam Trung bộ và miền Nam
Cây cỏ VA06: VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, hệ số tiêu hoá cao, là thức
ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ [85]
Cỏ Alfalfa: Cỏ Alfalfa hay Cỏ linh Lăng còn có tên là mục túc Braxin (tên khoa học là Lucern) là cây họ đậu thân thảo,có giá trị dinh dưỡng rất cao, làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, được thế giới rất quan tâm nghiên cứu trên 50 nước [86]
Cây trichanthera Gigantea: Cây trichanthera có nguồn gốc ở Nam Mỹ,
trồng bằng hom đạt tỷ lệ sống 90% - 95% Cây phát triển vào mùa mưa, không kén đất, có kháng thể cao chống được sâu bệnh và không bị cỏ dại lấn
át Ngoài cung cấp dinh dưỡng, lá cây còn có tác dụng phòng chống bệnh đường ruột cho vật nuôi[87]
Theo Nguyễn Đức Trân và Cs [51] cho biết: Ở vùng núi, có thể lấy lá
và cả cành non các loại cây không độc, không có chất chát (trâu bò thường ăn) để phơi khô, dự trữ dành cho mùa đông hiếm rau cỏ
1.3.2 Giá trị dinh dưỡng của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi
Trong phát triển chăn nuôi, việc chọn giải quyết nguồn thức ăn để đảm bảo năng suất, chất lượng thịt, trứng và giảm giá thành sản xuất bằng cách tìm
ra những giống cây bổ sung nguồn thức ăn mới phù hợp với điều kiện địa phương là vấn đề rất cần thiết
Trang 23Ngày nay, ngay ở các nước phát triển, bột cỏ vẫn là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm Vì bột cỏ cung cấp nhiều vitamin tự nhiên, đặc biệt là tiền vitamin A (caroten) và sắc tố vàng Xanthophyll Vitamin E, C và caroten là những chất chống oxi hoá, ngăn cản tích trữ cholesterol trong máu Ngoài ra, lá xanh còn chứa nhiều chất quinol
và phenol, là những chất chống viêm nhiễm và bài tiết chất độc cho người và động vật Chính vì vậy, sử dụng bột cỏ làm thức ăn chăn nuôi được các nước trên thế giới rất quan tâm [38]
Theo Nguyễn Đức Trân và Cs [50], cỏ khô nghiền nhỏ thành bột dùng nuôi lợn và gia cầm rất tốt, nhất là để nuôi súc vật non, vì trong bột cỏ khô có nhiều chất đạm, nhiều sắc tố, tiền vitamin A, vitamin D2 và Canxi Bột thân lá đậu, lạc, điền thanh, keo dậu, bèo hoa dâu, là những loại tốt, vì có chứa nhiều đạm nên khi hỗn hợp các loại thức ăn tinh khác để nuôi lợn, thì giảm được thức ăn tinh
Thức ăn gia cầm, ngoài lượng bắp vàng có sẵn trong công thức, thường cần có thêm nguồn cung sắc tố để làm vàng da, lòng đỏ trứng theo thị hiếu người tiêu dùng Các loại bột lá, bột cỏ thường được dùng trong thức ăn gà với mức 3 - 4% để vừa cung cấp caroten, vừa cung cấp sắc tố để da, mỏ và lòng đỏ trứng có màu vàng đẹp mắt
Bột thực vật có giá trị rất tốt đối với vật nuôi, nó có giá trị dinh dưỡng cao không những chứa tỷ lệ protein cao (đặc biệt là cây họ đậu) mà còn chứa nhiều Vitamin nhóm B, vitamin E và tiền vitamin D, A (carotenoic) Phối hợp khẩu phần ăn của vật nuôi với bột lá bột cỏ làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng tính chất thịt, sữa, trứng…làm tăng màu sắc của sản phẩm [82]
Thực tế cho thấy: gà ăn bèo hoa dâu tăng tỷ lệ đẻ, ấp nở, giảm chi phí thức ăn, màu lòng đỏ trứng đậm hơn so với thí nghiệm đối chứng Thường bổ sung 5% vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp hàng ngày [88]
Trang 24Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ sản (Trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia) Các nhà khoa học đã thực nghiệm tại xã Vân Thuỷ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trên đối tượng cá rô phi dòng Gift, cho biết: dùng bột lá săn phối trộn với cám, bột cá, Premix khoáng Sau thời gian
6 tháng lần lượt thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy, việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76 - 90% Dùng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi đem lại nhiều kết quả khả quan, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương vừa giảm được giá thành sản phẩm [84]
Với hàm lượng B - caroten cao, nên cỏ Alfalfa chỉ cần tham gia từ 10 - 20% trong khẩu phần thức ăn thì gà mẹ, chim cảnh rất mắn đẻ, trứng có lòng đỏ
to, màu lòng đỏ đậm, tỷ lệ nở con cao hơn hẳn Nhờ các chất Ancaloid - Enzim dồi dào trong cỏ Alfalfa, nên bò sữa được ăn loại cỏ này sẽ tiết lượng sữa nhiều
và chất lượng sữa tốt hơn Người ta dùng nó làm thức ăn cao cấp dành cho các vật nuôi quan trọng như: bò đực sản xuất tinh, bò sữa, gia cầm bố mẹ, gà con, chim cảnh Do những tác dụng lớn lao đó các chuyên gia chăn nuôi trên thế giới
đã suy tôn cỏ Alfalfa là "nữ hoàng" trong thức ăn chăn nuôi [86]
Các cuộc thử nghiệm cho thấy, Trichathera ở dạng bột cỏ hoặc tươi trong khẩu phần ăn của gia cầm sẽ tạo nguồn cung cấp protein, caroten 150
gà đẻ thương phẩm, 800 chim cút đẻ kéo dài trong 10 tuần có bổ sung 2 - 4% bột lá Trichathera và 0,2 - 0,3% carophyll trong khẩu phần Kết quả trung bình về năng suất và chất lượng của trứng gà và chim cút giữa thí nghiệm và đối chứng tương đối giống nhau Nhưng giá thành có bổ sung bột lá thấp hơn Đối với 120 vịt xiêm nuôi từ 30 - 90 ngày tuổi có dùng lá Trichathera trong khẩu phần, kết quả cho thấy, dùng lá Trichathera làm da có màu vàng tốt hơn
so với vịt ở nghiệm thức đối chứng [87]
Trang 25Theo Nguyễn Khánh Quắc và Cs (2002)[39], cho biết rằng: Sử dụng bột
cỏ khô hỗn hợp trong thức ăn cho gia cầm, lợn, trâu, bò rất tốt, vừa phòng trừ giun sán lại vừa đỡ công chăn nuôi
Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và Cs (2007) [52]cho biết: Bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn của trâu tơ 13 - 18 tháng tuổi đã làm tăng lượng thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong khẩu phần Bột lá sắn có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho trâu tơ để nâng cao tỷ lệ tiêu hoá, khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
1.3.3 Các hạn chế của bột lá bột cỏ đối với vật nuôi
Nhìn chung gia súc thích ăn các loại thức ăn xanh hơn hoặc ủ chua hơn
là ăn các loại thức ăn này chế biến thành bột
Trong bột cỏ và bột lá thực vật, hàm lượng chất xơ là cao do đó việc sử dụng nó trong thức ăn chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm một chỉ lệ rất nhỏ trong khẩu phẩn, trong chăn nuôi gà, tỷ lệ dùng trong chất xơ rất ít, chỉ từ 5 - 6% trong khẩu phần mà thôi [89]
Trong một số loại lá thực vật có chứa một số chất như: lá sắn có độc tố HCN, Cỏ Mêdicago, cây họ đậu, điền thanh có chứa chất độc saponin nên khi
sử dụng chúng cho vật nuôi phải hết sức chú ý đến tỷ lệ trong khẩu phần
Theo Vũ Duy Giảng và Cs (1997) [7] cho biết: Tỷ lệ bổ sung bột lá thực vật cho gà thịt là 2% tính theo đơn vị khẩu phần, gia cầm khác là 4 - 6% tính theo đơn vị khẩu phần Trong lá keo dậu có chứa độc tố mimosin, do đó không nên dùng quá 15% trong khẩu phần của lợn và không quá 5% trong khẩu phần của gia cầm (tính theo giá trị dinh dưỡng) Mặt khác, bột lá, bột cỏ nếu bảo quản kém hoặc quá lâu dễ bị mốc và làm hao hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là B - caroten, vitamin bị mất đi [42]
1.3.4 Vai trò của bột lá bột cỏ trong sinh trưởng của gia cầm thịt
Trong bột cỏ bột lá có chứa nhiều B - caroten, protein, vitamin nên việc
sử dụng nó bổ sung vào khẩu phần ăn của gà thịt có tác dụng rất tốt Không những làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng năng suất mà đặc biệt là tăng chất
Trang 26lượng thịt, độ cảm quan đới với thịt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
Tạ An Bình (1973) đã sử dụng bột lá keo giậu nuôi gà con và cho biết, ở
tỷ lệ 4% trong khẩu phần, keo giậu đã có tác dụng tốt tới sinh trưởng của gà Dương Thanh Liêm và Bộ môn Thức ăn và dinh dưỡng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm nuôi gà Broiler với các khẩu phần chứa tỷ lệ bột lá keo giậu khác nhau kết quả cho thấy, khẩu phần chứa 4% bột
lá keo giậu có tác dụng tốt tới sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gà Khi tỷ lệ bột lá keo giâụ nâng lên tới mức 6% khẩu phần, tăng khối lượng của
gà bắt đầu có xu hướng giảm Ở tỷ lệ 10% bột lá keo giậu trong khẩu phần, nuôi gà đến 9 tuần tuổi bắt đầu có hiện tượng rụng lông và sưng tuyến giáp trạng, nhưng nếu thêm 0,5 ppm muối KI hay casein vào khẩu phần ăn, sẽ hạn chế hiện tượng rụng lông và sưng tuyến giáp của gà, do hạn chế độc tính của mimosine có trong keo giâu (Trích theo Từ Quang Hiển và Cs, 2008) [10]
Ở Cu Ba, Fraga và Cs (1992) [10], đã thay thế 5% khẩu phần cơ sở dựa trên ngô và khô dầu đỗ tương bằng bột lá keo giậu phơi khô dưới ánh nắng
mặt trời để nuôi 540 gà thịt Cornish x Plymouth trong thời gian từ 0 - 4 tuần
tuổi Kết quả cho thấy: nhóm gà thịt được nuôi dưỡng với khẩu phần chứa bột
lá keo giậu có mức tăng khối lượng lúc 6 tuần tuổi và hiệu suất sử dụng thức
ăn cao hơn gà đối chứng được nuôi dưỡng với khẩu phần cơ sở không có bột
Trang 27Chen và Lai (1981) sử dụng bột lá keo giậu trên gà thịt và cho biết, hiệu suất sử dụng thức ăn và tăng khối lượng của gà thịt giảm dần với mức tăng lên của bột lá keo giậu trong khẩu phần và tỷ lệ tối đa thích hợp của bột lá keo giậu là ở mức 3% khối lượng khô của khẩu phần
D'Mello và Cs (1987) đã nhận thấy, bột lá keo giậu đã có tác dụng cải thiện màu sắc thân thịt của gà và sử dụng 5% bột lá keo giậu thay thế một phần khẩu phần ăn cơ sở đã không gây ra ảnh hưởng xấu nào về sinh trưởng của gà
Theo Từ Quang Hiển và Cs (2008)[10] nghiên cứu sử dụng bột lá keo giậu để nuôi gà broiler dòng HV35 cho biết: sử dụng bột lá keo giậu thay thế
3 - 5% khẩu phần cơ sở tương ứng với 2 giai đoạn nuôi (0 - 28 và 29 - 56 ngày tuổi) đối với gà broiler HV35 đã có tác dụng cải thiện sinh trưởng của gà thêm 8,72%, giảm tiêu tốn thức ăn cho sinh trưởng là 5,86%) và giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng đến 7,10%
Thí nghiệm nghiên cứu sử dụng bột lá keo giậu ở các tỷ lệ khác nhau trong khẩu phần ăn của gà broiler dòng Ross 208, cho thấy, tiêu thụ thức ăn của gà có xu hướng giảm liên tục với sự tăng lên của bột lá keo giậu trong khẩu phần Khi bột lá keo giậu trong khẩu phần tăng từ 0 - 12%, tiêu thụ thức
ăn của gà đã giảm từ 4010 g/con xuống còn 3453 g/con Tuy nhiên, nhóm gà được nuôi với khẩu phần 3% bột lá keo giậu không giảm tiêu thụ thức ăn so với nhóm đối chứng (P>0.05), nhưng các nhóm gà được nuôi với khẩu phần chứa từ 6% bột lá keo giậu trở lên đã làm giảm khá rõ rệt so với đối chứng (P<0.01) Tăng khối lượng của gà cũng giảm liên tục với sự tăng lên của tỷ lệ bột lá keo giậu có trong khẩu phần Khi bột lá keo giậu tăng từ 0 - 12 % khẩu phần, tăng khối lượng của gà đã giảm từ 2394g/con xuống còn 1819 g/con Hiệu suất sử dụng thức ăn cho sinh trưởng của gà cũng giảm liên tục với sự tăng lên của bột lá keo giậu trong khẩu phần [10]
Trang 281.4 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm
1.4.1 Nguồn gốc và vài nét về giống gà lương phượng
Theo Nguyễn Duy Hoan và Cs (1999) [14] cho biết gà Hoa Lương Phượng hay Lương Phượng hoa, thường được gọi tắt là gà Lương Phượng do xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài Gà Lương Phượng đã được giám định kỹ thuật của Uỷ ban khoa học Thành phố Nam Ninh Gà Lương Phượng có dáng
bề ngoài gần giống với gà Ri của Việt Nam lông màu vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa Sở dĩ gọi là Lương Phượng hoa vì trong đàn gà có rất nhiều màu lông khác nhau như một vườn hoa Mào, yếm mào, mặt và tích tai màu đỏ Gà trống có mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn cong chân cao vừa phải Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc, chân thấp Da gà Lương Phượng màu vàng, thịt mịn, thơm ngon Tỷ lệ nuôi sống gà thương phẩm xuất chuồng đều đạt 95% trở lên Gà trống ở độ tuổi trưởng thành có khối lượng cơ thể 2700g, gà mái đạt khối lượng 2100g lúc vào đẻ Gà bắt đầu đẻ vào 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130
gà con 1 ngày tuổi Gà thịt nuôi đến 70 ngày tuổi đạt 1500g - 1600g Tiêu tốn thức ăn 2,4 - 2, 6 kg thức ăn/kg tăng trọng Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt vừa thả) hoặc nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi
Bộ nông nghiệp và PTNT đã công nhận 3 dòng gà LV1, LV2, LV3 đạt cấp giống ông bà theo quyết định số 953 QĐ/BN - KHCN ngày 16/4/2004 Gà Lương Phượng hiện nay đang là giống gà được ưa chuộng và phát triển nuôi rộng rãi trong khắp mọi vùng của đất nước ta trong đó có tỉnh Thái Nguyên
Trang 291.4.2 Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn
1.4.2.1 Khả năng sinh trưởng của gà
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là
sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ
cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước Sự sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất mà chủ yếu là Protein
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật nhất định Theo Trần Đình Miên và Cs (1992)[30] cho biết: Midedorpho A.F (1967) là người đầu tỉên phát hiện ra quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc, cho rằng gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau
đó tăng khối lượng giảm dần theo từng tháng tuổi
Champer (1990)[66], đã định nghĩa sinh trưởng là sự tổng hợp các bộ phận như thịt, xương, da Những bộ phận này không những khác nhau về tốc
độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng Sự tăng trưởng thực
sự khi các tế bào mô cơ có sự tăng thêm về khối lượng, số lượng và kích thước các chiều đo Vì vậy béo mỡ không phải là tăng trưởng, nó được gọi là tăng trọng của cơ thể, vì béo mỡ chủ yếu là tích nước, không có sự phát triển của thân, mô và cơ
Trong thực tế nuôi gia súc gia cầm lấy thịt cho thấy, trong giai đoạn đầu của sự sinh trưởng, thức ăn được dùng tối đa cho sự phát triển của xương, mô
cơ, một phần rất ít dùng lưu trữ trong cấu tạo của mỡ Đến giai đoạn cuối của
sự sinh trưởng nguồn chất dinh dưỡng vẫn được sử dụng nhiều để nuôi hệ thống cơ xương nhưng hai hệ thống này tốc độ phát triển đã giảm, càng ngày con vật càng tích luỹ chất dinh dưỡng để cấu tạo mỡ
Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều nhất: 42 - 45% khối lượng cơ thể Khối lượng cơ con trống luôn lớn hơn khối lượng cơ con mái (không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm) Giai đoạn 70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ của gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g [27]
Trang 30Sự sinh trưởng của sinh vật được bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai( giai đoạn trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài thai(giai đoạn ngoài cơ thể mẹ) Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành Như vậy, cơ
sở chủ yếu của sinh trưởng gồm hai quá trình: tế bào sản sinh và tế bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính Theo Phùng Đức Tiến (1996)[45], trong quá trình sinh trưởng thì trước hết là kết quả của sự phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống
Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục vì hai quá trình này diễn ra trên cùng một cơ thể vật nuôi: Phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các chất, chức năng của các bộ phận của cơ thể, phát dục của cơ thể con vật bắt nguồn từ khi trứng thụ tinh
và trải qua nhiều giai đoạn phức tạp mới đến trưởng thành
Khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo từng tuần tuổi và đơn vị tính là g/con hoặc kg/con.Để xác định khối lượng cơ thể ở các khoảng thời gian khác nhau người ta còn biểu thị khối lượng thông qua đồ thị sinh trưởng
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của gà nói riêng chụi ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, thức ăn và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác
1.4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng, điều kiện chăn nuôi,
* Ảnh hưởng của dòng giống
Các dòng trong cùng một giống, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau Các giống gà chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các giống gà chuyên trứng và kiêm dụng
Theo Nguyễn Mạnh Hùng và Cs (1994)[15] cho biết: sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng khoảng 500 - 700g
Trang 31Trần Long (1994)[24], đã nghiên cứu tốc độ sinh trưởng của 3 dòng thuần (dòng V1, V3 và V5) của giống gà Hybro HV 85 cho thấy tốc độ sinh trưởng 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở 42 ngày tuổi
Trần Thanh Vân (2002)[55], khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của
gà lông màu Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết: khối lượng cơ thể gà ở
10 tuần tuổi đạt lần lượt là 1990,28g/con, 1993,27g/con và 2189,29g/con
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998)[12], cho biết gà con ở 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với lúc 1 ngày tuổi, trong khi đó vịt con chỉ cần có 20 ngày tuổi để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 1 ngày tuổi
Theo Trần Công Xuân và Cs (1999)[59], nghiên cứu tốc độ sinh trưởng trên hai dòng gà kiêm dụng (882 và Jiang cun) của giống gà Tam Hoàng cho thấy tốc độ sinh trưởng của hai dòng gà khác nhau: ở 15 tuần tuổi dòng 882 đạt 1872,67 g/con, dòng Jiang cun đạt 1742,86g/con
Nguyễn Thị Thuý Mỵ (1997)[34], khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian và BE 88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau ở 49 ngày tuổi là khác nhau, cụ thể lần lượt là: 2501,09g/con, 2423,28g/con, 2315,14g/con Đối với gà Hybro HV85 ở 56 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt 1915,38g/con [45]
Các nghiên cứu trên cho thấy, đặc tính di truyền của các dòng, các giống là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và cho thịt của gà Từ các kết quả nghiên cứu này giúp cho người chăn nuôi biết được giới hạn sinh trưởng của từng dòng, giống khác nhau để mà áp dụng vào thâm canh hợp lý có hiệu quả cao
* Ảnh hưởng của tính biệt đến khối lượng cơ thể và khối lượng cơ thể
Tính biệt có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể Theo tài liệu của Champer J.R (1990) [66], có nhiều gen ảnh hưởng đến
Trang 32sinh trưởng và phát triển của gà.Có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ Godfrey E.F và Joap R.G (1952)[69] và một số tác giả khác cho rằng các tính trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó có ít nhất 1 gen về sinh trưởng liên kết với giới tính(nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 - 32%
Trần Đình Miên, 1994 [30], cho biết gà lúc mới nở gà trống nặng hơn
gà mái 1%, tuổi càng tăng sai khác càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà mái là 27% Theo North và Cs (1990)[76], lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn: ở 2; 3 và 8 tuần tuổi sự khác nhau tương ứng là 5%, 11% và 27%
Tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào tốc độ mọc lông Các kết quả nghiên cứu xác định, trong cùng một giống, cùng tính biệt thì gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt hơn Theo Kushener K.F (1974) [21], cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng Thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm lớn Hayer và Cs (1970)[71] đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hormon có quan hệ ngược chiều với gen liên kết với giới tính quy định tốc độ mọc lông
Ảnh hưởng của tính biệt đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Broiler có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Ở các nước công nghiệp, người ta nuôi gà Broiler tách riêng trống mái Việc này, làm tăng độ đồng đều trong đàn và thuận lợi cho việc giết mổ tự động Nuôi tách riêng trống mái sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng khối lượng nhanh, tăng hiệu quả
sử dụng thức ăn, làm cho gà trống không lấn át gà mái, giảm gà bị trầy, xước (Đặng Hữu Lanh và CTV (1999)[22]
Trang 33* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới khả năng sinh trưởng
Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003)[26], cho biết để phát huy được sinh trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng hợp lý giữa protein và năng lượng Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hoá sinh không mang theo nghĩa dinh dưỡng nhưng có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt
Phạm Minh Thu (1996)[44], cho thấy khối lượng cơ thể gà Broiler Rhoderi Jiang Cun ở 2 chế độ dinh dưỡng lúc 2 tuần tuổi hoàn toàn khác nhau
Nguyễn Thuý Mỵ (2006)[35], đã nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng và Protein khác nhau cùng với tỷ lệ ME/CP khác nhau nhằm phát huy tốt đến khả năng sinh trưởng của Ngan Pháp nuôi tại Thái Nguyên
Trần Công Xuân (1995)[57], cho biết cùng tổ hợp lai Broiler: Ross 208,Ross 208 - V35 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức Protein khác nhau, cho khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt
Trần Tố (2007)[50], nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ khác nhau giữa methionine và lysine trong khẩu phần đến sinh trưởng của gà Broiler Kabir cho biết đến 10 tuần tuổi lô có tỷ lệ methionine/lysine 40,5% cho sinh trưởng tốt hơn các lô có tỷ lệ này bằng 45,5% và 35,5%
Như vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm đặc biệt
là phát huy được tiềm năng di truyền về sinh trưởng, thì một những vấn đề căn bản là lập ra được khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở đảm bảo nhu cầu của gia cầm qua từng giai đoạn Mặt khác, khả năng sinh trưởng còn chụi ảnh hưởng của điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu chuồng nuôi, phương thức chăn nuôi, thú y phòng bệnh
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con Với gà Broiler và gà hậu bị, nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảm bảo 32 - 340C; ngày thứ 2 - 7 là 300C; tuần thứ 2 là 260C; tuần thứ 3
là 220C; tuần thứ 4 là 200C
Trang 34Lê Hồng Mận và Cs (1993) [29], cho biết nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 - 200C Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà Broiler, như vậy tiêu thụ thức ăn của gà chụi sự chi phối của nhiệt độ môi trường Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau
Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm Theo Van Horne P, 1991 [80]: Khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng NH3, CO2 và H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao Vì khi mật độ gà đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng, nên sẽ ảnh hưởng tới việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao
* Ảnh hưởng của độ tuổi tới sinh trưởng
Khi nghiên cứu về độ tuổi và chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà thì Champer J.R (1990) [66] cho biết: Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và mức độ dinh dưỡng
Theo Đào Văn Khanh (2002)[19] nghiên cứu trên gà Tam Hoàng nuôi
vụ hè tại Thái nguyên cho biết, gà Tam Hoàng có khả năng sinh trưởng tương đối ở tuần 1 là cao nhất 83,25%, sau đó giảm dần, tuần 2 là 62,38% và ở tuần
3 là 52,41%
1.4.3 Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt
Khả năng sản xuất thịt là khả năng tạo nên khối lượng cơ ở độ tuổi mà đem giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao Khả năng cho thịt của gà Broiler được đánh giá qua năng suất và chất lượng thịt
Trang 351.4.3.1 Năng suất thịt
Năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm Năng suất thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, mà tính trạng này lại phụ thuộc vào kích thước các chiều đo cơ thể (dài lườn, rộng ngực, dài đùi ) Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ giữa các bộ phận như: Nạc, mỡ, da Ở gà Broiler các tỷ lệ thường được tính là: Tỷ
lệ thịt xẻ, tỷ lệ cơ đùi, tỷ lệ cơ ngực, tỷ lệ mỡ bụng Năng suất thịt cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tính biệt, phương thức nuôi, thú y phòng bệnh
Ngô Giả Luyện(1994) [27], khi khảo sát năng suất thịt của 3 dòng V1, V3 và V5 trong giống gà Hybro cho thấy giữa các dòng có sự khác nhau rõ rệt Trong cùng một dòng: tỷ lệ thân thit gà trống cao hơn gà mái và thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống
Đỗ Xuân Tăng (1980)[41], cho biết tỷ lệ thịt đùi của gà trống thường cao hơn gà mái, còn tỷ lệ thịt ngực của gà mái cao hơn gà trống, hàm lượng protein ở thịt gà mái cao hơn gà trống, sự tích luỹ protein ở gà mái kéo dài đến 90 ngày tuổi sau đó giảm đi theo sự già nua của cơ thể
Theo Đào Văn Khanh (2000)[18], cho biết gà Broiler Tam Hoàng ở 63 ngày tuổi có tỷ lệ thịt xẻ cao nhất trống 79,20%, mái 78,61% càng về các giai đoạn sau tỷ lệ thịt xẻ có xu hướng giảm dần, lúc 84 ngày tuổi con trống đạt 70,26%, con mái đạt 70,11% Ngược lại tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi lại có chiều hướng tăng lên ở các giai đoạn tuổi sau, thấp nhaâ lúc 70 ngày tuổi và đạt cao nhất lúc 84 ngày tuổi (trống đạt 40,30%, mái đạt 38,59%) Tỷ lệ mỡ bụng của
cả gà trống và gà mái đều có xu hướng tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở ngày tuổi 77 và 84
Trần Công Xuân và Cs (2000) [60], nghiên cứu lai kinh tế giữa gà Kibir
và Lương Phượng hoa cho thấy tỷ lệ thân thịt 72,4% - 72,32%; tỷ lệ thịt đùi 20,64% - 21,43%; tỷ lệ thịt ngực 20,68% - 20,80%
Trang 36Trần Công Xuân, Hoàn Văn Lộc và Cs (1997)[58], mổ khảo sát gà Tam Hoàng và gà Ri lúc 15 tuần tuổi cho biết tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực/thân thịt ở
gà Tam Hoàng là 45 - 54% và ở gà Ri là 43%
1.4.3.2 Chất lượng thịt
Chất lượng thịt được phản ánh thông qua thành phần hoá học của thịt Chất lượng thịt thường được đánh giá qua hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ protein, lipit, khoáng tổng số
Vật chất khô thể hiện độ chắc của thịt, protein thể hiện giá trị dinh dưỡng, mỡ thể hiện độ béo của thịt, khoáng tạo nên độ đậm đà Giá trị của thịt còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như hàm lượng và tỷ lệ các acid amin, hàm lượng vitamin, khoáng đa lượng, các hoạt chất sinh học
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thị hiếu của con người ngày càng một cải tiến, nhu cầu dinh dưỡng của con người ngoài tính ngon miệng còn mang tính cảm quan hấp dẫn đối với người tiêu dùng đang là vấn đề được quan tâm
Thịt gà không chỉ chứa hàm lượng protein cao, mà hàm lượng vitamin
và khoáng cũng lớn, hàm lượng mỡ thấp nhưng lại chứa đầy đủ lượng các acid béo cần thiết
Thành phần hoá học, cảm quan và các mức độ đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giá trị dinh dưỡng quyết định đến chất lượng thịt.Chất lượng thịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loài, giống, dòng, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, đặc điểm bệnh tật và quy trình vệ sinh thú y áp dụng đối với gia cầm
Theo Proudman J.A và Cs (1970) [78], những dòng gà Plymouth trắng khi cho ăn tự do và mổ khảo sát lúc 6 tuần tuổi, phân tích thịt cho thấy nhóm sinh trưởng nhanh tỷ lệ nước 68,1%, protein 20,7%, mỡ 6,9% và khoáng 3% Các nhóm sinh trưởng chậm có tỷ lệ tương ứng là 69,8%; 20,6%; 4,8%; và 3,1%
Trang 37Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc và Cs (1999)[59], thịt gà Tam Hoàng
882 nuôi đến 13 tuần tuổi, ở con trống thịt ngực có tỷ lệ Protein 24,13%; mỡ 0,38 % và khoáng tổng số 1,26%, thịt đùi có tỷ lệ protein 20,07%; mỡ 1,37%
và khoáng tổng số 1,08% Đối với con mái thịt ngực có các giá trị tương ứng
là 24,72%; 0,306% và 1,31%, thịt đùi có các giá trị tương ứng là 20,91%; 1,673% và khoáng tổng số 1,26%
Theo Nguyễn Duy Hoan và Cs (1998)[13], cho biết khi nghiên cứu đặc điểm của tổ chức cơ của dòng thuần và con lai, thấy có sự vượt trội về hàm lượng vật chất khô và protein của con lai so với dòng thuần, trong cùng một giống gà trưởng thành có tỷ lệ phần ăn được, tỷ lệ mỡ và trị số Kalo cao hơn
so với gà Broiler từ 1 - 3%, nhưng tỷ lệ protein thì ngược lại
Grey T.C và Cs (1986)[70], cho rằng khi mà cả Protein và năng lượng tập trung trong chế độ ăn của gia cầm giảm đi, thịt có vẻ mềm hơn ở những gia cầm lớn nhanh, nhưng dai hơn những gia cầm lớn chậm
Flfadil A.A và Cs (1996) [68], cho rằng những điều kiện nuôi dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng thịt và sự tăng mật độ nuôi làm xuất hiện những nốt trên da
1.4.4 Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn
Trong chăn nuôi gia cầm thì ngoài vấn đế tạo ra các giống mới có năng suất cao thì nhà chăn nuôi phải chú ý đến nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng mà phù hợp với đặc điểm sinh vật học của gia cầm và phù hợp với mục đích sản xuất của từng dòng, từng giống khác nhau, và từng giai đoạn phát triển của cơ thể mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế, vì trong chăn nuôi thức ăn chiếm 70% giá thành sản phẩm
Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng phản ánh quá trình chuyển hoá thức ăn để sinh trưởng Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả càng cao và ngược lại
Trang 38Tiêu tốn thức ăn/tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được 1 kg tăng trọng Nếu khối lượng tăng càng nhanh thì khả năng trao đổi chất cao, khả năng đồng hoá thức ăn lớn, do đó hiệu quả chuyển hoá thức ăn cao và dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng phù thuộc vào rất nhiều yếu tố: Giống, tuổi, tính biệt, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ của đàn gia cầm
Theo Phùng Đức Tiến (1996) [45], hệ số tương quan giữa khối lượng
cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã được Chambers (1984)[64] xác định là - 0,5 đến - 0,9 Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là
âm và thấp từ (- 0,2) đến (- 0,8)
Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc và Cs (1999)[60], cho biết gà Tam Hoang khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/kg tăng trọng
Gà Tam Hoàng Jiangcun tiêu tốn 3,652 - 3,911 kg thức ăn/kg tăng trọng
Trần Công Xuân, Nguyễn Huy Đạt (2006)[62], khi nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất và chất lượng cao đã đưa ra kết luận Tổ hợp lai 3/4 máu Lương Phượng và 1/4 máu Sasso X44 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,54 - 2,68kg
Bùi Đức Lũng (1992)[25] cho biết rằng gà lai V135 tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng ở các độ tuổi như sau: 4 tuần tuổi là 1,91; 5 tuần tuổi là 1,98;
6 tuần tuổi là 2,01; 7 tuần tuổi là 2,13; 8 tuần tuổi là 2,26kg
1.5 Tình hình nghiên cứu trồng, sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi
1.5.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở Thái Lan, S humilis được đưa vào Đông bắc Thái Lan năm 1966 Trải qua sự bùng nổ của dịch bệnh loét cây đến nay ở vùng Đông Bắc Thái Lan
người ta trồng cỏ Stylo Ubon (S guianensis var.vulgaris x var.pauciflora) là
một giống cỏ stylo lâu năm mới có sức chống chịu bệnh loét lâu dài (Grof et
Trang 39al 2001) Đây là một giống cỏ lai 4 dòng (GC 1463, GC 1480, GC 1517, và
GC 1579) được Dr Grof chọn lọc ở Trung tâm Nghiên cứu Bò thịt Embrapa, Campo Grande, Brazil vào những năm 1990 (Grof, et al., 2001) Hạt của 4 dòng này được trộn với nhau để tạo nên sự đa dạng gen di truyền lớn hơn cho sức đề kháng đối với bệnh loét cây Ba trong số bốn thành phần được chọn đơn dòng thực hiện bởi Dr Grof ở Philippines từ giống lai CIAT 11833 được
Dr John Miles chọn lọc ở CIAT ở Llanos Colombia Thành phần thứ tư là từ dòng CIAT 2340, bắt nguồn từ vùng Casanare của Colombia Sự chọn lọc cho tính trạng đề kháng bệnh loét được thực hiện ở Philippines và các thử nghiệm vùng được tiến hành ở Brazil
Nghiên cứu ba năm ở vùng Đông Bắc Thái lan (Hare et al 2007) đã thấy rằng cỏ stylo Ubon sản xuất được ít nhất 90% VCK nhiều hơn so với các giống cỏ stylo khác trong vòng 3 năm, với lợi thế đặc biệt dễ thấy vào mùa khô, khi nó có năng suất cao hơn 2 - 6 lần so với các giống stylo khác Cỏ stylo Ubon sản xuất được 13,18 và 17 tấn VCK/ha/năm, vào các năm thứ nhất, thứ hai, và thứ ba của chu kỳ sản xuất
Cỏ stylo Ubon mọc rất tốt ở các vùng đất cao không có tưới tiêu Cỏ không chịu được ngập úng và không trồng được ở các vùng đất thấp ẩm ướt
Cỏ có thể gieo chồng lên hoặc trồng ở các vùng đất trồng trọt Một số nông dân
ở Nghĩa đàn có thể gieo trồng hạt cỏ stylo Ubon (không cần cấy trên các sườn đồi dốc và dưới các gốc cây còn khoảng trống nếu như các bóng cây không quá rợp và còn đủ độ sáng Đồng cỏ gieo chồng lên cần phải có thời gian khoảng hai năm để tạo thảm dày Cỏ stylo Ubon có khả năng chịu chăn thả rất tốt và một số các thí nghiệm chăn thả bò sữa đã được tiến hành ở trường Đại học Ubon Ratchathani, bò được chăn thả chỉ được ăn cỏ và cỏ stylo Ubon mà không được ăn thức ăn tinh, có năng suất sữa trên 16,l kg/con/ngày (Thummasaeng 2003) Cỏ stylo Ubon cũng mọc tốt ở Nghĩa Đàn Cỏ có năng suất cao khi trồng ở vùng đất đai có độ màu mỡ tương tự ở Lào [74]
Trang 40Cỏ Stylo Hamata (Sylosanthes hamata) là một giống cỏ hàng năm hay lâu năm có cuộc sống ngắn, có nhiều lá, thân bò lan hoặc nửa thẳng Cỏ stylo Hamata được trồng rộng rãi ở Đông bắc Thái lan với khoảng 20 - 40 tấn hạt được nông dân sản xuất hàng năm cho Cục Chăn nuôi Cỏ stylo Hamata có khả năng chịu hạn rất tốt nhưng không mọc tốt trong điều kiện bị ngập úng Cỏ có sức cạnh tranh rất tốt với các loại cỏ thân bò khác; cỏ cao
có thể làm bóng rợp Cỏ chịu được chăn thả rất tốt và hình thành nên thảm
cỏ dày trên mặt đất
Nhiều ngàn kilomet lề đường vùng đông bắc Thái lan đã được Cục Chăn nuôi gieo hạt cỏ stylo Hamata từ năm 1976 (Phaikaew and Hare 2005) Các bãi đất chăn thả công cộng cũng được gieo hạt cỏ này bằng máy bay trực thăng Cỏ stylo Hamata kết hạt vào mùa khô và sau đó mọc lại vào mùa mưa năm sau Bởi vì khả năng sản xuất hạt cỏ tốt, hàng năm cỏ tự nhân giống từ các hạt chín rơi rụng xuống đất và trở nên dày hơn Giờ đây loại cỏ này đã được thừa nhận là giống cỏ họ đậu địa phương ở nhiều vùng của Thái lan Bò của các địa phương gặm cỏ dọc theo lề đường hoặc bà con nông dân thu cắt
về để nuôi bò trong chuồng [74]
Việc phổ biến các loại cỏ Stylosanthes ở Đông Nam Á đã được thực hiện từ năm 1945 và có xu hướng phát triển thành những giống cỏ thương phẩm ở Úc Các giống cỏ Stylosanthes guianensis được đưa tới các vùng ẩm ướt và bán ẩm ướt ở Malaysia, Indonexia, miền Nam Thái Lan, Philipines và Trung Quốc
Stylosanthes humilis, S.hamata và S.scabra được trồng ở các khu vực khô hơn như Đông Bắc Thái Lan, Đông - Indonexia và Nam Trung Quốc
Bệnh thối cây đã làm giảm mạnh khả năng sinh trưởng và sức sống của nhiều giống cỏ trong vùng Năm 1976, sự bùng nổ của bệnh thối cây ở cỏ S.humilis, lây lan sang cỏ S.hamata cv Verano ở Thái Lan Cỏ S.guianensis