1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Trồng, Chế Biến Và Sử Dụng Bột Cỏ Stylosanthes Guianensis Ciat 184 Trong Chăn Nuôi Gà Thịt Tại Thái Nguyên

108 452 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Để đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất chất xanh của cỏ Stylo CIAT 184 đồng thời xác định được thành phần, giá trị dinh dưỡng của bột cỏ Stylo CIAT 184 làm cơ sở ch

Trang 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

MÃ SỐ: B2010 - TN02 - 12

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG BỘT CỎ

STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 TRONG CHĂN NUÔI

GÀ THỊT TẠI THÁI NGUYÊN

Chủ trì đề tài : Ths Hồ Thị Bích Ngọc

Thời gian thực hiện : Năm 2010 - 2011

Địa điểm thực hiện : Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN - 2012

Trang 2

1 BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

Trang 3

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 Học viên Cao học Phạm Thị Gội

2 Học viên Cao học Phạm Thị Thu

3 Sinh viên thực hiện đề tài tốt nghiệp ĐH Phạm Văn Lâm

4 Sinh viên thực hiện đề tài tốt nghiệp ĐH Nguyễn Thị Thắm

5 Sinh viên thực hiện đề tài tốt nghiệp ĐH Bùi Thị Mong

Hảo (2011), “Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184

khác nhau trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng của gà thịt”, Tạp chí

Khoa học công nghệ chăn nuôi", số 32, tháng 10/2011, tr 51 - 58

Trang 4

PHẦN 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

MÃ SỐ: B2010 - TN02 - 12

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG BỘT CỎ

STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 TRONG CHĂN NUÔI

GÀ THỊT TẠI THÁI NGUYÊN

Chủ trì đề tài : Ths Hồ Thị Bích Ngọc

Thời gian thực hiện : Năm 2010 - 2011

Địa điểm thực hiện : Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN - 2012

Trang 5

1 Thông tin chung

Tên đề tài: “Nghiên cứu trồng, chế biến và sử dụng bột cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 trong chăn nuôi gà thịt tại Thái Nguyên”

Mã số: B2010 - TN02 - 12

Chủ nhiệm đề tài: Ths Hồ Thị Bích Ngọc ĐT: 0989.257.238

Email: ngocchaucnty@gmail.com

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

Cơ quan cá nhân phối hợp thực hiện:

- Cơ quan: Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên

- Cá nhân: PGS.TS Phan Đình Thắm, Ths Lê Minh Châu

Thời gian thực hiện: Năm 2010 - 2011

2 Mục tiêu

- Xác định được công thức phân lân thích hợp cho cỏ Stylo CIAT 184 đạt

hiệu quả kinh tế và thành phần hóa học của cỏ

- Xác định được ảnh hưởng của các phương pháp chế biến và thời gian bảo quản khác nhau tới sự hao hụt các chất dinh dưỡng

- Xác định được tỷ lệ sử dụng bột cỏ Stylo CIAT 184 thích hợp trong khẩu

phần cho gà thịt

3 Nội dung chính

Nghiên cứu sử dụng các mức phân lân khác nhau đến năng suất và chất

lượng của cỏ Stylo CIAT 184

Nghiên cứu các phương pháp chế biến khác nhau tới sự hao hụt các chất dinh

dưỡng của bột cỏ Stylo CIAT 184

Nghiên cứu các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 thích hợp trong khẩu phần nuôi

gà thịt

4 Kết quả đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế - xã hội …)

4.1 Kết quả về mặt khoa học và ứng dụng kết quả trong thực tiễn sản xuất

Từ kết quả của 3 nội dung chính, tập thể tác giả của đề tài đã kết luận được:

1 Các mức phân lân khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của

cỏ Trong đó, công thức CT2 cho năng suất chất xanh cao nhất (98,03tấn/ha/2năm) Về hiệu quả kinh tế, công thức CT2 đạt cao hơn các công thức còn lại

Trang 6

2 Các phương pháp chế biến khác nhau, thời gian để cỏ đạt độ ẩm dưới 15%

và tỷ lệ hao hụt chất dinh dưỡng cũng khác nhau Phơi cỏ dưới ánh nắng mặt trời (228,46mg/kg) dẫn đến hao hụt 30,54mg/kg caroten so với phơi dưới mái tôn (259,0mg/kg), nhưng có hiệu quả kinh tế cao hơn Bảo quản bột cỏ trong túi nilon buộc kín tránh được tổn hao chất dinh dưỡng Theo thời gian thì hàm lượng một số chất, đặc biệt hàm lượng caroten bị giảm sút lớn từ 228,46mg/kg (bắt đầu bảo quản) xuống 195,17mg/kg (3 tháng); 162,43mg/kg (6 tháng); 89,22mg/kg (9 tháng) Do

vậy, nên sử dụng bột cỏ từ 0 ngày - 3 tháng

3 Sử dụng bột cỏ Stylo CIAT-184 trong khẩu phần nuôi gà thịt không ảnh

hưởng đến sức khỏe và tỷ lệ nuôi sống của gà (95,56% trở lên) Tăng khối lượng

giảm dần khi tăng mức bột cỏ Stylo CIAT 184 (2321,5g/con ở lô TN1 đến

2010,5g/con ở lô TN4) Tiêu tốn thức ăn tăng khi tăng tỷ lệ bột cỏ (2,56kg/kg tăng

Khối lượng ở lô ĐC đến 2,74kg/kg tăng khối lượng ở lô TN4) Bột cỏ Stylo CIAT

184 không ảnh hưởng đến thành phần hóa học của thịt Chất lượng thịt được cải

thiện đặc biệt là màu sắc thịt (7,23 ở lô TN1 đến 10,67 ở lô TN4) Sử dụng 2 - 4 %

bột cỏ Stylo CIAT 184 trong khẩu phần là thích hợp

4.2 Kết quả về mặt đào tạo

- Đề tài góp phần hoàn thành 2 đề tài cao học, 3 đề tài thực tập tốt nghiệp

- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành chăn nuôi

4.3 Kết quả về mặt kinh tế - xã hội

Kết quả nghiên cứu là những thông tin có giá trị khoa học và thực tiễn, làm

cơ sở để khuyến cáo cho người chăn nuôi và các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lựa chọn sử dụng nguyên liệu bột cỏ vào thức ăn cho vật nuôi nhằm đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, cũng như góp phần sự an toàn và tăng chất lượng thực phẩm, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, an toàn sinh học

Trang 7

Stylosanthes guianensis CIAT 184, as main feed for chicken raising in Thai Nguyen

Executing Agency: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry (TUAF),

Thai Nguyen, Viet Nam

- Determine an optimal ratio of phosphate fertilizer application on Stylo CIAT 184

grass cultivation for high economic efficiency and nutrient optimization

- Determine the impact of different processing methods and storage time on the depletion of nutrient components

- Determine the appropriate rate of Stylo CIAT 184 food in the diets for broiler

raising

3 Main contents

- Study on effect of different application of phosphate fertilizer on

productivity and quality of Stylo CIAT 184 grassin Thai Nguyen

value of Stylo CIAT 184 food

- Conducting research on different rates of Stylo CIAT 184 component in the

diets for broiler raising

4 Main results of research

4.1 Results on scientific significance and applied prospect in practice

Some main conclusions are drawn based on main results as follows

1 The different application of phosphate fertilizer levels had an important

impact on productivity and quality of the grass Specifically, fresh yield of Stylo

Trang 8

grass in treatment No 2 was highest with 98.03 tons/ha/2 years And economic efficiency in treatment No 2 was higher than that in the remaining formulas too

2 The application of different processing methods could have impact on time

period that Stylo grass could reach humidity below 15% and the rate of nutrient value

loss was not the same Dried grass under direct sunlight led to caroten loss of 228,46

mg per kg which is lower than 30,54 mg per kg in comparation with dried grass under tin roof, but conversely economic efficiency is higher Preserved grass in sealed plastic bags avoids the loss of nutrient component Over time, the levels of certain substances, particularly carotene content decreased greatly from 228.46 mg/kg at starting storage time to 195.17 mg/kg in 3 months later, and this rate continued to decrease 162.43 mg/kg, 89.22 mg/kg after 6 months, 9 months respectively Therefore, the processed food should be in best use within 0 - 3 months

3 Use of Stylo CIAT 184 as chicken feed in the diet for broiler raising did not

have impact on chicken health and survival rate of chickens (95.56% up) More

component of Stylo grass in diet of broiler raising are used, chicken weight growth

would gradually reduce from 2321,5 grams in Treatment No1 to 2010,5 grams in Treatment Food spending would have a positive relationship with increasing

proportion of grass food The use of Stylo CIAT 184 as chicken feed did not affect to

chemical composition of chicken Chicken meat was improved on coloir (7,23 in

Treatment No1 to 10,67 in Treatment No4) And appropriate usage of Stylo CIAT 184

in chicken diet varied from 2% to 4%

4.2 Educational impact

- Three MSC dissertations and three theses of undergraduate were completed

based on result of this research

- The results of study will be good and high value references for student’s

teachers, MSc and PhD candidates in the field of animal husbandry science

4.3 Eeconomic - society impact

Result of this study has both scientific and practical significances, the

important basic for farmers and animal food companies on using Stylo grass as one

type of food in chicken diet This contributes to economic efficiency, food quality and safety as well as development of sustainable agriculture, bio-safety

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gia cầm công nghiệp ngày càng phát triển Theo số liệu của tổng cục thống kê đến 1 tháng 4 năm 2011 tổng đàn gia cầm

cả nước đạt 293,7 triệu con, tăng 5,9%, thịt gia cầm hơi đạt 386,3 nghìn tấn, tăng 16,8% Trong đó, chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (Tổng cục thống kê, 2011) [45] Tuy nhiên, giá thành các loại thức ăn truyền thống giàu protein trong sản xuất thức ăn hỗn hợp ngày càng tăng Giá thức ăn chăn nuôi tại thị trường Việt Nam hiện cao hơn giá sản phẩm cùng loại tại các nước trong

khu vực khoảng 8 - 12% Bình quân giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng trưởng của

ngành thức ăn chăn nuôi 14% năm (Hoàng Ngân, 2011) [27] Bên cạnh đó, nhằm

đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, các công ty sản xuất thức ăn đã phải sử dụng

bột màu trong thức ăn cho gia cầm, việc này không chỉ làm cho giá thành thức ăn hỗn hợp tăng, mà còn gây ra những hệ lụy không tốt cho sức khoẻ của con người

Vì vậy, xu hướng tìm kiếm thức ăn vừa giàu protein lại giàu caroten và xanthophylls đáp ứng nhu cầu của gia cầm và cải thiện chất lượng sản phẩm đang

được các nhà khoa học quan tâm Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu

về cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo CIAT 184) như là một nguồn protein

và chất tạo màu trong khẩu phần cho gia súc, gia cầm Các nghiên cứu đã cho thấy

Stylo CIAT 184 là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, β caroten,

khoáng… Cỏ Stylo CIAT 184 có protein thô dao động từ 12,1 - 18,1% trong thân lá

(Sukkasem và cs, 2002) [192], và có thể lên đến 21% ở lá (Huy và cs, 2000) [111]

Cỏ chứa β caroten có thể chuyển đổi với hiệu quả khác nhau trong cơ thể động vật

để thành vitamin A và cùng với các xanthophylls, nó có thể là một nguồn sắc tố tốt

cho da và chân gà Stylosanthes đã được sử dụng như là nguồn protein thực vật cho lợn, vịt và gà tại Trung Quốc (Guptan và Singh, 1983) [107] Stylo CIAT 184 có thể

cho ăn ở dạng tươi hoặc khô, như cỏ khô và bột lá (Horne và Stür, 1999) [110]

Trong quá trình sử dụng cho thấy bột cỏ Stylosanthes có tính đa dụng Nó giàu

protein, vitamin và các dưỡng chất khác

Trang 10

Phospho là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cố định đạm Và cùng với N, nó là chất dinh dưỡng chủ yếu hạn chế năng suất cây trồng ở nhiều khu vực trên thế giới (Pereira P A A và cs, 1989 [162]) Phospho cần thiết và liên quan trực tiếp đến hình thành nốt sần và cố định đạm (Pereira và cs, 1989) [162], (Leung

và cs, 1987) [130] Đối với cây họ đậu nhu cầu và khả năng hấp thu phospho cao hơn so với cỏ hòa thảo Cây đậu rất mẫn cảm với sự thiếu phospho Khi phospho ít thì diện tích lá và năng suất giảm (Rao và cs., 1995, 1996, 1997) [168, 169, 170]

Stylo CIAT 184 là giống cỏ được chọn tạo từ trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc

tế (CIAT), là giống cỏ lâu năm, sinh trưởng nhanh, có tiềm năng năng suất chất xanh cao, chịu chua, chịu khô hạn khá, hàm lượng protein cao Cỏ thu hoạch thân lá dùng làm thức ăn xanh cho đại gia súc, lợn; cỏ thể ủ chua với một số thức ăn khác cho lợn, chế biến thành bột sử dụng cho lợn và cho gia cầm Tại Việt Nam, đã có

một số công trình nghiên cứu trồng và sử dụng cỏ Stylo CIAT 184 cho bò sữa và chế

biến cho lợn Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu, đất đai ở Thái Nguyên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống từ kỹ thuật trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản bột cỏ Đặc biệt, chưa có công trình nào công bố về sử

dụng bột cỏ Stylo CIAT 184 cho gà thịt Để đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất chất xanh của cỏ Stylo CIAT 184 đồng thời xác định được thành phần, giá trị dinh dưỡng của bột cỏ Stylo CIAT 184 làm cơ sở cho việc sử

dụng chúng vào khẩu phần ăn của vật nuôi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu trồng, chế biến và sử dụng bột cỏ Stylosanthes guianensis CIAT

184 trong chăn nuôi gà thịt tại Thái Nguyên”

2 Mục đích của đề tài

- Xác định được công thức phân lân thích hợp cho cỏ Stylo CIAT 184 đạt

hiệu quả kinh tế

- Xác định được thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ tươi và bột

cỏ Stylo CIAT 184

- Xác định được ảnh hưởng của các phương pháp chế biến và thời gian bảo quản khác nhau tới sự hao hụt các chất dinh dưỡng

Trang 11

- Tìm ra được tỷ lệ sử dụng bột cỏ Stylo CIAT 184 hợp lý trong chăn nuôi gà

lông màu

3 Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào nguồn tư liệu về trồng cỏ

Stylo CIAT 184, giá trị dinh dưỡng, phương pháp chế biến và thời gian bảo quản,

hiệu quả sử dụng các tỷ lệ bột cỏ Stylo CIAT 184 trong chăn nuôi gà thịt

* Ý nghĩa thực tiễn

- Sử dụng thân lá cây họ đậu làm nguồn protein thực vật chủ yếu thay thế một phần nguồn protein khác trong khẩu phần ăn của vật nuôi làm cho giá thành thức ăn hỗn hợp giảm, sản xuất thịt, trứng gia cầm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

- Kết quả nghiên cứu của đề tài còn có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của việc sản xuất cây thức ăn gia súc cung cấp cho chăn nuôi tạo nên sự phát triển nông nghiệp bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng và nông nghiệp cả nước nói chung

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc tính của cây họ đậu

1.1.1 Giới thiệu về cây họ đậu và đặc điểm của cỏ Stylo CIAT 184

Bộ Đậu (Fabales) là một bộ thực vật có hoa, nằm trong nhóm hoa hồng (rosids) của thực vật hai lá mầm thật (eudicots) trong hệ thống phân loại (APGII,

2003) [57] Bộ Đậu chiếm khoảng 9,6% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật (Magallón và cs, 1999) [134]

Trong bộ đậu, họ đậu (Fabaceae) là họ thực vật lớn thứ ba, với khoảng 730

chi và 19.400 loài Các họ khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sự đa dạng của bộ

đậu (Judd và cs, 2002) [116]

Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ đậu là cây chủ cho nhiều loài

vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng Các loài vi khuẩn này có khả năng lấy

trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat

có ích, tạo ra mối quan hệ cộng sinh (Họ đậu, 2011) [14]

Cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao, do chúng chứa hàm lượng protein, viamin, khoáng chất cao Giá trị dinh dưỡng của cây đậu được giữ đều trong cả chu

kỳ hơn là hòa thảo Khác với cỏ hòa thảo, khi tuổi tăng lên và trong mùa khô giá trị dinh dưỡng của cây họ đậu ít thay đổi Trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng thì năng suất sẽ giảm trước so với tỷ lệ protein trong cây đậu Điều này là ngược với hòa thảo, ở hòa thảo tỷ lệ protein trong cây sẽ bị giảm rồi mới đến năng suất

Cây họ đậu đang được đề nghị sử dụng làm thức ăn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Một trong các cây họ đậu được khuyến cáo như là thức ăn bổ sung

protein cho gia súc, gia cầm là cỏ Stylosanthes Stylosanthes có Stylo CIAT 184 là loài

đậu lưu niên ngắn Chúng mọc thành bụi nhỏ với vài cành hóa gỗ, có tiềm năng năng

suất chất xanh và hàm lượng protein cao Stylo CIAT 184 thích nghi rộng với các loại

Trang 13

đất và khí hậu, mọc tốt trên đất cằn cỗi, axit nhưng sẽ không mọc trên đất quá kiềm

(pH > 8) Stylo CIAT 184 có khả năng chống chịu tốt đối với bệnh nấm cổ rễ ở Đông Nam Á Một đặc điểm nổi bật của Stylo CIAT 184 là có ít lông và mềm hơn so với các loài Stylosanthes trước đây Cỏ là thức ăn bổ sung tốt cho hầu hết động vật, bao

gồm gia cầm, lợn và cá (Guptan và Singh, 1983) [107] Ngoài ra, nó còn có tác dụng cải tạo đất, chống xói mòn và ngăn chặn cỏ dại một cách hiệu quả (Horne và Stür, 1999) [110]

Stylosanthes đến nay là cây thức ăn thô xanh họ đậu nhiệt đới thành công

nhất trên toàn thế giới Stylosanthes có ý nghĩa trong hệ thống sản xuất nông nghiệp

và môi trường (Cameron và cs, 2004) [67]

Bốn loài Stylosanthes là S scabra, S hamata, S humilis và S guianensis được

sử dụng rộng rãi làm thức ăn gia súc ở các vùng nhiệt đới (Kazan và cs, 1993) [121]

Trong các khu vực dễ bị hạn hán Stylosanthes được trồng để cung cấp thức ăn cho vật nuôi Năng suất CK của S Hamata và S Scabra đạt từ 2 - 6 tấn/ha (Rai và Pathak, 1985) [167] Ở vùng lượng mưa từ 1300 - 1500 mm sản lượng CK S Humilis đạt từ

7,5 - 10 tấn/ha (Chatterjee và cs, 1985) [72]

Sáu giống Stylosanthes trồng tại Argentina tại thời điểm kết thúc giai đoạn

đánh giá đầu tiên (7 tháng) cho năng suất từ 2 - 2,95 tấn/ha CK đối với loài S hamata

và S scabra; Stylo CIAT 184 và S hamata CIAT 11215 là hiệu quả nhất đạt 4,2 và

3,9 tấn/ha CK, tương ứng Trung bình hàng năm sản lượng được 8,1 tấn/ha CK

(Stylo CIAT 184); 6,4 tấn/ha (S macrocephala CIAT 1281), 6,2 tấn/ha (S hamata

CIAT 11215) và 6,3 tấn/ha (S scabra CIAT 1047) Stylosanthes loài có thể được

thiết lập thành công và duy trì năng suất hơn 4 năm trong đất cát, có thể chịu nhiệt

độ thấp của mùa đông và mùa khô kéo dài (Ciotti và cs, 1999) [76]

Các giống Stylosanthes khác nhau cũng được nghiên cứu ở Thái Lan (Satjipanon và cs, 1995) [180]; (Hare và cs, 2007) [108] cho biết: Stylo CIAT 184 cho năng suất 12 - 17 tấn CK/ha/năm Stylo Ubon và Stylo CIAT 184 sản xuất 13;

18 và 17 tấn CK/ha/năm, tương ứng cho năm thứ nhất, thứ hai và năm thứ ba Trong

khi đó S Seca có khả năng sản xuất thấp hơn trong 3 loài Stylosanthes lâu năm, nó

đạt 4,7; 10,6 và 6,7 tấn CK/ha/năm, tương ứng cho năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba

Trang 14

Cỏ Stylosanthes guianensis trồng ở Brazil đạt năng suất chất xanh từ 15 - 20 tấn/ha; 35 tấn/ha/năm ở Zaire Tại Madagascar cỏ Stylosanthes trồng sau một năm

đạt 43 tấn/ha trên vùng đất cao và 70 tấn/ha vùng đất thấp (Ecoport, 2001) [92]

Về năng suất CK của cỏ Stylosanthes, ở Fiji năng suất bình quân trong ba

năm đạt 4.180 kg/ha/năm, 4.600 kg/ha/năm ở Zambia và 11.000 kg/ha/năm ở phía

bắc Queensland, Australia Ở Nigeria, năng suất CK của cỏ Stylosanthes guianensis

đạt 3771 kg/ha (Ajayi và cs, 2007) [51]

Ở Việt Nam, Stylosanthes cũng được nghiên cứu từ những năm trước đây

Từ các nghiên cứu cho thấy, tùy thuộc vào vùng chăn nuôi, vào mức phân bón và

nước tưới, đất đai, khác nhau Stylosanthes sẽ cho năng suất khác nhau

Tại Đắc Lắc, năng suất chất xanh của Stylo CIAT 184 đạt 12,34 tấn/ha/lứa; cho

năng suất 3,08 tấn CK/ha/lứa (tương ứng 21,56 tấn/ha/năm) cao hơn so với trồng ở các

nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và cs, 2008 [25] năng suất CK Stylosanthes

guianensis Plus (Stylo Plus) đạt từ 13,6 đến 19,2 tấn/ha/năm; tương đương với Stylosanthes guianensis Cook (Stylo Cook) của Lê Hà Châu (1999a) [3]; cao hơn giống Stylo Cook (12,5 tấn CK/ha/năm) trong nghiên cứu của Trương Tấn Khanh và cs

Hoàng Văn Tạo và cs (2010) [33], cho biết Stylo CIAT 184 trồng tại Nghĩa Đàn

đạt sản lượng thức ăn xanh từ 52,5 đến 65,2 tấn/ha; năng suất CK đạt từ 12,48 đến

15,31 tấn/ha; năng suất protein từ 2,01 đến 2,46 tấn/ha ở hai mức phân bón hóa học

và ba mức phân bón hữu cơ khác nhau Cùng nghiên cứu này trên cỏ Stylo Plus,

Hoàng Văn Tạo và cs (2010) [33] cho biết năng suất thức ăn xanh đạt từ 49,70 đến 62,00 tấn/ha; năng suất CK đạt từ 11,70 đến 14,92 tấn/ha; năng suất protein từ 1,99

đến 2,53 tấn/ha ở 2 mức phân bón hóa học và 3 mức phân bón hữu cơ khác nhau

Trang 15

1.1.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá một số loại cây họ đậu

Cây họ đậu được xác định là cây thức ăn xanh tiềm năng bổ sung protein cho vật nuôi, vì chúng có chứa protein thô cao (15% - 30% CK), khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi (Norton và Poppi, 1995) [146] Trong khẩu phần có bổ sung protein của cỏ có chứa 70g protein thô/ kg CK hoặc ít hơn cho thấy: lượng CK thu nhận, khả năng tiêu hóa và năng suất vật nuôi tăng (Umuna và

cs, 1995) [200]

Tùy thuộc vào giống, loài khác nhau mà thành phần hóa học và giá trị dinh

dưỡng cũng thay đổi Theo Sazon (1988) [181] bột lá cây điền thanh (Sesbania

rostrata) có 29,7% protein thô; 7,6% lippit thô; 15,3% xơ thô; 27,6% dẫn xuất

không đạm; 7,8% khoáng tổng số; 0,78% Ca; 0,23% P, và 467 ppm sắc tố vàng Bột

lá colis (Pisonia alba) có chứa 18,5% protein thô; 15,8% xơ thô; và 2,6% lipit thô

(Rigon và cs, 1983) [172]

Lá đậu ván tính theo CK có chứa 23,40% protein thô; 1,90% lipit thô; 8,34% chất xơ thô; 11,60% khoáng tổng số và 46,70% DXKĐ (Odunsi, 2003) [151] Những giá trị này nhìn chung tương tự với hàm lượng của hầu hết các loại bột lá như đậu

triều (Udedibie và Igwe, 1989) [199], anh đào giả (Gliricidia sepium) (Odunsi và cs,

2002) [148]; (Osei và cs, 1990) [157]; (Kagya-Agyemang, và cs, 2006) [117] và đậu

đũa (Vigna unguiculata) (Akinlade và cs, 2002) [53]

Bột lá đậu leo rất giàu protein thô (22,45%), phốt pho (0,53%), canxi (0,80%), kali (0,72%) và magiê (0,30%) (Nworgu and Fasogbon, 2007) [149] Giá trị protein thô của bột lá đậu leo trong nghiên cứu này cao hơn báo cáo của Aletor

và Omodara, (1994) [54] (12,50%), nhưng tương tự như báo cáo của Nworgu và cs

Theo Trần Tố (2006) [44], bột thân lá đỗ nho nhe chứa hàm lượng protein thô là 12,69%, lipit thô 2,09%; khoáng tổng số 11,22%; xơ thô 43,52% và đầy đủ các axit amin Hàm lượng chất dinh dưỡng của thân, lá đậu nho nhe khá cao, đặc biệt là hàm lượng protein thô khoảng 10 - 25% (Nguyễn Thị Tú và cs, 2009) [46]

Cỏ alfalfa là một trong những cỏ họ đậu có hàm lượng protein cao Cỏ

alfalfa trồng tại Lâm Đồng chứa 17,7% CK, protein thô 24,46%, khoáng 11,38%,

Trang 16

lipit 3,55% (Lê Văn An, Đặng Thị Diệu, 2008) [1] Zehnder và cs (1998) [201]: bột

cỏ alfalfa chứa từ 93,77 - 96,8% CK; protein thô 21,85 - 22,88%; xơ trung tính: 28,59 - 32,73%; xơ axit 15,96 - 19,20% Cỏ alfalfa ở dạng viên chứa 23,6% protein

thô và 44,5% xơ trung tính Cỏ khô có 22,0% protein thô và 43,9% xơ trung tính (Akayezu và cs, 1997) [52]

Keo giậu được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi Hàm lượng protein thô của keo giậu biến động theo loài và giống Gupta và cs (1986) [105], khi nghiên cứu trên 9 loài keo giậu cho thấy: CK dao động từ 15,56% đến 22,34% Keo giậu trồng tại Việt Nam có hàm lượng protein thô khá cao Theo Lê Hòa Bình và cs (1993) [2] hàm lượng protein thô đạt 25% CK Các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà (1996) [9] cho biết protein thô dao động từ 26,4 - 26,7% CK Keo giậu trồng tại Thái Nguyên chứa 6,3%; 14,8% protein; 0,6%; 2,7% lipit tương ứng lá tươi và bột lá (Từ Quang Hiển

và cs, 2008) [11]

Một số nghiên cứu khác cho thấy cây keo giậu tương đối giàu protein thô (22 - 34%) và các axit amin thiết yếu, khoáng, carotenoits và vitamin (D'Mello và Fraser, 1981) [79]; (Aletor và Omodara, 1994) [54]; (Munguti và cs, 2006) [142], (Dhar và

cs, 2007) [89]; (Onibi và cs, 2008) [154]; (Atawodi và cs, 2008) [60]

Cây keo củi được nhập và trồng ở một số địa phương của Việt Nam Keo củi có hàm lượng protein khá cao, khoảng 22 - 24,5% tính theo CK (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1994) [7]; (Nguyễn Thị Mùi và cs, 2004) [22] Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây keo củi trồng tại Cần Thơ từ 27,54 - 31,95% CK, 22,12 - 27,84% protein thô (Nguyễn Thị Hồng Nhân và cs, 2008) [28]

Ở miền núi khu vực phía Bắc cây họ đậu được trồng kết hợp chống xói

mòn với làm thức ăn chăn nuôi Từ Quang Hiển và cs (2008) [11] cho biết thành phần hóa học của lá tươi và bột lá của 2 giống họ đậu trồng tại Thái Nguyên như sau:

D rensoni chứa 4,7%; 15,6% protein; 0,5%; 1,7% lipid tương ứng lá tươi và bột lá, đậu công (F Congesta) chứa 4,1%; 19,6% protein; 0,7%; 3,4% lipit tương ứng lá

tươi và bột lá

Đối với cỏ Stylosanthes cùng với việc nghiên cứu năng suất các nhà khoa

học cũng tập trung đánh giá thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nó Hàm

Trang 17

lượng nitơ của S guianensis vào khoảng 1,5 đến 3% tính theo CK (Mannetje và

Stylo CIAT 184 ở 4 lứa cắt tính theo CK dao động từ 16,7 - 18,1% protein thô; 49,1-

61,5% xơ trung tính; 34,1- 47,3% xơ axit; 6,3 - 8,7% khoáng (Kiyothong và

Wanapat, 2004b) [125] Một số kết quả phân tích cho thấy: cỏ Stylo CIAT 184 tươi 40

- 45 ngày tại Lào chứa 20,2% CK; tính theo CK có 19% protein thô; 64,2% xơ trung tính; 5,5% khoáng (Phengsanvanh, 2003b) [164] Theo Chanphone Keoboualapheth

và cs, 2003 [71], Stylo CIAT 184 có 22,3% CK; protein thô 19,3%; Xơ thô 30%;

khoáng 5,1%, Ca 0,2%; P 0,4% Hàm lượng CK đạt từ 20,0 - 28,0%; protein thô 13,3%; xơ trung tính 16,9% tính theo CK (Toum Keopaseuht, 2004) [196]

Omole và cs (2007) [153] cho biết cỏ Stylosanthes guianensis trồng tại Nigeria

có CK 19,75%; protein thô 19,91%; 13,28% xơ thô; 1,34% lipit thô; 9,38% khoáng

tổng số; DXKĐ 56,03% CK Stylosanthes scabra trồng tại Rwanda có hàm lượng của

protein thô là 21% (Mupenzi và cs, 2008) [143] Giá trị dinh dưỡng của cỏ

Stylosanthes guianensis khô 6 tuần sau thu hoạch ở Nigeria 92,1% CK; tính theo CK

có 10,6% protein thô, 32,8% xơ thô; 7,3% khoáng (Bamikole và Ezenwa, 1999) [62]

Cỏ Stylosanthes trồng tại Zaire, có thành phần dinh dưỡng biến động từ 15 -

17% protein thô, 33 - 40% xơ thô 0,1 - 0,2% P, 0,8 - 1% Ca, 1,2 - 1,8% K, 0,3-0,8%

Mg, 0,02% Na và 0,1 - 0,8% Cl tính theo vật chất khô (Ecoport, 2001) [92]

Hỗn hợp bột cỏ Stylosanthes bao gồm 45% S guianensis, 45% S hamata và 10% S scabra có chứa 13% protein thô, 2,7% chất béo thô, 32% chất xơ thô, 37,4%

DXKĐ, tro 4,1%; 1,13% Ca và 0,11% P trong CK (Bai Changjun và cs, 2004) [61]

Ở Việt Nam, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Stylosanthes

cũng được các nhà khoa học công bố Theo Lê Hòa, Bùi Quang Tuấn (2009) [13]:

cây đậu Stylo CIAT 184 có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ protein thô đạt 16,86% Tỷ

lệ sử dụng của cỏ Stylosanthes cũng tương đối cao (87,6%) Trên cả ba vùng nghiên

Trang 18

cứu (Thái Nguyên, Lâm Đồng, Ba Vì) hàm lượng protein của cỏ Stylo Plus đạt bình

quân 17% (Nguyễn Thị Mùi và cs, 2006) [24]

Như vậy, cùng một giống Stylosanthes guianensis, nhưng trồng ở các nước,

các vùng sinh thái khác nhau, thời gian thu mẫu, phương pháp phân tích khác nhau nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cỏ cũng biến động khá lớn: protein dao

động từ 13,3% - 19,0%, Xơ thô 13,28% - 40,0%, lipit 1,34% - 2,7% CK

1.1.3 Chất kháng dinh dưỡng trong cây họ đậu

Trong các cây họ đậu, sự cố định khí nitơ làm thoả mãn nhu cầu đạm Trước tiên nitrogen liên kết tạo những sản phẩm alkaloide hoặc những axit amin bất thường không thông dụng Như vậy, chúng được tích lũy lại trong cơ thể thực vật tạo nên sản phẩm trao đổi thứ cấp Thường những axit amin này cấu trúc gần giống với những axit amin thiết yếu Chúng không thực hiện được chức năng sinh học như những axit amin thiết yếu, như vậy trở thành yếu tố đối kháng với axit amin gần giống với nó Khi động vật ăn loại này và hấp thu vào cơ thể, nó làm thay đổi một

số bước phản ứng trong trao đổi axit amin gây rối loạn quá trình trao đổi chất và gây độc cho cơ thể Theo D'Mello (1992) [83] thì nhiều loại cây bộ đậu nhiệt đới có chứa nhiều axit amin bất thường Nhiều trường hợp ngộ độc trên vật nuôi do ăn phải hạt một số cây họ đậu nhiệt đới có axit amin độc hại như hạt cây đậu chàm

(Indigofera spicata) hoặc hạt cây Lathryus cicera

Chất kháng dinh dưỡng, nói chung là không gây chết Nó làm giảm khả năng sinh trưởng nhưng cũng có thể gây độc tính trong giai đoạn thiếu thức ăn hoặc cho

ăn với số lượng lớn các cây giàu chất này Chúng ức chế trypsin, gây ảnh hưởng bất

lợi cho động vật dạ dày đơn, nhưng không ảnh hưởng bất lợi ở động vật nhai lại vì chúng bị phá hủy trong dạ cỏ (Cheeke và Shull, 1985) [73]

Mimosine

Nhiều cây họ đậu chứa các hợp chất hóa học tự nhiên có khả năng gây tác

động tiêu cực.Trong số các axit amin độc hại có trong cây họ đậu, mimosine là

nhiều nhất Mimosine được tìm thấy trong thân và hạt giống của gia đình

Mimosaceae và tất cả các chi Leucaena Nồng độ của mimosine trong lá Leucaena

Trang 19

là 2,5% trong CK (D'Mello, 1982) [80]; 3,36% (Pakyavivat và cs, 1985) [159]; và 3,08% (Sriwatavorachai, 1989) [188] Chaiyanukulkitti và cs (1991) [69] và

Chomchai và cs (1992) [75] báo cáo rằng mimosine trong cỏ Lucerne là 0,29% và 0,18% chất khô tương ứng Mối quan tâm đối với L leucocephala, là mức độ

mimosine trong lá khoảng 2 - 6% và thay đổi theo mùa và sự trưởng thành

Mimosine, một axit amin không protein cấu trúc tương tự tyrosine, vì vậy nó

ức chế trao đổi thyrosine trong cơ thể, không cho tạo thành Iodthyrosine Do vậy, ở

gia súc nhai lại, khi ăn nhiều lá cây keo giậu (với tỷ lệ > 30% lá keo giậu trong khẩu phần) gây ức chế sinh trưởng, bướu cổ, hàm lượng thyrosine trong máu giảm Tuy nhiên, hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ làm giảm đáng kể hàm lượng mimosine bằng cách hình thành các chất không độc hoặc thải ra ngoài cơ thể Khác với động vật nhai lại, ở động vật dạ dày đơn, mimosine là nguyên nhân gây chậm phát triển, rụng

lông, đục thủy tinh thể mắt và các vấn đề sinh sản Mức Leucaena trên 5 - 10%

trong khẩu phần cho gia cầm, lợn và thỏ thường dẫn đến khả năng sinh trưởng giảm Ở gà, nếu cho ăn từ 8 - 10% lá keo giậu thì xuất hiện rụng lông, tuyến giáp phát triển mạnh, giảm khả năng sinh trưởng, giảm sản lượng trứng, (Poppi và Norton, 1995) [166]

Saponin

Về bản chất hoá học thì chất saponin có nhiều loại hợp chất hoá học khác nhau Đặc tính chung của chúng là trong nước dễ dàng tạo thành các bọt như bọt xà phòng Saponin có chứa nhóm chất Aglycone liên kết với một hoặc nhiều phân tử

đường hoặc với olygosaccharide

Saponin được đặc trưng bởi vị đắng, tính chất tạo bọt, có tính chất phá huyết Saponin là chất kháng dinh dưỡng gặp trong quá trình nghiên cứu cỏ

alfalfa Nó làm chậm sự phát triển của động vật dạ dày đơn do giảm lượng thức

thức ăn tiêu thụ (Cheeke và Shull, 1985) [73] Tương tự, saponin cũng được tìm thấy trong lá cây điền thanh (3, 71%) (Shqueir và cs, 1989) [187] Khi thí nghiệm trên gia súc người ta nhận thấy trong chế phẩm này có chất ức chế sinh trưởng đối

với gà, lợn và bê Trong dịch ép cỏ alfalfa cũng có chất ức chế enzyme tiêu hoá

protein (antiproteinase)

Trang 20

Alkaloide

Alkaloide là những hợp chất hữu cơ có chứa Nitơ và có tính kiềm nhẹ, đa số

có nguồn gốc từ thảo mộc, chỉ với một liều thật nhỏ cũng tạo ra tác dụng sinh học rất mạnh trên cơ thể Hiện nay, người ta tìm thấy có trên 3000 chất alkaloide khác nhau và có khoảng 30 trong số này đã được sử dụng rộng rãi trong y học và được người ta nghiên cứu kỹ

Trong thực tiễn chăn nuôi trên đồng cỏ chăn có một số loài thực vật họ đậu

như cỏ ngôi sao (Lupinus) là loại cây họ đậu hoa trắng (Lupinus albus), hoặc hoa vàng (Lupinus luteus) có một loại chất độc gây bệnh cho gia súc trên đồng cỏ xứ ôn

đới, trước đây người ta gọi tên bệnh do loại cỏ này gây ra là lupinozis Sau này

người ta xác định trong cây cỏ Lupin có chứa nhiều loại alkaloide mà trong đó có chất kinolizidin là rất độc gây hại cho gan, làm thoái hoá và mỡ hoá gan Alkaloide trong loại cỏ này không bị phá hủy bởi qúa trình phơi và sấy, do đó sự ngộ độc trên gia súc thường xảy ra khi cho bò ăn cỏ Lupin khô Sự ngộ độc do loại cỏ này xảy ra

ở bò sữa mang thai kỳ cuối hoặc mới đẻ còn gây ra bệnh ketosis cho bò

Trong một số cỏ họ đậu thuộc giống Medicago sativa sau một thời gian dài

trồng để lấy hạt cỏ già tích lũy chất độc được biết là chất latirin cũng là loại alkaloide gây ngộ độc cho gia súc ăn nhiều Triệu chứng bệnh xuất hiện trên hệ thần kinh dẫn đến bại liệt người ta gọi là bệnh latirizmus

1.1.4 Các sắc chất trong cây họ đậu

1.1.4.1 Carotenoit

Carotenoit, nhóm nhiều nhất và phổ biến rộng rãi của các sắc tố trong tự nhiên Các nghiên cứu về những sắc tố được bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi các tinh thể màu vàng được thu nhận từ cà rốt lần đầu tiên năm 1831 bởi Wackenroder và các sắc tố có màu vàng trong lá cây là xanthophylls được Berzelius phân lập năm

1837 (Tee,1992) [194] Vào thập niên 1950, carotenoit đã được sinh tổng hợp để sử dụng như là một chất màu thực phẩm Ngày nay, số lượng các carotenoit tìm thấy trong tự nhiên lên đến 700 hợp chất với các màu sắc khác nhau Chúng được biết

đến như là các hợp chất có khả năng chống oxi hóa Đối với thực vật carotenoit

Trang 21

đóng vai trò một chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào tránh các tổn hại do gốc tự

do, carotenoit cũng góp phần ổn định và bảo vệ bộ gen của tế bào Các carotenoit chủ yếu được tách từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên như thực vật và vi sinh vật (Davison và cs, 1993) [86]

Carotenoit được chia thành hai nhóm sắc tố chính:

- Carotenes: gồm các hợp chất hydrocacbon carotenoit Các carotene có màu

đỏ, da cam, ví dụ như α-carotene, β-carotene và lycopene

- Xanthophylls: gồm các dẫn xuất carotene với nhóm chức có chứa oxy và thường có màu vàng Ví dụ như lutein và zeaxanthin

Tất cả các carotenoit có thể được xem như là dẫn xuất của acrylic C40H56 có trung tâm là chuỗi gồm nhiều nối đôi liên hợp, do kết hợp với hydro (hydrogenation), khử hydro (dehydrogenation), hình thành vòng (cyclization), thực hiện quá trình oxy hóa (oxydation) tạo nên Cấu trúc của carotenoit có thể có vòng hoặc không vòng Vòng 6 cạnh hoặc 5 cạnh ở 1 đầu hay 2 đầu của phân tử

Một số carotenoit quan trọng và tiêu biểu như: lycopene, beta - carotene (III), alpha - carotene (IV), beta - cryptoxanthin (V), zeaxanthin (VI), lutein (VII), neoxanthin (VIII), violaxanthin (IX), fucoxanthin (X) (Hình 1.1) (Britton G (1995) [65]

Carotenoit thường kết tinh ở dạng tinh thể Tinh thể carotenoit có nhiều dạng khác nhau và kích thước của chúng cũng rất khác nhau như: Dạng hình kim dài (lycopen, δ-carotene), hình khối lăng trụ đa diện (alpha - carotene), dạng hình thoi (beta - carotene), kết tinh vô định hình (γ-carotene).Hầu như tất cả carotenoit

đều tan trong chất béo và các dung môi không phân cực Các carotenoit tự do tạo

màu kem, vàng, cam, hồng, đỏ tùy theo loại hợp chất, nguồn nguyên liệu, điều kiện thời tiết,… dạng caroteneoprotein tạo dãy màu từ xanh lá, tím, xanh dương

và đen Khi đun sôi sẽ chuyển sang màu đỏ cam do protein bị biến tính, phức hợp với carotenoit bị phá huỷ, màu carotenoit trở lại bình thường

Do hệ thống nối đôi liên hợp nên carotenoit dễ bị oxy hóa mất màu, hoặc

đồng phân hoá, hydro hóa tạo màu khác Các tác nhân ảnh hưởng đến độ bền màu

là nhiệt độ, phản ứng oxy hóa trực tiếp hoặc gián tiếp, ion kim loại, ánh sáng, tác dụng của enzyme (peroxidase, lipxidase, lipperoxidase),…

Trang 22

Carotenoit tinh khiết rất bền khi ở dạng huyền phù hoặc dung dịch với dầu thực vật, đặc biệt là khi có chất chống oxi hoá là α - tocopherol

Carotenoit là chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng bắt giữ oxy đơn phân

tử O2 (oxy singlet) Lutein và zeaxanthin hấp phụ những phổ ánh sáng có năng lượng cao và có hại nhất của ánh sáng mặt trời, kìm hãm việc hoạt hóa các gốc tự

do, ngăn chặn phản ứng kích hoạt bởi ánh sáng Carotene - bảo vệ thị giác, tăng cường sức khoẻ và sức đề kháng cho cơ thể, chống thoái hóa điểm vàng

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của các carotenoit quan trọng

Trang 23

1.1.4.2 Vai trò của sắc chất trong chăn nuôi gia cầm

Fasuyi và cs, (2005c) [97] cho biết bột lá không chỉ được xem như nguồn protein, mà còn cung cấp một số vitamin cần thiết, khoáng chất và caretenoid tạo màu vàng của da gà thịt, chân và lòng đỏ trứng

D'Mello (1995) [84] cho biết bột lá Leucaena có hàm lượng caroteniods

tương đối cao Các hợp chất bao gồm các carotenes, tiền chất của vitamin A, và xanthophylls, chúng được sử dụng cho gia cầm như là một nguồn sắc tố Nguồn sắc

tố trong trứng, da và thịt của gà không tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức

ăn bên ngoài

Bột lá Leucaena chứa hàm lượng hoàng thể tố 235 mg/kg CK - 318 mg/kg

CK cho các giống Leucaena khác nhau Scott và cs, (1986) [183] cho biết hàm lượng hoàng thể tố từ 400 đến 550 mg/kg CK trong bột cỏ alfalfa Bột lá các cây họ

đậu khác cũng cung cấp các caroteniods Hàm lượng caroteniods trong bột lá phụ

thuộc vào thời gian và phương pháp làm khô

Màu da thịt gà được coi là rất quan trọng ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Mexico, và nhiều nước khác Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi tiêu thụ một lượng lớn thịt và chân gà nướng, người tiêu dùng ở đây rất thích chân và thịt gà có màu vàng Màu da thịt và chân gà ảnh hưởng lớn đến thị hiếu của người tiêu dùng Gà không tự sản xuất được carotenoit, mà phải được cung cấp qua thức ăn cho sắc tố da Carotenoit tích lũy có thể làm tăng chất lượng thịt gà bằng cách cải thiện hương vị (Josephson, 1987) [115], trì hoãn quá trình oxy hóa và nhuộm màu cơ thể (An và cs, 2004) [56] Carotenoit gia cầm chủ yếu tích lũy trong gan, da, và chân (Allen, 1988) [55] β-carotene có thể

được coi như vai trò của tiền vitamin A hoạt động chống oxy hóa và phản ứng miễn

dịch của cơ thể Sử dụng bột cỏ trong khẩu phần ăn gia cầm có tác động nhỏ về hiệu suất gà thịt và có thể đóng góp đáng kể để cải thiện độ vàng da ngực và thành phần axit béo của thịt (Mourão, 2008) [141]

Màu sắc của da, thịt gia cầm có thể được cải thiện và đạt được bằng cách bổ sung chất màu tự nhiên hoặc chất màu tổng hợp trong khẩu phần ăn Có thể tác

động dinh dưỡng để cải thiện mức độ màu sắc của da, thịt từ sắc tố có liên quan với

sự hiện diện của chất tiền vitamin Tuy nhiên, chất màu tổng hợp bị cấm tại một số

Trang 24

nước (Karunajeewa và cs, 1984) [119] Do đó, các sắc tố tự nhiên từ thực vật thường

được sử dụng Sắc tố vàng trong thức ăn tự nhiên như ngô, cây họ đậu, ngô vàng, cỏ,

hoa cúc vạn thọ, cà chua, cà rốt, tảo, ớt đỏ, hoa Sesbania javanica Miq, Ngô vàng,

ngoài nguồn năng lượng, còn cung cấp sắc tố vàng cho gà thịt Chất màu tự nhiên

được sử dụng rộng rãi và những sắc tố tự nhiên này có sức cạnh tranh cao hơn so với

sắc màu tổng hợp

1.2 Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác (phân bón, thời gian cắt) đến năng suất và chất lượng cỏ họ đậu

1.2.1 Ảnh hưởng của phân bón

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân thích hợp cho từng loại đất, từng loại cây trồng, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, mà không để lại hậu quả tiêu cực cho cây trồng và môi trường

1.2.1.1 Ảnh hưởng của phân đạm

Đạm là yếu tố hạn chế năng suất đối với tất cả các loại đất, hay tất cả các loại đất được bón đạm đều cho bội thu cao nhất (Nguyễn Vy, Khúc Vị, 1976 [48] Sử dụng N là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển mối quan hệ cộng sinh Rhizobium/cây họ đậu trong tự nhiên (Dazzo và cs, 1978) [87]; (Diaz và cs, 1984) [90] Bón phân đạm là cần thiết để đạt được sản lượng đáng kể của các cây họ đậu Tuy nhiên, mức phân bón vượt qua nhu cầu nitơ thì hiệu lực cố định đạm và hình thành nốt sần giảm (Afza và cs, 1987) [50] Sử dụng urê (90 kgN/ha) cho cây đậu tương làm ức chế nốt sần phát triển (Thies và cs, 1995) [195] Hệ thống rễ của đậu triều kém phát triển sau khi sử dụng 60 kgN/ha; số lượng và khối lượng nốt sần, quá trình tổng hợp nitơ cũng bị ảnh hưởng (Kaushik và cs, 1995) [120] Để tăng hiệu quả

kinh tế cho đồng cỏ hỗn hợp/cây họ đậu bón 250 kgN/ha/năm (Ken Barnett) [122]

Đồng cỏ cây họ đậu thường không cần nitơ, tuy nhiên khi cây còn non và

trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, cũng như để đạt được năng suất tối ưu, thì vẫn

bón đạm cho cây Phaseolus vulgaris L trồng trong điều kiện đất cát, bán khô hạn ở

Senegal cần 110 kg N/ha; trồng tại Brazil cần bón 60 kg N/ha và trồng tại Việt Nam

cần bón 100 kg N/ha [45] Theo Nguyễn Văn Quang và cs, (2007a) [30] bón 60 kg N/ha cho cỏ họ đậu khi giai đoạn còn non đạt được năng suất CK là 13,7 tấn/ha (keo

Trang 25

giậu K280) và 15,9 tấn/ha (Stylo CIAT 184) Cũng theo Nguyễn Văn Quang và cs

(2007b) [31] bón 200kg ure /ha cho năng suất protein đạt 1,8 tấn/lứa cho keo giậu

K280; 2,4 tấn/ha cho Stylo CIAT 184 Nghiên cứu của Hoàng Văn Tạo và cs (2010) [33] sử dụng đạm 50 - 75 kg ure cho cỏ Stylo CIAT 184 đạt năng suất trung bình từ

58,8 - 58,9 tấn/ha

Đối với cỏ họ đậu, mức bón đạm thấp hơn cỏ hòa thảo Lượng đạm bón hữu

hiệu cho cỏ họ đậu khoảng từ 100 - 200kg/ha/năm Lượng đạm tối ưu cho đồng cỏ

Alfalfa là 90 - 120kg N/ha/năm Ngoài ra, nghiên cứu của Bakanov (1989) [202],

còn thấy hàm lượng caroten trong bột cỏ còn phụ thuộc vào mức độ bón phân đạm Khi bón nhiều đạm hàm lượng caroten có thể đạt tới 400 - 500mg/kg

1.2.1.2 Ảnh hưởng của phân lân

Phân lân đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào, tạo thành chất béo giàu protein Cây họ đậu, cây lấy dầu cần được cung cấp đủ lân Lân thúc đẩy

ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút; kích thích việc ra hoa, hình thành quả và quyết

định phẩm chất hạt giống Lân rất quan trọng trong dự trữ và vận chuyển năng

lượng (ADP và ATP); thành phần của các nucleic acids (DNA và RNA); thành phần của phosphoproteins và phospholipids, nhiều enzyme có chứa P Cây thiếu lân lá có màu tím đỏ hay xanh nhạt, sinh trưởng chậm, chín muộn Cây non rất mẫn cảm với thiếu lân, nên phân lân chủ yếu dùng để bón lót dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm Cây được bón cân đối đạm - lân sẽ xanh tốt, phát triển nhanh, nhiều hoa quả, chín sớm và phẩm chất tốt

Hàm lượng lân tổng số trong đất khoảng 0,03 - 0,2% Đất có hàm lượng lân tổng số cao nhất là đất nâu đỏ, bazan 0,15 -0,2%, đất có hàm lượng lân ít nhất là đất xám, bạc màu khoảng 0,03 - 0,04% Hàm lượng lân trong đất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có chế độ canh tác và phân bón: bón phân lân kết hợp trồng cây họ đậu hoặc dùng cây phân xanh vùi vào đất góp phần giải phóng lân thành dạng dễ tiêu cho cây trồng

Ngoài sự khác biệt trong phân bổ của vật chất khô, cây họ đậu cũng cho thấy sự khác biệt trong hấp thu chất dinh dưỡng và hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng (Rao và

cs, 1995, 1997) [168; 170] Hiệu quả hấp thu P của cây họ đậu cao hơn cỏ hòa thảo

Trang 26

Rao và cs, (1996) [169] cho cho biết, cây cỏ có phản ứng rõ rệt khi hàm lượng P trong

đất thấp, diện tích bề mặt lá và lá giảm mạnh

Rao và cs, (1999) [171] đã tìm thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cỏ họ đậu và cỏ khác trong khả năng phát triển của chúng với nguồn P vô cơ và hữu cơ có sẵn tương

đối ít Các cây họ đậu cho năng suất cao hơn khi trồng trên các nguồn P ít hòa tan

Sự gia tăng khả dụng của P với canxi (Ca - P) của cây họ đậu cao hơn

Phospho là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cố định đạm Và cùng với N, nó là chất dinh dưỡng chủ yếu hạn chế năng suất cây trồng ở nhiều khu vực trên thế giới (Pereira P.A.A và cs, 1989 [162] ) Ảnh hưởng của việc thiếu Phospho đến rhizobia là khác nhau

Cùng với N, nó là chất dinh dưỡng chủ yếu hạn chế năng suất cây trồng ở nhiều khu vực trên thế giới (Pereira và cs, 1989) [162] Phospho cần thiết và liên quan trực tiếp đến hình thành nốt sần và cố định đạm (Pereira và cs, 1989) [162], (Leung và cs, 1987) [130] Đối với cây họ đậu nhu cầu và khả năng hấp thu phospho cao hơn so với cỏ hòa thảo Cây đậu rất mẫn cảm với sự thiếu phospho Khi phospho ít thì diện tích lá và năng suất giảm (Rao và cs., 1995, 1996, 1997) [168, 169, 170] Tuy nhiên, so với cỏ hòa thảo, cây đậu có bộ rễ ăn sâu nên chúng vẫn phát triển tốt hơn trong điều kiện đất nghèo phospho vô cơ và hữu cơ Cây đậu còn có khả năng sử dụng phospho khó tiêu và canxi tốt hơn cỏ hòa thảo (Rao và cs,1999) [171]

Các nghiên cứu đã tiến hành sử dụng vôi và 20 kg supe lân/ha để xử lý đất axit (Peoples và cs, 1995) [161] Kết quả cho thấy, quá trình cải tạo làm tăng độ pH

đất từ 4,5 đến 4,9, giảm nồng độ của Al và Mn, cải thiện quá trình cố định đạm

trong đất và tăng trưởng của cây

Để duy trì khả năng sinh sản tối ưu của đồng cỏ họ đậu chăn thả gia súc thì

phải sử dụng phân bón Các khuyến nghị bón phân cho đồng cỏ họ đậu đạt năng

phospho của cỏ Stylosanthes guianensis từ 125 - 250 ha/kg Ở Zaire với 200 kg

phosphate dicalci /ha, 100 kg nitrate amonium /ha và 50 kg sulphate kali/ha cho kết

quả tốt trong hai năm, (Tropicalforages, 2007) [197] Phaseolus vulgaris L trồng

Trang 27

trong điều kiện đất cát, bán khô hạn ở Senegal cần 160 kg P2O5/ha, trồng tại Brazil

Đồng cỏ họ đậu có nhu cầu phospho cao hơn cỏ hòa thảo Nó không chỉ

làm tăng sản lượng cây họ đậu, mà còn tăng cường khả năng kháng bệnh Theo Nguyễn Văn Quang và cs, (2007a) [30] bón 80 kg P2O5/ha cho cỏ họ đậu đạt được

năng suất protein là 3,4 tấn/ha (keo giậu K280) và 2,4 tấn/ha (Stylo CIAT 184) Đối với

bón keo giậu K280 bón 400kg Supelân/ha cho năng suất chất xanh đạt 28,2 tấn/lứa và

56,1 tấn/ha cho Stylo CIAT 184 (Nguyễn Văn Quang và cs, 2007b) [31]

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và cs, (2007) [26] cho biết bón lân 400kg/ha cho Keo giậu K636 đạt năng suất CK từ 11,2 - 18,1 tấn/ha/năm trong điều kiện tưới nước cho keo giậu K636 và trong điều kiện không tưới nước 10,5 - 17,0

tấn/ha/năm Đối với cỏ Stylosanthes Plus khi bón lân 400kg/ha cho đạt năng suất

CK từ 14,7 - 19,2 tấn/ha/năm trong điều kiện tưới nước và trong điều kiện không tưới nước 13,6 - 18,4 tấn/ha/năm (Nguyễn Thị Mùi và cs, 2007) [26]

1.2.1.3 Ảnh hưởng của phân kali

Đồng cỏ họ đậu có nhu cầu phospho và kali cao hơn cỏ hòa thảo Hai chất

dinh dưỡng này không chỉ làm tăng sản lượng cây họ đậu, mà còn tăng cường khả năng kháng bệnh, tăng sức chịu đựng trong mùa đông Kali có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cây để chống lại các yếu tố ảnh hưởng của môi trường Các khuyến nghị bón phân cho đồng cỏ họ đậu đạt sản lượng từ 10,25 - 12,5 tấn CK/ha

từ 0 - 160kg/ha, nhưng để đạt năng suất tối ưu cần bón 250kg/ha (Mike Rankin, 1998)

[140] Phaseolus vulgaris L trồng trong điều kiện đất cát, bán khô hạn ở Senegal cần 80

Trong nghiên cứu của Sangakkara và cs, (1996) [178] cho biết K có thể làm

đảm bảo cho việc hình thành nốt sần và quá trình cố định đạm của V faba và P vulgaris

vẫn diễn ra trong tình trạng thiếu nước Nó cũng chỉ ra rằng quá trình cộng sinh trong các cây họ đậu cần cung cấp K ít hơn so với thân cây Điều này có thể là một tiêu chí

Trang 28

để lựa chọn vi khuẩn Rhizobium trong cây họ đậu, có khả năng chịu hạn thích ứng

với khí hậu khô cằn

CIAT 184 và keo giậu K280 thu được năng suất xanh trung bình 62 tấn/ha cho cỏ Stylo CIAT 184 và 55 tấn/ha cho keo giậu Bón 60kg K2O/ha cho năng suất CK đạt 7,5

tấn/lứa cho keo giậu K280; 13,7 tấn/ha cho Stylo CIAT 184 (Nguyễn Văn Quang và cs,

2007b) [31]

Trong nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Mùi và cs, (2007) [26] bón 200 kg Kali clorua /ha cho keo giậu K636 đạt năng suất protein thô từ 2,3 - 4,1 tấn/ha/năm trong

điều kiện tưới nước cho keo giậu K636 và trong điều kiện không tưới nước 2,1 -

3,77 tấn/ha/năm Cũng theo Nguyễn Thị Mùi và cs, (2007) [26] bón 200kg Kali

clorua/ha cho Stylo Plus đạt năng suất protein thô từ 2,5 - 3,3 tấn/ha/năm trong điều

kiện tưới nước và trong điều kiện không tưới nước 2,31 - 3,2 tấn/ha/năm

1.2.1.4 Ảnh hưởng của phân chuồng

Sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế (Martensson và cs, 1990) [136]; (Ferreira và cs, 1995) [103] Nó cải thiện lý tính của

đất và làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là N và P (Ferreira

và cs, 1995) [103] Phân hữu cơ có chứa nhiều thành phần cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật và làm tăng hoạt động của vi sinh vật đất (Speaker và cs, 1988) [189], bao gồm tăng trưởng rhizobial (Kanta và cs, 1987) [118] Tuy nhiên, trong phân hữu

cơ có chứa các kim loại nặng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại của vi sinh vật đất (Martensson và cs, 1990) [136]

Phân hữu cơ có đặc tính cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, (1998) [32], (Nguyễn Vy, 1992) [47]: Chất hữu cơ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm khả năng giữ chặt lân Nhờ tạo phức hợp với cation hóa trị 2 hoặc 3 nên axit mùn ngăn cản lân khoáng kết tủa dưới dạng phốt phát khó tan Lân dễ tiêu tăng khi bón phân hữu cơ vào đất, bởi quá trình chelat của cation đa hóa trị với axit hữu cơ và các sản phẩm thối rữa hữu cơ Chất hữu cơ có vai trò quan trọng điều hòa dinh dưỡng với lân và sắt (Stevenson, 1982) [190]

Hàm lượng N có tương quan chặt chẽ với chất hữu cơ, cho bón phân hữu cơ cũng chính là tăng cường N và các nguyên tố khác cho đất (Trần Khắc Hiệp, 1993)

Trang 29

[12] Những điển hình năng suất cao thường thu được ở những đất tương đối giàu

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hiệu quả phân khoáng Sử dụng phân hữu cơ không chỉ làm tăng độ phì của đất, tăng hiệu quả sử dụng các loại phân khác mà còn làm sạch môi trường và giảm chi phí (Erust

và cs 1997) [5]

Phân chuồng được bón vào đất, ban đầu phân giải thành những sản phẩm trung gian được gọi là “mùn non” hay “mùn thô” “Mùn non” phân giải nhanh trong vài năm

Bón phân chuồng 20 - 30 tấn/ha đã tăng năng suất CK của keo giậu (K636)

và Stylo Plus từ 16,6 - 28,5%, 26,8 - 43,5%; 26 - 40% và, 23,7 - 40,4% so với bón

10 tấn/ha (Nguyễn Thị Mùi và cs, 2007) [26] Nguyễn Thị Hồng Nhân (2010) [29] cho biết nhìn chung tất cả các giống cỏ họ đậu đều chịu ảnh hưởng rõ rệt (P<0,05) với mức phân bón NPK trên nền phân hữu cơ 10; 20 và 30 tấn/ha/năm Bón NPK ở mức 2 (N:P:K = 75:750:300kg/ha) đã tăng năng suất trung bình (trên nền phân hữu

cơ 10; 20 và 30 tấn/ha/năm) của các giống cỏ 22,75% so với bón NPK ở mức 1 (N:P:K = 50:500:200kg/ha)

Hoàng Văn Tạo và cs (2010) [33] cho biết năng suất chất xanh của cỏ

Stylosanthes tăng lên khi tăng mức bón phân hữu cơ từ 10 lên 30 tấn/ha; Stylo CIAT 184 có năng suất tăng từ 53 lên 65 tấn/ha; Stylo Plus tăng năng suất từ 49,7

lên 63,3 tấn/ha

Phân bón không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà, còn ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của cỏ họ đậu Hàm lượng dưỡng chất của cỏ đậu thí nghiệm dao động 17,26 - 23,48% CK, 18,65 - 24,43% protein thô; 19,52 - 28,84% xơ thô; 6,24 - 14,63% khoáng tổng số (Nguyễn Thị Hồng Nhân (2010) [29]

Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của phân bón đối với năng suất cây đậu là quan trọng Mặc dù, chúng có hệ vi sinh vật có khả năng cố định đạm, nhưng vẫn cần phải bón không chỉ lân, kali, phân chuồng, mà còn phải bón một lượng đạm nhất

định, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi nốt sần ở rễ chưa hình thành Đối với cây họ

Trang 30

đậu, tùy vào điều kiện đất đai khí hậu, kỹ thuật chăm sóc và yêu cầu về năng suất, mà

10 - 30 tấn phân chuồng/ha/năm

1.2.2 Ảnh hưởng của khoảng cách lứa cắt và chiều cao cắt

Thời điểm cắt ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm Vì vậy, lựa

chọn thời điểm cắt để tối ưu hóa năng suất và chất lượng bột cỏ Stylosanthes là vấn

đề được nêu ra Cắt quá sớm sẽ cho bột cỏ Stylosanthes chất lượng cao, nhưng năng

suất thấp; và cắt quá muộn sẽ giảm hàm lượng dinh dưỡng và tăng hàm lượng chất

xơ, nhưng cho năng suất chất khô tăng (Liu Guodao và cs, 2004) [131]

Các khuyến cáo chiều cao cắt tại Trung Quốc là khi cây cao 60 - 80 cm, cắt hai tháng/lần trong mùa mưa; ba tháng/lần trong mùa khô và lạnh Ở Ấn Độ, lứa cắt

đầu tiên thực hiện sau 55 ngày đối với S seabrana, 60 ngày đối với S Scabra và 80

ngày đối với S guianensis nhưng điều này phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng, đất

và nước (Liu Guodao và cs, 2004) [131]

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của chiều cao cắt và thời gian đến năng suất

vật chất khô và thành phần hóa học của Stylo CIAT 184, cho thấy khi tăng chiều cao

cắt từ 20 đến 30 cm đã làm giảm năng suất vật chất khô từ 4,7 đến 4,3 tấn/ha (Kiyothong, và cs, 2002) [123] Khi tăng chiều cao cắt từ 20 đến 39 cm đã làm cho hàm lượng protein thô tăng từ 17,8 đến 18,8%, trái lại giá trị xơ trung tính và xơ axit giảm lần lượt từ 55,7 đến 53,8 và từ 41,0 đến 36,4 % Cắt ở 60, 70 và 90 ngày

đã ảnh hưởng đến hàm lượng protein thô, nó giảm lần lượt từ 21,9 đến 17,9 và

15,4%, trái lại giá trị xơ trung tính và xơ axit tăng từ 45,2 đến 55,8 và 63,3% và từ

31 đến 38 và 47% (Kiyothong, và cs, 2002) [123]

Năng suất khi cắt cỏ Stylosanthes 4 lần/năm ở Zaire trong vòng 24 tháng đều

không có sự khác biệt đáng kể Năng suất trung bình từ bốn lứa cắt trong 24 tháng như sau: Cắt 3 tháng/lần ở độ cao 15 và 25 cm đạt lần lượt là 7.281 và 6.785 kg CK/ha/năm Khi cắt ở độ tuổi 4,5 tháng /lần với độ cao 15 và 25 cm thì năng suất đạt lần lượt là 6.845 và 6.529 kg CK/ha/năm (Ecoport, 2001) [92]

Đậu triều cắt lúc 4, 6, 8 tuần cho thấy hàm lượng protein thô tăng lên với

khoảng thời gian cắt dài hơn và hàm lượng chất xơ thô ít với khoảng thời gian cắt ngắn hơn (Udedibie và cs, 1989) [199]

Trang 31

Đối với đậu leo, thu hoạch lúc 12 tuần tuổi chứa 18,7% protein thô; 11,80%

xơ thô; 6,98% khoáng tổng số và 4,42% lipit thô (Nworgu và cs, 2005) [148] Năng lượng thô của lá đậu leo là (4.402 kcal/kg) tương tự ở cây họ đậu nhiệt đới Địa Trung Hải (4558 - 5111 kcal/kg) Peiretti (2005) [160] Nồng độ canxi và phospho của bột lá đậu leo trong nghiên cứu này có sự tương đồng với các báo cáo của Gohi (1981) [104] và Leche và cs (1982) [129] các nhà nghiên cứu này báo cáo 0,78 - 1,36% đối với canxi và 0,13 - 0,45% đối với phospho

Như vậy, có thể thấy thời gian thu cắt, chiều cao cắt không chỉ ảnh hưởng

đến năng suất, mà còn ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cỏ Nếu cắt cỏ khi

còn non năng suất thấp nhưng hàm lượng protein cao và xơ thấp Ngược lại, nếu cắt

cỏ quá già thì năng suất cao nhưng hàm lượng xơ cũng cao và giá trị dinh dưỡng thấp Chiều cao cắt không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây từ đó

ảnh hưởng tới năng suất Vì vậy, chọn thời điểm cắt và chiều cao cắt thích hợp để đảm bảo thu được năng suất và chất lượng tốt nhất Các thành phần khác nhau trong

protein thô, khoáng tổng số, xơ thô và có thể là do tuổi cắt, điều kiện khí hậu, phương pháp chế biến và phương pháp phân tích

1.3 Các phương pháp chế biến và ảnh hưởng của việc bảo quản đến chất lượng

cỏ khô

Những trở ngại chính cho việc sử dụng các loại bột lá là các yếu tố chất xơ

và chất kháng dinh dưỡng như saponin, phenol và các chất kháng dinh dưỡng khác (Fasuyi, 2005) [98] Những yếu tố kháng dinh dưỡng này liên quan đến việc giảm lượng thức ăn ăn vào, ức chế sự phát triển và gây ỉa chảy cho gia cầm Việc chiết xuất protein từ lá thực vật sẽ loại trừ được xơ là yếu tố hạn chế trong bột cỏ Protein

có chất lượng cao có thể phối hợp trong các khẩu phần ăn của gia súc dạ dày đơn và cải thiện việc sử dụng nguồn protein từ lá cây (Fasuyi, 2005) [98]

Nghiên cứu chế biến và sử dụng nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả chuyển hoá thức ăn, cũng như tận dụng các nguồn thức ăn rẻ tiền sẵn có ở địa phương, đồng thời tăng khả năng lựa chọn các loại nguyên liệu thức ăn khác nhau cho gia súc, gia cầm

Trang 32

Cây cỏ đối với động vật nhai lại sử dụng ăn tươi cả cành, lá; ủ chua cùng với thức ăn khác Riêng đối với gia cầm được chế biến dưới dạng bột Trên thế giới, nhiều cây họ đậu và cả một số cây thuộc họ hòa thảo khác cũng được chế biến thành bột và gọi chung là bột cỏ Bột cỏ được chế biến từ lá và phần non của thân Vì vậy, bột cỏ chứa chất kích thích sinh học thực vật, sắc tố, vitamin, protein, các khoáng đa

và vi lượng Tuy nhiên, hàm lượng vitamin và carotenoit luôn biến động dưới tác

động phân hủy của enzyme lypoxygenaza và các yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng,

nhiệt độ, độ ẩm, các nguyên tố kim loại nặng (Fe, Cu, Zn, ) (Roche, 1988) [174]

1.3.1 Chế biến bột cỏ trong chăn nuôi

Căn cứ vào những đặc tính trên, người ta có nhiều phương pháp chế biến bột

cỏ khác nhau, nhưng dù chế biến bằng phương pháp nào cũng phải làm khô nguyên liệu ban đầu càng nhanh càng tốt Để sản xuất được bột cỏ có chất lượng tốt nguyên liệu chế biến phải có tỷ lệ lá cao, lá nhanh khô và khi khô vẫn giữ được màu xanh; giàu protein, vitamin, caroten và xanthophyll; ít chất độc đối với những cây chứa chất này

Phương pháp chế biến cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng protein

của bột lá keo giậu thu hoạch tại Malawi, được chế biến bằng phương pháp phơi khô dưới ánh nắng mặt trời cao hơn hàm lượng protein thô của bột lá này được chế biến bằng phương pháp sấy khô trong lò sấy ở nhiệt độ cao (29,41% so với 28,13% vật chất khô)

Talamo (1987) [193] cho rằng ép đùn không làm giảm một cách rõ rệt hàm lượng mimosine và sắc tố vàng trong bột lá keo giậu Vì vậy, khi sử dụng bột lá keo giậu tăng dần có ảnh hưởng xấu tới tăng khối lượng, nhưng mầu sắc của thịt vẫn

được cải thiện

Lá cây họ đậu không chỉ được phơi khô làm bột, mà còn được chiết xuất thành protein đậm đặc và cho chất lượng protein tốt nhất (Lopez 1986) [133] Pirie (1971) [165] cho biết, từ 1 tấn nguyên liệu thô xanh có thể thu được 90 - 100 kg protein đậm đặc

Trang 33

Kohler và Bickoff (1971) [126] giải thích rằng đun quá nóng protein chiết xuất từ thực vật ở nhiệt độ 80°C đến 100°C có thể làm giảm giá trị sinh học và tỷ lệ tiêu hóa tổng số là 5% và 10 - 20%

Một số loại thực vật khi sử dụng dưới dạng tươi có mùi khó chịu nhưng mùi sẽ

giảm đáng kể khi được phơi khô và nghiền thành bột như lá Chromolaena odorata

Gà sử dụng bột lá Chromolaena odorata tiêu thụ thức ăn nhiều hơn gà đối chứng

Đây là dấu hiệu cho thấy, rõ ràng vị ngon của lá được cải thiện khi phơi khô

(Aro, 2009) [58] Bên cạnh đó, phơi khô cũng loại bỏ được độc tố trong một số loại

lá thực vật như lá sắn (Fasuyi, và cs, 2006) [99]

Trên thế giới, bột lá thực vật được sử dụng và sản xuất thương mại ở một số nước như Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Tại khu vực Đông Phi, sản xuất và sử dụng bột lá làm thức ăn cho vật nuôi tăng nhanh trong vòng 15 năm qua nhưng chế biến và sản xuất hàng hóa thì chỉ có ở Tanga, Tanzania Bột lá được sản xuất bằng nhiều cách khác nhau từ bằng tay hoặc sử dụng máy móc đơn giản Sau

đó, nó được nghiền thành bột, ép viên hoặc trộn với thức ăn làm thức ăn bổ sung

cho vật nuôi Bột lá được sản xuất từ các cây bụi mọc hoang hoặc canh tác Trong

đó, bột lá sản xuất từ cây họ đậu được chú trọng bởi nó giàu protein, khoáng chất

và vitamin Ở Trung Quốc và Ấn Độ bột lá Stylosanthes được sản xuất với số lượng

lớn cung cấp cho ngành chăn nuôi gia cầm và bò sữa

Bột cỏ Stylosanthes được sản xuất nhiều ở đảo Hải Nam và Quảng Đông -

Trung Quốc, đạt 300.000 tấn/năm (Liu Guodao, 2004) [131] Công nghệ sản xuất

bột cỏ rất đơn giản Cỏ Stylosanthes sau khi thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy

được phơi trên nền xi măng dưới ánh nắng mặt trời hoặc cỏ được cắt nhỏ đưa vào

sấy khô trong một lò quay sau đó đưa vào máy nghiền thành bột và đóng gói

Ở khu vực có ánh nắng mặt trời tốt, cỏ được phơi trền bề mặt cứng, sạch sẽ

(tốt nhất là bê tông) trong vòng hai ngày Nhìn chung, phương pháp này dễ làm, dễ sử dụng nhưng chỉ phục vụ được ở quy mô nhỏ, địa phương và chất lượng sản phẩm kém Bên cạnh đó, có thể dùng tre làm kệ sấy để làm khô nguyên liệu, tránh hư hỏng

và tránh tiếp xúc với bề mặt đất Điều này có thể giúp đẩy nhanh quá trình làm khô và cải thiện chất lượng thông qua tăng hàm lượng protein và β-carotene (Liu Guodao, 2004) [131]

Trang 34

Đối với sản xuất bột cỏ nguyên liệu quy mô công nghiệp thì cỏ Stylosanthes sau

khi được thu hoạch, cắt nhỏ đưa vào lò sấy Cỏ có thể được sấy theo hai cách khác

protein và caroten để nâng cao chất lượng sản phẩm Phương pháp sấy khô thứ hai là

10 - 20 giây Phương pháp này làm hao hụt protein và caroten rất thấp, chất lượng bột

cỏ Stylosanthes cao Cỏ sau khi sấy khô được đưa vào máy nghiền thành bột và đóng

gói trong túi với một lớp lót không thấm nước (Liu Guodao, 2004) [131]

1.3.2 Ảnh hưởng của bảo quản tới chất lượng sản phẩm

Vấn đề bảo quản nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố giới hạn chính trong việc sử dụng các nguyên liệu thức ăn cho gia súc Nếu việc bảo quản không hợp lý, không đúng quy trình kỹ thuật sẽ dẫn tới tỷ lệ hao hụt rất cao, đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thức ăn, cũng như việc sản sinh độc tố do quá trình phân hủy của thức ăn và sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, côn trùng trong thức

ăn Tuy nhiên, vấn đề bảo quản hợp lý trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thêm vào đó, là điều kiện sản xuất nhỏ, phân tán, chi phí đầu tư trang thiết bị bảo quản rất tốn kém Chính vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp bảo quản hợp lý, giá thành hạ, đồng thời duy trì giá trị dinh dưỡng thức

ăn, hạn chế độc tố phát sinh là rất có ý nghĩa

Chất lượng thức ăn gia súc giảm trong giai đoạn sau thu hoạch bởi vì carbohydrate dễ tiêu bị enzyme thực vật và vi sinh vật tiếp tục hoạt động phân giải Tổn thất về nitơ từ trồng thức ăn gia súc trong cỏ khô thường nhỏ so với thiệt hại của carbohydrate (Rotz và Muck, 1994) [177] Những tổn thất lớn nhất của N xảy ra trong lĩnh vực này do lá bị dập nát khi thu hoạch (Collins, 1991) [77] Hàm lượng protein thô phụ thuộc vào thời gian bảo quản (Rotz và Muck, 1994) [177] Trong giai đoạn bảo quản trước 60 ngày hàm lượng protein thô tăng tương đối (Turner và

cs, 2002) [198] vì các chất carbohydrate phi cấu trúc bị oxy hóa Trong bảo quản lâu dài, protein thô giảm 2,5 g/kg chất khô mỗi tháng (Rotz và Muck, 1994) [177] Ngoài

ra, Turner và và cs, (2002) [198] tìm thấy rằng những thay đổi trong nồng độ của các thành phần chất xơ (xơ trung tính, xơ axit, và lignin) tăng trong thời gian bảo

Trang 35

quản, thay đổi nhanh chóng xảy ra trong 12 ngày đầu tiên bảo quản, sau đó nhìn chung ít thay đổi

Tổn thất các chất dinh dưỡng trong quá trình bảo quản còn liên quan trực tiếp

đến tăng trưởng của vi sinh vật Nhiều loài vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, nấm mốc,

và nấm men cư trú tự nhiên trên cây khi thu hoạch, chủ yếu là trong các mô già Mức

độ nóng của cỏ khô phụ thuộc phần lớn vào độ ẩm, mật độ và kích thước của các

kiện, và các quần thể vi sinh vật có mặt trên cỏ khô

Thời tiết cũng góp phần đáng kể vào tổn thất cỏ khô Mặc dù, được bảo quản bên trong, cỏ khô có độ ẩm dưới 20% vẫn có thể gây thiệt hại vật chất khô 5 - 10% (Martin, 1980) [137] Những tổn thất này là phụ thuộc vào lượng mưa, thời gian bảo quản, và khả năng bảo quản của trang trại Các loại đậu nói chung hao hụt lớn hơn ngay cả khi được bảo quản bên trong, có thể mất 1% khối lượng khô (Petritz, 1988) [163]

Giá trị dinh dưỡng của cỏ khô dự trữ ngoài trời giảm do độ ẩm và sự hòa tan các thành phần trong cỏ Kết quả là tăng hàm lượng xơ, giảm năng lượng và khả năng tiêu hóa (Rotz và Muck, 1994) [176] Tổn thất của cỏ bảo quản ngoài trời cao gấp khoảng ba lần so cỏ được bảo quản trong nhà Hơn nữa, những tổn thất do lưu trữ có thể khoảng từ 10 - 42% chất khô ban đầu (Martin, 1980) [137]

Trong quá trình bảo quản, hàm lượng protein và chất xơ thay đổi ít Ngược lại, caroten bị oxy hóa khá nhanh Tốc độ oxy hóa caroten trong bột cỏ phụ thuộc vào độ ẩm Độ ẩm càng thấp thì tốc độ oxy hóa càng nhanh Theo Valusis, (1974) [203] nếu bột cỏ có độ ẩm thấp 4 - 5% sau 6 tháng bảo quản caroten chỉ còn 67% Ở

8 - 12,9% độ ẩm chỉ mất đi từ 48 - 37% Vì vậy, theo Zafren, (1977) [204] độ ẩm bột

cỏ nên từ 8 - 12% là tốt nhất Ông cũng cho rằng khi bột cỏ có độ ẩm thấp (4 - 5%) mà bảo quản trong túi nilon sẽ hao hụt caroten nhiều hơn so với bao giấy

bị mất đi tới 60 - 70%

Để tránh cho caroten khỏi bị mất đi trong thời gian bảo quản người ta sử

dụng 2 phương pháp sau:

- Tránh bột cỏ tiếp xúc với không khí

Trang 36

Theo tiêu chuẩn của Liên Xô cũ Bakanov, (1989) [202] cho biết: bột cỏ loại 1 chứa caroten > 280mg/kg, Pr > 20%, Xơ < 22% Bột cỏ loại 2 chứa caroten > 180mg/kg,

Pr > 20%, Xơ < 22% Bột cỏ loại 3 chứa caroten > 150mg/kg, Pr > 16%, Xơ < 27%

Ở Trung Quốc, tiêu chuẩn bột cỏ Stylosanthes về mặt cảm quan phải có

màu xanh đậm hoặc màu xanh lá cây, không có nấm mốc hoặc mùi bất thường

Bột cỏ Stylosanthes loại 1 có độ ẩm 9 - 12%; tính theo chất khô protein > 19%;

xơ thô < 23%; β-carotene > 210 mg/kg Bột cỏ loại 2 có độ ẩm 9 - 12%; tính theo chất khô protein > 16%; xơ thô < 26%; β-carotene > 160 mg/kg Bột cỏ loại 3 có độ

ẩm 9 - 12%; tính theo chất khô protein > 13%; xơ thô < 30%; β-carotene > 100 mg/kg

(Liu Guodao và cs, 2004) [131]

Như vậy, năng suất và giá trị dinh dưỡng của đồng cỏ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố đại diện cho điều kiện sinh thái và các hoạt động quản lý Những yếu tố bao gồm tần số cắt, thành phần loài, giai đoạn trưởng thành của cây, điều kiện khí hậu, tình trạng màu mỡ của đất và mùa thu hoạch Khi đồng cỏ già hàm lượng chất xơ tăng

đặc biệt là lignin cao, ngược lại hàm lượng protein thấp Thay đổi chất lượng theo thời

gian ngày càng tăng của các loại cỏ, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới

1.4 Sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi gà thịt

Chăn nuôi gia cầm đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu protein ở các nước đang phát triển, nơi sản lượng thịt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dân (Onyimonyi và cs, 2009) [155] Bởi vì, năng suất của đàn gia cầm trong vùng nhiệt đới bị hạn chế do sự khan hiếm và giá cao của các nguồn protein

và nguồn năng lượng thông thường Đặc biệt nguồn protein là yếu tố hạn chế trong sản xuất thức ăn gia cầm ở vùng nhiệt đới (Atawodi và cs, 2008) [60] Do đó, cần phải tìm các nguồn protein sẵn có tại địa phương để thay thế sử dụng như thức ăn

bổ sung cho gia cầm Một trong những nguồn protein có thể giá rẻ đối với gia cầm

là các khẩu phần ăn được bổ sung bột lá của một số cây họ đậu nhiệt đới (Iheukwumere và cs, 2008) [112] và một số cây giàu protein khác

Trong những năm gần đây có nhiều nhà khoa học nghiên cứu chế biến và sử dụng bột lá trong chăn nuôi Dương Thanh Liêm và cs, (1991) [19] cho rằng bột lá

sử dụng tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần có ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng nói chung,

Trang 37

làm tăng hiệu suất chuyển hoá thức ăn, giảm chi phí giá thành chăn nuôi, mở ra khả năng tận dụng các nguồn thức ăn để nuôi gia súc, gia cầm giải quyết nhu cầu vitamine cho vật nuôi trong điều kiện chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ Singh và Panda (1988) [185], Nguyễn Ngọc Hà và cs (1994) [7]; Dada (2000) [85]; Nguyễn Đức Hùng (2005) [16]; Singh (2006) [184]; cũng đã nghiên cứu sử dụng bột lá keo giậu trong chăn nuôi gà thịt, thu được nhiều kết quả rất thiết thực và bổ ích, có tác dụng hướng dẫn sản xuất

Ngoài cây keo giậu, thì nhiều cây họ đậu khác cũng được chế biến thành bột thân lá, để sử dụng trong khẩu phần ăn của gia cầm Trong số đó có cây anh đào giả Kagya-Agyemang, và cs (2006) [117] bột lá anh đào giả không ảnh hưởng đến năng suất (P >0,05), nhưng có sự gia tăng cường độ sắc tố vàng của da, ống chân, bàn chân và mỏ của gà

Ở Thái Lan, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào những tác động của bột cỏ

Lucerne trên gà con đang phát triển Chaiyannukuljitti và cs (1991) [69], Chomchai

và cs (1992), [75] cho biết nuôi gà bản địa lai bằng 15% bột cỏ Lucerne trong khẩu

phần giảm đáng kể sinh trưởng tuyệt đối, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn hơn gà thịt bổ sung

10% bột cỏ Lucerne trong khẩu phần

Stylosanthes là một cây họ đậu được trồng để làm thức ăn thô xanh và sản

xuất bột lá Nó đã được sử dụng như là nguồn protein thực vật cho lợn, vịt và gà tại

Trung Quốc (Guptan và Singh, 1983) [107] Stylosanthes được sử dụng ở Trung

Quốc từ những năm 1990 và Ấn Độ năm 2000 Trong quá trình sử dụng cho thấy

bột cỏ Stylosanthes có tính đa dụng và tăng giá trị thương mại (Liu Guodao và cs,

2004) [131] Nó giàu protein, vitamin và dưỡng chất khác, bao gồm cả “dưỡng chất chưa biết/nhân tố sinh trưởng” mà có thể thúc đẩy tăng trưởng của vật nuôi Bai

Changjun, (2004) [61] Có rất ít tài liệu về việc sử dụng Stylosanthes cho gia cầm và

đặc biệt là trong khẩu phần ăn của gà thịt Một số nghiên cứu ban đầu đã được tiến

hành ở Trung Quốc và Ấn Độ để đánh giá giá trị dinh dưỡng của bột cỏ

Stylosanthes và xác định tính khả thi của bột cỏ Stylosanthes trong khẩu phần ăn

của gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng

Một số thử nghiệm được tiến hành trên gà đã chỉ ra rằng bột cỏ Stylosanthes

có thể thay thế bột cá trong khẩu phần cho gia cầm để tăng hiệu quả kinh tế (Gupta

và cs, 1992) [106], (Bai Changjun và cs, 2004) [61]

Trang 38

Ở Trung Quốc, một nghiên cứu cho thấy bột cỏ Stylosanthes có thể thay

thế nguyên liệu đắt tiền trong khẩu phần ăn lên đến 6%, mà không có bất kỳ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm cuối cùng Da và màu sắc chân của gà thịt hấp dẫn hơn

khi ăn khẩu phần có chứa bột cỏ Stylosanthes (Bai Changjun và cs, 2004) [61]

Ở Ấn Độ, một nghiên cứu đã tiến hành sử dụng 3, 6% và 9% bột cỏ Stylosanthes

trong khẩu khẩu phần ăn của gà thịt Kết quả cho thấy tăng khối lượng ở nhóm sử

dụng 3% bột cỏ Stylosanthes cao hơn nhóm sử dụng 6 và 9% Tăng từ 3 - 9% bột

cỏ Stylosanthes trong khẩu phần thì cường độ sắc tố của chân và da cũng tăng lên Trong một thí nghiệm khác, sử dụng 2,5%, 5% và 7,5% bột cỏ Stylosanthes trong khẩu phần của gà thịt Ven lùn cho thấy 2,5 - 5% bột cỏ Stylosanthes trong khẩu

phần đạt hiệu quả nhất (Bai Changjun và cs, 2004) [61] Theo Krishna Daida và

cs, (2008) [127]: trong số 9 mức thí nghiệm thay thế bột cỏ Stylosanthes trong

khẩu phần ăn thì có 6 mức thay thế được ghi nhận là chi phí thức ăn mang lại lợi nhuận kinh tế hơn so với khẩu phần đối chứng

Bên cạnh các cây họ đậu, thì các lá giàu protein hoặc chứa các chât có hoạt tính sinh học khác cũng được sử dụng trong khẩu phần ăn của gà thịt như bột lá

Ipomoea asarifolia; bột lá Neem (Azadirachta indica); Moringa stenopetala; Microdesmis puberula; Cnidoscolus aconitifolius; Amaranthus cruentus, Telfairia occidentalis, Ocimum sanctum; bột lá sắn trong các nghiên cứu của Ekenyem và cs

(2006) [94]; Onyimonyi và cs (2009) [155]; Lanjewar và cs, (2009)[128], (Fasuyi

và cs, 2009a,b) [101; 102], Melesse và cs (2011) [139]; Esonu và cs (2002) [95]; Sarmiento-Franco (2002) [179] Các nghiên cứu đều cho rằng sử dụng bột lá thực vật không có tác hại đến gà và sử dụng từ 0,5 - 10% trong khẩu phần tùy bột lá đều

cho hiệu suất cao Thậm chí có thể lên đến 25% như bột lá Amaranthus cruentus nếu được bổ sung enzyme (Fasuyi và Akindahunsi, 2009b) [102], nhưng không vượt

quá 10% ở bột lá sắn (Chhum Phith Loan, 2001) [74]

Trang 39

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Giống cỏ Stylo CIAT 184

- Phân vô cơ (đạm, lân, kali), phân hữu cơ (phân chuồng)

- Gà Lương Phượng nuôi thịt từ 1-70 ngày tuổi

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

- Trung tâm Thực hành Thực nghiệm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

- Phân tích thức ăn, thịt, cỏ được tiến hành tại các phòng thí nghiệm của Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên, Viện dinh dưỡng, Bộ môn Di truyền - Giống - Vi sinh vật - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Từ năm 2010 đến năm 2011

2.2 Nội dung nghiên cứu

1 Nghiên cứu sử dụng các mức phân lân khác nhau đến năng suất và chất

lượng của cỏ Stylo CIAT 184

2 Nghiên cứu các phương pháp chế biến khác nhau tới sự hao hụt các chất

dinh dưỡng của bột cỏ Stylo CIAT 184

3 Nghiên cứu các mức bột cỏ Stylo CIAT 184 trong khẩu phần đến năng suất

và chất lượng thịt của gà

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sử dụng các mức phân lân khác nhau đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylo CIAT 184

- Mục tiêu: Xác định được công thức phân lân thích hợp, để đạt năng suất và

chất lượng cao

Thành phần hóa học và sản lượng của cỏ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân

tố nhưng phân bón là yếu tố quyết định Để biết được mức phân lân nào là thích hợp nhất đối với thành phần hóa học và sản lượng của cỏ chúng tôi tiến hành thí nghiệm này

Trang 40

*Lượng phân bón cho cỏ như sau:

Toàn bộ vôi bột, phân chuồng + phân lân + phân kali được bón lót trước khi tiến hành trồng Phân đạm bón thúc sau 1 tháng gieo hạt

- Bố trí thí nghiệm:

và được nhắc lại 4 lần, đảm bảo độ đồng đều về các yếu tố: điều kiện đất đai, khí hậu, kỹ thuật chăm sóc, theo dõi, mức phân chuồng, kali, lân…chỉ khác về yếu tố thí nghiệm

Xác định năng suất: cắt toàn bộ chất xanh để lại gốc 20 - 25 cm Cắt lúc 8 - 9

giờ sáng khi trời nắng ráo Cắt các lứa tiếp theo: 2 tháng/lần vào mùa mưa và 2,5 tháng/lần vào mùa khô và lạnh

Ngày đăng: 18/06/2016, 11:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn An, Đặng Thị Diệu (2008), “Khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần dinh dưỡng cây cỏ Alfalfa (Medicago sativa L.) trồng tại Lâm Đồng”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 9/ 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần dinh dưỡng cây cỏ Alfalfa (Medicago sativa L.) trồng tại Lâm Đồng"”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Lê Văn An, Đặng Thị Diệu
Năm: 2008
3. Lê Hà Châu (1999a), “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của một số giống cỏ trồng tại miền Đông Nam bộ”, Báo cáo khoa học, Hội đồng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của một số giống cỏ trồng tại miền Đông Nam bộ”, "Báo cáo khoa học
4. Lê Hà Châu (1999b), “Ảnh hưởng của việc bón đạm tưới nước đến năng suất, phẩm chất của cỏ họ đậu Stylosanthes guianensis cv. Cook trồng trên đất hộ gia đình chăn nuôi bò sữa TP Hồ CHí Minh”, Báo cáo khoa học - Viện chăn nuôi - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr. 156 - 174 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của việc bón đạm tưới nước đến năng suất, phẩm chất của cỏ họ đậu Stylosanthes guianensis cv. Cook trồng trên đất hộ gia đình chăn nuôi bò sữa TP Hồ CHí Minh”, "Báo cáo khoa học
5. Erust M (1997), “Quản lý dinh dưỡng trên đất dốc Đông Nam Á, Những hạn chế thách thức và cơ hội”, Hội thảo quản lý dinh dưỡng và nước cho cây trồng trên đất dốc miền Bắc, Việt Nam, Hà Nội, tr.8 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý dinh dưỡng trên đất dốc Đông Nam Á, Những hạn chế thách thức và cơ hội”", Hội thảo quản lý dinh dưỡng và nước cho cây trồng trên đất dốc miền Bắc, Việt Nam
Tác giả: Erust M
Năm: 1997
6. Gros A. (1997), Hướng dẫn thực hành phân bón, Nxb Nông nghiệp, tr. 79 - 90 7. Nguyễn Ngọc Hà, Đặng Thị Tuân, Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh (1994), Bộtlá keo giậu (Leuceana leucocephala) “Nguồn caroten và khoáng vi lượng cho gia cầm”, Hội thảo thức ăn bổ sung, sinh sản và thụ tinh nhân tạo - Viện Chăn Nuôi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành phân bón", Nxb Nông nghiệp, tr. 79 - 90 7. Nguyễn Ngọc Hà, Đặng Thị Tuân, Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh (1994), Bột lá keo giậu (Leuceana leucocephala) “Nguồn caroten và khoáng vi lượng cho gia cầm”, "Hội thảo thức ăn bổ sung, sinh sản và thụ tinh nhân tạo
Tác giả: Gros A. (1997), Hướng dẫn thực hành phân bón, Nxb Nông nghiệp, tr. 79 - 90 7. Nguyễn Ngọc Hà, Đặng Thị Tuân, Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
8. Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Mùi, Phan Thị Phần và Đoàn Thị Khang, (1995), “Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống cỏ trồng tại các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam”, Tuyển Tập các công trình khoa học chọn lọc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng sản xuất của một số giống cỏ trồng tại các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam”, "Tuyển Tập các công trình khoa học chọn lọc
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hà, Lê Hòa Bình, Nguyễn Thị Mùi, Phan Thị Phần và Đoàn Thị Khang
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
9. Nguyễn Ngọc Hà (1996), Nghiên cứu năng suất, giá trị dinh dưỡng và sử dụng cây keo dậu (Leucaema) làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu năng suất, giá trị dinh dưỡng và sử dụng cây keo dậu (Leucaema) làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hà
Năm: 1996
10. Phan Xuân Hảo và cs (2009), “Xác định tỷ lệ ấp nở, sinh trưởng, năng suất chất lượng thịt của 2 tổ hợp lai giữa gà mái Lương Phượng với trống Hồ và Sasso”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7 - Tháng 7/2009, tr. 82 -87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định tỷ lệ ấp nở, sinh trưởng, năng suất chất lượng thịt của 2 tổ hợp lai giữa gà mái Lương Phượng với trống Hồ và Sasso”, "Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tác giả: Phan Xuân Hảo và cs
Năm: 2009
11. Từ Quang Hiển, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Inh (2008), Nghiên cứu sử dụng keo giậu (Leuceana) trong chăn nuôi, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng keo giậu (Leuceana) trong chăn nuôi
Tác giả: Từ Quang Hiển, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Inh
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2008
15. Nguyễn Minh Hoàn (2003), “Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của hai giống gà KABIR và Lương Phượng nuôi tại Nghệ An”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn 6/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của hai giống gà KABIR và Lương Phượng nuôi tại Nghệ An”, "Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Minh Hoàn
Năm: 2003
16. Nguyễn Đức Hùng (2005), Xác định thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng của bột lá keo giậu (Leucaena lecocephala) đã qua xử lý đến sức sản xuất của gà broiler và gà sinh sản, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và ảnh hưởng của bột lá keo giậu (Leucaena lecocephala) đã qua xử lý đến sức sản xuất của gà broiler và gà sinh sản
Tác giả: Nguyễn Đức Hùng
Năm: 2005
17. Đào Văn Khanh (2004), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng xuất và chất lượng thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở bốn mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng xuất và chất lượng thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở bốn mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên
Tác giả: Đào Văn Khanh
Năm: 2004
18. Trương Tấn Khanh và cs, (1999), “Tuyển chọn và sản xuất mở rộng một số giống cỏ hòa thảo và cỏ họ đậu tại vùng M ’ Drak”, Tuyển tập nghiên cứu chăn nuôi, Phần dinh dưỡng và thức ăn, tr 144 - 155 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn và sản xuất mở rộng một số giống cỏ hòa thảo và cỏ họ đậu tại vùng M’Drak”, "Tuyển tập nghiên cứu chăn nuôi
Tác giả: Trương Tấn Khanh và cs
Năm: 1999
19. Dương Thanh Liêm (1991), “Sản xuất và sử dụng bột cỏ giàu sinh tố trong chăn nuôi công nghiệp”, Kết quả nghiên cứu KHKT (1976 - 1980). Trường đại học Nông nghiệp IV - Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Sản xuất và sử dụng bột cỏ giàu sinh tố trong chăn nuôi công nghiệp”, "Kết quả nghiên cứu KHKT (1976 - 1980
Tác giả: Dương Thanh Liêm
Năm: 1991
20. Bùi Đức Lũng (2005), Dinh dưỡng, sản xuất và chế biến thức ăn cho bò, Nxb Lao động xã hội, tr. 111 - 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng, sản xuất và chế biến thức ăn cho bò
Tác giả: Bùi Đức Lũng
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2005
21. Đỗ Viết Minh, Nguy ễn Thị Mùi, Lê Thị Hồng Thảo, Lê Vă n Huyên, Lại Thị Nhài, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Thức (2009), “Nghiên cứu các biện pháp làm khô cỏ và nâng cao giá trị dinh dưỡng cỏ khô (hòa thảo), ứng dụng công nghệ cơ khí đóng bánh cỏ khô (họ đậu)”, Tạp chí KHCN, số 18 năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các biện pháp làm khô cỏ và nâng cao giá trị dinh dưỡng cỏ khô (hòa thảo), ứng dụng công nghệ cơ khí đóng bánh cỏ khô (họ đậu)”, "Tạp chí KHCN
Tác giả: Đỗ Viết Minh, Nguy ễn Thị Mùi, Lê Thị Hồng Thảo, Lê Vă n Huyên, Lại Thị Nhài, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Thức
Năm: 2009
22. Nguyễn Thị Mùi và cộng sự (2004), “Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh xen cỏ hòa thảo - bộ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ sản xuất thức ăn xanh cho gia súc ăn cỏ tại Thái Nguyên”, Báo cáo khoa học - Viện chăn nuôi. Phần thức ăn dinh dưỡng, tr.125 - 132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh xen cỏ hòa thảo - bộ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ sản xuất thức ăn xanh cho gia súc ăn cỏ tại Thái Nguyên”, "Báo cáo khoa học
Tác giả: Nguyễn Thị Mùi và cộng sự
Năm: 2004
23. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Văn Lợi, Đặng Đình Hanh, Lê Hòa Bình (2005). Kết quả ứng dụng mô hình thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo, cỏ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở tỉnh Thái Nguyên.Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Tập 2, Chăn nuôi thú y, Nxb Chính trị quốc gia, tr 347 - 353 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả ứng dụng mô hình thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo, cỏ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở tỉnh Thái Nguyên. "Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới
Tác giả: Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Văn Lợi, Đặng Đình Hanh, Lê Hòa Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
24. Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Văn Quang, Lê Xuân Đồng (2006), “Xác định tỷ lệ thích hợp trong cơ cấu sản xuất của cây thức ăn xanh và phương pháp phát triển cây cỏ chủ yếu cho chăn nuôi bò sữa ở một số vùng sinh thái khác nhau”, Tạp chí KHCN CN, số 10-2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định tỷ lệ thích hợp trong cơ cấu sản xuất của cây thức ăn xanh và phương pháp phát triển cây cỏ chủ yếu cho chăn nuôi bò sữa ở một số vùng sinh thái khác nhau”, "Tạp chí KHCN CN
Tác giả: Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Văn Quang, Lê Xuân Đồng
Năm: 2006
27. Hoàng Ngân (2011), Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là chủ yếu, http://www.sgtt.com.vn/Kinh-te/, ngày 14/06/2011 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w