Ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở 3 tỷ lệ khác nhau tới tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi thỏ TN .... Ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở các tỷ lệ khác n
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ VÂN
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG LÁ KEO DẬU TRONG KHẨU PHẦN NUÔI THỎ THỊT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60 62 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ LIÊN
THÁI NGUYÊN - 2010
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Nguyễn Thị Vân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Nhà trường, cơ quan, tập thể, cá nhân và gia đình
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Liên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, khoa Chăn nuôi - Thú y và các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây nơi tôi tiến hành nghiên cứu đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm Khuyến nông, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các phường, xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, cùng toàn thể gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên
Tác giả
Nguyễn Thị Vân
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1 Nguồn gốc và một số đặc điểm của thỏ nhà 4
1.1.1 Sơ lược nguồn gốc thỏ nhà và quá trình thuần hóa 4
1.1.2 Một số đặc điểm chung của thỏ nhà 6
1.2 Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và sinh lý tiêu hóa của thỏ 7
1.2.1 Đặc điểm cấu tạo giải phẫu 7
1.2.2 Đặc điểm tiêu hóa của thỏ 8
1.3 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và phát triển của thỏ 8
1.3.1 Sự sinh trưởng, sự phát dục 8
1.3.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ 9
1.3.2.1 Giai đoạn bú mẹ 9
1.3.2.2 Giai đoạn sau cai sữa 10
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ 11
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho thịt của thỏ 12
1.3.4.1 Ảnh hưởng của giống 12
1.3.4.2 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng 13
1.3.4.3 Vai trò của các chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của thỏ 15
1.3.4.4 Ảnh hưởng của loại hình, kích thước thức ăn và thời gian cho ăn tới sinh trưởng của thỏ 19
1.3.4.5 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường 20
1.4 Tỷ lệ tiêu hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa thức ăn 22
1.5 Một số loại thức ăn thô xanh thường dùng trong chăn nuôi thỏ 23
Trang 61.6 Một số đặc điểm của giống thỏ New Zealand White và keo dậu làm thí nghiệm 25
1.6.1 Đặc điểm của thỏ New Zealand White 25
1.6.2 Đặc điểm keo dậu làm thí nghiệm 26
1.7 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 34
1.7.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 34
1.7.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 38
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1 Đối tượng nghiên cứu 41
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 41
2.3 Nội dung nghiên cứu 41
2.3.1 Tình hình chăn nuôi thỏ tại TP Thái Nguyên 41
2.3.2 Ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở 3 tỷ lệ khác nhau tới tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi thỏ TN 41
2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở 3 tỷ lệ khác nhau tới khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ 41
2.4 Phương pháp nghiên cứu 42
2.4.1 Tình hình chăn nuôi thỏ tại TP Thái Nguyên 42
2.4.2 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thử mức tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong khẩu phần được bổ sung lá keo dậu ở các tỷ lệ 5 - 10 - 15% 42
2.4.3 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở 3 tỷ lệ 5 - 10 - 15% tới khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ thí nghiệm 43
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 47
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
3.1 Tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn TP Thái Nguyên 49
3.2 Kết quả nghiên cứu tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi dưỡng thỏ 53 3.2.1 Kết quả phân tích thành phần hóa học của keo dậu làm thí nghiệm 53
Trang 73.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong KP thí nghiệm nuôi thỏ ở
giai đoạn 30 ngày tuổi 54
3.2.3 Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong KP thí nghiệm nuôi thỏ ở giai đoạn 90 ngày tuổi 56
3.3 Khả năng sinh trưởng của thỏ thí nghiệm 58
3.3.1 Tỷ lệ nuôi sống của thỏ qua các giai đoạn tuổi 58
3.3.2 Sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm 59
3.3.3 Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm 62
3.3.4 Sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm 65
3.4 Tiêu tốn thức ăn của thỏ trong quá trình thí nghiệm 67
3.5 Kết quả mổ khảo sát thỏ thí nghiệm 69
3.6 Thành phần hóa học của thịt thỏ thí nghiệm 71
3.7 Chi phí thức ăn cho thỏ thí nghiệm 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 74
4.1 Kết luận 74
4.1.1 Tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 74
4.1.2 Ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi ở các tỷ lệ khác nhau tới tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi thỏ 74
4.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của ngọn và lá keo dậu tươi với các tỷ lệ khác nhau tới khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ 75
4.2 Đề nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLKD : Bột lá keo dậu
CD : Cộng dồn
Cs : Cộng sự DXKĐ : Dẫn xuất không đạm ĐVT : Đơn vị tính
KL : Khối lượng
Kg : Kilogram
KP : Khẩu phần
Li : Lipid NZW : Newzealand White
G : Gram
Pr : Prôtein
TĂ : Thức ăn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TK : Trong kỳ TLTH : Tỷ lệ tiêu hóa
TN : Thí nghiệm
TP : Thành phố
ST : Sinh trưởng VCK : Vật chất khô
Trang 9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang Bảng 1.1: So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của một số
loài gia súc (%) 7
Bảng 1.2: Khả năng sinh trưởng của thỏ (g/con) 11
Bảng 1.3: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ 14
Bảng 1.4: Khối lượng ăn vào và khả năng tiêu hóa keo dậu tươi của một số loài gia súc 23
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 44
Bảng 2.2: Tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần nuôi thỏ TN 44
Bảng 3.1: Biến động về số lượng thỏ nuôi tại TP Thái Nguyên trong 3 năm 2007 - 2009 49
Bảng 3.2: Cơ cấu đàn thỏ nuôi tại TP Thái Nguyên năm 2009 51
Bảng 3.3: Quy mô đàn thỏ nuôi trong các nông hộ 52
Bảng 3.4: Một số loại thức ăn xanh thường được sử dụng trong chăn nuôi thỏ tại TP Thái Nguyên 53
Bảng 3.5: Thành phần hóa học của keo dậu làm thí nghiệm 54
Bảng 3.6: Tỷ lệ tiêu hóa hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của thỏ TN giai đoạn 30 ngày tuổi 55
Bảng 3.7: Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần thí nghiệm của thỏ giai đoạn 90 ngày tuổi 56
Bảng 3.8: Tỷ lệ nuôi sống của thỏ thí nghiệm 58
Bảng 3.9: Sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm (g/con) 60
Bảng 3.10: Sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm (g/con/ngày) 63
Bảng 3.11: Sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm (%) 66
Bảng 3.12: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của thỏ thí nghiệm (kg) 68
Bảng 3.13: Kết quả mổ khảo sát thỏ thí nghiệm 70
Bảng 3.14: Thành phần hóa học của thịt nạc thỏ thí nghiệm 71
Bảng 3.15: Chi phí thức ăn cho thỏ thịt thí nghiệm 72
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của thỏ thí nghiệm 62 Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của thỏ thí nghiệm 65 Hình 3.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của thỏ thí nghiệm 67
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một ngành cung cấp thực phẩm không thể thiếu trong đời sống con người như: thịt, trứng, sữa… Khác với chăn nuôi lợn, gà, vịt… sử dụng đến 95% thức ăn tinh, thỏ có khả năng sử dụng nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần Trong chăn nuôi công nghiệp, tỷ lệ thức ăn thô xanh trong khẩu phần thức ăn của thỏ (tính theo vật chất khô) là 50 - 55%, chất xơ trong khẩu phần 12 - 14% Trong chăn nuôi gia đình, tỷ lệ thức ăn thô xanh trong khẩu phần của thỏ còn cao hơn nhiều tới 65 - 80%
Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp, quay vòng nhanh, chuồng trại tận dụng vật liệu sẵn có, rẻ tiền, dễ làm, vốn mua con giống ban đầu so với các gia súc khác ít hơn rất nhiều và chỉ bỏ vốn ra một lần đầu là có thể duy trì chăn nuôi liên tục được Vòng đời sản xuất của thỏ ngắn, nếu nuôi 3 đến 3,5 tháng sẽ đạt trọng lượng giết thịt, 5,5 đến 6 tháng là bắt đầu sinh sản Một năm thỏ cái đẻ từ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con Một thỏ mẹ nặng 4 - 5 kg có thể sản xuất ra 90 - 140 kg thịt thỏ một năm nên thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khả năng của nhiều gia đình
Như vậy chăn nuôi thỏ khai thác được nhiều sản phẩm như thịt, da, lông, phân Chăn nuôi thỏ không những góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi mà còn đóng góp cho công tác thú y và y học, miễn dịch học rất hiệu quả Trong khi chăn nuôi hiện nay luôn phải đối mặt với nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm như dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, dịch
lở mồm long móng… gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi thì chăn nuôi thỏ
ở nông hộ là lựa chọn đúng đắn của nhiều địa phương trên cả nước hiện nay
Tuy nhiên, đến nay chăn nuôi thỏ ở nước ta vẫn chưa phát triển mạnh, nông dân nuôi còn lẻ tẻ, sản lượng hàng hoá chưa nhiều, việc tiêu thụ khó khăn, giá cả không ổn định, lúc lên lúc xuống, mặc dù nuôi thỏ là có lãi Mặt khác việc phổ biến kỹ thuật và các tài liệu, sách kỹ thuật chưa được phổ biến
Trang 12rộng khắp Chăn nuôi thỏ nói chung chưa được chú ý đúng mức, chưa có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về sử dụng các loại thức ăn trong khẩu ăn nuôi thỏ, đặc biệt là đối với các loại thức ăn xanh, thức ăn bổ sung giàu protein
Keo dậu là một loại cây bộ đậu vùng nhiệt đới được trồng trên hầu hết các vùng khí hậu của nước ta Lá và hạt của cây keo dậu chứa một hàm lượng lớn protein, vitamin mà nó là nguồn các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của động vật Keo dậu còn là một loại cây có khả năng sinh trưởng tốt và thích nghi với hầu hết các vùng khí hậu khác nhau của Việt Nam Do vậy, loại thức ăn này được sử dụng khá phổ biến trong khẩu phần ăn, góp phần cải thiện khả năng sinh trưởng, sinh sản và sức khỏe của động vật và giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi
Hiện nay, cây keo dậu là một loại thức ăn khá thích hợp với trâu, bò,
dê Ở những tỷ lệ thích hợp trong khẩu phần, keo dậu đã có những ảnh hưởng tốt đến tăng trọng, năng suất sữa của động vật nhai lại Tuy nhiên, ở thỏ, ảnh hưởng của lá keo dậu đến khả năng sinh trưởng, sinh sản và sức khỏe chưa được nghiên cứu nhiều, cũng như tỷ lệ thích hợp loại thức ăn này trong khẩu phần của thỏ vẫn còn chưa được xác định một cách rõ ràng
Thành phố Thái Nguyên là nơi đông dân cư, tập trung nhiều trường đại học của khu vực miền núi phía Bắc Nhu cầu về thịt và các sản phẩm chế biến
từ thịt ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội Chăn nuôi thỏ tại thành phố Thái Nguyên đã có từ lâu đời nhưng đến một sô năm gần đây mới được quan tâm và có sự phát triển Tuy nhiên, chăn nuôi thỏ quy mô còn nhỏ,
cơ cấu đàn thỏ chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội
Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
sử dụng lá keo dậu trong khẩu phần nuôi thỏ thịt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”
Trang 132 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Xác định tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng trong khẩu sử dụng các tỷ lệ lá keo dậu khác nhau
- Xác định ảnh hưởng của các tỷ lệ lá keo dậu khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn
đề sử dụng keo dậu làm thức ăn nuôi dưỡng thỏ thịt
- Bổ sung những số liệu mới trong nghiên cứu sử dụng thức ăn nuôi thỏ
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực tiễn để khuyến cáo cho việc sử dụng keo dậu trong chăn nuôi thỏ
Trang 14Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1 Nguồn gốc và một số đặc điểm của thỏ nhà
1.1.1 Sơ lược nguồn gốc thỏ nhà và quá trình thuần hóa
Thỏ nhà có nguồn gốc từ thỏ rừng, theo Nguyễn Quang Sức và cs (2000) [35], vị trí sắp xếp của thỏ trong giới động vật như sau:
Trong bộ Lagomorpha có hai họ là họ Ochotonidae và họ Leporidae
Họ Leporidae chia thành 2 giống là giống thỏ đồng (Lepus) và giống thỏ rừng (Oryctolagus) Trong quá trình thuần hóa, một bộ phận thỏ rừng biến đổi thành thỏ nhà Sơ đồ phân loại thỏ được thể hiện như sau:
Trang 15Nhờ những vật hóa thạch, những di vật qua khai quật mà người La Mã
đã phát hiện thấy thỏ nhà xuất hiện ở Tây Ban Nha vào đầu Công nguyên Thế
kỷ XVI, thỏ được nuôi dưới hình thức bán hoang dã, nuôi nhốt và cả những bãi thỏ hoang để lấy thịt, song dưới chế độ độc quyền của lãnh chúa nên việc chăn nuôi thỏ không được phát triển rộng rãi Đầu thế kỷ XIX, sau khi chế độ lãnh chúa độc quyền bị xóa bỏ, chăn nuôi thỏ đã phát triển rộng rãi khắp Tây
Âu và được người Châu Âu giới thiệu đi khắp thế giới (Bùi Quang Thuần, 1982) [40]
Cuối thế kỷ XIX và nhất là đầu thế kỷ XX, nhiều phương pháp nuôi thỏ nhốt chuồng, cùng các giống thỏ đã thích nghi, đã được chọn lọc kỹ lưỡng được phổ biến rộng có khả năng cho năng suất cao (Nguyễn Quang Sức và cs, 1995) [34]
Sau quá trình thuần hoá lâu dài, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 80 giống thỏ
Dựa vào tầm vóc cơ thể, người ta chia thỏ thành ba nhóm giống:
- Nhóm giống thỏ tầm đại (thỏ gộc): ví dụ thỏ Flandrơ (Pháp), thỏ đại bạch Hung, thỏ khoang Đức, thỏ xanh Nga Các giống này to con, trường mình, nặng 6 - 9 kg, đẻ ít, nuôi con vụng, ăn nhiều, thịt không ngon
- Nhóm giống thỏ tầm trung: như thỏ New zealand, California Các giống này có năng suất cao nhất cả về sinh sản và cho thịt, rất phù hợp với hướng nuôi lấy thịt Hiện nay 70 - 80% tổng đàn thỏ trên thế giới thuộc nhóm giống này
- Nhóm giống thỏ tầm tiểu (thỏ dé): Thỏ nhỏ con, nhẹ cân (2 - 3 kg), ăn
ít nhưng đẻ nhiều, khéo nuôi con
Căn cứ theo mục đích sử dụng thì có thể chia thỏ thành 3 nhóm giống như sau:
Trang 16- Thỏ lấy thịt: loại thỏ này lông ngắn, cứng, chóng lớn, nặng cân
- Thỏ lấy lông: thỏ Angora, nhẹ cân (2,5 - 3,5kg), lông mềm, dài, mọc liên tục, mỗi năm cắt 4 - 5 lần
- Thỏ làm cảnh: thỏ ánh bạc thỏ có hình thù và màu sắc lông đặc biệt
1.1.2 Một số đặc điểm chung của thỏ nhà
Thỏ là loại gia súc rất nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh Khả năng thích ứng với môi trường mới của cơ thể cũng rất kém Vì vậy khi thay đổi đột ngột nơi nuôi nhốt, thức ăn, thời tiết khí hậu đều dễ làm thỏ mắc bệnh hoặc chết đột xuất, do sự mất cân bằng sinh học trong cơ thể
Thân nhiệt của thỏ thay đổi theo nhiệt độ không khí môi trường, dao động ở mức 38 - 41oC trung bình là 39,5oC Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da,
cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp Nếu nhiệt độ không khí tăng nhanh và nóng kéo dài trên 35oC, thì thỏ thở nhanh và nông để thải nhiệt, khi
đó thỏ dễ bị cảm nóng
Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chỉ thấy thành bụng dao động theo nhịp thở Nếu thỏ khỏe, trong môi trường bình thường thì tần số hô hấp 60 - 90 lần/phút Nhịp đập của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung bình từ 100
- 120 lần/phút Thân nhiệt, tần số hô hấp, nhịp đập của tim đều liên quan thuận với nhiệt độ không khí môi trường Thỏ thích hợp nhất với nhiệt độ không khí từ 21 - 28,5oC
Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được con khác đàn mới đưa đến trong vòng một tiếng bằng cách ngửi mùi Cấu tạo khoang mũi rất phức tạp, có nhiều vách ngăn chi chít, lẫn các rãnh xoang ngóc ngách Bụi bẩn hít vào sẽ đọng lại ở vách ngăn, kích thích gây viêm xoang mũi Thỏ rất thính và tinh, trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện được tiếng động nhỏ xung quanh và vẫn nhìn thấy để ăn uống được bình thường (Đinh Văn Bình và cs, 2003) [4]
Trang 171.2 Đặc điểm cấu tạo giải phẫu và sinh lý tiêu hóa của thỏ
1.2.1 Đặc điểm cấu tạo giải phẫu
Đặc điểm cấu tạo đường tiêu hóa của thỏ nhà là dạ dày đơn, co giãn tốt nhưng co bóp yếu, đường ruột dài 4 - 6m, tiêu hóa chậm, từ khi ăn vào đến khi thải phân mất 60 - 72 giờ Manh tràng lớn gấp 5 - 6 lần dạ dày và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật, nếu thiếu thức ăn thô thì dạ dầy và manh tràng trống rỗng, gây cho thỏ có cảm giác đói Nếu thức ăn nghèo xơ hoặc thức ăn rau xanh, củ quả chứa nhiều nước, nẫu nát thì làm thỏ rối loạn tiêu hóa như tạo khí nhiều, phân không tạo viên cứng, đường ruột căng khí, đầy bụng và ỉa chảy
Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuần tuổi thứ 11 - 12 Nhưng đường tiêu hóa (trừ gan) thì dừng phát triển ở tuần tuổi thứ 9 Từ tuần thứ 3 - 9 khối lượng của từng đoạn ruột cũng thay đổi khác nhau Vào tuần thứ 3, ruột non nặng gấp đôi ruột già Đến tuần thứ 9 thì khối lượng hai phần ruột đó đã tương đương nhau Sự phát triển về độ dài của các đoạn ruột thỏ cũng tương tự như phát triển về khối lượng Tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của thỏ cũng khác so với của gia súc khác, manh tràng là lớn nhất (49%)
Theo Đinh Văn Bình và cs (1995) [3] tỷ lệ dung tích các phần đường tiêu hóa của các gia súc như sau:
Bảng 1.1: So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của một số
Trang 181.2.2 Đặc điểm tiêu hóa của thỏ
Thức ăn vào dạ dày được xếp thành từng lớp rồi chuyển dần xuống ruột non Nếu thức ăn cứng khó tiêu thì dễ gây viêm ruột, viêm dạ dày Thức ăn trong dạ dày được phân hóa chất đạm nhờ dịch dạ dày, nếu thiếu muối trong khẩu phần ăn thì dịch dạ dày tiết ra ít, dẫn đến cơ thể không sử dụng hết nguồn đạm trong thức ăn
Ở ruột non, các chất đạm, đường, mỡ được phân giải nhờ các men tiêu hóa ở dịch ruột Các chất dinh dưỡng cũng được hấp thụ chủ yếu ở đây Nếu ruột non bị viêm do vi trùng, cầu trùng thì không hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn, thỏ sẽ gầy yếu
Ở ruột già chủ yếu hấp thụ các muối và nước Manh tràng là nơi dự trữ
và tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật Các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết được tổng hợp ở manh tràng nhưng không hấp thụ hết ở đây, mà được tồn lại ở các viên phân mềm, nhỏ được tạo thành ở manh tràng Như vậy, trong đường ruột thỏ tạo thành 2 loại phân: phân cứng, viên tròn thỏ không
ăn, phân mềm gồm nhiều viên nhỏ, mịn, dính kết vào nhau được tạo ra ở manh tràng Những viên phân đó được thải ra vào ban đêm gọi là phân “phân vitamin”, thỏ thường ăn “phân vitamin” từ hậu môn và các chất dinh dưỡng được hấp thụ lại ở ruột non Dựa vào đặc tính ăn phân này mà người ta gọi thỏ là loài “nhai lại giả” Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ bắt đầu hình thành khi thỏ 3 tuần tuổi Phân cứng còn gọi
là phân ban ngày, phân mềm còn gọi là phân ban đêm Như vậy thỏ ăn phân trong môi trường yên tĩnh
1.3 Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và phát triển của thỏ
1.3.1 Sự sinh trưởng, sự phát dục
Sinh trưởng là quá trình tích lũy chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là
sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn
Trang 19bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước Sinh trưởng chính
là sự tích lũy dần các chất, chủ yếu là protein mà tốc độ và khối lượng tích lũy các chất do tốc độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên và cs, 1992) [26]
Theo Vũ Duy Giảng và cs, 1997 [13] sinh trưởng là quá trình tăng lên
về số lượng tế bào, đồng thời cũng là sự tăng lên về kích thước tế bào Trong quá trình đầu của phôi, hai quá trình này xảy ra đồng thời nhưng ở giai đoạn sau sự biến đổi có khác nhau chút ít
Quá trình phát triển của con vật phụ thuộc rất lớn vào mức dinh dưỡng Nếu dinh dưỡng cao con vật sẽ tăng trọng nhanh và đạt khối lượng tối đa trong thời gian ngắn Nếu mức dinh dưỡng thấp con vật sẽ tăng khối lượng chậm và thời gian nuôi kéo dài
Các nhà nghiên cứu xem khả năng sinh trưởng của thỏ là sự lớn lên và tăng khối lượng của cơ thể Trên cơ sở tác động không ngừng của kiểu gen và ngoại cảnh Quá trình phát dục được diễn ra từ khi trứng được thụ tinh và trải qua nhiều quá trình phát triển cho đến khi trưởng thành
Trong sự phát triển chung của cơ thể sống Quá trình sinh trưởng và phát dục luôn luôn đan xen lẫn nhau, làm cho cơ thể con vật ngày càng phát triển hoàn chỉnh, bộ phận này có phát dục thì bộ phận kia có sinh trưởng hoặc ngược lại, cũng có khi sinh trưởng và phát dục thực hiện song song và cùng tồn tại trong cùng một bộ phận của cơ thể Như vậy, quá trình sinh trưởng và phát dục
là quá trình thay đổi số lượng và chất lượng liên tục của cơ thể con vật
1.3.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của thỏ
1.3.2.1 Giai đoạn bú mẹ
Sinh trưởng và phát triển của thỏ con bú mẹ (1 - 30 ngày tuổi) chịu tác động ảnh hưởng của giai đoạn bào thai trong tử cung thỏ mẹ, vì vậy việc chăm sóc thỏ chửa không những ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và sự
Trang 20phát triển của thai mà còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thỏ con sau sau khi sinh ra Nếu thỏ cái chửa không được nuôi dưỡng tốt, nó phải huy động dinh dưỡng dự trữ của cơ thể để nuôi thai dẫn đến suy nhược cơ thể, giảm sức sống đàn con đồng thời giảm khả năng tiết sữa của thỏ mẹ, đàn thỏ con còi cọc, tỷ lệ chết cao
Thỏ con bú mẹ rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường bên ngoài nhất là nhiệt độ Những ngày đầu sau khi sinh thỏ con cần có nhiệt độ thích hợp là 28oC sau đó giảm dần đến 25oC ở một tuần tuổi Nếu nhiệt cao hơn hoặc thấp hơn thỏ con sẽ ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỷ lệ chết cao
Tùy theo giống thỏ, số con/lứa mà khối khối lượng sơ sinh thỏ thay đổi trong khoảng 40 - 80 g Thỏ Newzealand White, khối lượng sơ sinh 55 - 60 g, các giống thỏ nội có khối lượng sơ sinh thấp hơn (Đinh Văn Bình và cs, 1995) [3] Đối với thỏ lai, khối lượng sơ sinh từ 40 - 50 g Khi mới sinh thỏ chưa mở mắt, toàn thân chưa có lông để lộ lớp da mỏng màu đỏ hồng Chúng lớn rất nhanh, sau 4 - 5 ngày khối lượng tăng gấp đôi, sau một tuần toàn thân đã mọc một lớp lông mịn và mỏng Thỏ con mở mắt khi được 9 - 12 ngày tuổi, số thỏ con/lứa đẻ càng nhiều thì thỏ con càng lâu mở mắt Sau 2 tuần thỏ con đã thích bò ra khỏi ổ và bắt đầu ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, tuy nhiên lượng thức ăn ngoài sữa chỉ tăng lên đáng kể sau 3 tuần tuổi Trong giai đoạn này thỏ con chủ yếu sống bằng sữa mẹ, vì vậy năng suất sữa của thỏ mẹ là nhân tố quyết định tốc độ sinh trưởng của thỏ con Tùy theo tốc độ sinh trưởng phát triển mà thỏ con được cai sữa mẹ lúc 25 - 30 ngày tuổi (Đinh Văn Bình
và cs, 2005) [5]
1.3.2.2 Giai đoạn sau cai sữa
Tuần đầu sau cai sữa là giai đoạn sinh trưởng chậm của thỏ con, đồng thời chúng lại thay lông lần đầu (5 - 8 tuần tuổi) vì vậy đây là giai đoạn thỏ
Trang 21khá yếu và dễ mắc bệnh cần chú ý các khâu chăm sóc và nuôi dưỡng Từ tuần thứ 7 - 11 thỏ thích ứng tốt với môi trường ngoại cảnh, độc lập với các ảnh hưởng từ thỏ mẹ, ăn được nhiều thức ăn khác nhau nên chúng sinh trưởng nhanh Từ tuần tuổi thứ 12 trở đi tăng trọng giảm dần và thỏ bắt đầu phát dục (Đinh Văn Bình và cs, 2003) [4]
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của thỏ
* Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể ở từng thời kỳ là thông số đánh giá sự sinh trưởng được sử dụng quen thuộc và đúng đắn nhất Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ cho phép xác định sự sinh trưởng ở một thời điểm của cơ thể, nhưng lại không nói lên được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của các thành phần cơ thể trong một khoảng thời gian ở các độ tuổi Chỉ tiêu này có thể biểu diễn bằng đồ thị, đồ thị về diễn biến khối lượng cơ thể gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy Sinh trưởng tích lũy là khả năng tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa và
dị hóa Đường biểu diễn của đồ thị thay đổi theo giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Khối lượng cơ thể thỏ thường được theo dõi ở từng tuần tuổi hoặc lặp lại theo chu kỳ 10 ngày và đơn vị tính bằng g/con hoặc kg/con
Theo Nguyễn Quang Sức và cs (2000) [35], khả năng sinh trưởng của các giống thỏ được tổng hợp như sau:
Bảng 1.2: Khả năng sinh trưởng của thỏ (g/con)
Chỉ tiêu Thỏ nội Thỏ lai Thỏ ngoại
Khối lượng sơ sinh 40 - 50 40 - 50 50 - 55 Khối lượng 21 ngày tuổi 200 - 220 300 - 350 350 - 400 Khối lượng 30 ngày tuổi 270 - 300 450 - 550 500 - 600 Khối lượng trưởng thành 3000 - 3500 3500 - 5000 4500 - 6000
Trang 22Để đánh giá khả năng sinh trưởng, ngoài chỉ tiêu sinh trưởng tích lũy người ta còn sử dụng các chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc độ sinh trưởng tương đối
* Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát Sinh trưởng tuyệt đối tính bằng g/con/ngày Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối dạng hình Parabol, giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn
* Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm khối lượng, kích thước cơ
thể ở lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát Thỏ còn nhỏ sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho thịt của thỏ
Sinh trưởng của thỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là yếu tố giống, tính biệt, phương thức chăn nuôi, dinh dưỡng, kỹ thuật và điều kiện chăm sóc Ngoài ra các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm cũng có ảnh hưởng tới sinh trưởng của thỏ
1.3.4.1 Ảnh hưởng của giống
Theo Nguyễn Thiện và cs (1998) [37] giống luôn là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi, giống khác nhau cho năng suất khác nhau, giống khác nhau cho khả năng tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng khác nhau, khả năng này phụ thuộc vào quá trình sinh trưởng của con vật, đó sẽ là quá trình tích lũy các chất mà chủ yếu là protein Tốc độ và phương thức sinh tổng hợp protein phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể Thời kỳ đầu khi con vật còn bú sữa, các
bộ phận chức năng của cơ quan chưa phát triển đầy đủ như: bộ máy tiêu hóa,
sự điều khiển thân nhiệt, phải sau một thời gian nhất định các bộ phận này mới được hoàn thiện dần dần
Theo Lebas (1996) [64], hệ số di truyền về tốc độ tăng trưởng hàng ngày trong thời kỳ đầu tiên sau cai sữa là: h2 = 0,2 - 0,4 Theo các nhà nghiên
Trang 23cứu, tốc độ tăng trưởng từ tuổi cai sữa đến tuổi giết thịt không phụ thuộc tuyến tính vào số lượng thỏ con/một lứa Các mối tương quan di truyền giữa tốc độ sinh trưởng và trọng lượng cá thể ở 28 ngày tuổi (cai sữa), ở 70 ngày tuổi lần lượt là 0,35 và 0,93 Tương quan di truyền giữa tốc độ tăng trưởng và trọng lượng giết mổ (cân móc hàm ở 11 tuần tuổi) là 0,87 Vậy, việc chọn lọc
có thể nhằm vào tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày từ tuổi cai sữa đến tuổi giết thịt Về phương diện di truyền, tốc độ tăng trưởng hàng ngày sau cai sữa tương quan với lượng thức ăn viên tổng hợp tiêu thụ là 0,7 - 0,8 Việc chọn lọc về mặt tăng trưởng sau cai sữa tức là chọn lọc những con thỏ thích nghi tốt với những chấn động thần kinh thời kỳ cai sữa, ăn khỏe nhất và có sức sống mạnh nhất
1.3.4.2 Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Trong chăn nuôi, giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở, do đó dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau, gây nên sự biến đổi trong sự phát triển của mô này đối với mô khác, nó ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng thịt thỏ khi giết mổ Mối quan hệ giữa protein và năng lượng trong khẩu phần là hai yếu tố quan trọng
có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ thịt nạc, thịt mỡ và tiêu tốn thức ăn của thỏ thịt
Trong giai đoạn phát triển của bào thai, nếu thiếu dinh dưỡng đặc biệt
là thiếu đạm và rau cỏ xanh sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành của cơ thể con vật làm cơ thể phát triển không hoàn chỉnh Tình trạng này kéo dài tới khi con vật trưởng thành gọi là suy dinh dưỡng Thức ăn và chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng của con vật
Khi cung cấp thức ăn cân đối và đầy đủ về thành phần dinh dưỡng thì sinh trưởng nhanh cũng như tiêu tốn đơn vị thức ăn cho một kg tăng trọng
Trang 24giảm Riêng trong quá trình nuôi thỏ cái hậu bị, nếu cho thỏ ăn khẩu phần có hàm lượng tinh bột quá cao sẽ làm cho thỏ quá béo Thỏ quá béo thì mỡ phát triển ở tử cung gây trở ngại cho sự rụng trứng Do đó không nên nuôi thỏ hậu
bị với mức năng lượng cao Tuy nhiên, thỏ cái giống gầy khi chửa thai sẽ phát triển kém, những ngày đầu khi mới thụ thai có thể thai sẽ bị tiêu đi do thiếu dinh dưỡng Nuôi thỏ ở mức dinh dưỡng thấp kéo dài thì khi trưởng thành con vật sẽ có biểu hiện không bình thường, dễ mắc bệnh làm chậm thành thục về sinh lý dẫn đến sức sản xuất thấp Vì vậy, trong chăn nuôi thỏ cần phải cung cấp dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để chúng phát huy tốt khả năng sinh trưởng cũng như các hoạt động sinh lý diễn ra bình thường
Bảng 1.3: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ
Nhu cầu về khối lượng các loại dinh dưỡng
(g/con/ngày) Loại và thời kỳ
Trang 251.3.4.3 Vai trò của các chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của thỏ
Trong chăn nuôi ngoài việc cải tiến giống, dinh dưỡng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển
* Vai trò của protein
Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cơ thể Nếu thỏ mẹ trong thời kỳ có chửa mà thiếu protein thì thỏ con sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém, sữa mẹ ít, dẫn đến tỷ lệ nuôi sống đàn con thấp Sau khi cai sữa cơ thể chưa phát triển hoàn hảo, nếu thiếu protein thì con sẽ còi cọc, dễ sinh bệnh tật trong giai đoạn vỗ béo (Đào Lệ Hằng, 2001) [16]
Protein có hàng loạt đặc tính không thể có được ở bất kỳ một chất hữu
cơ nào khác và biểu hiện của sự sống Khác với gluxit, lipid trong cấu trúc của protit bao giờ cũng có nitơ (xấp xỉ 16%) phần lớn là có lưu huỳnh, đôi khi còn có photpho, do đó để giảm nhu cầu protein thì phải cung cấp protein từ thức ăn hàng ngày đều đặn và có tỷ lệ thích hợp với các chất dinh dưỡng khác nhau Ngoài ra, protein còn tham gia cấu tạo nên các men sinh học, các hoocmon, các chất này vừa là xúc tác, vừa có tác dụng điều hòa, điều chỉnh các quá trình sinh lý trong cơ thể, tăng cường hiệu quả của các quá trình tiêu hóa thức ăn
Theo hội chăn nuôi (2002) [32] protein giữ một vai trò quan trọng trong các chất dinh dưỡng cho cơ thể động vật, trong khẩu phần thiếu protein con vật sẽ thiếu máu, gầy yếu và chậm lớn vì protein tạo enzym, thực hiện chức năng vận chuyển và dự trữ như hemoglobin vận chuyển CO2 và O2
Theo Hoàng Văn Tiến và cs (1997) [42] cho rằng: nếu dựa vào giá trị dinh dưỡng của thức ăn thì có 2 loại protein là: protein có giá trị dinh dưỡng hoàn toàn và không hoàn toàn
Cũng theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [13] số lượng protein trong khẩu phần nhiều hay ít cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa protein và tỷ lệ tiêu hóa
Trang 26chất hữu cơ trong khẩu phần Khi tăng lượng protein trong khẩu phần thì tỷ lệ tiêu hóa các chất hữu cơ trong khẩu phần cũng tăng lên, khi protein trong khẩu phần tăng lên đã làm tăng tiết dịch vị, tăng hoạt động của các enzym tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng Đối với loài nhai lại tăng lượng protein còn làm tăng hoạt động của vi sinh vật
* Vai trò của tinh bột
Tinh bột có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai sắn những chất này trong quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường cung cấp năng lượng cho cơ thể Đối với thỏ sau cai sữa trong thời kỳ vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh bột Đối với thỏ hậu bị (4 - 6 tháng tuổi) và cái giống không sinh đẻ thì phải khống chế lượng tinh bột để tránh vô sinh do béo quá Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong vòng 20 ngày đầu thì phải tăng lượng tinh gấp 2 -
3 lần so với khi có chửa, bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con Đến khi sức tiết sữa giảm thì nhu cầu tinh bột cũng ít hơn (Đinh Văn Bình và cs, 1995) [3]
* Vai trò của chất xơ
Thỏ là động vật ăn thực vật, có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, cho nên có thể nuôi thỏ được bằng các loại rau, củ, quả và phế phụ phẩm gia đình
Từ đặc điểm sinh lý tiêu hóa của thỏ, ta thấy thức ăn thô vừa là chất chứa đầy
dạ dày và manh tràng, vừa có tác dạng chống đói, đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường, đồng thời là nguồn thức ăn cung cấp xơ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể Nếu cho thỏ ăn ít rau lá cỏ mà không đáp ứng 8% vật chất khô là chất xơ thì thỏ sẽ ỉa chảy, ngược lại tỷ lệ đó cao quá 16% thì thỏ tăng trọng chậm dễ bị táo phân (Đinh Văn Bình và cs, 1995) [3]
* Vai trò của vitamin
Theo Lê Văn Chi và cs (1987) [7] vitamin còn gọi là sinh tố, một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được của mọi sinh vật, đó là những hợp chất hữu
Trang 27cơ có trọng lượng phân tử bé, có cấu tạo sinh học rất khác nhau và đều có hoạt tính sinh học nhằm đảm bảo cho các quá trình chuyển hóa trong cơ thể hoạt động bình thường và có ảnh hưởng rất lớn đến trao đổi chất của sinh vật
Với liều lượng rất nhỏ trong thức ăn hoặc được bổ sung vào thức ăn vitamin sẽ xúc tác quá trình trao đổi chất, vì chúng tham gia vào thành phần cấu tạo các enzyme trong cơ thể
Cũng theo Lê Văn Chi và cs (1987) [7] với một lượng nhỏ vitamin giúp cho sinh vật phát triển bình thường, sinh sản và nâng cao khả năng chống đỡ bệnh tật Vitamin tham gia cấu tạo các hệ enzyme, đóng vai trò xúc tác các phản ứng Nếu thiếu vitamin chuyển hóa rối loạn, con vật bị bệnh Vitamin còn có tác dụng bảo vệ cơ thể, nâng cao sức đề kháng Ví dụ: vitamin A, B1,
B12 tham gia bảo vệ tế bào thần kinh, vitamin A, E góp phần tăng cường miễn dịch, vitamin C tăng sức đề kháng cơ thể, vitamin còn có tác dụng kích thích thần kinh như vitamin B1, E Như vậy, nếu khẩu phần ăn thiếu vitamin con vật sẽ rối loạn chuyển hóa
Nhiều người cho rằng, thỏ ăn nhiều rau, lá, cỏ xanh thì không thiếu vitamin, nhưng thực tế trong thức ăn bình thường không đáp ứng đủ nhu cầu một số vitamin quan trọng như vitamin A, B, D, E nhất là đối với thỏ sinh sản
và thỏ sau cai sữa chưa tổng hợp được vitamin từ thức ăn nên thường bị thiếu Nếu thiếu sinh tố A thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn sinh lý sinh sản, thỏ con sinh trưởng chậm và các hội chứng viêm da, viêm kết mạc, niêm mạc và viêm đường hô hấp thường xảy ra Vitamin E thường gọi là sinh tố sinh sản, nếu thiếu thì thai phát triển kém hoặc chết khi sơ sinh, thỏ đực giống không hăng, tinh trùng kém hoạt lực dẫn đến tỷ lệ thụ thai thấp Nếu thiếu vitamin B thì thỏ hay bị viêm thần kinh, bại liệt, nghiêng đầu, chậm lớn, kém ăn, thiếu máu Nếu thiếu vitamin D thì thỏ còi cọc, mềm xương (Đinh Văn Bình và cs, 1995) [3]
Trang 28* Vai trò của chất khoáng
Theo Vũ Duy Giảng và cs (1997) [13] ngoài các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, con vật rất cần khoáng để tồn tại Ngoài việc cấu tạo cơ thể, chất khoáng còn tham gia nhiều vào quá trình chuyển hóa của cơ thể Trong thành phần cấu tạo của nhiều enzyme có mặt các nguyên tố khoáng khác nhau Chính vì vậy, nếu thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản xuất sút kém
Tùy theo chức phận, nhóm chất khoáng được chia thành 2 nhóm nhỏ:
Nhóm những nguyên tố đa lượng: Ca, P, Na, Cl, Mg, S
Nhóm những nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Mn, Co, Zn, I
Mỗi chất khoáng giữ các chức năng khác nhau, theo Hay (1976) [59],
Ca và P giữ vai trò chính trong việc phát triển và duy trì bộ xương, và thực hiện nhiều chức năng sinh lý khác
Theo Đinh Văn Bình và cs (1995) [3] chất khoáng là thành phần quan trọng đối với thỏ nuôi nhốt Nếu thiếu canxi, photpho thì thỏ con còi xương, thỏ giống sinh sản kém, thai hay chết Nên thiếu muối thỏ hay bị rối loạn tiêu hóa và chậm lớn
* Vai trò của nước
Nước của cơ thể chiếm tới 60 - 70% khối lượng Theo lứa tuổi tỷ lệ này giảm dần từ 75 - 80% khi mới sinh xuống 45 - 60% khi trưởng thành Tỷ lệ nước trong cơ thể cũng biến động theo khối lượng cơ thể, các mô Tuy nước không cung cấp năng lượng nhưng có vai trò quan trọng trong đời sống động vật Nước là dung môi tuyệt vời vì có một năng lượng ion hóa cao, có sức căng bề mặt lớn đảm bảo độ bền cho những thể keo, nước còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt của cơ thể, có tác dụng hòa tan các chất để hấp thụ, vận chuyển trao đổi chất, ngoài ra nước còn can thiệp nhiều phản ứng hóa học, có tác dụng bôi trơn và bảo vệ chính vì vậy người ta thường coi nước như là một chất dinh dưỡng quan trọng và rẻ tiền nhất trong các chất dinh dưỡng
Trang 29Theo Thulin và Brumn (1991) [75] cho rằng: nước cần thiết cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào cơ thể và làm sạch các chất cặn bã thải ra từ các tế bào này Nước có hằng số điện môi cao nên nó có khả năng hòa tan rất nhiều vật chất và vận chuyển chúng trong khắp cơ thể thông qua hệ tuần hoàn Ngoài ra nước còn giữ vai trò quan trọng làm dung môi cho tất cả mọi phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể Quá trình oxi hóa của tinh bột, chất béo và chất đạm đều tạo ra nước Quá trình phân hóa tiếp theo các hợp chất này để sinh ra năng lượng đạt được thông qua một loạt các phản ứng phức hợp bao gồm phản ứng giải phóng hydro và thủy phân Nước còn giữ vai trò quan trọng trong việc làm bôi trơn các khớp nối (hoạt dịch) và các chất đệm bảo vệ cho hệ thần kinh
Theo Đinh Văn Bình và cs (2003) [4], cơ thể thỏ sử dụng 2 nguồn nước
là nước từ thực vật và nước uống Nhu cầu nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và hàm lượng vật chất khô trong thức ăn hàng ngày Mùa hè thỏ ăn nhiều thức ăn khô thì cần lượng nước nhiều gấp 3 lần so với bình thường Nhu cầu nước của thỏ còn phụ thuộc vào lứa tuổi và các thời kỳ sản xuất khác nhau như:
Thỏ vỗ béo - hậu bị giống: 0,2 - 0,5 lít/ngày
Thỏ chửa: 0,5 - 0,6 lít/ngày
Sau khi đẻ: 0,6 - 0,8 lít/ngày
Khi tiết sữa tối đa: 0,8 - 1,5 lít/ngày
Nếu cho ăn thức ăn thô xanh củ quả nhiều thì lượng nước thực vật đáp ứng được 60 - 80% nhu cầu nước tổng số, nhưng vẫn cần cho uống nước Thỏ thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn Thỏ nhịn khát được đến ngày thứ hai là bỏ ăn, gầy dần đến ngày thứ 10 - 12 là chết
1.3.4.4 Ảnh hưởng của loại hình, kích thước thức ăn và thời gian cho ăn tới sinh trưởng của thỏ
Khác với các vật nuôi khác, thỏ chịu bụi rất kém do cấu tạo xoang mũi
có nhiều vách ngăn nên cho ăn thức ăn bột thỏ sẽ hít phải lượng bột lớn, bột
Trang 30chui vào mũi gây viêm mũi vì vậy dùng thức ăn bột không có lợi Để khắc phục khó khăn này, người ta kết tụ hỗn hợp bằng cách đưa vào máy dập viên, với những thức ăn thông thường, đường kính lý tưởng là 3 - 4mm và không nên quá 5mm để tránh lãng phí, chiều dài không nên quá 8 - 10mm
Đối với chăn nuôi trong nông hộ người chăn nuôi thường dùng nước sạch trộn với cám ngô hoặc cám gạo cũng là cách để khắc phục nhược điểm này
Thỏ rất dễ phản ứng với những thay đổi đột ngột về ăn uống, chăm sóc, chuồng trại hơn các gia súc khác Đối với rau cỏ trồng dưới nước hoặc rau cỏ nhiễm bẩn dễ gây cho thỏ bệnh cầu trùng, ỉa chảy Do đó khi cho thỏ ăn phải
xử lý bằng cách rửa sạch bằng nước sạch nhiều lần Những loại rau, lá có hàm lượng nước lớn như rau bắp cải thì nên phơi ráo nước đề phòng thỏ bị chướng hơi đầy bụng Thức ăn thô xanh nên cắt gối (cắt hôm nay, mai cho ăn) không nên để lâu ngày Các loại củ nên cắt thành miếng nhỏ để thỏ ăn dễ dàng Riêng củ khoai tây nên luộc chín để giải phóng chất độc, khi mọc mầm không cho thỏ ăn Nên chủ động thức ăn thô khô vào mùa đông hiếm thức ăn hoặc dùng trong những ngày mưa to kéo dài Cỏ dự trữ cần được phơi nắng, tránh ẩm mốc (Đinh Văn Bình, 2007) [6]
Nên cho thỏ ăn đúng giờ, vì nếu giờ giấc không ổn định thì dẫn đến rối loạn tiêu hóa bởi vì dịch vị không tiết ra hoặc tiết ra ít, quy luật sinh lý bị thay đổi Thỏ rất thích ăn đêm, đây cũng là đặc tính di truyền từ tổ tiên để lại Nên cho thỏ ăn 3 bữa trong ngày vào các giờ sau: 7 - 8h, 14 - 17h, 20 - 21h (Đinh Văn Bình, 2007) [6]
1.3.4.5 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường
* Nhiệt độ: Ảnh hưởng của nhiệt độ là rõ rệt nhất vì thỏ là loại gia súc
nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ Thỏ có ít tuyến
mồ hôi dưới da, hơn nữa các tuyến mồ hôi không hoạt động, cơ thể chủ yếu thải nhiệt qua đường hô hấp Nếu nhiệt độ tăng lên 45oC thì thỏ sẽ chết trong vòng 1 giờ
Trang 31Để giảm tối thiểu tác hại của nhiệt độ đối với thỏ thì phải có hệ thống chống nóng hợp lý Nhà nuôi phải cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, môi trường xung quanh sạch sẽ, tránh có cây cối um tùm, nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho sinh trưởng là 25 - 28oC
* Ẩm độ: Ngoài nhiệt độ thì ẩm độ cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của
thỏ, ẩm độ cao thỏ dễ mắc một số bệnh về đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển gây bệnh đường ruột làm giảm tăng trưởng, đặc biệt ẩm độ cao thỏ rất dễ mắc bệnh cầu trùng Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy thỏ rất mẫn cảm với ẩm độ quá thấp (<55%) nhưng lại không mẫn cảm với ẩm độ quá cao Điều thỏ sợ nhất là sự thay đổi đột ngột về ẩm độ, muốn đạt được hiệu quả tốt nhất nên duy trì một ẩm độ ổn định ở 60 - 65% là tốt nhất Do vậy, cần cải tiến điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi làm cho chuồng nuôi có độ thoáng tốt giảm được ẩm độ, cung cấp đủ ô xi, kết hợp với chế độ chiếu sáng và mật độ thích hợp
* Thông gió: Thông gió tối thiểu của các nhà nuôi phải được đảm bảo
để tống các khí độc do thỏ thải ra (CO2) hoặc do các ổ lót và phân (NH3,
H2S ) Nếu thông gió không tốt thì các khí này sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của thỏ Thỏ rất sợ gió to, gió lùa thẳng và mạnh dễ làm thỏ bị viêm mũi và cảm lạnh, tốc độ lưu chuyển phù hợp là 0,3m/giây Điều này cũng lưu ý đối với người chăn nuôi, không nên đặt lồng chuồng thỏ quá cao, tránh gió lùa từ dưới lên làm cho thỏ lạnh bụng và chết, chiều cao phù hợp là 0,5 - 0,7m
* Mùa vụ: Đối với thỏ việc chịu rét tốt hơn là chịu nóng nên yếu tố mùa
vụ ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển của thỏ Thường thì thỏ sinh trưởng, phát triển tốt vào mùa thu đến mùa xuân mà không có trở ngại gì lớn, những tháng hè, thỏ sinh trưởng chậm hẳn Do vậy, việc nuôi thỏ trong những tháng hè oi nóng cần có hệ thống làm mát tốt, chuồng trại phải thông thoáng,
Trang 32thức ăn cân đối giàu dinh dưỡng, thức ăn xanh phải tươi sạch Việc thay đổi thời tiết khí hậu qua các mùa có ảnh hưởng trực tiếp tới cây thức ăn thực vật
là nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc nên nó cũng gián tiếp ảnh hưởng tới gia súc Vì vậy cần có kế hoạch trồng các loại cây thức ăn đảm bảo cung cấp
đủ thức ăn trong mùa đông giúp thỏ sinh trưởng và phát triển bình thường khi khan hiếm thức ăn
1.4 Tỷ lệ tiêu hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa thức ăn
* Khái niệm tỷ lệ tiêu hóa: Tỷ lệ tiêu hóa của một chất dinh dưỡng nào
đó trong thức ăn là tỷ lệ giữa phần dinh dưỡng tiêu hóa hấp thụ được so với chất dinh dưỡng đó có trong thức ăn mà gia súc ăn được (Từ Quang Hiển và
cs, 1995) [18]
* Những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa thức ăn:
Cũng theo Từ Quang Hiển và cs (1995) [18] những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa thức ăn bao gồm:
- Ảnh hưởng của giống, tuổi, cá thể: Cùng một loại thức ăn cho các loài, giống, cá thể và gia súc ở các tuổi khác nhau sẽ có tỷ lệ tiêu hóa khác nhau
- Thành phần khẩu phần:
+ Ảnh hưởng của chất xơ: tỷ lệ xơ trong khẩu phần càng cao thì tỷ lệ các chất hữu cơ trong khẩu phần càng giảm
+ Ảnh hưởng của protein: khi tăng tỷ lệ protein trong khẩu phần thì tỷ
lệ tiêu hóa của protein trong khẩu phần cũng tăng Ngoài ra, tăng tỷ lệ protein trong khẩu phần còn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của các chất hữu cơ khác
Tỷ lệ lipid, đường, khoáng, vitamin trong khẩu phần cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa Nếu tỷ lệ của chúng vượt quá tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ tiêu hóa
- Ảnh hưởng của khối lượng thức ăn: Khi tăng quá cao khối lượng thức
ăn có thể làm giảm tỷ lệ tiêu hóa Nhiều nghiên cứu cho thấy khi tăng khẩu
Trang 33phần ăn của động vật nhai lại lên 1,5 - 2 lần sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hóa thức ăn
từ 1 - 3%
Như vậy, tỷ lệ tiê hóa củ thức ăn chịu tác động của nhiều yếu tố Để tăng tỷ lệ tiêu hóa ngoài yếu tố giống, tuổi chúng ta cần tác động những biện pháp kỹ thuật đảm bảo khẩu phần ăn cân đối các chất dinh dưỡng, khối lượng thức ăn phù hợp Khối lượng ăn vào và tỷ lệ tiêu hóa keo dậu tươi của một
số loài gia súc được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.4: Khối lượng ăn vào và khả năng tiêu hóa keo dậu tươi của một
1.5 Một số loại thức ăn thô xanh thường dùng trong chăn nuôi thỏ
Theo Đinh Văn Bình và cs (1995) [3], thức ăn cho thỏ chia làm hai nhóm, thức ăn thô và thức ăn tinh Thức ăn thô có khối lượng lớn nhưng rẻ tiền, dinh dưỡng thấp, chủ yếu cung cấp chất xơ cho thỏ Nhóm này gồm thức ăn thô xanh, thức ăn thô khô và củ quả Thức ăn tinh ít nước, ít xơ, dinh dưỡng cao, đắt tiền, gồm các hạt chính phẩm và các phế phụ phẩm nông nghiệp
Theo Nguyễn Chu Chương (2007) [9] thức ăn thô xanh, thô khô là loại chính dùng để nuôi thỏ, khối lượng chiếm tới 90% trong tổng số khối lượng thức ăn cho thỏ ăn 1 ngày (24 giờ) Có thể dùng một số loại cỏ, loại rau, loại
lá cây leo cho thỏ ăn rất tốt, dễ tìm kiếm cả 4 mùa, dễ sử dụng
Trang 34Theo Việt Chương và cs [8] khẳng định, thỏ sở dĩ được nuôi phổ biến khắp thế giới một phần do chúng có khả năng ăn được gần như tất cả các loại
cỏ, lá, củ quả không thua kém gì so với giống dê
Theo Nguyễn chu Chương (2007) [9], thức ăn thô xanh thường sử dụng trong chăn nuôi thỏ được chia thành một số nhóm như sau:
* Các loại cỏ
Cỏ gấu, cỏ giầy, cỏ gà, cỏ lồng vực, cỏ mật, cỏ lá tre, cỏ khuy áo, cỏ mần trầu đó là các loại cỏ trong tự nhiên mọc hoang Các loại cỏ voi, cỏ pangola, cỏ stylo, cỏ ghinê là các loại cỏ trồng nhập nội vào nước ta và có năng suất cao Có lúc bắt đầu ra hoa là lúc có các chất dinh dưỡng cao nhất Khi cỏ còn non thì chất dinh dưỡng ít, nhiều nước nếu cho thỏ ăn dễ bị đau bụng, ỉa chảy Cắt cỏ cho thỏ không được cắt sát gốc, phía dưới có dính nhiều mầm bệnh nhất là trứng giun, thân lại cứng thỏ ít ăn bỏ nhiều
* Các loại rau thiên nhiên và rau trồng
Rau thiên nhiên có quanh năm, vụ hè thu có nhiều loại mọc kế tiếp nhau Như: rau dền dại, rau sam, rau rệu, vòi voi, nhọ nồi đây là các loại rau mọc xa nơi có nước, trên khô cạn, không sợ bị trứng sán lá gan gây bệnh cho thỏ Các loại rau mọc gần nước như rau ngổ, rau dừa, rau bợ, cỏ lá tre, thài lài nước các loại rau này lấy cho thỏ ăn cần rửa bằng nước sạch
Rau trồng mùa nào cũng có, rau muống có quanh năm, rau lang, rau cải, rau dền, su hào, bắp cải, hoa lơ, cải cúc, rau ngót các loại rau này mọc sát đất, bón phân hữu cơ, có nhiều mầm bệnh trứng giun sán… chú ý rửa sạch
và cho ăn với lượng vừa phải vì đây là những loại chứa nhiều nước nên thỏ dễ
bị đau bụng, tiêu chảy
* Các loại lá cây dại, cây trồng thân cao và leo
Đây là loại thức ăn xanh cho thỏ sạch sẽ nhất, ít mầm bệnh Lá chuối
có vị chát thỏ thích ăn, cây chuối thái nhỏ nấu với cám làm thức ăn cho thỏ vỗ
Trang 35béo Lá sắn ta và lá sắn dây thỏ đều thích ăn, đây cũng là loại thức ăn xanh có hàm lượng đạm cao Lá keo dậu, lá dâu da xoan lấy lá, cành nhỏ như chiếc đũa cho thỏ ăn rất tốt Lá mít, lá tre, lá chè tươi, dâm bụt cũng là loại cây có thể cho thỏ ăn quanh năm Các loại lá cây mọc hoang dại cũng có thể sử dụng trong chăn nuôi thỏ như: lá cây nghể trắng, lá cây ích mẫu, lá cây ngải cứu dại, bồ công anh, muồng dại, lá sung, duối, bông mã đề Trong mùa khan hiếm thức ăn, rơm khô hay cỏ khô cũng có thể sử dụng làm thức ăn cho thỏ mang lại hiệu quả tốt
* Thức ăn củ quả
Củ quả nói chung là loại thức ăn cung cấp nhiều nước, mùa hè có tác dụng giải khát, chống nóng Trong củ quả nói chung có ít chất xơ: khoai tây: 0,8%, bí đỏ: 1,4%, khoai lang: 1% Các loại củ như cà rốt, sắn, khoai lang, khoai tây, su hào các loại quả như su su, bí đỏ, dưa chuột sử dụng cho thỏ
ăn mang lại hiệu quả cao Tuy nhiên, do có chứa nhiều nước nên cho ăn nhiều
củ quả thỏ dễ bị chướng bụng đầy hơi, ỉa chảy Do vậy cần cho thỏ ăn với tỷ
lệ cần thiết, không cho ăn tự do như cỏ, lá cây
1.6 Một số đặc điểm của giống thỏ New Zealand White và keo dậu làm thí nghiệm
1.6.1 Đặc điểm của thỏ New Zealand White
Thỏ trắng Newzealand White, một giống có nguồn gốc từ Newzealand,
là nguồn gen phổ biến nhất được sử dụng trong chăn nuôi thỏ thương phẩm trên khắp thế giới
Theo Đinh Văn Bình và cs (2003) [4] thỏ Newzealand White (Tân tây lan trắng) có nguồn gốc từ Newzealand nuôi phổ biến ở các nước Châu Âu và
Mỹ Giống thỏ này được nhập vào Việt Nam từ Hungari lần đầu vào năm
1978, sau 25 thế hệ nuôi nhân thuần tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, đàn thỏ ít nhiều bị cận huyết, khối lượng giảm xuống đáng kể so với lúc
Trang 36mới nhập về, thỏ trưởng thành con đực nặng 4,2 - 4,5 kg, con cái nặng 3,3 - 4 kg Năm 2000 thỏ Newzealand White được nhập lại lần 2 về nuôi nhân thuần và làm tươi máu đàn thỏ cùng giống trước đây Newzealand White là giống thỏ tầm trung mắn đẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt, phù hợp với phương thức chăn nuôi cả theo lối công nghiệp cũng như ở gia đình
Thỏ có đặc điểm ngoại hình: Lông dày, màu trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5 - 5,5 kg/con, tuổi động dục lần đầu 4 - 4,5 tháng tuổi và tuổi phối giống lần đầu từ 5 - 6 tháng tuổi, khi đó khối lượng phối giống lần đầu đạt 3 - 3,2kg/con
Đàn thỏ giống nhập về Việt Nam vào năm 2000 có khả năng sinh sản
và sinh trưởng cao hơn hẳn so với các giống thỏ Việt Nam, một năm đẻ từ 6 -
7 lứa, mỗi lứa từ 6 - 8 con, khối lượng sơ sinh 55 - 60 g, khối lượng con cai sữa 650 - 700 g, khối lượng thỏ lúc 3 tháng tuổi 2,8 - 3kg, tỷ lệ thịt xẻ từ 52 - 55% Giống thỏ này đã thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi gia đình ở khắp các vùng trong cả nước ta Hàng triệu con thỏ giống này đã được nhân ra và chăn nuôi ở nước ta trong những năm gần đây
1.6.2 Đặc điểm keo dậu làm thí nghiệm
* Nguồn gốc và phân bố của keo dậu
Cây keo dậu có tên giao dịch quốc tế là Leucaena
Tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lam) de - wit
Tên khác: Leucaena glauca (Wind) Benth
Mimosa leucocephala Lam Mimosa glauca L
Ở nước ta keo dậu có nhiều tên khác nhau, miền Bắc gọi là keo dậu, miền Nam gọi là bình linh, miền Trung gọi là táo nhơn, quả dẹt, một số nơi khác gọi là me dại (Vũ Duy Giảng và cs, 1995) [12]
Trang 37Người ta cho rằng keo dậu có nguồn gốc từ vùng rừng Mexico đến miền Nam bang Texas - Mỹ (Hughes and Harris, 1994) [61] Tại đây keo dậu sống thành quần thể đan xen với những cây thân gỗ khác như cây vông nem, cây anh đào Năm 1565, người Tây Ban Nha đã đưa keo dậu từ Mexico đến Philippin để làm trồng làm thức ăn cho đàn dê của họ (Brewbaker, 1985) [46] Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, keo dậu đã được đưa đến các nước nhiệt đới trên biển và ven bờ Thái Bình Dương như: Indonesia, Malaysia và các nước Đông Nam Á khác (Pound và Martizer, 1983) [72] Trước đây giống keo dậu phổ biến thuộc kiểu Hawai, cây bụi cỏ năng suất thấp Mãi đến những năm đầu thập kỷ 60, người ta mới phát hiện và đưa vào sử dụng các giống keo dậu mới thuộc kiểu Peru và Salvador
Ở nước ta keo dậu mọc tự nhiên ở những vùng ven biển dọc duyên hải miền trung Một số giống keo dậu được nhập vào nước ta từ những năm 1980 bằng nhiều con đường khác nhau và nhập chính thức từ Australia năm 1990
do Viện Chăn Nuôi Quốc gia chủ trì Đây là một trong những cây đậu thân gỗ dùng lấy lá làm thức ăn cho gia súc, gia cầm rất có giá trị (Nguyễn Thiện và
cs, 1994) [37] Điều kiện khí hậu và nhiều loại đất của ta thích hợp với keo dậu và đã trở thành cây mọc tự nhiên ở một số địa phương (Nguyễn Đăng Khôi, 1979) [22]
* Đặc điểm cơ bản
Keo dậu là cây bộ đậu lâu năm thân gỗ, có thể thu hoạch chất xanh tới
20 năm hoặc hơn (Brewbaker, 1974) [45], có thể cao đến 10 m Lá keo dậu nhỏ, ít xơ, ít nước, dễ chế biến thành bột lá có chất lượng cao (Manidool, 1982) [68], lá kép lông chim 2 lần, lá chét 7 - 18 đô hình lưỡi hái trên cuống, dài 15 -
20 cm, rộng 3 - 4mm Chùm hoa hình đầu ở chẽ lá, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng vàng, phát triển thành những quả dẹt, phẳng; dài 20 cm, rộng 2 cm, chứa hạt mầu nâu đen hình ô van, đầu quả nhọn, vỏ mỏng Khi già quả màu đen, vỏ
Trang 38quả tự tách tung ra ở cả 2 mép, cho nên cần thu hái đúng lúc để tránh thất thu hạt, hạt nằm xiên trong quả hình elíp nén lại (Nguyễn Thiện và cs, 1994) [37] Keo dậu có hệ rễ rất phát triển và ăn sâu, rễ có thể ăn sâu 2m/năm và 5m/5 năm, trung bình rễ ăn sâu 2,4 - 4m Hệ rễ có vi khuẩn Rhizobium và nấm Mycorrhiza cộng sinh, nên keo dậu sử dụng rất có hiệu quả nước và muối khoáng nằm sâu trong lòng đất cũng như nitơ trong không khí để tạo ra bộ lá giàu protein, vitamin, khoáng vi lượng (NAS, 1984) [71]
Keo dậu là loại cây có biên độ sinh thái rộng, thích ứng với khí hậu vùng nhiệt đới, có thể chịu hạn Cây keo dậu sống lâu năm, dễ trồng, lá xanh quanh năm, lớn nhanh, tái sinh mạnh, ít sâu bệnh (Nguyễn Đăng Khôi, 1979) [22] Theo Vũ Duy Giảng (1995) [12] keo dậu phát triển ở hầu khắp các vùng sinh thái nước ta, nhưng nhiều ở Nam Trung bộ như ở Khánh Hòa, có thể thích ứng với đất mặn vừa ven biển Tuy nhiên, loại cây này cũng có một số hạn chế về sinh trưởng và sâu bệnh Keo dậu sinh trưởng chậm trong điều kiện khí hậu lạnh, có sương muối, đất chua, đất trũng nước…
* Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
Ưu điểm của việc sử dụng chồi cây họ đậu là thức ăn bổ sung là nó giàu protein (25 - 30% trong vật chất khô), chí ít cũng có một phần thoát khỏi
sự lên men trong dạ cỏ Bột lá cây keo dậu có tác dụng kích thích khả năng ăn vào các loại cỏ khô nghèo nitơ như là casein được rót vào trong dạ múi khế (Lê Viết Ly và cs, 1991) [25]
Theo Nguyễn Văn Thưởng (2003) [41], bột lá keo dậu có hàm lượng prrotein trung bình 25%, độ ẩm 12%, xơ 10%
Keo dậu là một loại cây thuộc bộ đậu, có thành phần hóa học phong phú và khá biến động Sự biến động của các thành phần hóa học trong keo dậu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài, giống, mùa vụ, khí hậu, thành phần của đất, giai đoạn sinh trưởng của cây… trong đó thành phần protein chiếm tỷ lệ cao nhất
Trang 39Garcia và cs (1996) [56] đã tổng hợp từ nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần hóa học của keo dậu vừa phong phú vừa biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố Nhìn chung keo dậu là một loại cây giàu protein, khoáng, vitamin và các chất sắc tố Hàm lượng protein thô trung bình trong bột lá keo giậu là 29,2% vật chất khô (biến động từ 24,0 - 34,4%), trong hỗn hợp cành và lá cây là 23,0% vật chất khô (biến động từ 10,0 - 30,0%)
Gupta và cs (1986) [58] đã nghiên cứu trên 9 loài keo dậu cho thấy, hàm lượng protein thô trong lá của giống K454, loài L diversifolia là cao nhất (22,34% vật chất khô) và hàm lượng này trong lá của giống K57, loài
L pulverilenta là thấp nhất (15,65% vật chất khô)
Hàm lượng protein của keo dậu còn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và các bộ phân khác nhau của cây, ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì hàm lượng protein cũng khác nhau Garcia (1988) [57] cho biết, hàm lượng protein thô của hỗn hợp thân, cành, lá keo dậu giảm dần khi tuổi của cây tăng Theo Ronia và cs (1979) [74] hàm lượng protein trong là non cao gấp 1,5 lần so với lá trưởng thành (34,6% so với 21,1% vật chất khô) Maghembe và cs (1983) [66] cũng cho rằng hàm lượng các chất dinh dưỡng của lá keo dậu cao ở ngọn và giảm dần về phía thân cây
Keo dậu được trồng ở các vị trí địa lý khác nhau hàm lượng protein khác nhau D’Mello và Fraser (1981) [49] cho biết hàm lượng protein thô trong bột
lá keo dậu Peru trồng ở Malaysia cao hơn hàm lượng protein thô của bột lá keo dậu cùng loại trồng tại Thái Lan (29,4% so với 22,4% vật chất khô)
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy keo dậu trồng ở nước ta có hàm lượng protein thô khá cao Theo Vũ Chí Cương và cs (2006) [10],hàm lượng protein thô trong lá keo dậu là 27,75% vật chất khô Lê Thị Hòa Bình và cs (1990) [2] cho biết, hàm lượng protein thô trong lá keo dậu trồng tại Việt Nam khá ổn định giữa các loài, biến động từ 20,08% đến 26,6% vật chất khô và tương
Trang 40đương với hàm lượng protein thô của lá keo dậu trồng tại các nước Indonesia, Thái Lan, Philippin và Malawi
Phương pháp chế biến cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng protein thô của keo dậu Theo Nguyễn Ngọc Hà và cs (1993) [14] loài keo dậu L Leucocephala trồng tại Viện Chăn nuôi được chế biến bằng phương pháp phơi kết hợp với sấy, cho thấy trong 1kg vật chất khô bột lá keo dậu có 254g protein Lượng phân bón và tính chất của đất cũng ảnh hưởng tới hàm lượng protein thô trong keo dậu Nguyễn Thị Liên và cs (1999) [24] cho biết, cùng một chế độ bón nền như nhau (15 tấn phân chuồng + 40kg N + 40kg
P2O5 + 1 tấn vôi bột/ha), hàm lượng protein thô của hỗn hợp ngọn và lá keo dậu tăng từ 20,40 đến 24,53% vật chất khô khi lượng P2O5 bón cho đất tăng
từ 40 đến 100kg/ha
Qua nhiều nghiên cứu người ta nhận thấy, protein của hạt và lá keo dậu khá giàu các axit amin không thay thế như isoleucine, leucine trong khi đó hàm lượng lisine và methionine lại ở mức tương đối thấp so với một số loại thức ăn động vật Các axit amin chứa lưu huỳnh trong lá và hạt keo dậu ở mức hạn chế Sự thiếu hụt về các axitamin chứa lưu huỳnh này phải được bù đắp bằng cách bổ sung chúng vào trong khẩu phần ăn của động vật, đặc biệt
là động vật dạ dày đơn và gia cầm
Keo dậu là một loại cây giàu các chất khoáng, đặc biệt là trong thân và
lá Trong hỗn hợp thân, lá keo dậu hầu hết các chất khoáng có hàm lượng khá cao, riêng hàm lượng phốt pho chỉ đạt ở mức thấp Hàm lượng chất khoáng trong keo dậu có sự biến động đáng kể giữa các loài và ngay trong cùng một loài cũng có sự biến đổi giữa các giống, ngoài ra hàm lượng các chất khoáng cũng thay đổi giữa các phần của cây và các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây Theo Vũ Chí Cương và cs (2006) [10] hàm lượng khoáng tổng số trong
lá keo dậu là 8,46% vật chất khô